1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty cổ phần đay và may hưng yên

83 340 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Do vậy trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đay và May Hưng yên em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên” làm khóa luận tốt nghiệp.CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vật liệu và công cụ dụng cụ 1.1.1.1. Khái niệm CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN 2.1. Đặc điểm về tổ chức SXKD và quản lý SXKD tại Công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên công ty: Công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên Tên tiếng anh: Hung Yen jute and garment joint stock company. Địa chỉ: 311 Lê Văn Lương, Phường An Tảo, Thị xã Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên. Điện thoại: ( 84 321) 3862155, 3862483. Fax: (84 321) 3864993. Email: maydayhyhn.vnn.vn. Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty cổ phần Đay và May HưngYên.Sơ đồ2.2: bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên.Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Đay và May Hưng YênSơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chungSơ đồ 1.1: Sơ đồ phương pháp ghi thẻ song song Phương pháp này có ưu điểm là: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu, quản lý chặt chẽ sự biến động và hệ số của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. 2.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. a) Đối với nguyên vật liệu công cụ dụng cụ nhập kho Trình tự nhập kho VL, CCDC tại công ty: Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng Sơ đồ 2.5: Trình tự luân chuyển chứng từ nhập vật tư. Giá thực tế của VL, CCDC nhập kho được tính như sau Định kỳ thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ về cho bộ phận kế toán. Dưới đây là một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9 năm 2012: Ví dụ 1: Ngày 03092012: PNK số 74, mua 320 m vải kaki đơn giá 85.800 đmét, 240 m vải cotton đơn giá 87.700 đmét, 180 m vải lon kẻ đơn giá 56.000 đmét, 200 m lưới lót đơn giá 25.800 đmét của Công ty dệt Thế Hòa về nhập kho, thuế VAT 10%. Chưa thanh toán với người bán. Hoá đơn mua hàng số 0002102, ký hiệu AB12P ngày 03 tháng 9 năm 2012. Biểu 2.1 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3001 Liên 2: ( Giao khách hàng) AB 12P Ngày 03 tháng 09 năm 2012 Số:0002102 Đơn vị bán hàng: Công ty Dệt Thế Hòa Địa chỉ: Lý Thường Kiệt – Hà Nội Điện thoại: 043 9783980 Mã số thuế:0100401524 Họ tên ng¬ười giao hàng: Trần Minh Anh Đơn vị mua: Công Ty cổ phần Đay và May Hưng Yên Mã số thuế: 0900106217 Địa chỉ: 311 Lê Văn Lương, phường An Tảo, Tx Hưng Yên, Hưng Yên. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Số Tài khoản: 102010000353867 Ví dụ 2: Ngày 05092012: PNK số 73, mua 150 bộ quần áo bảo hộ đơn giá 189.000đbộ, 300 chiếc khẩu trang đơn giá 4.500 đ chiếc, 120 chiếc mũ bảo hộ đơn giá 12.500 đchiếc, 1000 chiếc túi nilon đơn giá 2.500 đ chiếc, 400 chiếc thùng carton đơn giá 5.000 đchiếc của Công ty TNHH Thắng Lợi về nhập kho, thuế VAT 10%. Chưa thanh toán với người bán. Hoá đơn mua hàng số 0000993, ký hiệu 62AB12P ngày 05 tháng 9 năm 2012. Biểu 2.7: BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ NHẬP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 092012 b) Đối với nguyên vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho. Trình tự luân chuyển chứng từ xuất kho NVL tại công ty được tiến hành như sau: Căn cứ vào công việc, đòi hỏi phải có vật tư các phân xưởng làm đơn đề nghị cấp vật tư và được sự đồng ý của ban giám đốc. Thủ kho căn cứ vào đơn đó viết phiếu xuất kho, phiếu xuất kho được lập thành 3 liên : + liên 1: lưu kế toán. + liên2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho. + Liên 3: Do người nhận hàng giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng Định kỳ 3 5 ngày thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ về cho bộ phận kế toán. Trình tự xuất vật tư được thể hiện qua sơ đồ sau: Ghi chú : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ xuất vật tư Biểu số 2.10: ĐƠN VỊ: CÔNG TY CP ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT VẬT TƯ Số: 108 Kính gửi: Ban giám đốc Căn cứ vào nhu cầu thực tế sản xuất chúng tôi xin được cấp một số vật tư sau: Biểu số 2.11: ĐƠN VỊ: CÔNG TY CP ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN Mẫu số: 02 – VT Theo QĐ số 152006 QĐ – BTC Ngày 2032006 của Bộ Trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 07 Tháng 09 năm 2012 Số: 108 Nợ TK 627: Có TK 153: Họ tên người nhận: Lương Trường Thành Lý do xuất: Phục vụ sản xuất kinh doanh Địa chỉ bộ phận: Phân xưởng Sản xuất Xuất tại kho: công cụ dụng cụ Biểu 2.12: BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ XUẤT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 92012 Biểu 2.13 ĐƠN VỊ: CÔNG TY CP ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN Mẫu số: S12 – DN Theo QĐ số 152006 QĐ BTC Ngày 2032006 của Bộ Trưởng BTC THẺ KHO Tên nhãn hiệu vật tư: Vải kaki Đơn vị tính: Mét Mã số: VKK Ngày lập thẻ 01 tháng 09 năm 2012 Tại phòng kế toán: + Kế toán chi tiết VL, CCDC căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất do thủ kho chuyển lên, kế toán ghi sổ chi tiết vật liệu , công cụ dụng cụ.( Xem thêm phụ lục số 12 đến số 21 ) Biểu 2.15 ĐƠN VỊ: CÔNG TY CP ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN Mẫu số: S10 DN ( Ban hành theo quyết định số 152006QĐBTC ngày 20032006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Tháng 09 năm 2012 Tài khoản: 152 Tên kho: NVL Tên, quy cách, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ: Vải Kaki ĐVT: mét CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN 3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CCDC TẠI CÔNG TY CP ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN: Biểu số 3.1 Đơn vị: Công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên Địa chỉ: 311, Lê Văn Lương, TP Hưng Yên PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP XUẤT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Từ ngày 01092012 đến ngày 05092012. Biểu số 3.2 Đơn vị: Công ty CP Đay và May Hưng Yên Mẫu số: S04 VT ( Ban hành theo quyết định số 152006QĐBTC ngày 20032006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU BÁO CÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ Bộ phận sử dụng phân xưởng sản xuất 3.2.3.Mở sổ nhật ký mua hàng. Công ty nên mở số nhật ký mua hàng để theo dõi tình hình mua NVL,CCDC để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình nhập vật tư của DN,giúp cho việc so sánh đối chiếu số liệu rễ dàng hơn. Biểu 3.3. SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hoạt động chủ yếu theo quy luật cạnh tranh mà cạnh tranh là sự giành giật thị trường, khách hàng, đối tác trên ưu thế về chất lượng sản phẩm, giá cả hàng hóa.Để có được thắng lợi trong cạnh tranh và để mỗi doanh nghiệp có thể khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thì không còn cách nào khác buộc các doanh nghiệp phải tìm một phương thức quản lý sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của riêng mình. Bất cứ một doanh nghiệp sản xuất muốn phát triển thì phải cần đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất đó là nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là nhân tố quan trọng cấu thành lên thực thể của sản phẩm, nó không những quyết định đến chất lượng sản phẩm mà còn có ảnh hưởng lớn đến giá bán của sản phẩm , sản phẩm doanh nghiệp làm ra sẽ quyết định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có nguyên vật liệu tốt, sử dụng hợp lý trong sản xuất. Xuất phất từ vai trò cũng như tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh, thì việc hạch toán nguyên vật liệu trong từng doanh nghiệp là điều không thể thiếu, nó giúp doanh nghiệp quản lý đầy đủ, chính xác, đúng chủng loại chất lượng của từng loại nguyên vật liệu, từ đó giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí hạ giá thành sản phẩm, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Do vậy trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đay và May Hưng yên em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận vận dụng vào thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Đay và may Hưng Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1 - Phạm vi: Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên - Thời gian: 01/01/2013 đến 31/01/2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên em đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, thu thập, đánh giá, phân tích, tổng hợp số liệu, để hoàn thành khoá luận của mình. 5. Kết cấu khoá luận Nội dung chính của khoá luận được chia làm 3 phần: CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN. Em xin cảm ơn người trực tiếp hướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em thực hiện đề tài này. Với kiến thức đã được tích luỹ trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu thực tế tại công ty, mặc dù em đã cố gắng nỗ lực tìm hiểu và học hỏi, nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót trong khóa luận. Rất mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến bổ sung để báo cáo khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vật liệu và công cụ dụng cụ 1.1.1.1. Khái niệm * Nguyên vật liệu: Là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dung cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu khi tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh cấu thành lên thực thể của sản phẩm. * Công cụ, dụng cụ: Là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng quy định để xếp vào tài sản cố định. 1.1.1.2. Đặc điểm vật liệu và công cụ, dụng cụ Bất kỳ một nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại đều có đặc trưng chung là sự tác động của con người vào các yếu tố lực lượng tự nhiên nhằm thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người. Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu được gọi là đối tượng lao động, còn công cụ dụng cụ được gọi là tư liệu lao động và chúng có những đặc điểm như sau: - Đặc điểm của vật liệu + Vật liệu chỉ tham gia duy nhất vào một chu kì sản xuất. + Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó không giữ nguyên được hình thái ban đầu. + Giá trị của vật liệu được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Đặc điểm của công cụ, dụng cụ. + Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh . + Giá trị công cụ, dụng cụ được chuyển dịch dần dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Công cụ, dụng cụ không thay đổi hình dạng ban đầu . 1.1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất. 3 - Trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm. Còn công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động. Chính vì vậy vật liệu và công cụ, dụng cụ luôn có vai trò quan trọng. - Khi nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mà thiếu thì lúc đó sẽ làm cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm bị gián đoạn, không được diễn ra thường xuyên. Mà trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí về các loại NVL, công cụ, dụng cụ thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất do vậy nếu tình trạng này xảy ra sẽ làm cho chi phí tăng lên vì phát sinh thêm chi phí ngưng sản xuất, từ đó sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. - Khi NVL, công cụ, dụng cụ thừa sẽ gây ra tình trạng ứ đọng, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, làm tăng thêm chi phí bảo quản vật liệu trong kho. Do vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần xây dựng định mức NVL, công cụ, dụng cụ hợp lý để làm sao chi phí bỏ ra của doanh nghiệp là ít nhất, đạt hiệu quả kinh doanh cao. - Tổ chức tốt công tác kế toán NVL - công cụ dụng cụ là một biện pháp quan trọng để quản lý NVL - công cụ, dụng cụ nhằm chống thất thoát, lãng phí, đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ cho quá trình sản xuất. 1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu. Vật liệu trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau có giá trị, công dụng và nguồn hình thành khác nhau. Vì vậy cần phải phân loại vật liệu nhằm tạo điều kiện cho việc hạch toán và quản lý vật liệu. * Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu được chia thành các loại sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Nguyên liệu, vật liệu chính bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm, nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, tăng thêm chất lượng sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ 4 nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, hương liệu). - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí ( than củi, hơi đốt,than cám ) - Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. * Căn cứ vào mục đích công dụng cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu được chia như sau: - Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm. - Nguyên liệu, vật liệu dùng cho các nhu cầu khác trong doanh nghiệp như: phục vụ cho công tác quản lý tại các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Cho nhu cầu bán hàng, phục vụ cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp. * Căn cứ vào nguồn hình thành vật liệu lại chia vật liệu thành: vật liệu nhập do mua ngoài, do gia công chế biến, nhận vốn góp liên, biếu tặng. 1.1.2.2. Phân loại công cụ dụng cụ Công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp cũng gồm nhiều loại khác nhau, được sử dụng cho các mục đích khác nhau: * Theo cách phân bổ vào chi phí thì công cụ dụng cụ bao gồm: - Loại phân bổ 100% (1 lần): Là những công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng ngắn, có giá trị nhỏ. - Loại phân bổ nhiều lần: Là những công cụ dụng cụ có giá trị lớn hoặc thời gian sử dụng dài. Loại này được chia thành loại phân bổ 2 lần và loại trừ dần. * Theo nội dung công cụ dụng cụ bao gồm: - Lán trại tạm thời, đà giáo, cốt pha dùng trong xây dựng cơ bản, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất. 5 - Bao bì tính giá riêng dùng để đóng gói hàng hoá trong quá trình bảo quản hàng hoá hoặc vận chuyển hàng hoá vật tư đi bán: (bao gồm; Dụng cụ đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ; Dụng cụ đồ nghề; Khuôn đúc các loại; Quần áo bảo hộ lao động) * Theo yêu cầu quản lý và theo yêu cầu ghi chép kế toán công cụ dụng cụ gồm: - Công cụ dụng cụ: Gồm tất cả các CCDC sử dụng phục vụ cho mục đích sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp. - Bao bì luân chuyển: Là những bao bì được luân chuyển nhiều lần dùng để chứa đựng vật tư. - Đồ dùng cho thuê. * Theo mục đích và nơi sử dụng công cụ dụng cụ gồm: Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh; Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý; Công cụ dụng cụ dùng cho nhu cầu khác. 1.1.3. Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ 1.1.3.1. Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ theo giá thực tế - Tính giá vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập: Nội dung tính giá gốc của NVL, công cụ, dụng cụ được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập. + Vật liệu, công cụ, dụng cụ mua ngoài: Giá nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua - Giảm giá hàng mua được hưởng Giá mua ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có). Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, sắp xếp, bảo quản, phân loại, đóng gói, bảo hiểm từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua NVL, công cụ, dụng cụ và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có). Chú ý: - Trường hợp doanh nghiệp mua NVL, công cụ, dụng cụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá của NVL, công cụ, dụng cụ mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. - Trường hợp doanh nghiệp mua NVL, công cụ, dụng cụ dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá trị NVL, 6 công cụ, dụng cụ mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có). - Đối với NVL, công cụ, dụng cụ mua bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi tăng giá trị NVL, công cụ, dụng cụ nhập kho. + Vật liệu, công cụ, dụng cụ tự sản xuất: Giá nhập kho là giá thành thực tế sản xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ và chi phí chế biến. + Vật liệu, công cụ, dụng cụ thuê ngoài chế biến Giá nhập kho = Giá xuất vật liệu đem gia công, chế biến + Tiền thuê gia công chế biến + Chi phí vận chuyển khi giao nhận gia công + Vật liệu, công cụ, dụng cụ nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: Giá nhập kho là giá được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận. + Vật liệu, công cụ, dụng cụ được biếu tặng: Giá nhập kho là giá thực tế được xác định theo thời giá trên thị trường . + Vật liệu, công cụ, dụng cụ thu nhặt được, phế liệu thu hồi là giá thực tế ước tính có thể sử dụng được hoặc giá có thể bán được trên thị trường. - Tính giá vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất Vì giá thực tế của NVL, công cụ, dụng cụ xuất dùng không giống nhau nên khi tính toán ta có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp đơn giá bình quân: Theo phương pháp này giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ tính theo đơn giá bình quân Đơn giá bình quân gồm: Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ; đơn giá bình quân cuối kỳ trước; đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập. Giá trị của vật liệu công cụ dụng cụ xuất dùng = Số lượng vật liệu công cụ dụng cụ xuất dùng x Đơn giá bình quân - Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ: ĐGBQ cả kỳ dự trữ = Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ * Ưu điểm: Tính toán đơn giản 7 * Nhược điểm: Không chính xác, công việc dồn hết vào cuối tháng ảnh hưởng đến công tác kế toán. - Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập: ĐGBQ = Giá thực tế sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế sau mỗi lần nhập * Ưu điểm: Chính xác, phản ánh kịp thời trị giá thực tế xuất. * Nhược điểm: Tính toán, ghi chép nhiều lần. - Đơn giá bình quân cuối kỳ trước: ĐGBQ cuối kỳ trước = Trị giá VL, CCDC tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước) Số lượng VL, CCDC tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước) * Ưu điểm: Tính toán đơn giản *Nhược điểm: Không chính xác do không tính đến sự biến động của giá cả trong kỳ. + Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này dựa trên giả thuyết vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập trước được xuất hết xong mới nhập lần sau. Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng được tính hết theo giá nhập trước, xuất trước, xong mới tính nhập lần sau. Phương pháp này bảo đảm việc tính giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng đầy đủ kịp thời, chính xác, công việc kế toán không bị dồn nhiều vào cuối tháng nhưng đòi hỏi kế toán chi tiết chặt chẽ, theo dõi đầy đủ số lượng đơn giá từng lần nhập. + Phương pháp giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo đơn giá mua thực tế của lô hàng đó. Phương pháp này tính giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng kịp thời, chính xác nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi chặt chẽ từng lô hàng. + Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Phương pháp này dựa trên giả thuyết vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho sau cùng được xuất trước tiên. Giá thực tế vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho được tính hết theo giá nhập kho lần sau cùng, sau mới tính theo giá nhập lần trước đó. 1.1.3.2. Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ theo giá hạch toán 8 Đối với những doanh nghiệp có chủng loại vật liệu, công cụ, dụng cụ nhiều, việc nhập - xuất được diễn ra thường xuyên, hàng ngày giá vật liệu, công cụ, dụng cụ lại biến động thường xuyên, thông tin về giá cả không kịp thời, nếu sử dụng giá thực tế để phản ánh chi tiết, thường xuyên tình hình nhập - xuất- tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ thì công việc kế toán trở nên phức tạp, tốn sức và có khi không thực hiện được. Vì vậy cần thiết phải sử dụng giá hạch toán để phản ánh chi tiết thường xuyên hàng ngày tình hình nhập - xuất . Giá hạch toán là giá ổn định được thống nhất trong doanh nghiệp trong thời gian dài, có thể là giá kế hoạch hoặc giá quy định ổn định của doanh nghiệp. Giá hạch toán được phản ánh trên các phiếu nhập - xuất và trong kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ. Cuối tháng kế toán cần phải tính điều chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế. Để tính được giá thực tế vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng trước hết phải tính được hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán của vật liệu,công cụ, dụng cụ theo từng loại( ký hiệu là H) Trị giá thực tế vật liệu, CCDC = Giá hạch toán x Hệ số giá Hệ số giá (H) = Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế trong kỳ Trị giá hạch toán tồn đầu kỳ+ Trị giá hạch toán trong kỳ 1.1.4.Vị trí, nội dung và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.1.4.1. Vị trí của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong doanh nghiệp, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ vai trò quan trọng của NVL, công cụ, dụng cụ mà quản lý NVL là công tác không thể thiếu được trong quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất. Nhưng hiện nay NVL ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu về vật chất của con người ngày càng cao, nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi nhu cầu về NVL, công cụ dụng cụ để tạo ra sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng, chất lượng tốt. Như vậy nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, yêu cầu của con người ngày càng khắt khe hơn, sản phẩm tiêu dùng cần tiện lợi và hiện đại hơn. Trong khi đó các ngành sản xuất ở nước ta chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu đó, chưa sản xuất được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nguyên nhân chính là do NVL đầu vào trong nước chưa đáp ứng đầy 9 đủ và kịp thời theo yêu cầu sản xuất, điều này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, lúc này đòi hỏi phải nhập ngoại mà chi phí lại rất cao. Từ những vai trò, đặc điểm của NVL, công cụ, dụng cụ trong quá trình sản xuất và cùng với những ý nghĩa thực tiễn đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ quá trình thu mua vận chuyển, bảo đảm cho quá trình SXKD được tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng, thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, là cơ sở để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tổ chức quản lý chặt chẽ NVL sẽ hạn chế được nhiều mất mát, hư hỏng, giảm bớt được nhiều rủi ro thiệt hại xảy ra trong quá trình SXKD và góp phần nâng cao hiệu quả của đơn vị một cách đầy đủ, xác thực, đảm bảo tính trung thực khách quan của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. - Trong khâu thu mua: NVL, công cụ, dụng cụ là tài sản dự trữ sản xuất thường xuyên biến động. Các doanh nghiệp phải thường xuyên mua NVL, công cụ, dụng cụ để đáp ứng kịp thời cho sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp. Do vậy ở khâu này đòi hỏi phải quản lí về mặt số lượng, khối lượng, quy cách, chủng loại, giá cả và thời hạn cung cấp phải phù hợp theo đúng yêu cầu sử dụng, giá mua phải hợp lý, tiết kiệm chi phí vận chuyển để hạ giá thành sản phẩm. - Trong khâu bảo quản: doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt hệ thống kho tàng bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho việc bảo quản vật liệu, công cụ dụng cụ. Thực hiện đúng các yêu cầu về bảo quản đối với từng loại, từng thứ NVL, công cụ dụng cụ cụ thể để tránh hư hỏng mất mát, đảm bảo chất lượng vật liệu, công cụ dụng cụ không bị giảm sút, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Trong khâu dự trữ: Do doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nên nhu cầu về từng loại NVL, công cụ dụng cụ cũng khác nhau. Chính vì vậy DN cần phải dự trữ hợp lý NVL, công cụ, dụng cụ. Dự trữ hợp lý NVL, công cụ dụng cụ là xác định được mức dự trữ tránh được tình trạng ứ đọng vốn, tốn diện tích kho. Quản lý tốt công tác dự trữ NVL, công cụ dụng cụ cùng với việc quản lý tốt vốn tại khâu dự trữ, tạo sự hài hoà vốn giữa các khâu trong quá trình sản xuất. - Trong khâu sử dụng: Phải xây dựng định mức tiêu hao tiên tiến hiện thực để khống chế sản lượng tiêu hao, cần cải tiến kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt số lượng tiêu hao NVL cho mỗi đơn vị sản phẩm. Mặt khác vật liệu thay thế, tận dụng phế liệu, phế phẩm cải tiến công tác thu mua, bảo quản…vừa giảm bớt số 10 [...]... luụn gn cht vi thay i v bin ng ca nn kinh t th trng ca t nc Trc nhng ũi hi ca th trng tn ti v phỏt trin, Cụng ty ó tỡm nhiu bin phỏp khc phc khú khn nh: nm 1995 Cụng ty cú m thờm mt phõn xng dt bt, nm 1997 tham gia liờn doanh vi Cụng ty May Hng Yờn thnh lp mt cụng ty TNHH l cụng ty May Ph Hin Cụng ty kp thi tranh th s ng h ca cp trờn, ca cỏc Ban ngnh ch ng tỡm kim th trng, phỏt trin cỏc mt hng mi, nõng... nh: Cụng ty ay xut khu Hi Hng, Nh mỏy ay Hng Yờn, Xớ nghip dt thm xut khu Lc in v trm thu mua hng xut khu n Thi, Chõu Giang, Phự Tiờn ly tờn l Xớ nghip Liờn Hip ay Hi Hng Sau ú Cụng ty c thnh lp theo quyt nh s 912/Q- UB ngy 10/11/1992 cú tờn l Cụng ty c phn ay v May Hng Yờn Vi c im cụng ty c t chc li trờn c s sỏt nhp ca nhiu n v l nguyờn nhõn phỏt sinh bm bao khú khn cho cụng ty v s thng trm ca cụng ty. .. DNG C TI CễNG TY C PHN AY V MAY HNG YấN 2.1 c im v t chc SXKD v qun lý SXKD ti Cụng ty c phn ay v May Hng Yờn 2.1.1.Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin cụng ty Tờn cụng ty: Cụng ty c phn ay v May Hng Yờn Tờn ting anh: Hung Yen jute and garment joint stock company a ch: 311 Lờ Vn Lng, Phng An To, Th xó Hng Yờn, Tnh Hng Yờn in thoi: ( 84- 321) 3862155, 3862483 Fax: (84- 321) 3864993 Email: maydayhy@hn.vnn.vn... ct Phũng KCS Phõn xng may I Phú giỏm c KD Phũng hnh chớnh bo v Phõn xng may II Phũng t chc lao ng Phõn xng may III Phũng k toỏn ti v Phũng vt t Ca hng gii sn phm Phõn xng hon thin S 2.2: b mỏy qun lý sn xut kinh doanh ca cụng ty c phn ay v May Hng Yờn 31 Tớnh n ngy 01/05/2012, cụng ty c phn may Hng Yờn cú 2010 cỏn b qun lý v cụng nhõn viờn S lng cỏn b cụng nhõn viờn trong cụng ty nh sau: - Ban Giỏm... trỡnh cụng ngh: Quy trỡnh sn xut kinh doanh ti Cụng ty c phn ay v May Hng Yờn l mt quy trỡnh sn xut liờn tc trong mt dõy truyn sn xut khộp kớn trong tng phõn xng Cụng ty s t to mu trờn c s cỏc n v t hng ca khỏch hng Phũng 29 k thut ra s mu v gi xung cho cỏc b phn ct may. B phn ct tin hnh nhn vi v cỏc ph liu t qun c phõn xng, ct ri a n tng t may T may tin hnh s tin hnh may bao gm may chi tit, may lp... T may T l KCS Thnh phm úng gúi hon thnh Nhp kho S 2.1: Quy trỡnh cụng ngh sn xut ti Cụng ty c phn ay v May HngYờn 2.1.3 c im t chc b mỏy qun lý sn xut kinh doanh Cụng ty c phn ay v May Hng Yờn l doanh nghip cú t cỏch phỏp nhõn hch toỏn kinh t c lp Do quy mụ v pham vi hot ng ln cụng ty ó xõy dng b mỏy qun lý cht ch iu hnh sn xut kinh doanh mt cỏch n nh cú hiu qu gúp phn phỏt trin kinh t t nc ng u cụng... th trng Nhng trong nhng nm gn õy Cụng ty ó tn ti v ang dn phỏt trin, giỏ tr sn xut cụng nghip v doanh thu tng, thu nhp ca cỏn b v cụng nhõn viờn ngy cng c nõng cao, ngha v np ngõn sỏch Nh nc cng tng lờn rừ rt 2.1.2.c im t chc sn xut kinh doanh * c im t chc hot ng sn xut kinh doanh ti Cụng ty Ngnh ngh kinh doanh: - ay- cỏc sn phm - May mc- cỏc cụng ty V sn phm: Cụng ty sn xut ra nhng loi sn phm chớnh... nhau v chu s lónh o tc tip ca Ban giỏm c cụng ty, thc hin cỏc nghip v tỏc nghip trong qun lý, cỏc ch tiờu k hoch, chớnh sỏch, xut cỏc phng hng bin phỏp trong sn xut kinh doanh giỳp cho Ban giỏm c thc hin tt cụng tỏc qun lý cụng ty Ban giỏm c chu trỏch nhim trc hi ng qun tr, thc hin iu hnh sn xut, kinh doanh ca cụng ty v bo m i sng cho cỏn b cụng nhõn viờn ca cụng ty Hi ng qun tr Giỏm c Phú giỏm c k thut... trả lại Chiết khấu thương mại và trị giá hàng tồn kho đầu kỳ TK 133 TK 111, 112, 331, (nếu có) Mua vật tư, hàng hoá về nhập kho trong kỳ (giá mua, chi phí thu mua) TK 133 TK 241, 142, 242, 621, 623, 627, 641, 642, Thuế GTGT TK 333 (3333) Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá NVL, CC, DC xuất kho sử dụng cho SXKD, XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ Thuế nhập khẩu vật liệu, công cụ, hàng hoá phải nộp NSNN TK... phũng: 13 - Nhõn viờn: 85 - Cụng nhõn sn xut: 1.818 - Cụng nhõn phc v: 80 - Bỏc s: 1 - Y s: 3 Nhim v ca tng b phn nh sau: - Hi ng qun tr cú nhim v qun lý, iu hnh chung cụng ty - Ban giỏm c gm cú ba ngi: + 01 Giỏm c do hi ng qun tr b nhim v l ngi chu trỏch nhim trc hi ng qun tr v hot ng ca cụng ty v iu hnh b mỏy qun lý ca cụng ty L ngi i din cho quyn li v ngha v ca ton cụng ty + 01 Phú giỏm c kinh doanh: . thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đay và May Hưng yên em đã lựa chọn đề tài: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên làm khóa luận. TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ MAY HƯNG YÊN CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU,. dung và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.1.4.1. Vị trí của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong doanh nghiệp, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ thường

Ngày đăng: 24/12/2014, 11:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình môn kế toán doanh nghiệp (Đại học Sao Đỏ) Khác
2. Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh tế (Trường Đại học kinh tế quốc dân ) Khác
3. Giáo trình môn Tài chính doanh nghiệp (Trường Đại học kinh tế quốc dân) Khác
4. Giáo trình môn kiểm toán(Trường Đại học kinh tế quốc dân ) 5. Chuẩn mực kế toán(Bộ tài chính) Khác
6. Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán thuế VAT (Trường Đại học kinh tế quốc dân ) Khác
7. Giáo trình hướng dẫn và thi hành chế độ sổ sách kế toán ( Nguyễn Văn Nhiệm ) Khác
8. Chế độ kế toán doanh nghiệp ( Bộ tài chính) Khác
9. Sổ sách kế toán tại Công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w