IV.4 GIẢI PHÁP SAU KHI PHÂN TÍCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội (Trang 69 - 77)

SẢN XUẤT RAU AN TOÀN.

IV.4.1. Cơ sở khoa học của việc đưa ra giải pháp.

- Căn cứ vào phương hướng phát triển nông nghiệp của Hà Nội, trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ VII có ghi: "thực hiện nền nông nghiệp sạch bằng cách sử dụng ngày càng rộng rãi phân và thuốc sinh học, các chất kích thích sinh trưởng với mục tiêu giảm sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học. Phát triển công nghệ sinh học trong tạo giống mới, bảo vệ cây, con, bảo vệ con người…"

- Căn cứ vào các quyết định 562, 563, 564, 565/QĐ - KHCN của sở khoa học công nghệ và môi trường về việc ban hành quy trình sản xuất rau an toàn, quy định tạm thời về rau an toàn, quy định tạm thời về tiêu chuẩn cửa hàng rau sạch, quy định tạm thời về đăng ký kinh doanh rau sạch.

- Dùa vào cơ sở thực tiễn sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam, và hiện trạng sử dụng thuốc trừ sâu, tồn dư kim loại nặng, Nitrat à ký sinh trùng trong rau đã được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Từ những lý do đó mà chúng tôi đưa ra một số giải pháp.

IV.4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn.

IV.4.2.1. Quy hoạch về diện tích trồng rau an toàn.

Hiện nay diện tích canh tác của xã trồng chủ yếu của ngô và rau, trong đó hiệu quả kinh tế của rau nói chung và rau an toàn nói riêng lớn hơn rất nhiều so với ngô.

Bảng 19: Diện tích trồng rau an toàn của xã hiện tại và dự kiến đến 2007

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Diện tích rau an toàn 48,6 52,3 56,13 60,8 64,14

Diện tích rau màu 49,4 45,7 41,87 37,2 33,86

Tổng diện tích 98 98 98 98 98

Nhìn vào bảng 18 ta thấy diện tích trồng rau an toàn trong thời gian tới sẽ chiếm phần lớn so với diện tích hoa màu. Tuy nhận thức là rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao nhưng nông hộ vẫn rụt rè, vừa làm vừa nhìn trước nhìn sau. Mục đích của xã là diện tích rau an toàn các năm tới cùng chuyển đổi nhiều hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, có như vậy thì mới nâng cao cho hộ nông dân sản xuất rau an toàn được.

Dùa trên sự hoàn thiện về công tác thuỷ lợi, năng lực sản xuất của nông dân và bố trí đấy trồng rau an toàn của nông hộ. Xã phải khuyến khích ngày một nhiều hơn các gia đình sản xuất tăng cả về quy mô và số lượng cũng như chất lượng.

Là một xã nằm ngoài đê sông Hồng, nên một năm có từ 1 - 1,5 tháng ngập lũ. Chính vì vậy, quy hoạch sao cho hợp lý để tránh được những thiệt hại của thiên tai mà làm sao ch người nông dân thu nhập cao nhất trên một diện tích của nông hộ.

IV.4.2.2. Giải pháp về vốn.

Bất kỳ một ngành sản xuất kinh doanh nào cũng đều cần đến vốn. Vốn là nguồn lực hạn chế trong nông nghiệp, vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở lại với người sản xuất. Vốn trong sản xuất nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, vốn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của sản xuất. Sản xuất rau an toàn so với những ngành khác không phải là lớn nhưng nhưng đối với nông hộ thì có đến 56% sè gia đình sản xuất rau an toàn hạn hẹp về vốn, thiếu

vốn. Điều đó hạn chế việc mở rộng sản xuất trong khi đó hầu hết các nông hộ đều muốn mở rộng sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình mình. Trong những năm gần đây nông dân có thể vay vốn từ các đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…Nhưng thủ tục vay còn rườm rà, Nhà nước cần có biện pháp cải tiến sao cho thủ tục vay đơn giản, dễ dàng hơn và quan trọng là đồng vốn về đúng lúc. Do đó, cần có biện pháp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân vay vốn, đầu tư sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình, đồng thời đây cũng là yếu tố góp phần cho xã hội công bằng hơn giữa các tầng líp.

IV.4.2.3. Giải pháp về đất đai.

Diện tích đất canh tác bình quân mỗi hộ của nhân dân xã Yên Mỹ là không cao trên dưới 1 sào/ khẩu, đồng thời lại manh mún/ mỗi hộ gia đình có từ 3 - 4 thửa ruộng. Với xã Yên Mỹ giải quyết vấn đề này là rất khó khăn theo chúng tôi cùng với ý kiến của dân, chỉ có thể giải quyết vấn đề này từng bước và bằng các biện pháp cụ thể như HTX có trách nhiệm xác định lại mức sản lượng, đóng thuỷ lợi phí cho từng cánh đồng, từng thửa ruộng. Tiếp đó, dân tự bàn bạc và đổi đất cho nhau theo khu vựcd ân cư, theo cánh đồng, khi dân chuyển đất cho nhau xong, xã lại tiếp tục đứng ra đo đạc, xác định lại ruộng đất nước cho từng hộ. Nhưng với điều kiện tất cả kinh phí, xác định lại ruộng đất mới cho từng hộ nhưng với điều kiện, tất cả kinh phí, xác định lại ruộng đất phải do xã và huyện thông qua chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

Như vậy, khi đã giải quyết được vấn đề manh mún ruộng đất thì sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, tiết kiệm được lao động, tận dụng đất bờ nên mở rộng thêm được diện tích canh tác, từ đó lám tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

IV.4.3.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng.

Với cơ sở hạ tầng như hiện nay của xã không phải là quá thiếu thốn. Nhưng trong hiện tại và tương lai không đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã

hội. Vì vậy, cơ sở hạ tầng cần phải đầu tư, nâng cấp sao cho đáp ứng được yêu cầu của xã muốn làm được như vậy phải có vốn. Thể hiện ở biểu 20.

Rau lại là thực phẩm chứa nhiều nước từ 80 - 93% khối lượng rau. Do đó, cần cung cấp đủ nước cho cây nhằm đạt năng suất cao, phẩm chất rau tốt. Nhưng hiện nay, các công trình thuỷ lợi mới đảm bảo được 63% diện tích rau màu. Vì vậy, xã cần hoàn thiện và nâng cấp các công trình thuỷ lợi để đảm bảo tưới tiêu đầy đủ, kịp thời cho diện tích gieo trồng của xã trong tương lai.

Bảng 20: Nhu cầu vốn xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng.

ĐVT: triệu đồng

Diễn giải Vốn đầu tư Đóng góp của

dân Nguồn khác 1. Thuỷ lợi 1645,00 453,2 1191,8 2. Giao thông 2375,00 693,6 1681,4 3. Lưới điện 1200,0 412,00 798,00 4. Xây dựng chợ 780,00 200,50 579,5 5. Nhà kho lạnh 250,00 100,00 150,00 6. Xử lý môi trường 2860,00 1048,00 1812,00

Hiện nay, xã cũng có chợ nhưng chỉ là tạm bợ, làm lán họp ngay ở trục chính của đường giao thông của xã, gây cản trở đi lại, ô nhiễm môi trường. Do đó, cần phải xây chợ ra hẳn một khu sao cho sạch sẽ, mua bán hàng hoá an toàn, có trật tự. Đồng thời rau là những sản phẩm tươi, chứa nhiều nước. Đặc biệt là rau an toàn phải bảo quản vô cùng quan trọng, cẩn thận để không bị hao hụt nhiều góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo chúng tôi dự kiến cần phải đầu tư 250 triệu đồng để xây dựng nhà kho lạnh.

Ngoài ra phải đầu tư vốn để xây dựng giao thông lưới điện, xử lý môi trường nhằm làm cho đời sống bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới nói chung và làm cho rau an toàn ngày một phát triển hơn.

Lao động chiếm vai trò rất lớn đến hiệu quả sản xuất rau an toàn như chúng ta đều biết, gia đình nào có trình độ cao hơn thì sẽ cho thu nhập cao hơn. Với rau an toàn cũng vậy: một thực tế là lao động nhiều khi ngại tiếp xúc với cái mới, nếu không có sự hiểu biết phổ thông thì rất khó tiếp thu được khoa học kỹ thuật, giống cây con mới. Những yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và giá cả của sản phẩm mình làm ra. Nếu không hiểu biế thì rất khó giải quyết những vấn đề tồn tại trong sản xuất. Ở nông thôn lao động nông nghiệp có kỹ năng không nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tiếp thu cái mới. Do vậy lao động nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng phải chủ động tìm tòi trong thực tế sản xuất, qua sách báo, các líp tập huấn, phương tiện thông tin đại chúng. Song song với việc đó thì phải tích cực tham gia sinh hoạt ở các đoàn thể nhằm mở mang nân cao dân trí. Có như vậy, thì lao động mới nâng cao hơn nữa trong việc sản xuất rau an toàn nâng cao thu nhập cho gia đình, mang lại lợi Ých cho xã hội bằng chính sự lao động cần cù, sáng tạo của mình.

IV.4.3.6. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Kỹ thuật sản xuất rau an toàn ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của chúng, do sản xuất rau an toàn đòi hòi quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu chuẩn bị đất đến khâu thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Vì vậy phải thường xuyên đưa tiến bộ kỹ thuật đến với người nông dân thông qua các líp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn và phương pháp phong trừ tổng hợp nhằm nâng cao trình độ của người sản xuất khuyến khích họ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Với tình hình hiện nay, hiện tượng sản xuất rau an toàn của nông hộ ở Yên Mỹ không theo quy trình còn khá phổ biến. Vì vậy, thông qua tập huấn để giúp nông hộ nắm được thời vụ gieo trồng, lượng phân bón thích hợp nhất và cách sử dụng thuốc BVTV an toàn nhất. Cũng qua đó giúp hộ thấy được những tác hại của việc sử dụng quá nhiều đạm, lân, thuốc trừ sâu không bảo đảm thời gian cách ly ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, môi trường sinh

thái. Từ đó giúp họ hiểu được trách nhiệm của mình với sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Thực hiện tốt chủ đề "người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có lương tâm". Tóm lại, phải từng bước đưa hộ nông dân vào sản xuất theo đung quy trình kỹ thuật sản xuất đã hướng dẫn.

Giống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo nhu cầu về giống, phân bón cần đáp ứng là giống rau các loại từ 2002 - 2005. Theo chúng tôi, xã nên tổ chức, tạo điều kiện cung cấp giống tốt, vận động những hộ có khả năng kinh nghiệm để họ làm trước. Bên cạnh giống thì nhu cầu về phân bón cũng rất quan trọng là HTX phải nhập đến: 27.310 tấn phân hữu cơ, 314.124 kg đạm Urê, 503.421 kg lân, và 308.215 kg kali.

Ngoài giải pháp về giống, phân bón, thuốc BVTV thì việc đầu tư nhà lưới là rất quan trọng nhằm tránh sâu bệnh phá hoại nhiều, chi phí tốn kém. Tuy nhiên, chỉ có thể tiến hành từng bước đưa diện tích nhà nước chứ không thể đưa diện tích rau an toàn vào nhà lưới ngay được.

* Trước đây, trong cơ chế bao cấp sản phẩm làm ra do Nhà nước tiêu thụ.

Nhưng ngày nay hoạt động trong cơ chế thị trường, nhu cầu thị trường quyết định sản xuất. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm rau nói chung và rau an toàn nói riêng đang là mối quan tâm và nỗi lo thường xuyen của nông dân. Hiện nay toàn bộ sản phẩm rau an toàn sản xuất ra phải bán tươi do đó là trở ngại làm giá không vượt trội hẳn so với rau thường. Công nghiệp chế biến rau an toàn của ta phát triển chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu chế biến, nên mới có 5% sản lượng rau được chế biến [6]. Vì vậy, phải nâng cao công nghệ chế biến, tìm thị trường để xuất khẩu thị trường tiêu thụ ra an toàn của Yên Mỹ vẫn là thị trường truyền thống Hà Nội. Do đó vào lúc thu hoạch ré, tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, nông dân hay bị Ðp giá làm cho giá bán của họ không phù hàng hợp với giá trị và chênh lệch rất nhiều so với giá mua của người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là phải hướng tới một số tỉnh phía Bắc, phía

nam, thông qua mở rộng hệ thống bán buôn, mở các điểm quảng cáo giới thiệu sản phẩm rau an toàn của xã Yên Mỹ.

Theo chúng tôi, HTX Yên Mỹ nên tìm kiếm để ký kết các hợp đồng tiêu thụ rau an toàn với các siêu thụ, các cửa hàng chuyên rau an toàn, khách sạn, nhà hàng. Đồng thời xã nên tự tổ chức, mở các cửa hàng rau an toàn tại thành phố Hà Nội vì nhu cầu rau an toàn lớn lại rất thuận lợi trong việc đi lại. Đây là hướng tiêu thụ rất phù hợp với Yên Mỹ.

IV.4.3.7. Giải pháp về khuyến nông.

Vai trò của khuyến nông không thể phủ nhận với người dân trong việc sản xuất rau an toàn, mà là ý nghĩa rất lớn. Nhưng cán bộ làm công tác khuyến nông phải có trách nhiệm, tình cảm với bà con nông dân. Bởi vì, không chỉ là tập huấn tốt cho nông hộ mà còn phải kiểm tra, nghiên cứu, nắm bắt tình hình sản xuất rau an toàn, có tồn tại gì về kỹ thuật thì cán bộ khuyến nông phải đưa ra giải pháp kịp thời với bà con. Bởi vì khuyến nông là chiếc cầu nối giúp bà con yên tâm sản xuất hơn, nắm bắt kỹ thuật, phương pháp một cách nhanh nhất và dễ hiểu. Cán bộ khuyến nông phải là người chu đáo, có năng lực trách nhiệm thật sự thì mới hoàn thành tốt công việc của mình, cùng người sản xuất làm ra sản phẩm an toàn, tốt nhất từ người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w