1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội

78 1,9K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 364,5 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung ngành trồng trọt cũngtừng bước phát triển rất phong phú, đa dạng về quy mô, lực lượng sản xuất và đã áp dụng các tiến bộ khoa học công ng

Trang 1

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ - Thanh

Trì - Hà Nội

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực kháccủa nền kinh tế quốc dân Thì sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thànhtựu quan trọng Trong nông nghiệp trồng trọt là một trong 2 ngành chủ yếu đó

là cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệucho ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến Giai đoạn 1991 -

2000 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4% (mục tiêu đề ra là 4,0 - 4,2%).Sản lượng lương thực bình quân của người dân từ 330kg năm 1990 lên 435 kgnăm 2000 Nếu 1997 theo giá trị hiện hành giá trị sản xuất nông nghiệp mớiđạt 98852,3 tỷ đồng thì năm 2000 đạt 125384,4 tỷ đồng [7], trong đó trồngtrọt chiếm khoảng 76% - 79,5% Năm 1997 giá trị sản xuất ngành trồng trọtđạt 74492,5 tỷ đồng, đến năm 2000 đạt 86860 tỷ đồng [8]

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung ngành trồng trọt cũngtừng bước phát triển rất phong phú, đa dạng về quy mô, lực lượng sản xuất và

đã áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất và chia thành nhiều ngành sản xuất khác nhau Mỗi một ngànhđều có vai trò, vị trí nhất định trong nền sản xuất không ngành phủ nhậnngành nào

ở nước ta có lợi thế là khí hậu nhiệt đới gió mùa, về sinh học quỹ gen dồidào nên sản xuất rau ở nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển Đã và đangtrở thành mòi nhọn trong sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng vì mụctiêu công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo định hướng

mà Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã đề ra Xuất phát từ chiến lược đó, Bộnông nghiệp và PTNT đã xây dựng dự án sản xuất rau quả, hoa, cây cảnh thời

Trang 2

kỳ 2001 - 2010 với mục tiêu cải thiện đời sống người dân nông thôn và tạo rakhối lượng lớn hàng hoá xuất khẩu.

Ngành sản xuất rau được cả nước quan tâm vì rau xanh là nhu cầu khôngthể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người Đặc biệt là khi lươngthực và các thức ăn giàu đạm được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chấtlượng của rau lại càng tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinhdưỡng và kéo dài tuổi thọ mà tục ngữ Việt Nam có câu "Cơm khôgn rau nhưđau không thuốc"

Mặt khác đối với người sản xuất rau là cây trồng ngắn ngày, từng đượcnhiều vụ trong năm nên tăng hệ số sử dụng đất, tạo công ăn việc làm chongười lao động và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân

Để cho cơ thể con người hoạt động bình thường theo các nhà dinh dưỡnghọc cho rằng cần cung cấp 2300 - 2500 kcal/ngày Trong đó phải có 250 - 300gam rau/ngày tương đương với 7,5 - 9kg/người/tháng Hay 90 - 108 kg rau/người/năm [1]

ở nước ta hiện nay, dân số có khoảng hơn 80 triệu người thì cần phải có

7200 - 8640 nghìn tấn rau Năm 2002 sản xuất rau mới đạt 6956,4 nghìn/tấnrau các loại Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu rau ở trong nước cũng nhưhướng tới xuất khẩu thì cần phải có sự đóng góp đầy đủ từ người sản xuất raucũng như các cơ quan hữu trách

Những năm gần đây, nước ta cảnh báo về ngộ độc thực phẩm trên mọiphương tiện thông tin đại chúng Theo số liệu chưa đầy đủ của Bộ y tế năm

2000 - 2001 có 440 ca ngộ độc thực phẩm với hơn 8000 người bị và 122người bị chết [20] thêm vào đó đời sống của nhân dân ngày càng tăng nhu cầu

sử dụng rau an toàn là rất chính đáng và vô cùng cần thiết

Xuất phát từ thực tế, năm 1994 thành phố Hà Nội đã triển khai chươngtrình sản xuất rau an toàn Từ đó đến nay vẫn được duy trì và phát triển.Thành phố quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tại các huyện ngoại thành,Thanh Trì cũng là một trong những huyện được quy hoạch vùng sản xuất rau

Trang 3

an toàn Yên Mỹ là huyện Thanh Trì có nhiều lợi thế và tiềm năng nên năm

1996 đã bắt đầu sản xuất rau an toàn theo quy trình của thành phố Hà Nội.Những năm qua sản lượng rau hàng hoá của xã đạt khoảng 2000 tấn - 2500tấn Rau sản xuất ra được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hà Nội Giá trị sảnphẩm hàng hoá bình quân những năm gần đây đạt 4,5 - 5 tỷ đồng Mặc dù, đãđạt được những kết quả đáng khích lệ làm cho người nông dân phấn khởi, tintưởng vào cái mới song vẫn còn nhiều tồn tại trong vấn đề sản xuất rau antoàn: Đó là người nông dân chưa thực sự chủ động trong việc sản xuất, ruộngđất vẫn còn manh mún chưa tập trung đó là những khó khăn cho người dântrong việc đầu tư thâm canh, chăm bón Quy trình sản xuất rau an toàn đôi khikhông tuân thủ triệt để nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ làm người tiêu dùnggiảm độ tin cậy Từ những hạn chế đó làm cho hiệu quả kinh tế của việc sảnxuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ giảm đi cả về số lượng cũng như chất lượng

Từ đó, để góp phần phát huy những tiềm năng, lợi thế và khắc phụcnhững hạn chế trong sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ nhằm nâng cao hiệuquả kinh tế trong sản xuất rau an toàn của xã, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài

"Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ - ThanhTrì - Hà Nội"

I.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

I.2.1 Mục tiêu chung.

Bám sát cơ sở để nắm bắt tình hình sản xuất rau an toàn, từ đó đưa ranhững giải pháp về kinh tế, kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tếsản xuất rau an toàn cho các hộ nông dân ở xã Yên Mỹ

Trang 4

- Nhận xét, đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn ở xã, từ đó tìm ranhững tồn tại, khó khăn của việc sản xuất rau an toàn.

- Đề ra định hướng và một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ

Trang 5

I.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

I.3.1 Đối tượng nghiên cứu.

- Hé nông dân sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Căn cứ vào tình hình

để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau antoàn

I.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 6

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

II.1.1 Cơ sở khoa học về sản xuất và tiêu thụ.

II.1.1.1 Khái niệm về sản xuất:

Sản xuất là sự kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm sản xuất làquá trình lao động tạo ra của cải không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại cầnthiết cho sự tồn tại phục vụ lợi Ých của xã hội [2]

+ Đầu vào là tất cả các yếu tố sử dụng trong sản xuất như vốn đầu tư…còn đối với sản xuất rau đầu vào bao gồm đạm, lân, ka li, giống, công chămsóc và một số yếu tố khác…

+ Đầu ra là kết quả của quá trình sản xuất, bao gồm các sản phẩm hànghoá, dịch vụ không có sẵn trong tự nhiên nhưng nó rất cần thiết cho sự sốngcủa con người Trong sản xuất rau, đầu ra chính là các loại rau thông qua sảnxuất mà có để phục vụ nhu cầu của xã hội và gia đình

Đầu vào và đầu ra không bao giê tách rời nhau, chúng luôn có mối quan

hệ biện chứng với nhau và thể hiện qua hàm sản xuất:

Q = f (Xi)

Trong đó: - Q: là khối lượng sản phẩm Sản xuất ra

- Xi: là các yếu tố đầu vào để tạo ra Q sản phẩm

II.1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ.

Các sản phẩm sản xuất ra đều phải trải qua khâu tiêu thụ thì mới thựchiện được quá trình tái sản xuất sản phẩm đó Vì vậy, tiêu thụ là một khâuquan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình thực hiện giátrị sản phẩm Thông qua quá trình tiêu thụ mà sản phẩm sản xuất ra sẽ đưasang lĩnh vực lưu thông và tới tay người tiêu dùng

Việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng, chấtlượng của sản phẩm, thị trường, cơ sở hạ tầng, sự nhanh nhạy của người sản

Trang 7

xuất, chính sách vĩ mô của chính phủ Đối với rau thì kết quả và hiệu quả kinh

tế phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tiêu thụ Đây là loại sản phẩm cần đượctiêu thụ nhanh sau khi thu hoạch thì mới đem lại số lượng và chất lượng sảnphẩm tốt được Cho nên, cần chú ý khi thu hoạch, bảo quản để tiêu thụ nhanhsản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất rau

II.1.2 Những khái niệm liên quan đến rau an toàn.

II.1.2.1 Khái niệm về rau an toàn:

Sản xuất rau là một ngành trong sản xuất nông nghiệp Vì vậy, muốnhiểu về rau an toàn chúng ta đi từ khái niệm về nền nông nghiệp Hiện naytrên thế giới cũng như Việt Nam có hai quan niệm về nền nông nghiệp sạchlà: Nông nghiệp sạch tương đối và nông nghiệp sạch tuyệt đối [23]

+ Nông nghiệp sạch tương đối:

Là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện pháp thâm canh hiện đại, đặcbiệt là các thành tựu về công nghệ sinh học kỹ thuật cao với các biện pháphữu cơ, sinh học để giảm thiểu tới mức thấp nhất việc sử dụng các loại phânbón và các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học nhằm hạn chế tối đa tác độngxấu của sản xuất đến môi trường Đồng thời các sản phẩm sản xuất không cóhoặc có dưới mức cho phép các dư lượng chất độc nền nông nghiệp này được

áp dụng phổ biến ở các nước phát triển

+ Nông nghiệp sạch tuyệt đối:

Là nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học Nền nông nghiệp nàyngười ta áp dụng các biện pháp hữu và sinh học, trở lại với chế độ canh tác tựnhiên, không dùng các loại phân bón hoá học hay thuốc bảo vệ thực vật hóahọc Nó được trồng trong nhà kính nhà lưới để cách ly với các yếu tố độc hạicủa môi trường bên ngoài Nền nông nghiệp này chủ yếu chỉ được áp dụng ởcác nước phát triển vì họ có nền nông nghiệp tiên tiến có điều kiện về kinh tế

để đầu tư vốn cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp

Trang 8

Xuất phát từ những quan điểm đó mà Tổ chức y tế thế giới (WHO), tổchức nông lương thế giới (FAO), thì rau an toàn phải đảm bảo các yêu câusau:

* Rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng không bị dư hại, dập nát, héo úa,không ngâm, ủ bằng chất hoá học độc hại

* Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat (NO3) và kim loạinặng ở dưới mức cho phép

* Rau không bị sâu bệnh không có vi sinh vật cho người và gia sóc.Ngoài ra, Sở nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh có quanniệm về rau sạch như sau: [4]

* Rau an toàn (rau sạch tương đối) là loại rau mà lượng thuốc bảo vệthực vật, hàm lượng Nitrat,hàm lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gâyhai tồn đọng trong rau an toàn không vượt quá mức cho phép của tổ chức y tếthế giới (WHO)

* Rau sạch tuyệt đối: "Ngoài các tiêu chuẩn trên còn không được dùngthuốc hoá học và thuốc trừ sâu trong canh tác

Ngoài các quan niệm trên, Trần Khắc Thi coi sản phẩm rau là rau antoàn thì phải đáp ứng các yêu cầu sau [3]

* Rau phải sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn tạp chất, thuđúng độ chín, khi rau có chất lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh cóbao bì vệ sinh hấp dẫn

* Đồng thời rau an toàn phải an toàn về chất lượng: Tức là dư lượngthuốc về bảo vệ thực vật, dư lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng và dưlượng vi sinh vật gây hại trong rau không vượt quá mức cho phép của tổ chức

y tế thế giới (WHO)

II.1.2.2 Đặc điểm sản xuất rau an toàn.

Đời sống nhân dân ngày một nâng cao về chất lượng Vì thế nhu cầu củangười dân về rau an toàn là rất chính đáng bởi nó góp phần kéo dài tuổi thọ,tăng sức khoẻ Rau an toàn có những đặc điểm sau:

Trang 9

- Hầu hết tất cả các loại rau an toàn đều phải trải qua thời kỳ ươm câygiống, trong thời kỳ này đòi hỏi phải chăm sóc cẩn thận, loại bỏ những câyxấu, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, do vậy sản phẩm rau phụ thuộcrất nhiều vào cây giống.

- Sản xuất rau nói chung và rau an toàn nói riêng có thời gian sinhtrưởng ngắn, có thể nhiều vụ trong năm góp phần cải tạo đất, nâng cao thunhập cho người nông dân Rau an toàn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trịđóng góp một phần không nhá vào sự phát triển kinh tế nói chung và sự pháttriển của ngành nông nghiệp nói riêng

- Sản xuất rau an toàn đòi hỏi phải bỏ vốn đầu tư cũng như công laođộng nhiều đòi hỏi sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhất định

- Rau là loại cây có nhiều sâu bệnh phá hoại, trong khi đó việc sản xuấtrau an toàn lại đòi hỏi hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng thuốc hoá học Do

đó, phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời hợp lý để đảm bảo chấtlượng rau an toàn

II.1.2.3 Tác hại của việc sử dụng rau không an toàn.

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sảnxuất nông nghiệp trong đó có sản xuất rau cùng với sự nỗ lực phấn đấu củangười dân Nên phát triển tương đối nhanh và đạt được những thành tựu tolớn Cùng với sự phát triển đó, một thực tế là người dân chạy theo lợi nhuận,

Ýt quan tâm đến việc phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc hóa học, phân bónkhông khoa học, các bước chăm sóc thì chưa đúng quy trình kỹ thuật Nên đãgây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người Đặc biệt làngười tiêu dùng không được sử dụng rau an toàn mà phải sử dụng rau không

an toàn Chính vì vậy, số vụ ngộ độc ngày càng gia tăng Khi nền kinh tế càngphát triển thì nguy cơ nhiễm độc của con người ngày càng cao Ngay như sảnxuất rau, nếu lượng NO3 ở dưới mức cho phép thì không gây nguy hiểmnhưng nếu vượt quá ngưỡng cho phép thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứckhoẻ của con người Vì trong cơ thể NO3 bị khử thành NO2 mà NO2 là một

Trang 10

trong những chất vận chuyển oxi trong máu (oxyhaemôglobin) thành chấtkhông hoạt động được gọi là Methaemoglobin ở mức độ cao có thể giảm hôhấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và pháttriển khối u Nếu lượng NO2 trong cơ thể ở mức độ cao có thể gây phản ứngvới amin thành chất gây ung thư gọi là Mitrosamin Thực tế nước ta qua cáccuộc điều tra của Viện nghiên cứu rau quả cho thấy, dư lượng NO3 trung bình

ở cây su hào là từ 645,11 đến 1080,1mg/kg Đối với hành tây dư lượng NO3trung bình 180 - 120mg/kg trong đó WHO quy định < 80mg/kg[3] Vớinhững lý do đó mà chương trình sản xuất rau an toàn được thực hiện là rất cầnthiết và hợp lý với tình hình thực tế

II.1.2.4 Khái niệm về tiêu chuẩn và quy trình rau an toàn.

* Rau an toàn thì phải mang đầy đủ tiêu chuẩn được quy định là an toàn

đó là về rau nhìn bề ngoài không dập nát, ngâm ủ bằng hoá chất Và hàmlươngạ kim loại tồn dư bảo vệ thực vật không được quá mức cho phép quyđịnh

* Quy trình sản xuất rau an toàn

Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc nước mà việc xây dựng quytrình sản xuất rau an toàn sao cho hợp lý ở nước ta Sở khoa học công nghệ vàmôi trường đã đưa ra quy trình sản xuất rau an toàn [5]

- Môi trường sản xuất rau an toàn như đất, nước, không khí phải tronglành, xa khu nước thải, chất thải của thành phố, khu công nghiệp, bệnh viện

và khí thải cảu xe cơ giới

- Phương thức và trình độ sản xuất: rau an toàn phải được sản xuất trongvùng quy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ nhất là về phân bón và thuốctrừ sâu Người sản xuất phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức và tiếp thu đượcquy trình sản xuất mới

- Đất trồng: Phải là đất cao ráo, dễ thoát nước, thích hợp với sinh trưởng

và phát triển của cây rau Đất không bị nhiễm đốc của thuốc trừ sâu và kim

Trang 11

loại nặng, chọn đất xa khu công nghiệp, xa các bệnh viện, nghĩa trang, đườngquốc lé Ýt nhất 200m trở lên.

- Giống và thời vụ gieo trồng: phải chọn những hạt giống tốt, những câycon khoẻ mạnh, không có mầm bệnh có chất lượng và sức chống chịu sâubệnh cao Trước khi gieo trồng hạt giống hoặc cây cây con cần được xử lýbằng hoá chất hoặc bằng nhiệt

- Nước tưới: Vì trong rau chiếm trên 90% nước, nên nước tưới ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng rau Do đó, phải tưới nước sạch cho cây, khôngđược dùng nước bẩn để tưới hoặc rửa rau sau khi thu hoạch, nếu có điều kiệntốt nhất là dùng giống khoan khi nước đã xử lý

- Phân bón: Cấm dùng phân tươi để bón hoặc tưới, mà chỉ dùng phânchuồng đã ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân hỗn hợp hữu cơ, khoángtheo tỷ lệ cân đối Sử dụng phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng củacác đơn vị được phép sản xuất, dùng đúng liều lượng và hướng dẫn

- Thuốc phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừtổng hợp IPM (chọn giống chống bệnh, vệ sinh đông ruộng, luân canh câytrồng) Không được dùng thuốc bảo vệ đã cấm sử dụng mà chỉ sử dụng nhữngthuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, Ýt độc hại đối với ký sinh thiên dịch,phân giải nhanh, đúng liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly cho phép

- Thu hoạch và bảo quản: Cần thu hoạch đúng độ chín của sản phẩm vàthời gian cách ly Sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ lá già, úa, dập nát, bị bệnh,phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn, chất lượng và tiêu thụ kịp thời Đồng thờiphải có điều kiện chế biến và bảo quản theo đúng kỹ thuật nhằm nâng caohiệu quả sản xuất cho con người và được trồng nhiều ở hầu hết các nước trênthế giới Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO) sản lượng raucủa thế giới tăng dần theo thời gian, cụ thể năm 1997 đạt 599.546 nghìn tấn,năm 1998 đạt 604.685 nghìn tấn và năm 1999 là 605.536 nghìn tấn Như vậytrong 3 năm sản lượng rau tăng lên 5990 nghìn tấn hay 0,99% So với các khuvực trên thế giới, châu á là nơi có sản lượng rau lớn nhất trên thế giới Năm

Trang 12

1997 đạt 394.986 nghìn tấn (chiếm 65,88%) Sản lượng rau của thế giới Năm

1998 đạt 397.138 nghìn tấn (chiếm 65,68%) năm 1999 là 397.558 nghìn tấn(chiếm 65,65%)

Trung quốc là nước có sản lượng rau lớn nhất so với các nước trên thếgiới Năm 1999 đạt 234.616 nghìn tấn chiếm 59,01% sản lượng của khu vựcchâu á và 38,75% tổng sản lượng thế giới Cũng năm 1999, Ên độ là nướcđứng thứ 2 về sản lượng rau đạt 55.774 nghìn tấn Tiếp đó là nước Mỹ với sảnlượng 34.537 nghìn tấn Thứ tư là Thổ Nhĩ Kỳ với sản lượng là 21743 nghìntấn Nhật Bản đạt 13.565 nghìn tấn Nga đạt sản lượng 11.298 nghìn tấn Trênđây là một số nước có sản lượng rau lớn trên thế giới Nhìn vào đó ta thấy hầuhết các nước này ở trong khu vực Châu á có khí hậu, thời tiết rất thuận lợi choviệc sinh trưởng và phát triển của cây rau Do đó, cần phải tiếp tục khai thác,đầu tư và phát huy lợi thế so sánh ở khu vực này

II.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRÊN THẾ GIỚI CHÂU Á, VIỆT NAM, HN

II.2.1 Vài nét về sản xuất rau trên thế giới và Châu á.

Rau xanh rất cần thiết cho con người để tồn tại và phát triển bìnhthường, nên cần phải có đủ lượng rau Do đó, rau là loại cây thực phẩm quantrọng cung cấp chất dinh dưỡng khác nhau

Trang 13

Bảng 1: Diện tích năng suất và sản lượng một số loại rau trên thế giới và

Trang 14

(Nguồn theo số liệu của FAO)

Nhìn vào bảng 1 ta thấy của cải đường là rau chiếm diện tích lớn nhấttrên thế giới Diện tích sản lượng, năng suất tương đối ổn định trong 3 năm.Năm 1999 sản lượng đạt 255.565 nghìn tấn Đối với Châu á, diện tích giảmqua 3 năm, năm 1997 là 1333 nghìn ha đến 1999 còn là 1233 nghìn ha Càchua và các loại cà qua 3 năm 1997 đến năm 1999 diện tích, năng suất, sảnlượng đều có xu hướng tăng lên

Đối với dưa hấu, diện tích có biến động tương đối đôi chút, đến năm

1999 sản xuất 2409 nghìn ha Năng suất, sản lượng đều có xu hướng tăng dầnqua 3 năm Năm 1999 đạt 49.042 nghìn tấn, còn đối với Châu á diện tích dưahấu lớn nhất năm 1998, năm 1999 có diện tích 1573 nghìn ha, chiếm 65,29%diện tích dưa hấu trên toàn thế giới Về diện tích năng suất và sản lượng đềutăng dần trong 3 năm Năm 1999 đạt 36616 nghìn tấn

Diện tích trồng rau của thế giới biến động không đáng kể, trong khi đónăng suất lại tăng lên, do đó làm cho sản lượng cũng tăng lên và năm 1999thu được 40.023 nghìn tấn Tiếp đó, cải bắp cũng được trồng nhiều trên thế

Trang 15

giới, diện tích có xu hướng giảm dần sau 3 năm Năm 1999 có 1983 nghìn ha

và châu á là 1204 nghìn ha chiếm khoảng 60,71% diện tích cải bắp toàn thếgiới Tiếp đến, diện tích dưa chuột tăng dần trong 3 năm, năm 1999 đã trồng

1566 nghìn ha năng suất năm 1998 lại giảm 0,85% so với năm 1997 Do mứcgiảm của năng suất nhỏ hơn mức giảm của diện tích nên sản lượng vẫn tăngdần trong 3 năm đến năm 1999 sản lượng đạt 26.682 nghìn tấn Châu á năm

1999 trồng 72,29% diện tích dưa chuột của toàn thế giới, nhưng năng suất lại

có xu hướng giảm đi trong 3 năm là 0,43% dẫn đến sản lượng cũng thay đổi

Cả thế giới và Châu á diện tích ớt và hạt tiêu đều giảm dần qua 3 năm Đếnnăm 1999 diện tích ớt và hạt tiêu của thế giới là 1240 nghìn ha, của Châu á là

687 nghìn ha

Như vậy, chứng tỏ rằng Châu á là vùng có điều kiện thuận lợi để pháttriển rau, đặc biệt là dưa hấu (có diện tích lớn nhất Châu á), đồng thời năngsuất cũng cao hơn hẳn so với thế giới khoảng 15% Có nghĩa là cần có nhữngbiện pháp hợp lý để phát huy lợi thế so sánh của từng vùng sao cho thế giới

và Châu á ngày càng sản xuất được nhiều rau hơn, đặc biệt là rau an toànnhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân

II.2.2 Hình thành sản xuất rau ở Việt Nam.

Bảng 2 Tình hình sản xuất rau của cả nước qua 3 năm 2000 - 2002.

Trang 16

Nhìn vào bảng 2 ta thấy diện tích rau cảu cả nước có biến động qua 3năm, bình quân tăng 3,78% Điều đáng mừng là năng suất rau tăng đều qua 3năm, đến năm 2002 đạt 135 tạ/ha trung bình tăng 3,43% trong 3 năm Donăng suất tăng kéo theo sản lượng cũng tăng, năm 2000 đạt 5792,2 nghìn tấnthì năm 2002 đã đạt 6676,7 nghìn tấn, bình quân trong 3 năm tăng 7,36%.Theo giá cố định năm 2000 giá trị rau của cả nước đạt 5444,7 tỷ đồngchiếm khoảng 4,49% trong tổng sản phẩm nông nghiệp Năm 2002 thì giá trịsản xuất rau đạt 5774 tỷ đồng chiếm khoảng 5,04 tổng giá trị sản phẩm nôngnghiệp và 6,25% trong tổng sản phẩm trồng trọt.

Như vậy, tình hình sản xuất rau trong những năm gần đây ở nước ta rấtkhả quan Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn chưagiải quyết được như áp dụng khoa học kỹ thuật chưa đồng bộ, giống tốt, kỹthuật canh tác còn lạc hậu, đầu tư Ýt… Nên chưa khai thác hết tiềm năng sẵn

có Do đó Đảng, Chính phủ, Nhà nước cần có những giải pháp mang tính chất

vĩ mô để sản xuất rau an toàn ngày càng phát triển

II.2.3 Tình hình sản xuất rau ở Hà Nội.

Bảng 3 Diện tích, năng suất và sản lượng rau qua 3 năm ở Hà Nội.

Tổng sốlượngrau

Rauantoàn

Tổng sốlượngrau

Rau antoàn

Tổng sốlượngrau

Rau antoàn

Năm 1999 diện tích rau của thành phố Hà Nội là 7670 ha năm 2001 tănglên 8400ha

Trang 17

Chóng ta thấy năng suất rau ở Hà Nội cao so với cả nước Năm 1999 đạt

170 tạ/ha thì năm 2001 tăng lệ 188,4 tạ/ha, hay tăng 110,8% so với năm 1999.Trong khi đó sản xuất rau của cả nước năm 2001 đạt 131,4 tạ/ha Năng suấtrau của Hà Nội lên cao như vậy là do người dân ở đây có kinh nghiệm trồngrau lâu đời, đất đai phù sa màu mỡ thuỷ lợi phát triển Do diện tích năng suấtrau tăng lên qua 3 năm và sản lượng cũng tăng lên Năm 1999 đạt 130,3 nghìntấn, năm 2001 đạt 158,3 nghìn tấn

Về rau an toàn cũng tăng dần qua 3 năm như diện tích, năng suất, sảnlượng 1999 - 2001 Năm 1999 diện tích là 1785 ha chiếm 23,27% tổng diệntích rau ở Hà Nội thì năm 2001 là 2145 ha Năng suất rau an toàn cũng tăngqua 3 năm năm 1999 đạt 130 tạ/ha thì năm 2001 đạt 178,5 tạ/ha tăng48,5tạ/ha tương đương 37,3% Vì diện tích và năng suất cũng tăng lên nên sảnlượng cũng tăng năm 2001 đạt 38,5 nghìn tấn Qua đó rau an toàn qua 3 nămđều tăng về mọi mặt nhưng so với rau thường vẫn còn chiếm một phần nhỏbằng 1/4 tổng diện tích rau Do đó cần phải tăng hơn nữa về mặt diện tích rau

an toàn Có thể người trồng rau lo sợ về đầu ra không được ổn định, đầu tưquá nhiều quan trọng là người dân vẫn còn để đất manh mún, hệ số quay vòngcòn chưa hết tiềm năng Chính vì vậy, mà cần phải khắc phục rất lớn củangười trồng rau trước những khó khăn như vậy

II KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN.

II.3.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng củahoạt động kinh tế, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng có nhiều quan điểm vềhiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong mộtđơn vị và khối lượng kết quả hữu Ých của hoạt động sản xuất vật chất, gópphần tăng thêm lợi Ých của xã hội, của nền kinh tế quốc dân

Trang 18

+ Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra

để thực hiện kết quả thu được

II.3.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế.

II.3.2.1 Nội dung hiệu quả kinh tế

Khi bàn về nội dung hiệu quả kinh tế các nhà kinh tế đều cho rằng phảiphân biệt rõ 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả Đó là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quảphân bố và hiệu quả kinh tế

a Hiệu quả kỹ thuật:

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vịchi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất những điều kiện cụ thể về

kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất Hiệu quả kỹ thuật được sử dụngphổ biến trong kinh tế học vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn nhânlực cụ thể

b Hiệu quả phân bố

Hiệu quả phân bố là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm vàgiá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm tính trên mộtđồng chi phí thêm vào đầu vào và giá của đầu ra, vì vậy còn gọi là hiệu quảgiá

c Hiệu quả kinh tế.

Trang 19

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cảhiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật

và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn nhân lựctrong sản xuất

Như vậy, hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia quátrình sản xuất kinh doanh Do đó nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:

- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được) Trước tiên là mục tiêuđạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mụctiêu chung của nền kinh tế quốc dân (được xã hội chấp nhận) hàng hoá sảnxuất ra phải được trao đổi trên thị trường Kết quả đạt được là: Khối lượngsản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng lợi nhuận… so với chi phí bỏ ra

- Xác định yếu tố đầu ra: Đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chiphí lao động, chi phí vốn đầu tư và đất đai

II.3.2.2 Bản chất hiệu quả kinh tế.

Bản chất hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và sự phát triểnkinh tế xã hội của quốc gia đó là thoả mãn ngày càng tăng về vật chất và tinhthần của mọi thành viên trong xã hội

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt vật chất lượngcủa hoạt động kinh tế và là đặc trưng của nền sản xuất xã hội Tuy nhiên trongquá trình sản xuất con người không đơn thuần quan tâm tới hiệu quả kinh tế

mà còn phải xem xét đánh giá đến hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cáchoạt động sản xuất - kinh doanh Trong quá trình sản xuất kinh doanh phảitiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm chi phí làm cho tổng chi phí bình quân trên mộtđơn vị sản phẩm thấp nhất (ATCmin) Đồng thời phải thoả mãn ngày càngtăng lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cho xã hội

II.3.2.3 Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.

+ Tổng giá trị sản xuất (G0): là toàn bộ của cải, vật chất và dịch vụ đượctạo ra trong mét chu kỳ sản xuất trên một đơn vị thời gian

Trang 20

Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i

Pi: Giá trị sản phẩm loại i

+ Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và chiphí dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

n

i i

C I

 1

Trong đó: Ii: Là số đầu vào thứ i đã sử dông

Ci: Đơn giá đầu vào thứ i đã sử dụng

+ Giá trị gia tăng (VA) : là giá trị tăng thêm của người sản xuất khi đầu

tư vào sản xuất Nó là hiệu số giá trị sản xuất và chi phí trung gian

A: Khấu hao TSCĐ và chi phí phân bổ

T: Thuế nông nghiệp

LĐ: lao động thuê (nếu có)

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quảkinh tế

+ Hiệu quả sản xuất trên một đồng chi phí trung gian:

H =

Trang 21

+ Hiệu quả của giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí trung gian

Trang 22

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.

III.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

III.1.1 Vị trí địa lý địa hình

Yên Mỹ nằm ở ngoài đê sông Hồng thuộc huyện Thanh Trì cách trungtâm thủ đô Hà Nội 9km Tiếp giáp với:

Phía Bắc là phường Yên Sở (Quận Hoàng Mai)

Phía Nam giáp Duyên Hà

Phía Tây Nam giáp với Tứ Hiệp

Phía Đông giáp với sông Hồng

Xã Yên Mỹ cách chợ Đấu mới phía Nam 5km, giao thông đi lại rất thuậnlợi với vị trí như vậy nên Yên Mỹ rất gần với thị trường tiêu thụ hàng hoá,đặc biệt là nông sản, với quy hoạch của thủ đô Hà Nội Yên Mỹ là xã ven đô,nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của thị trường do đó tạo tiền đề để người dânbắt nhịp với sản xuất theo yêu cầu của thị trường

Địa hình của xã từ phía Bắc thoải dần về phía Nam và hướng đông caohơn hướng tây Hàng năm, Yên Mỹ được bồi một lượng lớn phù sa khi mùanước lũ về, điều đó đã mang lại cho Yên Mỹ khai thác hết tiềm năng để pháttriển nghề trồng rau phục vụ cho người dân đô thị

Tóm lại, Yên Mỹ có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế lấy nôngnghiệp làm trọng tâm, dễ dàng giao lưu với những vùng khác địa bàn khác đểđời sống người dân ngày càng phát triển hơn về mọi mặt

III.1.2 Điều kiện tự nhiên.

III.1.2.1 Khí hậu thời tiết.

Là một xã thuộc Đồng Bằng Châu Thổ Sông Hồng mang tính đặc trưng

có mùa thu và mùa đông lượng mưa trung bình trong năm là 1500 - 1700 mm.Lượng mưa tập trung chủ yếu vào thời gian từ tháng 5 - tháng 9, nhiệt độ

Trang 23

trung bình trong năm 22 - 25oC, độ Èm là 85%, tổng số giê nắng là 168 giê độ

Èm cao nhất là 95% và tháng 3,4 thấp nhất là 75% là tháng 11, 12

Qua đó, khí hậu, thời tiết của xã là thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đadạng hoá vật nuôi cây trồng Nhưng vốn là xã ngoài đê bị lũ nên người dânphải chủ động để điều tiết cây trồng sao cho hợp lý

III.1.2.2 Nguồn nước.

Nước tưới cho cánh đồng rau rất dồi dào, vì nằm ven Sông Hồng chonên nước tưới cho người dân luôn chủ động Khi mùa khô đến lượng nước bềmặt cung cấp cho người sản xuất cũng rất thuận lợi, chưa cần phải sử dụngđến mạch nước ngầm Đây chính là yếu tố khách quan để người dân yên Mỹkhai thác lợi thế cho việc trồng rau an toàn

III.1.2.3 Tình hình đất đai và việc sử dụng đất đai của xã Yên Mỹ.

Yên Mỹ là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Đất đaicủa xã hàng năm được bồi một lượng lớn phù sa nên rất trù phú màu mỡ tạođiều kiện thuận lợi cho rau màu phát triển

Nhìn vào bảng 4, theo thống kê của xã, toàn xã có 361,5259 ha tổng diệntích đất tự nhiên Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 198,1182 ha chiếm54,81% Con số này qua 3 năm không thay đổi lý do vì người dân không khaiphá thêm vào sản xuất Năm 2001 bình quân đất nông nghiệp/ khẩu là: 429,56

m2, năm 2002: 422,49m2 và năm 2003 là 411,82 m2 Bình quân đất nôngnghiệp/ khẩu là giảm dần vì nhân khẩu tăng lên theo hàng năm Trong diệntích đất nông nghiệp thì đất canh tác chiếm chủ yếu Còn lại là đất ao hồ.Qua 3 năm, đất chuyên dùng không thay dổi, vẫn như vậy với diện tích67,8341 ha chiếm 18,76 % Trong tổng diện tích đất tự nhiên Tuy nhiên, chỉthay đổi một chút là xây dựng cơ bản thì có tăng lên nhưng không nhiều: bìnhquân là 4,13% Nhưng tỷ lệ đất dùng vào một số mục đích khác lại thu hẹpnăm 2002 so với 2001 là 94,49% Trong tương lai đất chuyên dùng có thể mởrộng thêm vì nhu cầu xây dựng đường giao thông trường học, nhà văn hoá làrất cần trong đời sống người dân

Trang 24

Đất ở của xã qua 3 năm diện tích không thay đổi vẫn giữ nguyên lý do vìnhững năm gần đây chưa có chính sách dãn dân của huyện.

Hiện nay, đất chưa sử dụng còn khá cao là 58,68% chiếm 16,24%.Nhưng là ngoài Sông Hồng sử dụng vì điều kiện nước tưới còn khó khăn vàsạt lở Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 1,6861 chiếm 2,82%

Trang 26

Tóm lại, đất đai và cơ cấu đất đai của xã chưa được khai thác và sử dụngmột cách đầy đủ và hợp lý Người dân cần phải có biện pháp để khai thác triệt

để tiềm năng đất đai về cơ cấu đất đai thì huyện Thanh trì cần phải tư vấn, có

kế hoạch, giúp đỡ để xã có cơ cấu về các loại đất sao cho phù hợp hơn vớitình hình thực tế

III.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Yên Mỹ.

III.1.3.1 Tình hình dân số và lao động của xã.

Dân số và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của xã.Qua bảng 5 cho ta thấy từ 2001 - 2003 tổng số nhân khẩu của xã tăng lên năm

2003 so với 2001 là 147 người, tốc độ tăng trung bình là 1,62% Trong đó,khẩu nông nghiệp có sự chững lại hoặc tăng không đáng kể tăng bình quân là0,5%, còn khẩu phi nông nghiệp tốc độ tăng tương dối cao bình quân là5,23% năm 2001 so với năm 2003 tăng 163 người

Tổng sè lao động của xã cũng tăng lên theo thời gian, tốc độ tăng bìnhquân là 1,94% Năm 2001 tổng số lao động có 2500 người nhưng năm 2003 là

2598 người Trong đó, lao động nông nghiệp thì giảm đi năm 2003 so với

2001 là 98 người chỉ bằng 96,67% so với 2 năm Nhưng lao động phi nôngnghiệp lại tăng cao tốc độ tăng là 9,3% qua 3 năm con sè lao động phi nôngnghiệp tăng là: 195 người

Tổng sè hộ ở xã Yên Mỹ năm 2003 là 1185 hộ tốc độ tăng trung bibnhf

là 1,5% Số hộ nông nghiệp thì giảm dần qua 3 năm cụ thể là 9 hộ tươngđương với 0,6% Hé phi nông nghiệp lại tăng lên là 36 hộ với tốc độ tăng bìnhquân là 4,38%

Số hộ ở nơi đây thể hiện rằng người dân không chỉ sản xuất rau an toàn

mà còn tham gia vào các lĩnh vực như công nghiệp TTCN, thương mại dịch vụ Diễn biến này là rất phù hớp với sự phát triển chung của xã hội

Trang 28

-III.1.3.2 Cơ cấu kinh tế của xã.

Qua bảng 6 ta thấy tốc độ phát triển kinh tế của xã không phải là chậm.Mặc dù Yên Mỹ được đánh giá là xã ngoài đê có điều kiện phát triển khókhăn hơn các xã khác Năm 2001 giá trị sản xuất đạt 11.825,15 triệu đồngnăm 2003 thì đạt 13.423,2 triệu đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,54%.Trong đó, sản xuất nông nghiệp năm 2001 đạt 7.395,35 triệu đồng, năm 2003đạt 7.667,33 triệu đồng chiếm 62,54% Tốc độ tăng bình quân là 1,81%.Trong nông nghiệp thì giữa trồng trọt với chăn nuôi mặc dù trồng trọt chiếm68,3 tỷ trọng nhưng xu hướng là giảm Còn chăn nuôi chiếm 21,7% nhưng sẽtăng dần Trồng trọt giảm 0,54% còn chăn nuôi tăng lên bình quân là 6,79%.Bên cạnh nông nghiệp thì công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm28,07%, tổng giá trị sản xuất Từ năm 2001 so với 2003 tăng 613,570 triệuđồng Tốc độ tăng bình quân là 8,86%

Ngành thương mại - dịch vụ tăng rất cao qua 3 năm là 712,49 triệu đồngtốc độ tăng bình quân là 28,16% Sở dĩ lĩnh vực này tăng nhanh vì mặc dù làphát triển chậm hơn so với những xã khác nhưng không phải là kém pháttriển Hiện nay xã trở thành xã ven đô giáp với địa bàn quận Hoàng Mai,ngành nông nghiệp tăng chậm mà công nghiệp, thương mại dịch vụ tăngnhanh là điều tất yếu Lực lượng lao động nông nghiệp giảm đi mà lực lượngngành khác tăng lên là điều rất đáng mừng, với hướng phát triển như vậy sẽtạo đà cho kinh tế của xã phát triển ngày một tốt hơn để nâng cao đời sống vậtchất cũng như tinh thần của người dân

Trang 30

III.1.4 Cơ sở hạ tầng của xã.

* Giao thông: giao thông ở xã rất thuận lợi đại đa số là được bê tông hoá,rộng rãi bà con nhân dân đi lại rất thuận tiện Một số đoạn đường ở cánh đồngcũng được bê tông nên việc đi lại rất dễ dàng khi ra đồng Đường liên xã dài4,5 km được làm mới và năm 2004 sẽ hoàn thành nốt Để đạt được điều đó là

sự cố gắng rất lớn của cán bộ và nhân dân trong xã, sự quan tâm giúp đỡ củahuỵen thanh trì Đây chính là một phần của CNH - HĐH nông thôn

* Thuỷ lợi

Hiện nay, thuỷ lợi phục vụ cho bà con có nước tưới tương đối chủ động,

xã có 2 máy bơm vì xã ở ngoài đê nên nước lấy từ Sông Hồng do đó tươngđối thuận lợi Kênh mương là 5 km chiều đài mà hơn 1/2 được kiên cố không

bị thất thoát nước phục vụ cho hơn 133 ha sản xuất rau màu, lúa Tuy vậy,cũng còn có một khó khăn nhỏ là về mùa khô mực nước sông Hồng cạn chonên đôi khi phải nạo vét đôi khi thiếu nước tưới Do đó, HTX phải thườngxuyên quan tâm một cách sát sao

* Hệ thống điện: Xã có 2 trạm biến thế với công suất 320 km/h với chiềudài đường dây điện hạ thế là 7,8ha, 100% hộ dân sử dụng điện cho sinh hoạtvới mức giá là 650 đồng/ kw Nhưng điện dùng cho sản xuất là 1000 đồng/

kw Do vậy cần phải có chính sách ưu đãi để phục vụ cho sản xuất

* Về trạm xá, trường học: xá có trạm xá với quy định 1 bác sĩ, 1 y táphục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân Về trường học, hiện nay trường mầmnon và cấp I cơ sở khá khang trang nhưng học sinh cấp II học chung với họcsinh cấp I Mét lý do là vì dân số Ýt nên học sinh còng Ýt mỗi khối chỉ có 2líp) Vấn đề đặt ra là huyện có đầu tư để tách trường và cơ sở vật chất

III.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

III.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng.

Nghiên cứu bất kỳ một lĩnh vực nào thì chúng ta đều phải sử dụngphương pháp duy vật biện chứng Vậy theo phương pháp này chúng ta phântích, đánh giá các sự vật hiện tượng kinh tế xã hội trong mối quan hệ biệnchứng tác động qua lại lẫn nhau, ở trạng thái vận động không ngừng Để cónhững tác động kịp thời nhằm phát triển theo hướng có lợi cho con người

Trang 31

III.2.2 Phương pháp duy vật lịch sử.

Phương pháp này giúp ta xem xét nghiên cứu các sự vật và hiện tượngphát triển thời gian, tức là cac sự vật và hiện tượng phải gắn với cả quá khứ,hiện tại và tương lai Từ đó mà đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn

III.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu.

* Thu thập tài liệu thứ cấp: trong luận văn này tôi đã thu thập tài liệu từsách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài mình nghiên cứu Bên cạnh, còn cócác số liệu trên ti vi, đài Đồng thời những số liệu báo cáo tổng kết hàng nămcủa xã Yên Mỹ về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã

* Thu thập tài liệu sơ cấp: Đây là tài liệu chưa có sẵn mà phải điều trakhi thu thập tài liệu này, do điều kiện thời gian có hạn nên tôi sử dụng phươngpháp điều tra nhanh nông thôn Kết hợp với điều tra có sự tham gia của nôngdân qua phiếu điều tra

Trong quá trình điều tra tôi ngẫu nhiên 50 hộ sản xuất cẩi bắp và lơxanh Phân ra thành 3 nhóm, nhóm thứ nhất là hộ khá biết cách làm ăn, nhómthứ hai là hộ trung bình và nhóm thứ 3 là hộ nghèo khó khăn về kinh tế

Phiếu điều tra gồm có những câu hỏi giống nhau tập trung vào một sốvấn đề

- Tình hình cơ bản của các hộ điều tra?

- Họ đầu tư cho cải bắt và súp lơ trong 1 sào như thế nào và kết quả rasao?

- Hiểu biết về tác hại của rau không an toàn với người tiêu dùng vàkhông ngừng trồng rau an toàn của họ ra sao?

- Nông hộ có kiến nghị gì về sản xuất rau an toàn?

III.2.4 Phương pháp phân tích số liệu.

* Phương pháp thống kê kinh tế: trên cơ sở số liệu điều tra được chúngtôi tiến hành tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu cần thiết, phân tích và đánh giácác chỉ tiêu trong phạm vi phiếu điều tra từ đó suy rộng cho tổng thể

* Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để phântích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội Sử dụng phương pháp này

Trang 32

chúng ta có thể so sánh giữa hai hay nhiều hiện tượng giống nhau trong cùngmột thời điểm như so sánh chi phí với thu nhập, so sánh giá trị sản xuất nôngnghiệp với giá trị sản xuất công nghiệp…Phương pháp so sánh còn sử dụng

để xác định cơ cấu của bộ phận với tổng thể hoặc tổng thể với nhau

* Phương pháp hoạch toán kinh tế

Đây là phương pháp tính toán qua điều tra của một bộ hay nhiều bộ màhiệu quả sản xuất của họ như thế nào để ta đánh giá được từ đó phải điềuchỉnh yếu tố nào cho phù hợp

III.2.5 Tình hình cơ bản qua các hộ điều tra.

Trong thời gian hạn chế, để hoàn thành đề tài của mình cùng với sự giúp

đỡ của thầy giáo hướng dẫn, cơ sở thực tập, tôi tiến hành phỏng vấn 60 hộ vàthu được một số thông tin thẻ hiện ở bảng sau đây:

Bảng 7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

8 Trình độ văn hoá của chủ hộ

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng số liệu này ta thấy số hộ coi nghề trồng rau là chính là 60 hé

PHẦN THỨ IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trang 33

IV.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN RAU CỦA XÃ.

IV.1.1 Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng rau của xã Yên

Mỹ qua 3 năm.

IV.1.1.1 Diện tích gieo trồng rau của xã Yên Mỹ.

Với sự ưu đãi về thời tiết, khí hậu, đất đai màu mỡ Do đó, trồng rau ở xãYên Mỹ là một thế mạnh cần phải khai thác và phát huy Rau ở nơi đây tươngđối phong phú về các loại như rau ăn lá, rau ăn của, rau ăn quả, rau gia vị.Rau ăn lá gồm có như: lá xanh lơ trắng, cải ngọt, cải bao…Rau ăn quả như ótngọt, ngô bao tử, cải bắp tím…Đây là những giống cây trồng mới cho năngsuất cao, tiêu thụ tương đối được giá Được xem là rau cao cấp

Qua điều tra, thấy rằng nghề trồng rau ở đây có vai trò rất lớn với hộnông dân Đặc biệt là những hộ mà trồng rau là nghề chính mang lại thu nhậpchủ yếu cho gia đình họ

Nhìn vào bảng 8 ta thấy diện tích trồng rau của xã Yên Mỹ Năm 2001tổng diện tích trồng rau của xã là 98 ha trong đó 39,5 ha rau an toàn chiếm40,5% Còn lại là 58,5 ha rau thường chiếm 59,7%

Qua 3 năm từ 2001 - 2003 tổng diện tích trồng rau thì vẫn giữ nguyênnhưng diện tích trồng rau thường thì giảm đi 9,1 ha tương đương với 8,11%.Còn rau an toàn thì lại tăng lên về diện tích là 9,1 ha bằng 10,91% Trongbảng 8 diện tích trồng rau toàn xã thì rau ăn lá tăng về diện tích cao nhất là3,65% Tăng lên đáng kể đó là súp lơ, cải ngọt Đặc biệt là cải ngọt tăng8,27%

Trang 35

Rau ăn củ về diện tích có tăng nhưng sau đó lại giảm Trong rau ăn củthì xu hào nhanh hơn bình quân là 1,95%.

Rau ăn quả năm 2002 tăng lên so với 2001 là 1,16% nhưng năm sau lạigiảm đi chỉ bằng 97,01% so với diện tích năm trước Nhìn chung trong tổngdiện tích trồng rau thì rau ăn lá tăng, rau ăn củ và ăn quả giảm Mặc dù tăng

và giảm trong tổng diện tích trồng rau là không cao

IV.1.1.2 Năng suất và sản lượng rau ăn của toàn xã.

Người dân Yên Mỹ có kinh nghiệm trồng rau cùng với sự ưu đãi về khhíhậu, thời tiết và sự nắm bắt kỹ thuật mới trong trồng trọt và chăm sóc Nênnăng suất và sản lượng rau của xã đều tăng lên qua 3 năm 2001 - 2003 đượcthể hiện qua bảng số 9 Rau ăn lá và rau ăn của tăng năng suất qua hàng nămtăng từ 8,13% đến 14,07% Do đó mà sản lượng cũng tăng theo sở dĩ sảnlượng tăng như vậy là vì diện tích giảm đi Ýt, không đáng kể, nhưng năngsuất của các giống rau này tăng cao Vì thế mà sản lượng tăng lên/

Rau ăn củ năng suất tăng và sản lượng cũng tăng hơn 10% cũng với lý

do như trên mặc dù diện tích giảm nhưng giảm Ýt, với năng suất tương đốicao, do vậy mà sản lượng tăng lên

Còn rau ăn quả cũng tăng lên về năng suất và sản lượng chỉ có ớt ngọt vàngô bao tử là giảm Nhưng giảm cũng Ýt lý do vì diện tích giảm

Tóm lại, năng suất và sản lượng rau ăn của xã Yên Mỹ qua 3 năm 2001

-2003 là tăng tương đối cao Các hộ nông dân cần giữ ở mức như vậy tránhkhông bị giảm đi

Trang 37

IV.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn của xã.

IV.1.2.1 Diện tích rau an toàn của xã.

Do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao đối với cuộc sống thì rau xanh rất vôcùng quan trọng Bên cạnh rau thường, để tránh ngộ độc đối với con ngườinhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người dân, kéo dài tuổi thọ Nắm bắtđược thực tế đó, năm 1996 sở khoa học công nghệ và môi trường đã triển khai

dự án sản xuất rau an toàn của thành phố Hà Nội, Thanh Trì đã được triểnkhai là một trong những huyện sản xuất rau an toàn của ngoại thành Hà Nội.Giống rau được tròng tương đối đa dạng về chủng loại và mùa vụ Ví dụ nhưmùa hè có dưa chuột, mướp đắng…vụ đông xuân: cải ngọt, súp lơ, xu hào…Diện tích trồng rau an toàn của xã có xu hướng tăng dần được thể hiệnqua bảng 10 Năm 2001 có 39,5 ha, năm 2002 có 43,8 ha và năm 2003 có48,6 ha Như vậy, qua 3 năm diện tích đều tăng, cụ thể là tốc độ phát triểnbình quân là 10,91% Rau ăn lá tăng qua các năm, trung bình hàng năm là12,87%, trong đó súp lơ tăng 17,05%, cải bao 29,29% Hai loại rau này làtăng cao nhất

Rau ăn của cũng tăng qua 3 năm, tốc độ bình quân là 18,1%, trong rau ăn

củ thì xu hào có tốc độ tăng nhanh hơn của cải, cụ thể là 19,03% còn củ cải16,51% Sở dĩ tăng nhanh hơn vì xu hào có thị trường tiêu thụ dễ dàng hơn vàngười sản xuất nắm bắt được đây là loại rau chế biến được nhiều món ăn Cầnphát huy tăng thêm diện tích cây xu hào

Rau ăn quả ta thấy tăng lên qua 3 năm với tốc độ là 9,3% Tuy đó, ớtdngọt và ngô bao tử là 2 cây rao cao cấp, nên tăng nhanh về diện tích ớt ngọttăng 21,2% còn ngô bao tử là 33,33% trong răn quả thì cà chua có diện tíchlớn nhất chiếm 64% diện tích rau ăn củ Cà chua an toàn được tiêu thụ mạnhtrên thị trường nên diện tích cũng tăng qua các năm là 5,28%

Trang 39

Tóm lại, diện tích rau an toàn tăng qua các năm nói lên rằng sản xuất rau

an toàn có ý nghĩa thiết thực đối với người sản xuất và người tiêu dùng, môhình này được xem là thành công cần phải nhân rộng và phát huy Tuy vâyh,một số cây rau có diện tích còn quá Ýt như: cải bao, củ cải, ngô bao tử Đây làvấn đề cần phải xem xét lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định thịtrường Diện tích rau an toàn nên tiếp tục tăng so với rau thường

IV.1.2.2 Năng suất và sản lượng rau an toàn của xã Yên Mỹ.

Rau an toàn được trồng và chăm sóc theo quy trình và nguyên tắc làchính chứ không phải đơn thuần chỉ có kinh nghiệm là đủ Bên cạnh đó có khíhậu thời tiết ôn hoà, thuận lợi Đây chính là những yếu tố quan trọng để năngsuất và sản lượng rau an toàn tăng lên theo các năm 201 - 2003 thể hiện ởbảng 11

Sản lượng của súp lơ và cà chua cao nhất, lý do là vì hai cây này có năngsuất cao và diện tích tương đối lớn so với những cây rau khác

Ở nhóm rau ăn lá có súp lơ, cải bắt, cải ngọt có năng suất cao được hộnông dân rất chú trọng đầu tư chăm bón vì đây là những cây rau được ngườitiêu dùng, nhà hàng tiêu thụ mạnh, tăng gần 10%

Ở nhóm rau ăn của đều tăng về năng suất cũng như sản lượng Nhưngnăng suất xu hào tăng chậm hơn so với các cây khác cụ thể là 5,4%, đây làđiều cần quan tâm để cây xu hào tăng hơn nữa về năng suất Bởi đây là câytrồng được nông hộ rất ưu ái Và người tiêu dùng cũng vậy

Ngày đăng: 24/12/2014, 08:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w