1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần việt tiên sơn

116 303 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Xuất phát từ tầm quan trọng của lao động tiền lương, trong thời gian thực tập tại Công ty CP Việt Tiên Sơn, nhờ sự giúp đỡ của phòng kế toán và sự hướng dẫn của Cô giáo, em đã đi sâu tìm hiểu đề tài: " Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn ”.Chuyên đề được chia làm 3 phần: Chương I: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNSX. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn. Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN 2.1. Đặc điểm về tổ chức SXKD và quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn. 2.1.1 Tình hình chung của Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn. Quá trình hình thành và phát triển công ty Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn được thành lập vào ngày 07/03/2003 với tên tiếng Việt là: Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, tên tiếng Anh là VietTienSon Holdings Company, tên viết tắt là VTS.HDCO. Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn có trụ sở chính đặt tại Quán Sui - Đường 18 Cộng Hoà - Chí Linh - Hải Dương. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, sau đó đến Giám đốc Công ty, đến các phó giám đốc và các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc Công ty. Cụ thể được tổ chức theo sơ đồ sau: 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn. ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Công ty CP Việt Tiên Sơn áp dụng hình thức lương thời gian. - Hình thức lương thời gian: Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, mức độ hoàn thành công việc được giao và thang lương của họ. Các doanh nghiệp chỉ áp dụng hình thức tiền lương thời gian cho những công việc chưa xác định được mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm. Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính, quản trị, thống kê, kế toán, tài vụ theo hình thức lương thời gian thì tiền lương phải trả được xác định: Tiền lương theo thời gian = Thời gian làm việc x đơn giá tiền lương thời gian. Thông thường tiền lương thời gian được chia thành: tiền lương tháng, tiền lương tuần, tiền lương giờ, cụ thể: Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu x hệ số cấp bậc x phụ cấp (nếu có). Mức lương ngày=Mức lương tháng Số ngày làm việc theo chế độ Mức lương giờ=Mức lương ngày 8 giờ Hình thức lương thời gian có 2 loại: là tiền lương thời gian giản đơn và tiền lương tháng có thưởng. + Tiền lương thời gian giản đơn: đây là hình thức sử dụng mức lương và đơn giá lương chế độ để tính lương. Hình thức này bỏ qua thái độ lao động, hình thức sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị trong quá trình lao động. + Tiền lương thời gian có thưởng: thực chất của hình thức lương này là sự kết hợp tiền lương thời gian giản đơn tiền thưởng khi đảm bảo và các vượt mức các chỉ tiêu đã quy định như: tiết kiệm thời gian lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo giờ công, ngày công, nâng cao năng suất lao động hay chất lượng sản phẩm. Tiền lương thời gian có thưởng = tiền lương thời gian giản đơn + tiền thưởng. Hình thức này không những chỉ phản ánh được trình độ thành thạo, thời gian làm việc thực tế của người lao động mà còn thực hiện được thành tích lao động của từng người thông qua các chỉ tiêu đạt được,do vậy sẽ khuyến khích được người lao động quan tâm trách nhiệm và phần công việc của mình, tích cực đưa ra các sáng kiến cải tạo có ích cho doanh nghiệp. - Hình thức lương khoán: lương khoán là hình thức lương trả cho người lao động căn cứ vào khối lượng và chất lượng công việc và thời gian hoàn thành. Xét về bản chất thì đây là hình thức phát triển cao hơn của hình thức trả lương theo sản phẩm vì nó đã khắc phục được những điểm còn hạn chế của hình thức trả lương theo sản phẩm đơn thuần. Áp dụng trả lương cho khối công trường, thi công công trình. Tiền lương khoán = Khối lượng khoán x Định mức hoàn thành x Đơn giá khoán Bảng 2. Mức lương của CNV tại tháng 03 năm 2013 của Công tyBảng 2. Mức lương của CNV tại tháng 03 năm 2013 của Công tyĐơn vị: Công ty CP Việt Tiên Sơn Địa chỉ: Cộng Hòa – Chí Linh – Hải DươngMẫu số: 03-TT Bộ phận: Phòng kế toán( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 15 tháng 03 năm 2013 Số: 36 Kính gửi: Ông Đặng Gia Mỵ Tên tôi là: Nguyễn Thị Lan Địa chỉ : Nhân viên phòng kế toán Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 1.000.000đ (Viết bằng chữ): Một triệu đồng chẵn Lý do tạm ứng: Tạm ứng lương cho CNV Ngày 15 tháng 03 năm 2013 Giám đốcKế toán trưởngThủ quỹNgười nhận (Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên) Ví dụ: Giờ làm thêm cuối mỗi ngày thường làm vệ sinh 1h, 2h tưới cây vào chiều chủ nhật. - Chị Hoàng Thị Nga Tháng 3 năm 2013 chị làm thêm ngày thường 26h x 10.000 đ = 260.000 đ Làm thêm chủ nhật 10 h x 25.000đ = 250.000 đ Vậy tổng lương làm thêm tháng 3 năm 2013 của chị Nga là 510.000 đ. - Chị Phạm Thị Biên: Tháng 3 năm 2013 chị làm thêm ngày thường 26h x 10.000 đ = 260.000 đ Làm thêm chủ nhật 8 h x 25.000đ = 200.000 đ Vậy tổng lương làm thêm tháng 3 năm 2013 của chị Nga là 460.000 đ. Ví dụ: Ông Đặng Gia Mỵ (Giám đốc) đại diện cho công ty cổ phần Việt Tiên Sơn nhận hợp đồng kinh tế của ông Nguyễn Hồng Sơn (đại diện cho Ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh) với khối lượng công việc giao khoán phần nhân công thi công xây dựng bãi đỗ xe cho công trình hồ Mật Sơn, khi đó người đại diện của chủ đầu tư và bên nhận thầu sẽ lập bản hợp đồng kinh tế nói rõ nội dung công việc được thoả thuận giữa hai bên. Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa hai bên, bên nhận thầu có trách nhiệm thực hiện các công việc ghi trong hợp đồng và cuối cùng căn cứ vào biên bản thanh lý (nghiệm thu ) hợp đồng kinh tế là chứng từ nhằm xác nhận số lượng , chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới phát triển kinh tế thị trườngtheo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước mở rộng quan hệ quốc tế Nền kinh tế nước ta đã từng bước vươn lên mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực Đờisống nhân dân được cải thiện, ổn định chính trị được vững chắc Quan hệ đối ngoạiđược mở rộng, vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao Hoà với xu thế mới về kinh

tế, nhân tố quan trọng nhất trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đó lànhân tố con người Một trong những biện pháp nhằm phát huy nhân tố này là dùngtiền lương: “Tiền lương vừa là động lực thúc đẩy con người trong sản xuất kinhdoanh, vừa là một chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được cấu thànhvào giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.”

Từ thực tiễn kinh tế, xã hội và doanh nghiệp phải xác định chính xác chế độtiền lương và tiền thưởng cho người lao động Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quantrọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng xuất lao động, có tácdụng động viên khuyến khích công nhân viên phấn khỏi tích cực lao động, nâng caohiệu quả kinh doanh

Tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thànhcông hay thất bại của Công ty Một chế độ tiền lương hợp lý là cơ sở, là động lựccho sự phát triển của doanh nghiệp Chế độ tiền lương được vận dụng linh hoạt ởmỗi doanh nghiệp phụ thuộc đặc điểm của tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinhdoanh và tính chất công việc của doanh nghiệp

Cùng với tiền lương, tiền công các khoản bảo hiểm nói trên hợp thành khoảnchi phí về lao động sống trong tổng chi phí của doanh nghiệp Việc tính toán xácđịnh chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lý, theo dõi quá trình huy động

sử dụng lao động trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy qua việc hạch toán, tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủkịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động một mặt kíchthích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng của lao động.Mặt khác nó đã góp phần tính đúng, tính đủ chi phí của hoạt động kinh doanh

Trang 2

Các chế độ chính sách về tiền lương và các khoản trích theo lương đã đượcNhà nước ban hành, song nó được vận dụng linh hoạt ở mỗi đơn vị phụ thuộc vàođặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tính chất công việc.

Xuất phát từ tầm quan trọng của lao động tiền lương, trong thời gian thực tậptại Công ty CP Việt Tiên Sơn, nhờ sự giúp đỡ của phòng kế toán và sự hướng dẫn

của Cô giáo, em đã đi sâu tìm hiểu đề tài: " Tổ chức công tác kế toán tiền lương

và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn ”.

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

Để tạo được đề tài nghiên cứu này cần phải đạt được các mục tiêu như sau:

- Tìm hiểu được thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương tại Công ty

CP Việt Tiên Sơn

- Đưa ra ý kiến nhận xét đối với những ưu điểm, hạn chế, những mặt đã làmđược và chưa làm được trong tổ chức công tác kế toán tiền lương tại Công ty CPViệt Tiên Sơn

Đối tượng nghiên cứu:

- Đưa ra những biện pháp để hoàn thiện những mục tiêu đã đạt được, và khắcphục những hạn chế còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tiền lương tại Công

ty CP Việt Tiên Sơn

3 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Trong Công ty CP Việt Tiên Sơn có rất nhiều Bộ phận vàphòng ban nhưng vì thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn nhiều hạn chếnên em xin tìm hiểu tổ chức về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theolương của các bộ phận đại diện cho hai cách tính lương theo thời gian và tính lươngkhoán mà Công ty đang áp dụng

- Về thời gian: Tìm hiểu tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoảntrích theo lương tháng 03/2013 tại Công ty

- Về không gian: Em xin nghiên cứu đề tài mà mình đã lựa chọn tại Công ty

CP Việt Tiên Sơn

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 3

Phương pháp so sánh, thu thập, đánh giá phân tích

Phương pháp tổng hợp số liệu

5 Kết cấu khóa luận

Được sự đồng ý cho phép của cô giáo, Ban lãnh đạo phòng Tài chính - Kếtoán của công ty cổ phần Việt Tiên Sơn và với kiến thức của mình, em mạnh dạn

nghiên cứu và trình bày khóa luận tốt nghiệp của mình: " Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn ”.

Chuyên đề được chia làm 3 phần:

Chương I: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNSX.

Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn.

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn.

Trong quá trình phân tích lý luận và tìm hiểu thực tế Do thời gian thực tập

và trình độ nhận thức còn hạn chế không tránh khỏi những sai sót Vậy em rất mong

được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo của Công ty cổ

phần Việt Tiên Sơn giúp đỡ em bổ sung thêm những vấn đề cần thiết để bản

chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

CHƯƠNG I

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp sản xuất

1.1.1.Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của tiền lương

1.1.1.1.Khái niệm của tiền lương:

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời là quá trình tiêu hao các yếu tố

cơ bản (Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) Trong đó, lao động với

tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích cho nhu cầu sinh hoạt của mình Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người

bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động Tiền lương (tiền công) chính

là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ

Quan niệm hiện nay của Nhà nước về tiền lương như sau:

Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng mà họ dã đóng góp cho doanh nghiệp nhằm bù đắp phần hao phí sức lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh

Có 2 loại tiền lương là:

Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:

+Tiền lương danh nghĩa:

Tiền lương danh nghĩa là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức laođộng phải trả cho người cung cấp sức lao động căn cứ vào hợp đồng lao động giữahai bên trong việc thúc đẩy lao động Trên thực tế mọi mức lương trả cho người laođộng đều là tiền lương danh nghĩa Lợi ích mà người cung ứng sức lao động nhậnđược ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào giá cảhàng hoá, dịch vụ và số lượng thuế mà người lao động sử dụng tiền lương đó đểmua sắm hoặc đóng thuế

+Tiền lương thực tế:

Trang 5

Tiền lương thực tế là lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thểmua được bằng tiền lương của mình sau khi đã đóng các khoản thuế theo qui địnhcủa chính phủ Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỷ lệ thuậnvới chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định.

Còn những người lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp hưởng lương theochế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo chức danh và tiêu chuẩn, trình độnghiệp vụ cho từng đơn vị công tác Nguồn chi trả lấy từ ngân sách Nhà nước

1.1.1.2.Ý nghĩa của tiền lương

- Đối với các chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất,đối với người cung cấp sức lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu

- Đối với người lao động tiền lương nhận được thoả đáng sẽ là động lực thúcđẩy năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động Mặt khác khi năng suất laođộng tăng thì lợi nhuận doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo, do đó nguồn phúc lợi củadoanh nghiệp mà người lao động nhận được cũng sẽ tăng lên, nó là phần bổ sungthêm cho tiền lương, làm tăng thu nhập và tăng lợi ích cho người lao động tạo ra sựgắn kết các thành viên với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăncách giữa chủ doanh nghiệp với người lao động, khiến cho người lao động có tráchnhiệm hơn và tự giác hơn trong công việc

ITLDN

ITLTT =

IGC

Trang 6

Ngược lại nếu doanh nghiệp chi trả lương không hợp lý thì chất lượng công việc

bị giảm sút, hạn chế khả năng làm việc, biểu hiện rõ tình trạng sao nhãng công việc

1.1.1.3.Vai trò của tiền lương:

- Tiền lương nhằm đảm bảo chi phí để tái sản xuất sức lao động Đây là yêucầu thấp nhất của tiền lương nuôi sống người lao động, duy trì sức lao động của họ

- Vai trò kích thích của tiền lương: Vì động cơ tiền lương người lao động phải

có trách nhiệm cao trong công việc, tiền lương phải tao ra sự say mê nghề nghiệp,không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn và các lĩnh vực khác

- Vai trò điều phối của tiền lương: Tiền lương nhận được thoả đáng người laođộng sẵn sàng nhận mà công việc được giao dù ở đâu, làm gì hay bất cứ khi nàotrong điều kiện sức lực và trí tuệ của họ cho phép

- Vai trò quản lý lao động tiền lương: Doanh nghiệp sử dụng công cụ tiềnlương còn với mục đích khác là thông qua việc trả lương mà kiểm tra theo dõingười lao động làm việc, đảm bảo tiền lương chi ra phải đem lại kết quả và hậu qủa

rõ rệt Hiệu quả tiền lương không chỉ tính theo tháng mà còn phải tính theo ngày,giò ở toàn doanh nghiệp, từng bộ phận và từng người

1.1.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian

Hình thức trả lương theo thời gian là thực hiện việc tính trả lương cho người laođộng theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ kỹthuật chuyên môn của người lao động Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau màmỗi ngành nghề cụ thể có một mức lương riêng Mức lương tính theo thời gian sẽtính bằng thời gian nhân đơn giá( Lương bình quân một ngày)

+ Lương tháng: Là hình thức tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc

Trang 7

Lương tháng thường áp dụng cho nhân viên làm công việc hành chính quản lý kinh

tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất

+ Lương ngày: Căn cứ vào số ngày thực tế trong tháng và mức lương của mộtngày để tính trả lương, áp dụng cho nhân viên trong thời gian thực tập, hội họp, làmnhiệm vụ khác và người lao động theo hợp đồng ngắn hạn

Mức lương thángMức lương ngày =

Số ngày làm việc theo quy định (26 ngày/tháng)

+ Lương giờ: Căn cứ vào mức lương ngày chia cho 8 giờ và số giờ làm việc thực

tế, áp dụng để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm

+ Lương công nhật: Là tiền lương trả cho người làm việc cha sắp xếp theo mứclương người lao động làm việc ngày nào trả lương cho họ ngày đó theo mức lươngcông nhật và số ngày làm việc

+ Trả lương có thưởng: Là hình thức tiền lương thời gian kết hợp với chế độ tiềnthưởng trong sản xuất

• Ý nghĩa của hình thức trả lương theo thời gian:

Hình thức tiền lương này đã tính đến thời gian làm việc thực tế của người laođộng làm cho họ quan tâm chú ý tới thời gian lao động.chấp hành tốt nghiêm ngặt

về thời gian làm việc tuy nhiên nó vẫn có những hạn chế nhất định, chưa gắn tiềnlương với chất lượng công việc với kết quả lao động, vì vậy các doanh nghiệp cầnkết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra việc chấp hành kỷ luậtlao động, nhằm tạo cho ngời lao động tự giác làm việc có hiệu quả , có năng suấtcao

1.1.2.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Hình thức trả lương theo sản phẩm là được tính cho người lao động, căn cứvào kết quả lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượngsản phẩm đã làm xong được nghiệm thu

Lương theo sản

phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành Đơn giá sản phẩm

Trang 8

Để thực hiện trả lương theo sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm cụ thể Công việc này được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra, nghiệm thu công việc chặt chẽ.

Hình thức trả lương theo sản phẩm gồm có:

+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp:

Là hình thức trả lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩmhoàn thành đúng quy cách, phẩm cấp và đơn giá lương sản phẩm, không hạn chế sốlượng sản phẩm hoàn thành đây là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng phổbiến để tính lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:

Được áp dụng để trả cho công nhân làm các công việc phục vụ cho sản xuất ởcác phân xưởng như công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, bảo dưỡng máy mócthiết bị Căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính cho lao độngphục vụ sản xuất

+ Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là hình thức tiền lương theo sản phẩmtrực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất như: Thưởngnâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động

+ Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này tiền lương trả cho ngườilao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệluỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ

Hình thức này nên áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng cần thiết phải đẩynhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến, phá vỡđịnh mức lao động cũ

+ Trả lương khoán theo chế độ công việc:

Căn cứ vào khối lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành đến giai đoạn cuốicùng và đơn giá tiền lương áp dụng cho những công việc cần phải hoàn thành trongthời gian nhất định nhằm khuyến khích lao động, cải tiến kỹ thuật tăng năng suấtlao động

Ý nghĩa của hình thức trả lương theo sản phẩm:

Trang 9

Đây là hình thức trả lương tiên tiến vì đã làm cho tiền lương gắn liền với sốlượng và chất lượng lao động Nó có tác dụng thúc đẩy việc tăng năng suất lao động

và nâng cao hiệu quả sản xuất cho các bộ phận trong doanh nghiệp làm tăng thunhập cho người lao động, do đó nó phản ánh một cách đầy đủ hơn nguyên tác phânphối lao động theo thời gian, động viên được tính tích cực của người lao động Hìnhthức trả luơng theo sản phẩm thường được áp dụng trong nhiều khâu quan trọng cầnthiết để nâng cao chất lượng sản xuất đồng bộ hoặc áp dụng trong trường hợp doanhnghiệp phải thực hiện gấp đôi một đơn đặt hàng nào đó áp dụng hình thức này,doanh nghiệp phải tổ chức quản lý tốt định mức lao động kiểm tra và nghiệm thuchặt chẽ số lượng và chất lượng sản phẩm và tránh làm tăng khoản chi phí trongkhâu tính giá thành sản phẩm, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh

1.1.2.3.Tiền lương khoán

Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho các cá nhân hay tập thể người laođộng dựa theo khối lượng công việc mà doanh nghiệp giao khoán cho họ

Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiềnthưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Tiền thưởng bao gồm: Thưởng thi đua (Lấy từ quỹ khen thưởng và thưởng trongsản xuất kinh doanh: Thưởng phát minh sáng kiến )

Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình kinh doanh,người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế trong các trường hợp ốm đau thai sản Các quỹ này được hình thành mộtphần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanhcủa doanh nghiệp

1.1.2.4 Tiền lương theo doanh thu:

Tiền lương theo doanh thu là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách

lương/thưởng doanh số của CSông ty

• Điều kiện áp dụng:

+ Áp dụng cho những bộ phận có liên quan trực tiếp đến doanh thu

Trang 10

+ Áp dụng cho những lao động mang tính chất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp,

NV bán hàng

+ Để áp dụng tốt lương doanh số thì phải xác định được doanh số mục tiêu

• Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:

+ Lương/thưởng doanh số cá nhân

+ Lương/thưởng doanh số nhóm

• Các hình thức thưởng kinh doanh khác: Công nợ, phát triển thị trường,…

1.1.2.5 Một số hình thức trả lương khác

Hình thức trả lương theo kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng hình thành nên quỹ lương đểphân chia cho người lao động và quỹ Công ty là phần kết quả còn lại của tổngdoanh thu trừ đi tổng chi phí gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lý theo định mức(không bao gồm tiền lương) Kể cả các khoản thuế phải nộp ngân sách theo quyđịnh như: Thuế tài chính, thuế vốn, thuế Doanh thu và các khoản trích nộp khác(nếu có)

Hình thức trả lương theo chức vụ công nhân viên quản lý.

Cán bộ công nhân viên quản lý Công ty đựơc hưởng lương theo bậc lương vàthang lương chức vụ của Nhà nước quy định nhân với hệ số các loại phụ cấp lương.Ngoài các hệ số tiền lương nêu trên Công ty phải trích các loại phụ cấp lương cònlại không tính vào đơn giá trả lương theo sản phẩm cho công nhân tính trên cơ sở sosánh tổng số tiền phụ cấp với tổng số luơng cấp bậc của đơn vị

Hình thức tiền lương giám đốc của Công ty.

Tiền lương chức vụ của giám đốc do cấp có thẩm quyền Quyết định theo đúng tiêuchuẩn điều kiện xếp hạng Doanh nghiệp và bảng quy định tại Nghị định số 28/CPngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương thu nhập trong cácDoanh nghiệp - Nhà nước

Tiền lương, tiền lương thưởng của giám đốc do hội đồng doanh nghiệp xem xét

đề nghị cho cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt, căn cứ vào việc hoàn thành nghĩa

vụ bảo toàn vốn và hiệu quả sản xuất kinh Doanh của đơn vị Tổng tiền lương, tiền

Trang 11

lương thưởng không được vượt quá 3 lần tiền thưởng bình quân thực tế của cán bộcông nhân viên trong cùng thời điểm.

1.1.3 Quỹ tiền lương, các khoản trích theo lương.

1.1.3.1 Quỹ tiền lương:

Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các loại lao động mà doanhnghiệp quản lý, sử dụng kể cả trong và ngoài doanh nghiệp Theo Nghị định235/HĐBT ngày 19/09/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), quỹ tiềnlương gồm các khoản sau:

- Tiền lương hàng tháng, ngày theo hệ số thang bảng lương Nhà nước

- Tiền lương trả theo sản phẩm

- Tiền công nhật cho lao động ngoài biên chế

- Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng trong qui định

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do thiết bị máymóc ngừng hoạt động vì nguyên nhân khách quan

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hoặc đilàm nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội

- Tiền lương trả cho người lao động nghỉ phép định kỳ, nghỉ phép theo chế độcủa Nhà nước

- Tiền lương trả cho người đi học nhưng vẫn thuộc biên chế

- Các loại tiền thưởng thường xuyên

- Các phụ cấp theo chế độ qui định và các khoản phụ cấp khác được ghi trongquỹ lương

Cần lưu ý là qũy lương không bao gồm các khoản tiền thưởng không thườngxuyên như thưởng phát minh sáng kiến… Các khoản trợ cấp không thường xuyênnhư trợ cấp khó khăn đột xuất công tác phí, học bổng hoặc sinh hoạt phí của họcsinh, sinh viên, bảo hộ lao động

Về phương diện hạch toán, tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệpsản xuất được chia làm hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ

- Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian côngnhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự

Trang 12

sức lao động bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo(phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm thêm giờ).

- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho CNV trong thời gian thực hiện nhiệm vụkhác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV được nghỉ theo đúng chế độ(Nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, đi họp, nghỉ vì ngừng sản xuất) Ngoài ra tiền lương trảcho công nhân sản xuất sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định cũng đượcxếp vào lương phụ

1.1.3.2.Các khoản trích theo lương:

a Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)

Theo khái niệm của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), BHXH được hiểu là sựbảo vệ của xã hội các thành viên của mình, thông qua một loạt các biện pháp côngcộng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế - xã hội do bị mất hoặc giảm thunhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, bệnh tật, chết

BHXH là một hệ thống gồm 3 tầng:

Tầng 1: Là tầng cơ sở để áp dụng cho mọi người, mọi cá nhân trong xã hội.Trong đó yêu cầu là người nghèo Mặc dù khả năng đóng góp BHXH của nhữngngười này là rất thấp nhưng khi có yêu cầu Nhà nước vẫn trợ cấp

Tầng 2: Là tầng bắt buộc cho những người có công ăn việc làm ổn định

Tầng 3: Là sự tự nguyện cho những người muốn có đóng góp BHXH cao

Về đối tượng, trước kia BHXH chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp Nhànước Hiện nay theo Nghị định số 45/CP chính sách BHXH được áp dụng đối thuộcmọi thành phần kinh tế (tầng 2) đối với tất cả các thành viên trong xã hội (tầng 1) vàcho mọi người có thu nhập cao hoặc có điều kiện tham gia BHXH để được hưởngtrợ cấp BHXH cao hơn Đồng thời chế độ BHXH còn qui định nghĩa vụ đóng gópcho những người được hưởng chế độ ưu đãi Số tiền mà các thành viên trong xã hộiđóng hình thành quỹ BHXH

Theo Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 qui định tạm thời chế độ BHXH củaChính phủ, quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụnglao động, người lao động và một phần hỗ trợ của Nhà nước Việc quản lý và sửdụng quỹ BHXH phải thống nhất theo chế độ của Nhà nước và theo nguyên tắc

Trang 13

Theo qui định hiện hành: Hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹBHXH theo tỷ lệ qui định là 24% Trong đó:

+17% thuộc trách nhiệm đóng góp của doanh nghiệp bằng cách trừ vào chi phí.+ 7% thuộc trách nhiệm đóng góp của người lao động bằng cách trừ lương.Quỹ BHXH dùng để tạo ra nguồn vốn tài trợ cho công nhân viên trong trườnghợp ốm đau, thai sản và tổng hợp chi tiêu để quyết toán với cơ quan chuyên trách

b Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)

Bảo hiểm y tế thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằmgiúp họ một phần nào đó tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc tháng

Về đối tượng, BHYT áp dụng cho những người tham gia đóng bảo hiểm y tếthông qua việc mua thẻ bảo hiểm trong đó chủ yếu là người lao động Theo quyđịnh của chế độ tài chính hiện hành thì quỹ BHXH được hình thành từ 2 nguồn:

+ 1,5% tiền lương cơ bản do người lao động đóng

+ 3% quỹ tiền lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất do người sử dụng laođộng chịu

Doanh nghiệp phải nộp 100% quỹ bảo hiểm y tế cho cơ quan quản lý quỹ

c Kinh phí công đoàn (KPCĐ)

Công đoàn là một tổ chức của đoàn thể đại diện cho người lao động, nói lêntiếng nói chung của người lao động, đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho ngườilao động, đồng thời Công đoàn cũng là người trực tiếp hướng dẫn thái độ của ngườilao động với công việc, với người sử dụng lao động

KPCĐ được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp hàng tháng, theo tỷ lệ 2% trên tổng số lương thực tế phải trả chocông nhân viên trong kỳ Trong đó, doanh nghiệp phải nộp 50% kinh phí Côngđoàn thu được lên Công đoàn cấp trên, còn lại 50% để lại chi tiêu tại Công đoàn cơsở

d Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy địnhtrên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ theo chế độ hiện hành, hàng thángdoanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHTN theo tỷ lệ là 3% trên tiền lương cơ bảnphải trả người lao động trong tháng, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh

Trang 14

doanh của các đối tuợng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của người lao động và1% do nhà nước trợ cấp

Quỹ BHTN được trích lập nhằm phản ánh tình hình trích và đóng Bảo hiểm thấtnghiệp cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thấtnghiệp Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi và quyết toán riêngbảo hiểm thất nghiệp

1.1.4 Vị trí, vai trò và nhiệm cụ của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

1.1.4.1 Vị trí:

Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương là một chi phí thường xuyênđối với doanh nghiệp Vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và kháckhoản trích theo lương chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mọi loại hìnhdoanh nghiệp

1.1.4.2 Vai trò :

Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có vai trò quan trọngđối với sự vận hành bộ máy qản lý của doanh nghiệp Nó phản ánh tính sáng tạotrong quá trình điều hành, quản lý của lãnh đạo đồng thời nó nói lên phần nào của

bộ mặt doanh nghiệp thông qua tiền lương và thu nhập của người lao động Trongtình hình hiện nay, việc tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lương làmột công tác quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cá nhân của người laođộng Nếu tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lương hợp lý ngườilao động sẽ được quan tâm đúng mức, họ sẽ làm hăng say hơn, tích cực hơn, làmcho năng suất lao động ngày càng tăng, nâng doanh thu mang lại lợi ích cho doanhnghiệp

1.1.4.3 Nhiệm vụ:

- Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về sốlượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động Tính toán các khoản tiền lương,tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toáncác khoản đó cho người lao động Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hànhchính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

Trang 15

- Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theolương vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng Hướng dẫn và kiểm tracác bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về laođộng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, mở sổ, thẻ kếtoán và hạch toán lao động, tiền lương, và các khoản trích theo lương đúng chế độ.

- Lập báo cáo về lao động, tiền lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinhphí công đoàn, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoảntrích theo lương, đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động,tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chínhsách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2 Tổ chức công tác kế toán tiền lương

1.2.1 Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu

Để quản lý lao động về mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ danhsách lao động Sổ này, do tổ chức hành chính lập (lập chung cho toàn doanhnghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sửdụng lao động hiện có trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn

cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả

về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối vớilao động Muốn quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổchức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động Chứng từ

để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công Bảng chấm công được lậpriêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làmviệc, nghỉ việc mỗi người lao động Bảng chấm công do tổ trưởng (hoặc trưởngcác phòng ban) trực tiếp ghi và để nơi công khai để công nhân viên giám sátthời gian làm việc của từng người Cuối tháng, bảng chấm công được dùng đểtổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất

1.2.2 Kế toán chi tiết tiền lương

1.2.2.1.Tính lương và trợ cấp BHXH

Việc tính lương và trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả lao động đượcthực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp Hàng tháng, sẽ căn cứ vào tài liệuhạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động, tiền

Trang 16

lương, BHXH do nhà nước ban hành, kế toán tính tiền lương, trợ cấp BHXH và cáckhoản trả lao động khác.

+ Căn cứ vào các chứng từ như: “Bảng chấm công”, “phiếu xác nhận sản phẩmhoặc công việc hoàn thành”, “ Hợp đồng giao khoán”, kế toán tính toán tiền lươngthời gian, tiền lương sản phẩm, tiền ăn ca cho người lao động

+ Tiền lương được tính riêng cho từng người và tổng hợp theo từng bộ phận sửdụng lao động và phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương” lập cho các bộ phậnđó

+ Căn cứ vào các chứng từ “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “Biên bản tai nạn laođộng” Kế toán tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên và phản ánh vào “bảngthanh toán BHXH”

+ Đối với các khoản tiền lương của công nhân viên, kế toán cần tính toán và lậpbảng “thanh toán tiền lương” để theo dõi việc và chi trả đúng quy định

+ Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương” của từng bộ phận để chi trả, thanh toántiền lương cho công nhân viên, đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theotừng đối tượng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.Kết quả tổng hợp, tính toán được phản ánh trong “Bảng phân bổ tiền lương vàBHXH”

1.2.2.2.Thanh toán tiền lương:

Việc trả lương cho công nhân viên trong các doanh nghiệp hiện nay thườngđược tiến hành hai kỳ trong tháng

+ Kỳ 1: Tạm ứng lương cho công nhân viên đối với những người có thể tham gialao động trong tháng

+ Kỳ 2: Sau khi tính lương và các khoản phải trả cho công nhân viên trong tháng,doanh nghiệp thanh toán nốt số tiền còn lại lĩnh trong thánh đó cho công nhân viênsau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ

Đến kỳ chi trả lương và các khoản thanh toán trực tiếp khác, doanh nghiệp lậpgiấy xin rút tiền mặt ở ngân hàng về quỹ chi trả lương, đồng thời phải lập uỷ nhiệmchi để chuyển số tiền thuộc quỹ BHXH cho cơ quan quản lý quỹ BHXH

Việc chi trả lương ở doanh nghiệp do thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn cứ vào các

“Bảng thanh toán tiền lương”, “Bảng thanh toán BHXH” để chi trả lương và các

Trang 17

khoản khác cho công nhân viên Công nhân viên sau khi nhận tiền ký tên vào:

“Bảng thanh toán tiền lương” Nếu trong tháng vì một lý do nào đó công nhân viênchưa nhận lương, thủ quỹ phải lập danh sách ghi chuyển họ, tên số tiền của họ từ

“Bảng thanh toán tiền lương” sang “Bảng kê thanh toán với công nhân viên chưanhận lương”

1.2.3 Kế toán tổng hợp tiền lương

Kết cấu của tài khoản như sau:

* Bên Nợ :

- Các khoản tiền lương và các khoản khác đã trả cho người lao động.

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhạp của người lao động

- Các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lĩnh, chuyểnsang các khoản khác

* Bên Có : Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương

và các khoản khác còn phải trả cho người lao động

* Dư Nợ (nếu có ): Số tiền trả thừa cho người lao động

* Dư Có : Tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoảnkhác còn phải trả cho người lao động

Tài khoản này được mở cho hai tài khoản cấp hai:

+ Tài khoản 3341 “Phải trả công nhân viên” phản ánh các khoản phải trả và

tình hình thanh toán các khoản trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiềnlương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc vềthu nhập của công nhân viên

+ Tài khoản 3348 “Phải trả người lao động khác” phản ánh các khoản phải

trả và tình hình thanh toán cho người lao động khác ngoài công nhân viên của

Trang 18

doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất về tiền công và các khoản thunhập khác của người lao động.

1.2.3.2.Phương pháp hạch toán (Sơ đồ hoá):

Trang 19

người lao động

TK 338(3383)BHXH phải trả người lao động

TK 1111,112

TK 138, 141,

333,, 338

Các khoản khấu trừ vào lương,

thu nhập của người lao động

TK 333 (3331)

Thuế GTGT (nếu có)

Trang 20

1.3 Tổ chức công tác kế toán các khoản trich theo lương

1.3.1 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”: Phản ánh tình hình thanh toán các

khoản phải trả, phải nộp khác ngoài các khoản đã phản ánh ở các tài khoản thanhtoán nợ phải trả (từ tài khoản 331 đến tài khoản 337) ở trên

Kết cấu tài khoản này như sau:

• Bên Nợ :

- Xử lý giá trị tài sản chưa rõ nguyên nhân

- Nộp BHXH, KPCĐ, BHYT cho cơ quan quản lý

- Khoản BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động

- Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm các khoản phải trả, phải nộp khác (chi tiêuKPCĐ tại doanh nghiệp, trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi hợp đồng thuêtài sản bỏ dở, )

• Bên có:

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí hoặc khấu trừ vào lươngcông nhân viên

- Giá trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý

- Tổng số doanh thu chưa thực hiện thực tế phát sinh trong kỳ

- Các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn

- Các khoản phải trả liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp

- Các khoản phải trả, phải nộp khác

- Các khoản chi hộ, chi vượt được thanh toán

Dư nợ (nếu có) : Phản ánh số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp và

số chi BHXH, KPCĐ chi hộ, chi vượt chưa được cấp bù

• Dư có: Phản ánh giá trị tái sản thừa chờ xử lý và các khoản phải trả, phải nộpkhác

Tài khoản 338 có chín tài khoản cấp hai:

+ Tài khoản 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết

+ Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn

+ Tài khoản 3383: Bảo hiểm xã hội

Trang 21

+ Tài khoản 3384: Bảo hiểm y tế

+ Tài khoản 3385: Phải trả về cổ phần hoá

+ Tài khoản 3386: Nhận kí quỹ kí cược ngắn hạn

+ Tài khoản 3387: Doanh thu chưa thực hiện

+ Tài khoản 3388: Nộp khác

+ Tài khoản 3389: Bảo hiểm thất nghiệp

Trong từng nội dung trên, kế toán lại phân ra phải trả, phải nộp dài hạn khác

Nộp BHXH, BHYT,

BHTNKPCĐ hoặc chiBHXH,KPCĐ tại đơn vị

BHXH, BHYT, BHTN trừ vào

lương của công nhân viên

Sơ đồ 1.2 Hạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

1.4 Tổ chức công tác kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép

1.4.1.Nội dung:

Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ, để tránh sự biến động vềgiá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước tiền lươngnghỉ phép theo kế hoạch của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào

Trang 22

giá thành sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả Cuối năm sẽ điều chỉnhtheo tiền lương phép thực tế Thuộc loại chi phí bao gồm các khoản sau:

- Trích trước chi phí tiền lương phải cho công nhân sản xuất trong thời giannghỉ phép

- Chi phí sửa chữa lớn của những tài sản cố định đặc thù do việc sữa chữa lớn

có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kếhoạch hoặc một số năm tiếp theo

- Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xâydựng được kế hoạch ngừng sản xuất Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vàochi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gianngừng sản xuất kinh doanh

- Trích trước chi phí lãi tiền vay trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếutrả sau (khi trái phiếu đáo hạn)

1.4.2.Nguyên tắc hạch toán:

- Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí theo quy địnhtrên Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những tài khoản khác phảitrích trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệpcòn phải giải trình về nhừng khoản chi phí phải trả đó

- Việc trích trước và hạch toán nhừng chi phí chưa phát sinh vào chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ phải được hạch toàn một cách chặt chẽ (lập dự toàn chiphí và dự toán trích trước) và phải có bằng chừng hợp lý, tin cậy về các khoản chiphí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoảnnày phải phù hợp với chi phí thực tế phát sinh Nghiêm cấm trích vào chi phí nhữngnội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh

- Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm, các khoản chi phí phải trả phải đượcquyết toán với số chi phí thực tế phát sinh Số chênh lệch giữa số trích trước và chiphí thực tế phải xử lý theo chính sách tài chính hiện hành

- Những khoản chi phí trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bảngthuyết minh báo cáo tài chính

1.4.3 Tài khoản sử dụng:

Trang 23

Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất sử dụng tài khoản

335 - Chi phí phải trả, và các tài khoản liên quan.

• Kết cấu tài khoản này như sau:

- Bên nợ:

+ Các khoản chi trả thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả

+ Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế phát sinh

- Bên có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinhdoanh

- Số dư bên có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanhnhưng thực tế chưa phát sinh

1.4.4 Phương pháp hạch toán: ( sơ đồ hóa)

Trang 24

Chi phí ngừng sản xuất

thực tế

Trích trước chi phísửa chữalớn tài sản cố định

Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

Lương thực tế phải trả công

nhân sản xuất

TK 315, 341

Trả lãi vay

Trả gốc vay

Trích trước CP công cụ, dụng

cụ

bao bì luân chuyển, đồ dùng

cho thuêTrích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch

TK 635, 241Lãi vay phải trả trong kỳ (nếu

Trang 25

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN 2.1 Đặc điểm về tổ chức SXKD và quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty

cổ phần Việt Tiên Sơn.

2.1.1 Tình hình chung của Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn.

Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn được thành lập vào ngày 07/03/2003 với têntiếng Việt là: Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, tên tiếng Anh là VietTienSonHoldings Company, tên viết tắt là VTS.HDCO Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn cótrụ sở chính đặt tại Quán Sui - Đường 18 Cộng Hoà - Chí Linh - Hải Dương

Với tổng số vốn góp là 3.000.000.000( Ba tỷ đồng) tương đương với 30.000 cổphần Tổng thể cổ đông đã thảo luận và thống nhất 100% toàn bộ nội dung và điều

lệ công ty gồm 8 chương và 65 điều

Ngày 21/03/2003 Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn được cấp giấy phép kinhdoanh và chính thức đi vào hoạt động Mặc dù, Công ty mới chính thức đi vào hoạtđộng được gần 10 năm nay song nhờ sự lỗ lực, cố gắng của toàn thể thể lãnh đạo vànhân viên trong Công ty, Công ty đã tìm được vị thế cho mình trong địa bàn tỉnhnói riêng và trong nước nói chung Công ty đã nhận được sự tín nhiệm và bước đầuxây dựng được uy tín trên thị trường Công ty đã nhận được nhiều dự án, công trìnhvừa và lớn như: Khu dân cư Thị trấn Sao Đỏ - Chí Linh, Trung tâm thương mại thịtrấn Sao Đỏ tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 300 lao động trên địa bàn tỉnh,tạo thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân trên địa bàn Công ty hoạt động

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.

Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn hoạt động trên các lĩnh vực chính sau:

- Đầu tư và xây dựng cơ bản

- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, hàng thủ công mỹ nghệ

- Sản xuất và kinh doanh phân vi sinh

- Kinh doanh bất động sản

Trang 26

Trong đó, lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư và xây dựng cơ bản Lĩnh vực nàybao gồm các hoạt động: đầu tư, xây dựng cơ bản, xây dựng công nghiệp, xây dựngdân dụng, nạo vét, san lấp Trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản Công ty đãtrúng thầu và giành được nhiều hợp đồng lớn, có ý nghĩa quan trọng như: khu dân

cư tập trung Thị trấn Sao Đỏ, khu trung tâm thương mại Thị trấn Sao Đỏ, dự án xâydựng nhà máy sản xuất phân vi sinh ở Cẩm Giàng

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng và hàng thủ công mỹ nghệ, Công ty

đã đáp ứng được một lượng nhu cầu lớn của khách du lịch trong nước và nướcngoài trên lộ trình du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như:

Hạ Long, Cửa Ông, Tuần Châu ( Quảng Ninh ), Côn Sơn, Kiếp Bạc ( Chí Linh Hải Dương ) tạo cho khách du lịch điểm dừng chân nghỉ ngơi và mua sắm lýtưởng, đồng thời đem lại một nguồn doanh thu không nhỏ cho Công ty

-Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân vi sinh, đây là một lĩnh vực màCông ty mới đi vào hoạt động, do đó còn rất khó khăn phía trước Song Công tyquyết tâm phát triển lĩnh vực này trở thành một lĩnh vực mũi nhọn tiếp theo để đápứng nhu cầu trồng trọt rất lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng như vậy nên thị trường hoạt động củaCông ty là vô cùng rộng, đáp ứng mọi đối tượng khách hàng Từ đó ta thấy Công ty

Cổ phần Việt Tiên Sơn có những hướng đi đúng đắn, phù hợp, đáp ứng được yêucầu công hiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Một số chỉ tiêu thể hiện sự phát triển của Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn.

Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn tuy mới đi vào hoạt động song bước đầu đã đạtđược kết quả và dần đi vào ổn định Điều này được thể hiện cụ thể qua một số chỉtiêu sau qua 2 năm 2011 – 2012:

Trang 27

Biểu số 1: Một số chỉ tiêu thể hiện sự phát triển của Công ty cổ phần Việt

Tiên Sơn

S

Sốtuyệtđối

Sự tăng của vốn lưu động đã làm cho doanh thu của Công ty tăng10.579.876.830 đồng tương ứng với 0,31% Tổng doanh thu tăng chứng tỏ bước đicủa Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn đã thu được kết quả Tuy nhiên, với tổng mứcchi phí bỏ ra như vậy thì sự tăng trưởng này là còn thấp Nguyên nhân chủ yếu của

sự tăng doanh thu chưa phù hợp là do: Công ty đang trong quá trình mở rộng đầu

Trang 28

tư, phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, chi phí tuyển dụng lao động do

đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty Điều này là hoàn toàn phù hợp

Tổng lợi nhuận của Công ty tăng 1.168.875.413 đồng tương ứng với 0,41%.Như vậy là lợi nhuận vẫn còn ở mức thấp so với lượng vốn mà Công ty bỏ ra Điềunày chứng tỏ vốn đầu tư của Công ty còn đọng nhiều ở các khâu sản xuất, tiêu thụ Tăng thấp nhất là tổng thu nhập bình quân đầu người Thu nhập bình quân đầungười của Công ty trong 2 năm chỉ tăng từ 1100.000 đồng lên 1.230.000 đồng tức làtăng 130.000 đồng tương ứng với 0,11% Việc tăng thu nhập chậm như vậy là doCông ty mới đi vào hoạt động Nhưng với đà phát triển như hiện nay thì trong mộttương lai không xa, thu nhập của người lao động trong Công ty sẽ được nâng cao đểcải thiện đời sống, nâng cao chất lượng lao động

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn

Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn được tổ chức theo mô hìnhtrực tuyến chức năng Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, sau đó đến Giám đốcCông ty, đến các phó giám đốc và các phòng ban chức năng và các đơn vị trựcthuộc Công ty Cụ thể được tổ chức theo sơ đồ sau:

Trang 29

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty CP Việt Tiên Sơn

Phòng kếhoạch

kỹ thuật

Phòngkếtoán

Các đơn vị trực thuộc

Nhà hàng Sao Đỏ

Trungtâm mua sắm

Trung tâm làng nghề

Nhà máy sản xuất PhânCác đội xây dựng

Trang 30

* Chủ tịch hội đồng quản trị: Có quyền lực cao nhất, chịu toàn bộ trách nhiệm

về mọi vấn đề có liên quan đến công ty Trực tiếp quản lý và điều hành mọi việcthông qua giám đốc

* Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động sản

xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh của Công ty Trực tiếp lãnh đạo và quản lý,điều hành công việc của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc Định hướng chiếnlược phát triển của Công ty

* Các phó giám đốc: Có nhiệm vụ cùng nhau chỉ đạo và theo dõi hoạt động của

các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc Chỉ đạo kịp thời theo các chiếnlược mà cấp trên đề ra Báo cáo kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, hoạt độngcủa toàn Công ty cho cấp trên

* Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi và phản ánh tình hình tài

chính của Công ty theo đúng chế độ và quy định của Nhà nước Cung cấp thông tinmột cách đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình tài chính của Công ty giúp cho cácnhà lãnh đạo ra quyết định một cách chính xác, cũng như cung cấp các thông tin cầnthiết cho các đối tượng khác bên ngoài sử dụng

* Phòng đầu tư: Có nhiệm vụ là lập và triển khai các chiến lược kinh doanh của

Công ty, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm khách hàng và đối tácmới đề ra và thực hiện các chính sách khuyến mới, các chính sách chăm sóc kháchhàng, bảo hành …

* Phòng kế hoạch- kỹ thuật: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngắn và trung hạn để

triển khai, thực thi các kế hoạch vĩ mô mà giám đốc và hội đồng quản trị đưaxuống Lập kế hoạch và theo dừi tiến độ công trình, dự án về mặt thời gian, chấtlượng, kỹ thuật, tiến độ công trình…

* Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự trong Công ty về số

lượng, chất lượng lao động Tuyển dụng, bố trí phân công công tác cho hợp lý vớichuyên môn trình độ tạo hiệu quả cao trong công tác Theo dõi và thực hiện các chế

độ về lao động, các chính sách về lao động trong Công ty theo đúng quy định của

bộ lao động

* Các đơn vị trực thuộc: như Trung tâm mua sắm, trung tâm làng nghề, nhà

hàng Sao Đỏ, nhà máy sản xuất phân vi sinh, các đội xây dựng có nhiệm vụ triển

Trang 31

khai theo đúng kế hoạch mà cấp trên chỉ đạo Hàng tháng phải báo cáo tình hình lạiCông ty để có hướng chỉ đạo mới.

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn.

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Trong đó nhiệm vụ và chức năng của các kế toán như sau:

* Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ là chỉ đạo, bố trí, sắp xếp cụng việc cho các

thành viên trong phòng kế toán Chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề tài chính củaCông ty trước cơ quan thuế và các cơ quan chủ quản cấp trên Hàng tháng lập báocáo tài chính cho lãnh đạo Công ty và cơ quan thuế Theo dõi, giám sát công tác củacấp dưới để tránh tình trạng sai sút xảy ra

* Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi và tập hợp số liệu do các kế toán

phần hành trong Công ty cung cấp để đến cuối kỳ kế toán lập các báo cáo tài chính

có liên quan theo yêu cầu quản lý và theo đúng chế độ kế toán

* Kế toán TSCĐ, kiêm kế toán vật tư:

- Theo dõi, giám sát giá trị TSCĐ hiện có tại Công ty Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình trích khấu hao, hiện trạng của các TSCĐ, máy móc thiết bị có trong Công ty

Kế toáncác dựán

Kế toántiền mặt,tiền gửikiêm kếtoánlương

Kế toánthuếkiêmtheo dõitình hìnhkinhdoanh

Kế toán trưởng

Trang 32

- Theo dõi chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị các loại hàng hoá, thành phẩm,

nguyên vật liệu của Công ty Hàng tháng đến cuối kỳ phải lập báo cáo Nhập - Xuất

- Tồn các loại hàng hoá, vật liệu…chi tiết cho từng loại hàng hoá

* Thủ quỹ kiêm theo dõi BHXH:

- Theo dõi tình hình thu chi tài chính và quản lý két tiền mặt và tiền gửi củaCông ty Theo dõi tháng lập báo cáo thu chi và kiểm kê quỹ tiền mặt, báo cáo tiềngửi…

- Dựa vào số liệu tiền bảo hiểm hàng tháng của Kế toán tiền lương, thủ quỹtheo dõi số lượng và đóng BHXH, BHYT, BHTN … cho cán bộ công nhân viêntrong Công ty theo đúng chế độ mà Bộ lao động quy định

* Kế toán tiền mặt, tiền gửi kiêm kế toán lương:

- Theo dõi toàn bộ tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của Công ty.Giám sát chặt chẽ tình hình thu - chi các khoản công nợ và quản lý tiền mặt vào sổquỹ đối chiếu với sổ sách kế toán của thủ quỹ, tiền gửi vào sổ chi tiết, chứng từ ghi

sổ theo luật kế toán

- Theo dõi tình hình số lượng lao động hiện có tại công ty, ngày công làmviệc…để làm căn cứ tính ra tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền lương, thưởng,tiền ngoài giờ…cho cán bộ công nhân viên trong Công ty theo đúng chế độ mà bộlao động quy định

* Kế toán thuế kiêm theo dõi tình hình kinh doanh:

- Thu thập toàn bộ các chứng từ có liên quan đến thuế như: hoá đơn mua hàng,hoá đơn bán hàng… để căn cứ vào đó tính ra số thuế phải nộp của Công ty, số thuếđược khấu trừ và các loại thuế khác mà Công ty phải nộp cho Nhà nước theo quyđịnh, hàng tháng phải lập báo cáo thuế

- Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

* Kế toán các dự án: Các kế toán còn lại có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán chi

tiết toàn bộ chi phí và các khoản phát sinh, tình hình thu chi, công nợ và các vấn đềkhác có liên quan đến từng dự án Mỗi kế toán chịu trách nhiệm theo dõi 1 dự án từđầu cho đến khi hoàn thiện dự án và bàn giao công trình

2.1.4.2 Hình thức kế toán tại công ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn.

Trang 33

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của Công ty, để phự hợp và theo dõi mọi hoạtđộng tài chính được chặt chẽ, Công ty áp dụng hình thức hạch toán kế toán theophương pháp Chứng từ ghi sổ

Trình tự hạch toán được miêu tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ khái quát quy trình ghi sổ kế toán ở Công ty Ghi hàng ngày :

Đối chiếu kiểm tra :

Ghi cuối tháng cuối kỳ :

Hàng ngày, căn cứ vào những chứng từ gốc phát sinh, kế toán vào chứng từ ghi

sổ, vào sổ chi tiết phù hợp đối với từng nghiệp vụ phát sinh, vào sổ đăng ký chứng

Trang 34

từ ghi sổ Sau đó từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản liên quan, từ sổ kế toánchi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết Đến cuối kỳ căn cứ vào sổ cái lập bảng còn đốicác tài khoản phát sinh Đối chiếu giữa số liệu trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với

số liệu trong bảng cân đối tài khoản xem đó khớp nhau chưa Sau đó mới dựa vàobảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo tài chính liênquan

2.1.4.3 Một số nội dung khác thuộc chính sách kế toán mà công ty áp dụng

• Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

- Kỳ kế toán năm ( bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 )

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam

• Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định số 15 ngày 20/03/2006 của bộ tàichính ban hành

- Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính

• Các chính sách kế toán áp dụng

1 Nguyên tắc áp dụng các khoản tiền và các khoản tương đương tiền Phươngpháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán

2 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

3 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính )

- Phương pháp khấu hao TSCĐ ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính ): Đườngthẳng

4 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư

- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư

- Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư

5 Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:

Trang 35

- Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn vào cơ sở kinhdoanh đồng kiểm soát.

- Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn

- Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn

6 Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Ghi nhận vào chi phí SXKD

- Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trongkỳ

7 Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác

- Chi phí trả trước

- Chi phí khác

- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước

- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại

8 Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo chi phí thực tế đã sử dụng

9 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả

10 Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốnkhác của chủ sở hữu

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lêch đánh giá lại tài tài sản

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lêch tỷ giá

- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhận chưa phân phối

11 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

12 Phương pháp tính thuế GTGT: áp dụng theo phương pháp khấu trừ.

2.2.THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN

2.2.1.Tổ chức chừng từ và hạch toán ban đầu

2.2.1.1.Hình thức kế toán hạch toán sổ sách kinh tế áp dụng tại Công ty

Đặc điểm hệ thống chứng từ sử dụng:

Căn cứ vào quy mô sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý Công ty

CP Việt Tiên Sơn đã lựa chọn các loại chứng từ sau:

Trang 36

- Chứng từ tiền tệ: phiếu thu, chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toántạm ứng, giấy báo nợ ngân hàng, bảng kiểm kê quỹ

- Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thiết bị kho

- Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận tài sản, thẻ TSCĐ, biên bản thanh

Các chứng từ này được thu nhập, xử lý và lưu tại phòng kế toán định kỳhàng tháng kế toán tổng hợp tất cả số liệu lập báp cáo kế toán chung toàn Côngty

Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty

Kế toán Công ty sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quy định củachế độ kế toán Việt Nam

2.2.2 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.2.1 Hình thức tiền lương áp dụng tại Công ty

Công ty CP Việt Tiên Sơn áp dụng hình thức lương thời gian

- Hình thức lương thời gian: Trả lương theo thời gian là hình thức trảlương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, mức độ hoànthành công việc được giao và thang lương của họ

Các doanh nghiệp chỉ áp dụng hình thức tiền lương thời gian cho nhữngcông việc chưa xác định được mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sảnphẩm Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính,quản trị, thống kê, kế toán, tài vụ theo hình thức lương thời gian thì tiền lươngphải trả được xác định:

Tiền lương theo thời gian = Thời gian làm việc x đơn giá tiền lương thời gian

Thông thường tiền lương thời gian được chia thành: tiền lương tháng,tiền lương tuần, tiền lương giờ, cụ thể:

Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu x hệ số cấp bậc x phụ cấp (nếu có)

Trang 37

Mức lương ngày = Mức lương tháng

Số ngày làm việc theo chế độ

8 giờHình thức lương thời gian có 2 loại: là tiền lương thời gian giản đơn vàtiền lương tháng có thưởng

+ Tiền lương thời gian giản đơn: đây là hình thức sử dụng mức lương và

đơn giá lương chế độ để tính lương Hình thức này bỏ qua thái độ lao động,hình thức sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị trong quá trình lao động

+ Tiền lương thời gian có thưởng: thực chất của hình thức lương này là

sự kết hợp tiền lương thời gian giản đơn tiền thưởng khi đảm bảo và các vượtmức các chỉ tiêu đã quy định như: tiết kiệm thời gian lao động, tiết kiệmnguyên vật liệu, đảm bảo giờ công, ngày công, nâng cao năng suất lao động haychất lượng sản phẩm

Tiền lương thời gian có thưởng = tiền lương thời gian giản đơn + tiền thưởng Hình thức này không những chỉ phản ánh được trình độ thành thạo, thờigian làm việc thực tế của người lao động mà còn thực hiện được thành tích laođộng của từng người thông qua các chỉ tiêu đạt được,do vậy sẽ khuyến khíchđược người lao động quan tâm trách nhiệm và phần công việc của mình, tíchcực đưa ra các sáng kiến cải tạo có ích cho doanh nghiệp

- Hình thức lương khoán: lương khoán là hình thức lương trả cho ngườilao động căn cứ vào khối lượng và chất lượng công việc và thời gian hoànthành Xét về bản chất thì đây là hình thức phát triển cao hơn của hình thức trảlương theo sản phẩm vì nó đã khắc phục được những điểm còn hạn chế củahình thức trả lương theo sản phẩm đơn thuần Áp dụng trả lương cho khối côngtrường, thi công công trình

Tiền lương khoán = Khối lượng khoán x Định mức hoàn thành x Đơn giákhoán

2.2.2.2 Phương pháp tính lương và các khoản phải trả cho người lao động

• Phương pháp tính lương

Trang 38

Công ty trả lương theo hình thức lương thời gian,trả một lần vào cuối tháng.Cácchứng từ thanh toán lương theo thời gian bao gồm:

- Bảng chấm công

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng phân bổ lương, BHXH, BHYT,BHTN,KPCĐ

- Công thức tính:

Lương thời gian = Số ngày làm việc thực tế x Đơn giá tiền lương

Dựa vào bảng chấm công, một ngày làm việc 8 tiếng được quy đổi thành mộtcông

• Các chứng từ khi hạch toán tiền lương:

Để theo dõi thời gian lao động và các khoản thanh toán cho người lao động nhưtiền lương, các khoản phụ cấp (độc hại, ngày lễ) kế toán sử dụng một số chứng từsau:

- Bảng chấm công (Mẫu số: 01 – LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số: 02 – LĐTL)

* Bảng chấm công: Theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừngviệc, nghỉ BHXH, học, họp làm căn cứ tính trả lương, BHXH cho toàn bộ côngnhân viên

Mỗi bộ phận phòng ban, tổ phải lập bảng chấm công từng ngày từng tháng.Hàng ngày trưởng các đơn vị hoặc các cán bộ chấm công cho từng người, cột từ 1 -

31 theo ký quy định

Cuối tháng người chấm công phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công, cácchứng từ liên quan (phiếu nghỉ BHXH) về bộ phận kế toán để kiểm tra, đối chiếuquy ra công để tính lương

Với cách làm tương tự như trên kế toán tính toán được tiền lương cho toàn thểcán bộ công nhân viên trong các phòng ban, bộ phận quản lý lên bảng tổng hợpchung cho toàn công ty

• Quy định của công ty về hình thức trả lương, mức lương, mức phụ cấpđược hưởng của người lao động( theo hợp đồng lao động thỏa thuận hai bên đã kýkết)

Bảng 2 Mức lương của CNV tại tháng 03 năm 2013 của Công ty

Trang 39

Đơn vị : VNĐ

Đối tượng áp dụng Thời gian

công tác

Tiền lươnghợp đồng

Phụ cấp

Ghi chúTrách

nhiệm Đi lại

trườngNhân viên kế toán,

đầu tư

< 1 năm 3.000.000

>1 năm 3.500.000Nhân viên hành

• Tiền lương của người lao động được điều chỉnh hoặc thay đổi khi:

- Điều chỉnh lương phù hợp theo quy định của Bộ Lao động

- Tăng lương cho người lao động 3 năm một lần

- Tăng lương theo thâm niên làm việc, năng lực và sự đóng góp công sứccho Công ty

- Lương cơ bản là căn cứ tính BH dựa vào hợp đồng lao động và quyết địnhtăng lương

Ví dụ hợp đồng lao động của công ty ký kết với người lao động thể hiện công ty trả lương cho người lao động theo hình thức thời gian (lương tháng) làm 48 tiếng/ tuần, 26 công/ tháng

Trang 40

CTY CỔ PHẦN VIỆT TIÊN SƠN

Số : 74 /HĐLĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc -

Hải Dương, ngày 01 tháng 12 năm

2012

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo TT Số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003

của Bộ Lao động - Thương binh Xã hội)Chúng tôi, một bên là Ông : Đặng Gia Mỵ Quốc Tịch Việt nam

Chức vụ : Giám Đốc

Đại diện cho : Công Ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn

Địa chỉ : Phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, Hải Dương

Điện thoại : 0320 6266288

Và một bên là anh : Dương Thị Linh Quốc Tịch Việt Nam

Sinh ngày 16 tháng 04 năm 1989 Tại Bến Tắm, Chí Linh, Hải Dương

Nghề nghiệp: Kế toán

Địa chỉ thường trú: Bến Tắm, Chí Linh, Hải Dương

Số CMTND: 142467028 ngày 03/ 09 /2008 Tại Công an Hải Dương

Số sổ Lao động: 68 Cấp ngày : 11/ 12/2012 Tại BHXH thị xã Chí Linh

Thoả thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau

đây:

ĐIỀU 1 : Thời hạn và công việc hợp đồng

- Loại hợp đồng lao động: Có thời hạn 02 năm

- Từ ngày 01 tháng 12 năm 2012 Đến ngày 01 tháng 12 năm 2014

- Thời gian thử việc: 3 tháng

- Địa điểm làm việc: Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn, Cộng Hòa - Chí Linh - Hải Dương

- Chức danh chuyên môn : Nhân viên kế toán

Ngày đăng: 24/12/2014, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w