Đề tài Tìm hiểu về tâm lý học nhận thức của học sinh trung học cơ sở

18 8.2K 73
Đề tài Tìm hiểu về tâm lý học nhận thức của học sinh trung học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀN KIẾM ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VỀ TÂM LÍ HỌC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN HỌC TẬP, GIAO TIẾP, NHÂN CÁCH VÀ ỨNG XỬ Họ và tên Học sinh : Lê Hoàng Hà Lớp : 9H Ngày sinh : 11-9-2000 Họ và tên GV hướng dẫn : Lê Thị Minh Tổ Xã Hội Số điện thoại : 0915462129 Hà Nội – 2014 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phần I.1. Mục tiêu nghiên cứu 3 Phần I.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Phần I.3. Phương pháp nghiên cứu II. TỔNG QUAN 3 1 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần II.1. Tóm lược về tâm lý học học sinh trung học cơ sở (Khái niệm, giai đoạn và điều kiện) 1.1. Khái niệm tâm lý học 5 1.2. Vị trí và giai đoạn phát triển tâm lý học học sinh trung học cơ sở 5 1.3. Điều kiện phát triển tâm lý học học sinh trung học cơ sở 6 Phần II.2: Học tập, giao tiếp, nhân cách và ứng xử của học sinh trung học cơ sở 2.1. Học tập 7 2.2. Giao tiếp 8 2.3. Nhân cách và ứng xử 10 IV. KẾT LUẬN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC ĐỂ XUẤT Phần III.1. Kết luận và nguyên nhân 11 Phần III.2. Đề xuất 11 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 Phiếu khảo sát 16 2 BÀI DỰ THI CUỘC THI KHCN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ TƯ (Năm học 2014-2015) ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: “TÌM HIỂU VỀ TÂM LÍ HỌC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN HỌC TẬP, GIAO TIẾP, NHÂN CÁCH VÀ ỨNG XỬ” (Thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và hành vi) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, sự phát triển của cộng đồng thanh thiếu niên là vấn đề giành được rất nhiều sự quan tâm từ xã hội. Đặc biệt, lứa tuổi thiếu niên (11- 15 tuổi) với những biến đổi quan trọng về mọi mặt đã, đang và sẽ là mối quan tâm sát sao của những bậc làm cha mẹ, giáo viên và cả bản thân học sinh. Lứa tuổi học sinh THCS (thiếu niên) là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, cho thấy nội dung cơ bản và sự khác biệt về mọi mặt của cơ thể. Trong tuổi này, các bạn sẽ bị tác động từ nhiều yếu tố khác nhau này các bạn được gia đình xem như một thành viên tích cực, được giao những nhiệm vụ cụ thể. Nhà trường nơi các bạn đến lớp, sinh hoạt và học tập, nơi có nhiều tác động nhất nhất đối với các bạn, tại đó vị trí của của mình có nhiều thay đổi thể hiện trong các hoạt động học tập, sinh hoạt và vui chơi giải trí tập thể. Xã hội là môi trường để bạn bắt đầu được thừa nhận như một thành viên tích cực, bản thân các bạn cũng hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, muốn thể hiện, ham tìm hiểu và tự chứng minh mình). Bởi vậy, gia đình và nhà trường – những người đang trực tiếp dạy dỗ thiếu niên – cần nắm được vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lí đặc biệt này. Đồng thời, những khó khăn, thuận lợi cũng là kim chỉ nam trong việc đào tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, có rất nhiều trường hợp học sinh với một số lượng lớn là học sinh cấp 2 rơi vào các hiện tượng như: quậy phá, trầm cảm, thậm chí là tự tử. Đây là một trong những biểu hiện của hiện tượng bất ổn tâm lí. Vậy nguyên nhân của nó là gì? Nó là trực tiếp bản thân hay chịu tác động của những tác nhân nào? Học tập, cuộc sống và xã hội có tác động không và tác động như thế nào? Và phải làm sao để học sinh trung học cơ sở có thể vượt qua những hiện tượng như trên? Bản thân là học sinh trung học cơ sở, việc tìm câu trả lời cho các câu hỏi nêu trên khiến em thực sự rất quan tâm – điều rất cần thiết cho những học sinh như em. Việc nghiên cứu diễn biến tâm lí khá phức tạp của lứa tuổi thiếu niên một mặt cung cấp cho những người quân tâm đến kiến thức tâm 3 lí cơ bản của lứa tuổi này, mặt khác cũng đề ra yêu cầu và thách thức trong việc giáo dục và bồi dưỡng cho thế hệ trẻ. Xuất phát từ những phân tích, lập luận và đặt vấn đề nói trên, cũng như xét thấy tầm quan trong của lứa tuổi thiếu niên tại học đường, ở gia đình và trong xã hội, em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về tâm lí học học sinh trung học cơ sở để phát triển học tập, giao tiếp, nhân cách và ứng xử” làm Đề tài tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật thành phố Hà Nội lần thứ tư (Năm học 2014-2015). Phần I.1. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Giải thích được nguyên nhân của những biến đổi tâm lí của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở cũng như các yếu tố tác động đến nó. 2. Chỉ ra các điều kiện phát triển tâm lí của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. 3. Phân tích đặc điểm đời sống của học sinh trung học cơ sở (học tập, giao tiếp, nhân cách và ứng xử). 4. Nêu được các biện pháp theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Phần I.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Học sinh trung học cơ sở trong phạm vi trường THCS Hoàn Kiếm Phần I.3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở của các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát và phỏng vấn. II. TỔNG QUAN * Tổng quan: Học sinh trung học cơ sở có tuổi đời tương ứng với tuổi thiếu niên, do vậy còn có tên gọi khác là thiếu niên. Đây là độ tuổi của người chưa thành niên (điều 18 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005). Thời kỳ chuyển tiếp từ người chưa thành niên sang người thành niên (từ trẻ con sang người lớn) là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất và tinh thần, là giai đoạn tiền đề tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: thể chất, trí lực, đạo đức và nhận thức xã hội Tuổi học sinh trung học cơ sở vẫn song tồn hai đặc tính: tính trẻ em và tính người lớn. Những thay đổi cơ bản trong lứa tuổi học sinh trung học cơ sở như: phát triển về chiều cao, về trọng lượng cơ thể hay về hệ xương, tuyến sinh dục, hệ thần kinh cao cấp cùng việc ảnh hưởng của sự thay đổi tâm sinh lý, các yếu tố xã hội đều làm nảy sinh cảm giác người lớn của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. 4 Độ tuổi này thiếu niên luôn chịu áp lực của những yếu tố kìm hãm sự phát triển cảm giác này, ví dụ như phải đến trường, bận tâm vào việc học, tính tích cực của bản thân nhằm lĩnh hội những chuẩn mực; ngoài ra là phụ giúp gia đinh những gì có thể, luôn được cha mẹ chăm sóc về mọi mặt. Tuy nhiên, thiếu niên vẫn luôn tồn tại các yếu tố thúc đẩy tính người lớn, ví dụ như vươn tới nguồn thông tin rộng rãi và phong phú, cha mẹ có thể quá bận rộn nên để con tự lập sớm, thiếu niên được thực hiện một số hoạt động xã hội trong nhà trường, thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt đoàn đội và tập thể đã tạo nên sự phát triển gia tốc về thể lực và phần nào đó về trí lực. Các mức độ biểu hiện cảm giác là người lớn có thể là: về vẻ mặt, hành vi cử chỉ, cách ăn mặc, đầu tóc; các thần tượng hoặc hình tượng của cha mẹ, thầy cô giáo hoặc người nổi tiếng… Như vậy, việc học tập ở trường trung học cơ sở là một bước ngoặc quan trọng trong đời sống của thiếu niên. Trường trung học cơ sở là nơi học sinh (thiếu niên) lĩnh hội những kiến thức qua các phân môn học; mỗi môn học gồm những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều đó đòi hỏi lứa tuổi thiếu niên phải có tính tự giác và tính làm việc độc lập cao. Nghiên cứu tuổi học sinh trung học cơ sở, chúng ta không thể không đề cập đến những mặt trái của lứa tuổi này. Những hiện tượng đáng buồn đã và đang xảy ra mà chưa có hồi kếtđã làm đau lòng người lớn, cha mẹ, các nhà giáo và những người có lương tri trong xã hội. Nguyên nhân của những hiện tượng ấy có thể là do rất nhiều yếu tố mà chủ yếu do khách quan đưa lại. Nếu không có người tham vấn kịp thời để tháo gỡ thì thiếu niên sẽ rất dễ tìm đến hướng giải quyết tiêu cực. Như vậy, sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: gia đình, nhà trường và xã hội có thể là giải pháp tối ưu giúp tuổi học trò phát triển toàn diện theo hướng có ích cho cộng đồng và nhà trường nói chung, cho gia đình và bản thân nói riêng. * Điểm mới, sáng tạo của đề tài: Căn cứ vào các số liệu qua khảo sát, phỏng vấn đối với các bạn học sinh đang theo học trường trung học cơ sở để nêu lên thực trạng, đưa ra các biện pháp có ý nghĩa thiết thực nhất; góp phần giúp các bạn vượt qua các khó khăn từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, giúp các bạn có trạng thái tâm lý tốt nhất cho việc học tập tại học đường. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 5 Phần III.1. Tóm lược về tâm lý học học sinh trung học cơ sở (Khái niệm, giai đoạn và điều kiện) 1.1. Khái niệm tâm lý học Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng (cảm xúc, ý chí và hành động) của con người; ngoài ra tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người (một vài khía cạnh ở động vật cũng được nghiên cứu). Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học, đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng. Thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học, người ta chia thành 3 nhiệm vụ: - Một là, nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý. - Hai là, nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó. - Ba là, nghiên cứu vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người. 1.2. Vị trí và giai đoạn phát triển tâm lý học học sinh trung học cơ sở Qua việc điều tra bằng 50 phiếu khảo sát đối với các đại diện cho các khối 6, 7, 8 và khối 9 cho thấy, gần 100% học sinh nắm rõ giai đoạn phát triển của tuổi thiếu niên là 11-15 tuổi, tức là thời điểm các bạn vào học trường trung học cơ sở. “Thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị” là những cái tên cơ bản để nói chung về lứa tuổi này. Nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển, vì đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành để tạo nên sự khác biệt cơ bản trong phát triển về mọi mặt (phụ thuộc vào nhiều yếu tố). 1.3. Điều kiện phát triển tâm lý học học sinh trung học cơ sở a. Về cơ thể: Cơ thể phát triển mạnh mẽ (chiều cao, trọng lượng ); hoạt động thần kinh cấp cao có nét riêng biệt; hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tim mạch, ; phát triển về thể chất, bắt đầu dậy thì b. Về điều kiện sống: * Gia đình: Đến tuổi này, các bạn đã có những vai trò nhất định, được gia đình thừa nhận như là một thành viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh chị giao cho những trọng trách khá nặng nề như: chăm sóc các em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc,…. Chỉ khoảng 50% các bạn tham gia làm công việc 6 nhà giúp đỡ cha mẹ. Thậm chí một số bạn đã lao động góp phần tăng thu nhập của gia đình (15%); các bạn đã ý thức được các nhiệm vụ đó và thực hiện tích cực. Các bạn được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình và đã biết quan tâm đến việc xây dựng, bảo vệ uy tín của gia đình (45%). Những sự thay độ đó đã làm cho các bạn ý thức được vị thế của mình trong gia đình và động viên, kích thích các bạn hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ. 15% các bạn không ở cùng cha mẹ do bố mẹ li hôn, được người bảo trợ (ông, bà, cô, dì, chú, bác…) nuông chiều không phải làm việc nhà. * Nhà trường: Vào một môi trường dạy học mới, các bạn có thể bị tác động bởi một (hoặc nhiều) trong các yếu tố sau đây: nhiều thầy cô với phương pháp giảng dạy và yêu cầu khác nhau; nhiều bạn mới, kiến thức của 13 môn học đa dạng; tự nghe viết các kiến thức trên lớp; phải tiến hành các hoạt động tư duy (so sánh, hệ thống, phân loại ) Trái lại, các bạn được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt của nhà trường như văn nghệ, thể thao, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp Chính những điều đó đã đòi hỏi và thúc đẩy các bạn có thái độ tích cực, tính độc lập hơn; hình thành và phát triển cách lập luận sâu sắc; vốn hiểu biết sẽ phong phú, trừu tượng để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, kiến thức và ứng xử của mình. Tuy nhiên, số các bạn học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như cha mẹ li hôn hoặc mồ côi… nên thời gian ngoài giờ đến trường các bạn lang thang trên mạng, giao lưu kết bạn với các bạn ngoài lớp, trường; trong các giờ học thường hay ngủ gật, thiếu tập trung, đi học muộn thậm chí bỏ tiết, không làm bài tập, không học bài… Trong giao tiếp, những bạn học sinh này có những ngôn ngữ không phù hợp với lứa tuổi. *Xã hội: Tại phường, quận của mình, các bạn được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt tập thể và được giao một số công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau như giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, tuyên truyền cổ động, góp phần giữ trật tự ổn định khu phố mình sinh sống, tham gia vào các lớp văn hóa, Các hoạt động này là hoạt động có tính tập thể, có ý nghĩa lớn lao. Thực hiện những công việc trên là một trong những cách để các bạn khẳng định bản thân, mở rộng các mối quan hệ xã hội, tăng kinh nghiệm sống và góp phần phát triển nhân cách. Tuy nhiên, chỉ có 30% học sinh là thường xuyên (và trên thường xuyên) tham gia vào các hoạt động này. 7 Những bạn này có một phong cách rất tự tin, năng động và sáng tạo; đến trường các bạn thường là những cán bộ lớp, cán bộ của chi đội, liên đội. Trái lại, những bạn học sinh cá biệt thường vi phạm luật giao thông, nhuộm tóc, tham gia vào những vụ lộn xộn (cãi nhau, đánh nhau). Phần III.2: Học tập, giao tiếp, nhân cách và ứng xử của học sinh trung học cơ sở 2.1. Học tập Song song với sự phát triển của cơ thể, hoạt động học tập càng có vị trí quan trọng trong cuộc sống và nó có vai trò rất to lớn, vì nó là hoạt động chủ đạo của học sinh, nhưng vào tuổi thiếu niên, việc học tập của các bạn có những thay đổi cơ bản. 60% học sinh cho thấy việc học tập ở trường trung học cơ sở là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời. Ở các lớp dưới, bạn học về các sự kiện và hiện tượng, hiểu những mối quan hệ cụ thể và đơn giản giữa các sự kiện và hiện tượng đó. Còn ở trường trung học cơ sở, việc học tập của các bạn phức tạp hơn một cách đáng kể. 60% bạn cho biết mình gặp khó khăn ở việc học tập với các mức độ và lĩnh vực khác nhau: Các bạn đã xác định đúng phương pháp học tập phù hợp cho từng phân môn. Mỗi môn học gồm những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc.Từ đó mà các bạn làm chủ được kiến thức, tìm thấy sự hứng thú trong học tập khi giải quyết được vấn đề mà các thầy cô giáo định hướng. Nghĩa là các bạn đó đã có tính tự giác và độc lập rất cao trong học tập. Như nhận định của các nhà nghiên cứu trước đây, lứa tuổi này là lứa tuổi khó dạy, đặc biệt là với trẻ nam. Do những biến đổi về mặt tâm lí và nhiều mặt khác, các bạn đã có những nhận định, những nhận xét rõ rệt về thầy cô, môn học. Các bạn thấy rằng: thầy cô không quan tâm đến mình (65%); thầy cô đối xử không công bằng và dạy khó hiểu (15%); quá nhiều bài tập, lượng kiến thức quá tải (75%); 75% phải học thêm quá nhiều; việc học rất nhàm chán (50%); 80% cảm thấy hài lòng về thầy cô của mình (dựa trên quan điểm của mỗi bạn). “Trù”, “đáng được điểm cao hơn”, “chẳng ưa gì ”, là những nhận xét cơ bản về thầy cô của học sinh. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh “xa cách” hơn so với bậc tiểu học. Sự thay đổi này tạo ra những khó khăn nhất định cho các bạn, nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các bạn tích lũy dần kinh nghiệm tự giác và hiểu người khác. Thái độ tự học của học sinh trung học cơ sở cũng tăng lên rõ rệt. 50% tự nhận xét rằng thái độ tự học của mình rất tốt. Số còn lại có lẽ do bị các yếu tố giải trí 8 cuốn hút, cảm thấy môn học rất nhàm chán hay các bạn dành thời gian tìm hiểu những điều mình tò mò. Ở học sinh tiểu học, thái độ đối với môn học phụ thuộc vào thái độ của các bạn đối với giáo viên và điểm số nhận được. Nhưng ở tuổi thiếu niên, thái độ đối với môn học do nội dung môn học và sự đòi hỏi phải mở rộng tầm hiểu biết chi phối. Thái độ đối với môn học đã được phân hóa (môn “hay”, môn “không hay”). Nhiều bạn đã có hứng thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên, tính tò mò, ham hiểu biết nhiều có thể khiến hứng thú của thiếu niên bị phân tán và không bền vững và có thể hình thành thái độ dễ dãi, không nghiêm túc đối với các lĩnh vực khác trong cuộc sống. 2.2. Giao tiếp “Giao tiếp là những liên hệ qua lại đã được ý thức giữa người với người, nó có mặt trong bất kì cộng đồng nào.” (K.K Llatônốp) hay “Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều người để trao đổi thông tin” (Từ điển Tâm lý học của Liên Xô) là những khái niệm tồn tại về giao tiếp dưới góc độ tâm lí học. Vậy với lứa tuổi thiếu niên, nó có khác biệt gì không và khác biệt như thế nào? Quá trình giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức (trực tiếp bằng lời nói hay bằng các máy móc thông tin điện tử như điện thoại, máy tính, các trang mạng xã hội, các diễn đàn ). Cho dù với hình thức nào đi nữa thì vai trò của nó cũng là giúp lứa tuổi thiếu niên tăng vốn kiến thức xã hội, biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống cho riêng mình để phục vụ cho cuộc sống Cụ thể, hôm nay em sẽ đi tìm hiểu hai mối quan hệ giao tiếp cơ bản nhất của học sinh, đó là với người lớn (cha mẹ, thầy cô ) và với bạn bè. *Với người lớn: Ở tuổi thiếu niên xuất hiện cảm giác mình đã là “người lớn”. Các bạn cảm thấy mình không còn là trẻ con nhưng lại không hẳn vậy. Những biến đổi về cơ thể đã cho bản thân cảm giác về trưởng thành, nó biểu hiện lập trường sống mới đối với thế giời xung quanh: các bạn quan tâm đến hình thức bản thân, tác phong, cử chỉ, Trong học tập, các bạn muốn độc lập lĩnh hội tri thức, lập trường và quan điểm riêng. Trong xã hội, các bạn muốn tự lập và không phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định; điều này là có thể bởi 80% kiến thức xã hội của các bạn rất tốt. Các bạn mong người lớn đối xử với mình bình đẳng, không quá can thiệp vào đời sống riêng tư ( 50% được nêu lên ý kiến của mình trong gia đình). Nếu người lớn không chịu thay đổi quan hệ thì các bạn sẽ là người làm điều đó; nếu người lớn chống đối thì sẽ gây ra những phản ứng bất bình của các bạn (bướng bình, không vâng lời) thậm chí sự xung đột ấy có thể kéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này, thay đổi hẳn quan hệ giữa các bạn và người lớn. 9 *Với bạn bè: Trong cuộc đời, không ai là không có bạn và không ai có thể sống thiếu bạn bè. Với lứa tuổi này, tình bạn được xây nên không mang cảm tình mà được xem xét dựa trên hứng thú, sự đồng cảm, lối sống Dựa trên mức độ hợp nhau mà thiếu niên có thể có bạn học, bạn tri kỉ, bạn đồng lứa, bạn ngoài lớp (95%), Quan hệ bạn bè có tác dụng rất to lớn, nó bổ sung tri thức về mọi mặt, giúp chia sẻ tình cảm, khát vọng vươn lên, bổ sung những khuyết thiếu của bản thân Do ở lứa tuổi này, thiếu niên muốn khẳng định mình nên việc vươn lên trong học tập cũng như các mặt khác để cạnh tranh với bạn bè không phải là việc lạ. Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè bắt nguồn từ những xung đột cá nhân, ghen tuông, bất đồng, ganh tị, chơi trội, dẫn đến cắt đứt quan hệ và những hậu quả khác, thậm chí là đánh nhau. • Qua phỏng vấn cho thấy, gần 50% học sinh đều có xu hướng tách biệt, khép kín đời sống nội tâm nên hay có biểu hiện lo lắng và tâm trạng cô đơn. Những lúc này, các bạn đều mong muốn tìm sự chia sẻ sưởi ấm, quan tâm từ bạn bè hoặc đăng những dòng tâm trạng lên mạng xã hội để tìm được sự đồng cảm Điều này sẽ giúp bồi đắp thêm một khía cạnh về tâm hồn. Về phần tại sao người các bạn tìm chia sẻ lại không phải là gia đình hay thầy cô – những người từng trải trực tiếp săn sóc, dạy bảo (nếu tìm đến thầy cô hoặc gia đình, các bạn sẽ nhận được những lời khuyên chân thành và có giá trị cao) – thì có lẽ đáp án sẽ là do họ không thuộc cùng thế hệ với học sinh, sự xa lánh qua những lần dạy bảo Xã hội ngày một phát triển, sự thay đổi giữa các thế hệ học sinh cũng ngày một rõ rệt (hoàn cảnh sống, mục đích học tập, cách học, ). “Sao mày ngu quá, coi thằng A, con B nó học giỏi quá chừng” hay “con nhà người ta ” là những câu nói mà các bạn cảm thấy rất khó chịu khi nghe từ bố mẹ. Các bạn cho biết mình không thích bị so sánh với một mẫu hình “lí tưởng”, không thích bị áp học theo một phương pháp như thời bố mẹ hay cấm đoán toàn bộ các phương tiện giải trí; điều này chỉ khiến quan hệ giữa bố mẹ và các con thêm đối chọi (hay xung đột) mà thôi, thậm chí học sinh sẽ hoàn toàn cố tình làm trái lại, dẫn tới việc dạy dỗ ấy không thu được kết quả gì. 2.3. Nhân cách và ứng xử a. Muốn được tự do và tự lập Cùng với sự thay đổi về thể lí thì học sinh bắt đầu muốn bố mẹ cho mình cái quyền tự do và độc lập (được phát biểu ý kiến, có quyền, luật lệ riêng tư, ). Theo các chuyên viên tâm lí thì điều này không có gì là bất thường. Trái lại, nó giúp cho các bạn có tinh thần tự tin vào chính mình hơn. (Tất nhiên điều đó không có nghĩa 10 [...]... lượng dạy học, giờ học Ngoài ra, thầy cô còn cần hiểu rõ tính cách, khí chất, năng khiếu của người học Mặt khác, cần chú ý tới tài liệu học tập: Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, tránh kiến thức hàn lâm, phải gán với cuộc sống của học sinh, làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của kiến thức môn học, phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú 12 học tập và phải trình bày bài học, phải... học sinh trung học cơ sở nhằm phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học, theo em dạy học ngày nay để có hiệu quả nhất là dạy học sinh học cách sử dụng kiến thức để làm gì? Và phục vụ ai? Học kiến thức ngày nay phần nhiều là tự học, học để ngộ ra nhiều điều và học để tự nhận thức Học hiệu quả không phải là ghi nhớ được tất cả những điều thầy cô truyền đạt mà học từ nhiều nguồn, học qua nhiều cách, và học. .. 2014 Học sinh Lê Hoàng Hà 14 V TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 Giáo trình tâm lí học đại cương 3 (Nguyễn Quang Uẩn) Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở (Đỗ Thị Hạnh Phúc) 4 Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm ( Đỗ Văn Thông) Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên theo các cấp học (Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) 6 Hiểu đặc điểm tâm. .. ngày không xa, thiếu niên, tức học sinh trường trung học cơ sở sẽ là những con người tài năng, sáng tạo, nâng cao và phát triển tốt mọi mặt học tập, giao tiếp, nhân cách và ứng xử Trên đây là những tìm hiểu thực tế, quan điểm ý kiến của riêng con trong việc tìm hiểu tâm lí học học sinh trung học cơ sở Rất mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo và ban giám khảo Con... cho học sinh, mà cụ thể hơn là đề nghị các thầy cô giáo cần biết nhiều hơn về sự phát triển tâm lý của học sinh, vận dụng chúng trong giao tiếp, trong giải quyết các vấn đề hàng ngày liên quan đến các sản phẩm giáo dục do chính mình đào tạo, tạo ra mối quan hệ thầy (cô) – học trò gần gũi hơn, có nền tảng vững chắc hơn, từ đó xây dựng được các lâu đài nhiều tri thức hơn Năm là, việc tìm hiểu tâm lí học. .. quen bạn mới, ngại làm việc, Sự thay đổi tâm lí đều sẽ là nguyên nhân chung trong những hành động của các bạn, trong cả học tập, giao tiếp, ứng xử và nhân cách Phần IV.2 Đề xuất 11 Từ việc nghiên cứu Đề tài Tìm hiểu tâm lí học học sinh trung học cơ sở để phát triển học tập, giao tiếp, nhân cách và ứng xử”, em có một số đề xuất sau đây: Một là, khi con cái bước vào tuổi... nay thầy cô trong quá trình dạy học cần phải quan sát thái độ, hành vi của học sinh qua ánh mắt, cử chỉ, mức độ chú ý…; cần điều chỉnh cảm xúc theo các nội dung nhất định và diễn biến tâm lý của học sinh, nhất là phải giữ vững được thái độ tích cực của mình trước tập thể học sinh, không bao giờ mang tâm trạng tiêu cực đến lớp học; gây được thiện cảm ban đầu với học sinh, đó là những yếu tố tác động... định mình c Thách thức thẩm quyền của cha mẹ Với những thay đổi về tâm lý cộng thêm những kiến thức thu nhận từ trường học, từ xã hội, thiếu niên ngày nay hiểu biết hơn và biết lý luận để bênh vực những hành động của mình Một khi bị la mắng về những chuyện nhỏ hoặc không đúng, các bạn thường trả lời lại và nói lên những suy nghĩ riêng để bào chữa d Nhận ra được khuyết điểm của cha mẹ Ở tuổi thiếu... dựng mối quan hệ thầy (cô) với học trò từ hiểu biết về tâm sinh lý học sinh THCS Từ những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên đã được mô tả trong nội dung nghiên cứu ở trên cho thấy, lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi khó dạy (đặc biệt đối với trẻ nam) Trẻ em sẽ phát triển bình thường hay không trong tương lai phụ thuộc vào chính sự quan tâm và cách giáo dục của người lớn đối với trẻ em... ) – trong việc học tập của bạn     Thầy cô không quan tâm Thầy cô đối xử công bằng Cảm thấy hài lòng về thầy cô Thầy cô cơ i mở lắng nghe ý kiến Thầy cô dạy khó hiểu Lượng kiến thức quá tải Quá nhiều bài tập Phải học thêm quá nhiều Việc học rất nhàm chán Thái độ với môn học (ghét, thích) Thái độ tự học (từ không tốt đến rất tốt) Khác (ghi ý kiến của mình, nếu có) Câu . lược về tâm lý học học sinh trung học cơ sở (Khái niệm, giai đoạn và điều kiện) 1.1. Khái niệm tâm lý học 5 1.2. Vị trí và giai đoạn phát triển tâm lý học học sinh trung học cơ sở 5 1.3 đạo đức và nhận thức xã hội Tuổi học sinh trung học cơ sở vẫn song tồn hai đặc tính: tính trẻ em và tính người lớn. Những thay đổi cơ bản trong lứa tuổi học sinh trung học cơ sở như: phát. tâm lý học Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng (cảm xúc, ý chí và hành động) của con người; ngoài ra tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của

Ngày đăng: 23/12/2014, 20:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan