2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Trong đó nhiệm vụ và chức năng của các kế toán như sau:
* Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ là chỉ đạo, bố trí, sắp xếp cụng việc cho các
thành viên trong phòng kế toán. Chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề tài chính của Công ty trước cơ quan thuế và các cơ quan chủ quản cấp trên. Hàng tháng lập báo cáo tài chính cho lãnh đạo Công ty và cơ quan thuế. Theo dõi, giám sát công tác của cấp dưới để tránh tình trạng sai sút xảy ra.
* Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi và tập hợp số liệu do các kế toán
phần hành trong Công ty cung cấp để đến cuối kỳ kế toán lập các báo cáo tài chính có liên quan theo yêu cầu quản lý và theo đúng chế độ kế toán.
* Kế toán TSCĐ, kiêm kế toán vật tư:
- Theo dõi, giám sát giá trị TSCĐ hiện có tại Công ty. Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình trích khấu hao, hiện trạng của các TSCĐ, máy móc thiết bị có trong Công ty.
Kế toán tổng hợp Thủ quỹ, kiêm theo dõi BHXH Kế toán TSCĐ, kiêm kế toán vật tư Kế toán các dự án Kế toán tiền mặt, tiền gửi kiêm kế toán lương Kế toán thuế kiêm theo dõi tình hình kinh doanh Kế toán trưởng
- Theo dõi chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị các loại hàng hoá, thành phẩm, nguyên vật liệu của Công ty. Hàng tháng đến cuối kỳ phải lập báo cáo Nhập - Xuất.
- Tồn các loại hàng hoá, vật liệu…chi tiết cho từng loại hàng hoá.
* Thủ quỹ kiêm theo dõi BHXH:
- Theo dõi tình hình thu chi tài chính và quản lý két tiền mặt và tiền gửi của Công ty. Theo dõi tháng lập báo cáo thu chi và kiểm kê quỹ tiền mặt, báo cáo tiền gửi…
- Dựa vào số liệu tiền bảo hiểm hàng tháng của Kế toán tiền lương, thủ quỹ theo dõi số lượng và đóng BHXH, BHYT, BHTN …. cho cán bộ công nhân viên trong Công ty theo đúng chế độ mà Bộ lao động quy định.
* Kế toán tiền mặt, tiền gửi kiêm kế toán lương:
- Theo dõi toàn bộ tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của Công ty. Giám sát chặt chẽ tình hình thu - chi các khoản công nợ và quản lý tiền mặt vào sổ quỹ đối chiếu với sổ sách kế toán của thủ quỹ, tiền gửi vào sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ theo luật kế toán.
- Theo dõi tình hình số lượng lao động hiện có tại công ty, ngày công làm việc…để làm căn cứ tính ra tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền lương, thưởng, tiền ngoài giờ…cho cán bộ công nhân viên trong Công ty theo đúng chế độ mà bộ lao động quy định.
* Kế toán thuế kiêm theo dõi tình hình kinh doanh:
- Thu thập toàn bộ các chứng từ có liên quan đến thuế như: hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng… để căn cứ vào đó tính ra số thuế phải nộp của Công ty, số thuế được khấu trừ và các loại thuế khác mà Công ty phải nộp cho Nhà nước theo quy định, hàng tháng phải lập báo cáo thuế.
- Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Kế toán các dự án: Các kế toán còn lại có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán chi
tiết toàn bộ chi phí và các khoản phát sinh, tình hình thu chi, công nợ và các vấn đề khác có liên quan đến từng dự án. Mỗi kế toán chịu trách nhiệm theo dõi 1 dự án từ đầu cho đến khi hoàn thiện dự án và bàn giao công trình.
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của Công ty, để phự hợp và theo dõi mọi hoạt động tài chính được chặt chẽ, Công ty áp dụng hình thức hạch toán kế toán theo phương pháp Chứng từ ghi sổ.
Trình tự hạch toán được miêu tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ khái quát quy trình ghi sổ kế toán ở Công ty Ghi hàng ngày :
Đối chiếu kiểm tra : Ghi cuối tháng cuối kỳ :
Hàng ngày, căn cứ vào những chứng từ gốc phát sinh, kế toán vào chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết phù hợp đối với từng nghiệp vụ phát sinh, vào sổ đăng ký chứng
Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ ( thẻ) kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 334,338 Sổ tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số
từ ghi sổ. Sau đó từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản liên quan, từ sổ kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết. Đến cuối kỳ căn cứ vào sổ cái lập bảng còn đối các tài khoản phát sinh. Đối chiếu giữa số liệu trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với số liệu trong bảng cân đối tài khoản xem đó khớp nhau chưa. Sau đó mới dựa vào bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo tài chính liên quan.
2.1.4.3. Một số nội dung khác thuộc chính sách kế toán mà công ty áp dụng.
• Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Kỳ kế toán năm ( bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 ) - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
• Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định số 15 ngày 20/03/2006 của bộ tài chính ban hành.
- Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán - Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính
• Các chính sách kế toán áp dụng
1. Nguyên tắc áp dụng các khoản tiền và các khoản tương đương tiền. Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.
2. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính )
- Phương pháp khấu hao TSCĐ ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính ): Đường thẳng
4. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư - Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư
- Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư 5. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
- Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
- Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn - Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn 6. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Ghi nhận vào chi phí SXKD
- Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ
7. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác - Chi phí trả trước
- Chi phí khác
- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước
- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại
8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo chi phí thực tế đã sử dụng 9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả 10. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lêch đánh giá lại tài tài sản - Nguyên tắc ghi nhận chênh lêch tỷ giá
- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhận chưa phân phối 11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
12. Phương pháp tínhthuế GTGT: áp dụng theo phương pháp khấu trừ.