V.1.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội (Trang 77 - 79)

Theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để góp phần thúc đẩy tiến trình đó diễn ra nhanh hơn, cần phải xây dựng chiến lược phát triển toàn diện mọi thành phần kinh tế và tập trung vào một số ngành, một số ngành then chốt. Trong những năm gần đây, ngành sản xuất rau nói chung và ngành sản xuất rau an toàn nói riêng mặc dù chiếm tỷ trọng giảm đi trong nông nghiệp nhưng nó lại tăng về năng suất, sản lượng rau an toàn. Đây là điều rất mừng bởi vì nó phù hợp với sự phát triển theo xu hướng hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu sản xuất rau an toàn để nâng cao hiệu quả kinh tế của chúng là cần thiết phù hợp với quy luật hoạt động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường ở nước ta.

Qua nghiên cứu sản xuất rau an toàn của xã Yên Mỹ chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Điều kiện tự nhiên của xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau an toàn. Hộ nông dân ở đây cần cù, chịu khó lại có kinh nghiệm trong sản xuất rau an toàn và do nhu cầu của xã hội trong những năm qua nông dân được tập huấn sản xuất rau an toàn nhưng sự hiểu biết còn hạn chế nên khó khăn trong việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới.

- Diện tích, sản lượng rau an toàn của xã có xu hướng tăng lên bình quân qua 3 năm diện tích gieo trồng rau an toàn của xã tăng 9 -11%. Đặc biệt diện tích, năng suất, sản lượng cà chua, súp lơ, cải ngọt tăng lên nhanh, diện tích gieo trồng của cà chua tăng 15%, năng suất tăng 18%, do đó sản lượng tăng 25%. Đây là kết quả chưa thật sự cao song rất đáng khích lệ xã cần có biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quã cho nông hộ.

- Chất lượng rau an toàn của xã chưa được kiểm tra, có một số yếu tố chưa đảm bảo rau an toàn nhưng ngày càng được nâng cao do công tác

khuyến nông quan tâm đến việc tập huấn và hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn cho hộ nông dân. Vấn đề đặt ra người sản xuất phải thường xuyên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, áp dụng đúng quy trình trồng rau an toàn để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Chi phí sản xuất rau an toàn nói chung cũng như cà chua, bắp cải an toàn nói riêng cao hơn rau thường đầu tư cho một sào cà chua an toàn cao hơn một sào cà chua thường là 152,34 nghìn đồng hay 13,74%. Còn đầu tư cho súp lơ an toàn cao hơn súp lơ thường là 147,28 nghìn đồng hay 16,3%. Nhưng chênh lệch giá bán rau an toàn và rau thường là chưa vượt trội. Vì vậy, hiệu quã an toàn có cao hơn nhưng cần phải phát huy nữa, khai thác hết lợi thế và khả năng để hiệu quả cây rau an toàn ngày một cao hơn.

- Rau an toàn như cà chua, cà tím, súp lơ cho hiệu quả kinh tế cao thu nhập hỗn hợp của cà chua an toàn so với cà chua thường là 611,81 nghìn đồng 41,63%, thu nhập hỗn hợp của súp lơ an toàn so với súp lơ thường cao hơn là 438,77 nghìn đồng bằng 38,14%. Từ đây thấy rằng thu nhập của ông hộ sản xuất rau an toàn được nâng cao, đời sống được cải thiện một bước.

- Các thời vụ, giá bán rau an toàn lại thấp thêm vào đó do điều kiện tự nhiênvà thị trường không ổn định nên nông hộ còn đắn đo đầu tư vào sản xuất.

- Do chất lượng cuộc sống hàng ngày càng cao nên nhu cầu rau an toàn có xu hướng tăng lên trong khi cơ chế chính sách của Nhà nước chưa được quan tâm nhiều đến việc sản xuất rau an toàn nhất là khâu tiêu thụ.

V.2. KIẾN NGHỊ.

Từ thực tế trên đây để nâng cao hiệu quả kinh tế của rau an toàn chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Về phía Nhà nước: Nhà nước cần đưa ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt cung cấp cho nông dân với giá ưu đãi. Cần có chính sách hỗ trợ đầu vào cho nông dân, đồng thời phải có chính sách với giá đầu ra để

nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Phải nghiên cứu để đưa ra những biện pháp tiêu thụ sản phẩm và công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cũng như các chính sách có liên quan đó là chính sách tín dụng, chính sách khuyến nông, phát triển dân trí…Đồng thời cung cấp các dụng cụ, máy móc để lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm rau an toàn, từ đó cấp giấy chứng nhận về từng loại rau để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm, góp phần nâng cao giá bán cho người sản xuất.

- Về phía xã: cần quy hoạch diện tích rau an toàn, tìm cách hỗ trợ vốn đầu tư cho sản xuất cũng như nâng cấp những cơ sở hạ tầng. Đồng thời phải tăng cường mở líp tuận huấn kỹ thuật sản xuất từng loại rau an toàn cho hộ nông dân. Muốn vậy, phải có cán bộ đi học líp khuyến nông của huyện, thành phố để truyền lại cho nông dân, phải thường xuyên kiểm tra lại đồng ruộng để có biện pháp xử lý nhanh nhất với mọi tình huống và luôn chú ý đến dịch vụ đầu tư.

- Về phía các HTX dịch vụ và tiêu thụ, cần cung ứn đầy đủ các loại phân vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học và một số vật tư cần thiết khác cho sản xuất rau an toàn. Bên cạnh đó cần tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các xã viên, từ đó sẽ kích thích hộ sản xuất với quy mô lớn.

- Về phía hộ sản xuất: Hộ nên đổi ruộng, để giải quyết vấn đề có nhiều mảnh. Như đã nêu ở phần giải pháp. Phải tích cực học họp, tăng cường tích luỹ kiến thức, nâng cao hiểu biết của mình về mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó phải mạnh dạn áp dụng những tiến bộ KH - KT mới. Đặc biệt phải thực hiện triệt để quy trình sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cũng như hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội (Trang 77 - 79)