IV.3 PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội (Trang 66 - 69)

Ngoài những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất rau an toàn như thời tiết khí hậu, nước, đất đai…Thì những nhân tố khác cũng vô cùng quan trọng như đầu tư thâm canh, kỹ thuật, thị trường…

IV.3.1. Đầu tư thâm canh.

Sản xuất rau an toàn để có hiệu quả cao thì nông hộ phải quan tâm đến việc đầu tư thâm canh. Để rau an toàn cho năng suất cao thì phụ thuộc rất lớn vào những chi phí mà hộ nông dân bỏ ra. Vì rau an toàn sản xuất theo mét quy trình, có nhiều hộ sử dụng đầu vào là hợp lý nhưng cũng không Ýt hộ còn dùng quá nhiều lượng phân cũng như thuốc bảo vệ thực vật còn lạm dụng nhiều. Do đó mà ảnh hưởng đến quy trình chăm sóc. Xu hướng ngày nay là chú trọng vào đầu tư thâm canh một diện tích làm cho hợp lý, đầy đủ sẽ cho sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt. Nếu đầu tư vượt mức thì sẽ giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất không cao. Chính vì vậy, phải nắm được nhu cầu của từng loại cây trên từng loại đất để đầu tư sao cho hiệu quả cao nhất. Đầu tư thâm canh cho một loại cây rau thì cũng là toàn diện như về giống, phân bón, cách chăm sóc…Có như vậy thì nông hộ mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hoá mà cụ thể là rau an toàn phù hợp với xu hướng ngày nay.

IV.3.2. Kỹ thuật.

Kỹ thuật sản xuất rau là vô cùng cần thiết, bắt buộc nông hộ phải nắm vững. Nếu như muốn sản xuất được, sản phẩm đẹp, chất lượng tốt. Trước khi sản xuất phải học qua líp khuyến nông. Bên cạnh đó, thì việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới của nông dân còn hạn chế và khó khăn. Do thãi quen từ kinh nghiệm canh tác, ngần ngại trước cái mới nên đắn đo suy nghĩ khi áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Chính điều này đã phần nào làm giảm hiệu quả trong sản xuất của nông hộ, giảm khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn.

Không giống như các loại rau thường khác rau an toàn muốn đạt được năng suất cao, chất lượng đảm bảo đòi hỏi người sản xuất phải dành thời gian

và áp dụng công nghệ kỹ thuật phù hợp tuân thủ nghiêm chỉnh những biện pháp kỹ thuật.

Khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp chẳng phải là xa xôi, viển vông mà nơ ở ngay xung quanh ta. Đó là tiếp thu những giống mới chống chịu sâu bệnh tốt, sức đề kháng cao. Năng suất và chất lượng. Nắm vững được cách trồng và chăm sóc, thu hoạch và bảo quản mà mục đích cuối là người tiêu dùng chấp nhận, hài lòng, người sản xuất đạt được mong muốn của mình. Tóm lại là có lợi cho cả 2 bên. Tuyệt đối người sản xuất không được sử dụng phương pháp canh tác cũ mà dùng giống mới mà nó phải là đồng bộ. Nếu sử dụng giốngcũ hoặc giống của gia đình để lại tư vụ trước song áp dụng chăm sóc theo mét quy trình mới thì sẽ bị lọc cạnh, năng suất và chất lượng thấp đi.

IV.3.3. Ảnh hưởng của thị trường.

Sản xuất phải gắn liền với thị trường mà bất kỳ nông hộ sản xuất rau an toàn phải hiểu điều đó. Bởi vì thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. Rau an toàn tham gia vào thị trường dưới hình thức cạnh tranh hoàn hảo, nghĩa là cả người bán và người mua đều chấp nhận giá. Khi lượng sản phẩm đưa ra thị trường vượt quá nhu cầu của người tiêu dùng thì giá bán sẽ giảm, ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất. Do đó nếu không tìm kiếm, xúc tiến thị trường tiêu thụ thì người sản xuất sẽ phải thu hẹp quy mô sản xuất. Ngược lại, nếu sản phẩm rau an toàn đưa ra thị trường Ýt hơn nhu cầu của người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên, điều đó kích thích người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Trên thực tế, rau an toàn mà nông hộ sản xuất tiêu thụ theo mối hàng, hợp tác xã thì chưa được nhiều, cho nên có rất nhiều nông hộ phải tự thân vận động, trong việc tiêu thụ như vậy đôi khi là tự phát ảnh hưởng đến lợi Ých lâu dài. Cho nên dẫn đến người tiêu dùng thì mơ hồ nghi ngờ, giá bán chưa vượt trội hẳn so với rau thường. Họ chưa thực sự tin tưởng vào rau an toàn điều đó bất lợi cho người tiêu dùng mà thua thiệt hại lớn về phía người sản xuất. Chữ "tín" mà người

sản xuất dành cho người tiêu dùng là chưa cao, vẫn còn chệch choạc cung cấp rau đôi khi còn chậm trễ đó là những bất lợi đối với người sản xuất.

Bảng 18: Sù tin tưởng vào rau an toàn ở Hà Nội

Tiêu chí Hộ tiêu dùng Cơ sở tiêu thụ lớn BQ chung - Hoàn toàn tin

tưởng

47,62 70 58,81

- Chưa tin tưởng 52,38 30 41,19

- Không tin tưởng 0 0 0

- Tổng cộng 100 100 100

Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội 9/2002.

Mặt khác rau an toàn chưa có thương hiệu, địa chỉ sản xuất riêng cho mình nên không có cơ sở pháp lý, trách nhiệm thuộc về ai khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm. Hành vi người tiêu dùng sản phẩm rau an toàn thống kê cho thấy qua bảng 17 có 41,19% người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm rau an toàn. Sự tin tưởng của các cơ sở lớn và rau an toàn là 70% nhưng hộ tiêu dùng chỉ có 47,62%. Còn tỷ lệ chưa tin tưởng của hộ là 52,38% của cơ sở lớn là 30%.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội (Trang 66 - 69)