III.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội (Trang 31 - 33)

III.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng.

Nghiên cứu bất kỳ một lĩnh vực nào thì chúng ta đều phải sử dụng phương pháp duy vật biện chứng. Vậy theo phương pháp này chúng ta phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng kinh tế xã hội trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, ở trạng thái vận động không ngừng. Để có những tác động kịp thời nhằm phát triển theo hướng có lợi cho con người.

III.2.2. Phương pháp duy vật lịch sử.

Phương pháp này giúp ta xem xét nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phát triển thời gian, tức là cac sự vật và hiện tượng phải gắn với cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó mà đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn.

III.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu.

* Thu thập tài liệu thứ cấp: trong luận văn này tôi đã thu thập tài liệu từ sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài mình nghiên cứu. Bên cạnh, còn có các số liệu trên ti vi, đài. Đồng thời những số liệu báo cáo tổng kết hàng năm của xã Yên Mỹ về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã.

* Thu thập tài liệu sơ cấp: Đây là tài liệu chưa có sẵn mà phải điều tra khi thu thập tài liệu này, do điều kiện thời gian có hạn nên tôi sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn. Kết hợp với điều tra có sự tham gia của nông dân qua phiếu điều tra.

Trong quá trình điều tra tôi ngẫu nhiên 50 hộ sản xuất cẩi bắp và lơ xanh. Phân ra thành 3 nhóm, nhóm thứ nhất là hộ khá biết cách làm ăn, nhóm thứ hai là hộ trung bình và nhóm thứ 3 là hộ nghèo khó khăn về kinh tế.

Phiếu điều tra gồm có những câu hỏi giống nhau tập trung vào một số vấn đề.

- Tình hình cơ bản của các hộ điều tra?

- Họ đầu tư cho cải bắt và súp lơ trong 1 sào như thế nào và kết quả ra sao?

- Hiểu biết về tác hại của rau không an toàn với người tiêu dùng và không ngừng trồng rau an toàn của họ ra sao?

- Nông hộ có kiến nghị gì về sản xuất rau an toàn?

III.2.4. Phương pháp phân tích số liệu.

* Phương pháp thống kê kinh tế: trên cơ sở số liệu điều tra được chúng tôi tiến hành tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu cần thiết, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu trong phạm vi phiếu điều tra từ đó suy rộng cho tổng thể.

* Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Sử dụng phương pháp này

chúng ta có thể so sánh giữa hai hay nhiều hiện tượng giống nhau trong cùng một thời điểm như so sánh chi phí với thu nhập, so sánh giá trị sản xuất nông nghiệp với giá trị sản xuất công nghiệp…Phương pháp so sánh còn sử dụng để xác định cơ cấu của bộ phận với tổng thể hoặc tổng thể với nhau.

* Phương pháp hoạch toán kinh tế.

Đây là phương pháp tính toán qua điều tra của một bộ hay nhiều bộ mà hiệu quả sản xuất của họ như thế nào để ta đánh giá được từ đó phải điều chỉnh yếu tố nào cho phù hợp.

III.2.5. Tình hình cơ bản qua các hộ điều tra.

Trong thời gian hạn chế, để hoàn thành đề tài của mình cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, cơ sở thực tập, tôi tiến hành phỏng vấn 60 hộ và thu được một số thông tin thẻ hiện ở bảng sau đây:

Bảng 7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

1. Tổng số họ điều tra Hé 50 100,00 2. Số hộ có sản xuất rau Hé 50 100,00 3. Số hộ có nghề trồng rau là chính Hé 50 100,00 4. Số hộ khá Hé 38 75,5% 5. Số hộ trung bình 10 20 6. Số hộ nghèo 2 4,5

7. Tuổi bình quân của chủ hộ 40,5

8. Trình độ văn hoá của chủ hộ

- Cấp I Chủ hé 12 24

- Cấp II Chủ hé 28 56

- Cấp III Chủ hé 10 20

9. Bình quân nhân khẩu/ hộ Người/ hé

4,5 10. Bình quân diện tích trồng rau của hộ M2/hộ 1800

11. Bình quân lao động/ hộ LĐ/ hé 2,8

12. Bình quân số năm sản xuất rau an toàn của hộ

Năm 4,3

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng số liệu này ta thấy số hộ coi nghề trồng rau là chính là 60 hé.

PHẦN THỨ IV

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w