Nếu hoạt động kinh doanh về kho, quản lý kho không có hiệu quả, công ty sẽ gặpphải những khó khăn trong quá trình cung ứng hàng hóa tới khách hàng, ảnh hưởng tớichất lượng hàng hóa, giá
Trang 1TÓM LƯỢC
Đề tài : “Biện pháp tăng cường cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ kho hàng
của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco” đã đề cập đến những nội dung
chính như: tầm quan trọng của đề tài, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu,nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ kho hàng
Nếu hoạt động kinh doanh về kho, quản lý kho không có hiệu quả, công ty sẽ gặpphải những khó khăn trong quá trình cung ứng hàng hóa tới khách hàng, ảnh hưởng tớichất lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa và trình độ dịch vụ khách hàng…Do vậy cácbiện pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, hạn chế những điểm yếu trong khâukinh doanh kho hàng của công ty giúp quá trình giao nhận, vận chuyển được thuận lợihơn, nâng cao khả năng cung cấp hàng hóa cho khách hàng; giúp quá trình giao nhậnđược chính xác kịp thời và giảm được chi phí trong logistics
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu từ cácnguồn trong và ngoài công ty, từ đó phân tích, xử lý thông tin để nhận biết thực trạngtình hình kinh doanh kho hàng của công ty và các công ty cạnh tranh, tìm hiểu thôngtin thị trường Từ đó, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnhtranh trong lĩnh vực kinh doanh kho hàng tại công ty, giúp công ty nâng cao chấtlượng công tác cung ứng hàng hóa cho khách hàng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để có thể nghiên cứu và hoàn thiện được đề tài: “Biện pháp tăng cường cạnh tranh
trong kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco” em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, thầy
cô trong khoa, bộ môn đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho em trong quá trìnhnghiên cứu đề tài Em xin cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Thông Thái đã tận tìnhhướng dẫn, sửa chữa những sai sót của em trong quá trình thực hiện bài luận văn, vềnội dung cũng như qui cách trình bày luận văn
Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn đến các anh chị cán bộ, nhân viên củaCông ty TNHH Vận tải và Dịch vụ Vinafco đã tận tình giúp đỡ, cung cấp các tài liệu,
số liệu cần thiết để em có thể thực hiện được đề tài
Trong thời quá trình nghiên cứu, do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài vẫn cònnhiều hạn chế, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để có thể hoànthiện tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC 1
LỜI CẢM ƠN 2
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài 7
1/ Tính cấp thiết của đề tài: 7
2/Xác lập và tuyên bố đề tài: 10
3/Các mục tiêu nghiên cứu: 10
3.1/ Mục tiêu chung: 10
3.2/ Mục tiêu cụ thể: 10
4/ Phạm vi nghiên cứu: 11
5/ Kết cấu luận văn tốt nghiệp: 11
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản của kinh doanh dịch vụ kho hàng 12
1/ Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về dịch vụ kho hàng: 12
1.1/ Khái niệm về Logistics và dịch vụ Logistics : 12
1.2/ Vai trò của dịch vụ Logistics: 13
1.3 Kho hàng và vai trò của kho hàng trong Logistics: 16
1.4/ Dịch vụ kho hàng và nội dung kinh doanh dịch vụ kho hàng: 18
2/ Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh: 20
2.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh: 20
2.2 Các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong dịch vụ Logistics: 23
3/ Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài: 26
3.1 Những nội dung kinh doanh dịch vụ kho hàng tại Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco: 26
3.2 Các vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco: 27
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ VINAFCO 29
1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề: 29
1.1 Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu: 29
1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu: 30
Trang 42 Đánh gia tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn
đề nghiên cứu: 31
2.1 Nhân tố vĩ mô: 31
2.2 Nhân tố vi mô: 33
3 Kết quả phân tích các dữ liệu: 38
3.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở thực tế: 38
3.2.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá cạnh tranh dịch vụ kho hàng của cơ sở thực tế: 42
3.3 Đánh giá những khác biệt trong cạnh tranh dịch vụ kho hàng của cơ sở thực tế: 45
Chương 4: Các kết luận và một số biện pháp tăng cường cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ VINAFCO 50
1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu: 50
1.1.Lợi thế đã đạt được: 50
1.2.Các mặt hạn chế: 51
1.3 Nguyên nhân: 52
2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết: 53
2.1.Định hướng phát triển của Công ty: 53
2.2.Phương hướng phát triển của Công ty: 54
3.Các đề xuất, kiến nghị để nâng cao tính cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty: 58
3.1 Về thị trường: 58
3.2 Về chất lượng dịch vụ: 59
3.3 Đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới: 60
Kết luận 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 64
PHỤ LỤC……….5
9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 60
Trang 6Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
- Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽthúc đẩy sản xuất phát triển Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tíchcực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổchức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế Ở đâu thiếu cạnh tranhhoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển
- Cạnh tranh trong kinh doanh logistic:
Khái niệm Logistics (chuỗi dịch vụ giao nhận kho vận từ làm các thủ tục giấy
tờ, tổ chức vận tải, lưu kho bãi…) xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu, chỉ từ khi nền kinh
tế hàng hóa ra đời, đặc biệt khi trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước trênthế giới phát triển Ngày càng xuất hiện nhiều những doanh nghiệp và tổ chức hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực này, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn nước ngoài vàliên doanh Điều này tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệplogistic trong nước, nó đòi hỏi sự đổi mới về cả tư duy, mô hình hoạt động lẫn tínhchuyên nghiệp điều mà các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không có Hiện cácdoanh nghiệp Việt Nam không kết nối được với mạng lưới toàn cầu và chỉ dừng lại ởnhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài có mạng điều hành toàn cầu,tức là chỉ làm một phần công việc trong chuỗi dịch vụ này như kê khai thủ tục hảiquan, thuê kho bãi… Hiện Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đủ sức để tổ chức,điều hành toàn bộ quy trình hoạt động Logistic, hầu hết các doanh nghiệp Viêt Namđầu có quy mô nhỏ và rất nhỏ Để thực sự có được tính cạnh tranh các doanh nghiệpViệt Nam cần có một tiếng nói chung, một sự liên minh liên kết
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam không kết nối được với mạng lưới toàn cầu
và chỉ dừng lại ở nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài có mạngđiều hành toàn cầu, tức là chỉ làm một phần công việc trong chuỗi dịch vụ này như kêkhai thủ tục hải quan, thuê kho bãi Hiện Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đủ sức
Trang 7để tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động Logistics Chúng ta đang có mộtlượng lớn các doanh nghiệp nhưng quy mô nhỏ và rất nhỏ Thay vì liên kết, hợp tácthì các doanh nghiệp Việt Nam lại cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn chụp giựt, phágiá… trong khi chất lượng chưa cao thì lại tự làm yếu nhau và làm yếu chính mìn Dovốn ít nên tổ chức doanh nghiệp đơn giản, không chuyên sâu, không có văn phòng đạidiện ở các nước khác, nên không có thông tin, công việc phải giải quyết thông qua cácđại lý của các công ty nước ngoài.
Những năm gần đây, logistics bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhànước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận trong vàngoài nước Các cảng container và sân bay của Việt Nam đã được đầu tư và quyhoạch theo chiến lược phát triển lâu dài, các tuyến đường bộ cũng được mở mang,nâng cấp
Tổng cục hải quan cũng đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng/năm cho công nghệ thôngtin, nâng cấp mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) tạo điều kiện thuận lợihơn cho doanh nghiệp Thủ tục khai hải quan điện tử đã được triển khai thí điểm tạimột số địa phương và sẽ được áp dụng trên toàn quốc trong năm 2007 Các công tycung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới phần lớn đã có mặt tại Việt Nam dướinhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên hạ tầng cơ sở và các trang thiết bị dành chologistics còn yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ; hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc;các phương tiện, trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải,phương tiện đóng gói mã hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng nói chung cònthô sơ; hệ thống vận tải đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và đườngsông còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động logistics.Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có quy mô tài chính vừa và nhỏ, ít hiểu biết về luậtpháp quốc tế Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics chưa tạo được sựliên minh, liên kết, chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp, thậmchí có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành Tính minh bạch của các giao dịch liên quan đến quá trình sản xuất, vận chuyển, tồnkho và phân phối chưa cao đã tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình logistics,
Trang 8làm phát sinh chi phí hoặc ảnh hưởng đến uy tín nhà cung cấp trong quá trình thựchiện logistics.
- Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại VN nói chung còn nghèo nàn, qui mônhỏ, bố trí bất hợp lý Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của VN bao gồm trên 17.000
km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ, 266 cảng biển và
20 sân bay Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗchưa đảm bảo về mặt kỹ thuật Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham giaviệc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ
có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa dược trang bị các thiết bị xếp dỡ containerhiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container
- Hệ thống kho bãi không đảm bảo về mặt chuyên nghiệp, hầu hết các hệ thốngkho bãi đều được khai thác dưới hình thức cho thuê mặt bằng để chứa hàng, xếp hàng
và bốc dỡ chưa có một hình thức tổ chức nào đúng với ý nghĩa là một trung tâm phânphối hàng hóa trong logistic Điều này đặc biệt bất lợi khi cạnh tranh với các doanhnghiệp nước ngoài, những doanh nghiệp tập đoàn với tiềm lực tài chính hùng mạnh,
bề dày kinh nghiệm trên từng quốc gia và mạng lưới hoạt động dày đặc
Một thực trạng mà Vinafco đang phải đối mặt đố là sự gia tăng các doanhnghiệp
hoạt động trong lĩnh vực Logistic, các doanh nghiệp mới nhập cuộc họ có điềukiện kho bãi còn mới địa điểm tốt, thuận lợi nhiều hơn, trong khi cơ sở vật chất củadoanh nghiệp cũng xuống cấp nhiều Hiện nay, các công ty Logistic đã chịu khó đầu
tư xây dựng những kho hàng với điều kiện hiện đại và phòng cách quản lý trên máytính hiện đại, giảm bớt sức lao động của công nhân và giảm rất nhiều hao hụt, hưhỏng, quản lý rất tốt hàng hóa của khách hàng đang gửi Trong khi đó một số doanhnghiệp khác trong đó có Vinafco vẫn chưa có những biện pháp phù hợp để theo được
xu hướng hiện nay
2/Xác lập và tuyên bố đề tài:
Hoạt động dịch vụ kho hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đang đòihỏi ngày càng cao và khắt khe hơn, nó là hình thức phục vụ thuận tiện, lịch sự và vănminh Uy tín của doanh nghiệp ngày càng được tăng cao như vậy doanh nghiệp có thể
Trang 9tồn tại và phát triển bền vững trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay Đây làđiều tối cần thiết cho các doanh nghiệp vì vậy hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp cầnphải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng, nâng caohiệu quả của hoạt động này trong chuối hoạt động Logistic Do đo, em đã quyết địnhchọn đề tài:
“Biện pháp tăng cường cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco”
3/Các mục tiêu nghiên cứu:
3.1/ Mục tiêu chung:
- Tiếp cận cơ sở thực tế, nghiên cứu về thực trạng kinh doanh của Công ty đặcbiệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kho hàng, từ việc nghiên cứu tìm ra những đặcđiểm về lợi thế cũng như khó khăn để từ đó có những đề xuất giải pháp để nâng caokhả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHHvận tải và dịch vụ Vinafco
3.2/ Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu về thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics nói chung và tìnhhình kinh doanh dịch vụ kho hàng nói riêng tại Việt Nam một cách tổng quát
- Nghiền cứu về chất lượng dịch vụ kho, về cơ sở hạ tầng, nhân sự.v.v.v để từ
đó phát hiện những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải
- Phân tích lợi thế cũng như những khó khăn về công tác kinh doanh dịch vụkho hàng tại Công ty để từ đó thấy được thực trạng mà Công ty hiện đang gặp phải
- Đề xuất những ý kiến giải pháp để góp phần nâng cao tính cạnh tranh trongkinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh dịch vụ kho hàng nói riêng tại Công tyTNHH vận tải và dịch vụ Logistics
4/ Phạm vi nghiên cứu:
- Về thị trường: Các doanh nghiệp khách hàng hiện đang sử dụng các
dịch vụ của Công ty và những thị trường tiềm năng mới
- Về loại hình dịch vụ: Các loại dịch vụ thuộc về kho hàng
Trang 10- Đơn vị nghiên cứu: Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco
- Về thời gian: Từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010
- Về nội dung : Nghiên cứu về đặc điểm, thực trạng, tình hình phát triển
và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh Logistic đặc biệt và dịch vụ kho hàng
5/ Kết cấu luận văn tốt nghiệp:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản của kinh doanh dịch vụ kho hàngChương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng hoạt động kinhdoanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco
Chương 4: Các kết luận và một số biện pháp tăng cường cạnh tranh trong hoạtđộng kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco
Trang 11Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản của
kinh doanh dịch vụ kho hàng
1/ Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về dịch vụ kho
hàng:
1.1/ Khái niệm về Logistics và dịch vụ Logistics :
Khái niệm Logistics:
Ban đầu, Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội,được hiểu là công tác hậu cần Logistics đã từng được định nghĩa là hoạt động để duytrì lực lượng quân đội Sau này thuật ngữ Logistics dần được áp dụng trong các lĩnhvực kinh tế, được lan truyền từ Châu lục này sang Châu lục kia, từ nước này sang nướckhác, hình thành nền từ Logistics toàn cầu Logistics đã phát triển nhanh chóng, đếncuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công
cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lầntrong khu vực dịch vụ
Đã có rất nhiều tổ chức, tác giả tham gia nghiên cứu, đưa ra nhiều định nghĩakhác nhau, cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về Logistics Có thể đưa ramột vài khái niệm sau:
Trước hết trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghĩa Logistics mộtcách đơn giản, ngắn gọn nhất là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyênvật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ cho hoạt động tổ chức một doanh nghiệp đượctiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả Bên cạnh đó còn tham gia vào quá trìnhphát triển sản phẩm mới
Dưới góc độ nhà quan trị chuỗi cung ứng, thì Logistics là quá trình tối ưu hóa
về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầutiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêudùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế
Cùng với định nghĩa nêu trên, trong thực tế vẫn tồn tại nhiều khái niệm khácnhau về Logistics như sau:
Trang 12 Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối sắp xếp và thay thếnguồn nhân lực và nguyên liệu, thiết bị máy móc.
Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức vàquản lý các dịch vụ cung ứng hoàng hóa, dịch vụ
Chắc chắn sẽ có nhiều khái niệm về Logistics nhưng có thể hiểu Logistics làquá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên của điểm đầu tiêncủa dây truyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạtcác hoạt động kinh tế
Khái niệm dịch vụ Logistics:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thựchiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làmthủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuậnvới khách hàng để hưởng thù lao
1.
2/ Vai trò của dịch vụ Logistics:
1.2.1.Vai trò của Logistics:
a/ Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế:
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau và
có tác động qua lại lẫn nhau Nếu xem xét ở góc độ tổng thể ta thấy Logistics là mốiliên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phốihàng hóa Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có vị trí và chiếm một khoản chi phí nhấtđịnh Một nghiên cứu gần đấy cho thấy chỉ riêng hoạt động Logistics đã chiếm từ 10-15% trở lên GDP của hầu hết các nước lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tếChâu Á- Thái Bình Dương Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics thì sẽ gópphần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
Logistics hỗ trợ cho việc chu chuyển các giao dịch quốc tế Nề kinh tế chỉ cóthể tiếp tục phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền Logistics hoạt độngliên tục, nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền Logistics hoạt động liên tục, nhịpnhàng
Trang 13Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi Logistics theo
đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng hơn là giátrị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu củamọi người
b/ Vai trò của Logistics đối với các doanh nghiệp:
Đối với các doanh nghiệp Logistics có vai trò rất to lớn Logistics giúp giảiquyết các đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể chuyểnđổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vậtliệu, hàng hóa, dịch vụ Logistics giúp làm giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh chodoanh nghiệp Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạtđộng Logistics đúng đắn, ngược lại không ít những doanh nghiệp gặp khó khăn thậmchí thất bại do có những quyết định sai lầm trong hoạt động Logistics, ví dụ: chọn sai
vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyểnkhông hiệu quả Ngày nay, để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tậpđoàn quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằmtìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ,môi trường kinh doanh tốt nhất và từ đó Logistics toàn cầu hình thành và phát triển
Ngoài ra, Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing, chínhLogistics đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực đưa sản phẩm đén tay người tiêu dùngđúng thời gian và địa điểm thích hợp Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãnkhách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng hạn và địađiểm quy định Mục tiêu của Logistics là cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khách hàngvới tổng chi phí nhỏ nhất
c/ Các loại hình dịch vụ Logistics:
Quản trị dây chuyền cung ứng: Đây là dịch vụ cốt lõi của một nhà
cung cấp dịch vụ Logistics Nhờ tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa ngườimua/khách hàng và người bán, dịch vụ này góp phần quan trọng để nâng cao hiệuquả hoạt động cung ứng, giao nhận, phân phối hàng hóa Quá trình thực thiện dịch
vụ quản trị dây chuyền cung ứng gồm các hoạt động: lập kế hoạch, thực hiện vàquản lý dòng chảy hàng hóa và thông tin từ nơi đặt đơn hàng thông qua sản xuất,vận chuyển, kho bãi, phân phối đến tay khách hàng cuối cùng
Trang 14 Dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ
về giám sát vận tải đa phương thức hàng nguyên container từ nước xuất khẩu đểnnước nhập khẩu Có thể hiểu dịch vụ giao nhận bao gồm cả về quản lý cước phíđường biển, hàng không, và cả cước vận tải nội địa Dịch vụ gom hàng là dịch vụvận chuyển hàng lẻ Nhà cung cấp dịch vụ Logistic sẽ nhận hàng từ nhiều nhà sảnxuất khác nhau, sau đó sẽ gom lại đóng trong container, chuyển qua cảng trungchuyển Tại đây, hàng hóa từ các nước khác nhau sẽ được dỡ ra và đóng lại theonơi đến Tại nước nhập khẩu, đại lý của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ nhậnnguyên container, tiến hành dỡ hàng làm các thủ tục và chuyển đến khách hàng
Dịch vụ hàng không: Đây là loại dịch vụ dành cho các loại hàng cao
cấp, cần vận chuyển gấp Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ nhận hàng từ cácnhà xuất khẩu và thực hiện các giao dịch cần thiết nhằm chuyên chở hàng nhanh vàtiết kiệm nhất
Dịch vụ kho bãi – phân phối:
Dịch vụ kho bãi: Là những dịch vụ lưu kho và giám sát hàng hóa, bao gồmcác hoạt động chính sau:
Nhận hàng, kiểm hàng, xếp hàng vào kho
Xử lý đối với hàng hư hỏng
Dán nhãn hàng hóa (Labelling)
Scanning: Đây là hoạt động scan nhãn hàng hóagiúp kiểm tra nhiều lần về số lượng, chủng loại hàng, phát hiện saisót kịp thời trước khi xuất khẩu
Lập và lưu trữ hồ sơ hàng hóa
Dịch vụ phân phối: Là dịch vụ lập kế hoạch và chuyên chở hàng hóa từ khođến tận nơi khách hàng chỉ định
Các dịch vụ đặc thù tạo giá trị gia tăng:
Trucking: Vận chuyển đường bộ bằng xe tải đến tậnnơi nhà sản xuất để gom hàng
Làm thủ tục hải quan
Làm thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa
Tư vấn hướng dẫn
Trang 15 GOH: Hàng GOH thường là hàng may mặc cao cấp
có giá trị cao nên đòi hỏi quy trình đóng hàng đặc biệt
1.3 Kho hàng và vai trò của kho hàng trong Logistics:
1.3.1 Khái niệm và chức năng của kho hàng:
a/Khái niệm:
Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiênvật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu trình chuyển từ điểmđầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tìnhtrạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho
Kho hàng có vị trí quan trọng đối với sản xuất và lưu thông, một mặt kho gắnchặt với sản xuất và lưu thông, là bộ phận của doanh nghiệp sản xuất hoặc lưu thông,mặt khác, kho có vị trí độc lập nhất định đối với sản xuát và lưu thông Tính độc lập vàmức độ độc lập của kho phụ thuộc vào mức độ phát triển của phấn công lao động xãhội
Do sự phân công lao động và chuyên môn hóa lao động ngày càng sâu sắc,hoạt động kho đã tách rời khỏi hoạt động sản xuát trực tiếp và hoạt động mua bánhàng hóa trực tiếp Hoạt động của kho tốt hay không có ảnh hưởng nhiều mặt đến cáchoạt động của sản xuất và lưu thông
Trang 16b/ Chức năng của kho hàng:
Một là, kho dự trữ những nguyên, nhiên, vật liệu và hàng hóa cần thiết để
đảm bảo xuất bán như bình thường hoặc cấp phát đầy đủ, đồng bộ, kịp thời cho sảnxuất liên tục và không ngừng mở rộng lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân
Hai là, kho bảo quản, bảo vệ tốt số lượng và chất lượng vật tư- hàng hóa, hạn
chế hao hụt, hư hỏng biến chất mất mát, có tác dụng chống lãng phí của cải xã hội, gópphần đảm bảo chất lượng của sản phẩm sản xuất ra, góp phần tăng năng suất lao động
xã hội và thúc đẩy sản xuất phát triển Đồng thời, góp phần cho lưu thông hàng vật tư đạt hiệu quả cao
Ba là, thông qua công tác kiểm tra, kiểm nhận, hóa nghiệm khi giao nhận vật
tư- hàng hóa, kho góp phần tạo ra những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng, ngănngừa hàng giả, hàng xấu, không đủ tiêu chuẩn chất lượng vào lưu thông, góp phần bảo
vệ quyền lợi cho người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuấthàng hóa
Bốn là, kho góp phần điều hòa vật tư- hàng hóa, cân đối cung cầu hàng hóa
trên thị trường Kho là nơi dự trữ tập trung một số lớn vật tư- hàng hóa Do đó, nó đảmbảo cho việc điều hòa vật tư từ nơi thừa sang nơi thiếu, đảm bảo thỏa mãn kịp thời chocác nhu cầu, góp phần thực hiện cân đối cung cầu
1.3.2 Vai trò của kho hàng trong hoạt động Logistics:
Là nơi cất giữ bảo quản, trung chuyển hàng hóa, kho bãi có vai trò quantrọng sau
Giúp các tổ chức tiết kiệm được chi phí vận tải: Nhờ cókho các tổ chức có thể gom nhiều lô hàng nhỏ thành một lô hàng lớn đểvận chuyển một lần, do đó tiết kiệm được chi phí vận tải
Tiết kiệm được chi phí cho sản xuất: Kho giúp bảo quảntốt nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giảm bớt haohụt, mất mát, hư hỏng, kho giúp cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc, tạođiều kiện cho sản xuất tiến hành liên tục nhịp nhàng nhờ đó giảm đượcchi phí sản xuất
Tổ chức được hưởng lợi từ các khoản giảm giá do mua sốlượng lớn và mua theo kỳ hạn.Giúp duy trì nguồn cung ứng ổn định
Trang 17 Giúp vượt qua những khác biệt về không gian và thời giangiữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Giúp thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng với chí phíLogistics thấp nhất
Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ, chứkhông phải chỉ là những sản phẩm đơn lẻ, giúp phục vụ tốt những nhucầu của khách hàng
Kho là nơi tập hợp, lưu trữ các phế liệu, phế phẩm, các sảnphẩm thừa trên cơ sở đó tiến hàng phân loại xử lý, tái chế Kho là bộ phậnquan trọng giúp hoạt động Logistics được thực hiện thành công
Có thể nói, ngày nay dịch vụ đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao tại các nướcphương Tây, tại Mỹ 70%, tại Anh 67%, tại Pháp 65% và tại Đức là 56% Ở Việt Nam,khu vực dịch vụ - thương mại có sự phát triển mạnh, tỷ trọng ở khu vực này trong cơcấu GDP không ngừng tăng lên năm 2985 chiếm 33,06%, năm 2001 hơn 37%, phấnđấu đưa toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăngtrưởng bình quân 7-8%/ năm và đến năm 2010 chiếm 42-43% GPD và 26-27% tổng sốlao động Vậy cũng là một sản phẩm dịch vụ thì hoạt động kinh doanh dịch vụ khohàng hiện nay hoạt động ra sao, phát triển như thế nào?
1.4/ Dịch vụ kho hàng và nội dung kinh doanh dịch vụ kho hàng:
1.4.1 Dịch vụ kho hàng:
Khái niệm và ý nghĩa của dịch vụ kho hàng:
Chúng ta có thể hiểu dịch vụ kho hàng là dịch vụ thực hiện từ khâu thu gom,chuyển đến kho rồi chuyển hàng hóa theo yêu cầu sử dụng dịch vụ
Hoạt động dịch vụ kho hàng nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao giá trị sửdụng hàng hóa, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và hiệu quả kinh doanh củakho hàng Nó tuy không phải là yếu tố quyết định quá trình kinh doanh của một khohàng Song tác dụng hoạt động dịch vụ kho hàng rất tích cực, hỗ trợ đắc lực, như làmột điều kiện để thúc đẩy quá trình kinh doanh và cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt chocác doanh nghiệp chuyên làm kinh doanh kho vận vì nó có ý nghĩa rất to lớn như sau:
Trang 18Thứ nhất, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho hàng thì đây là hoạtđộng cho phép huy động tối đa năng lực về cơ sở vật chất kỹ thuật, về lao động vànguồn lực hiện có tại kho Hoạt động kho hàng tạo ra giá trị và giá trị thằng dự, do đógóp phần nâng cao mức doanh thu cho doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả
và mở rộng kinh doanh, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên Điều này giúp chohoạt động của doanh nghiệp diễn ra nhịp nhàng và ổn định đây là yếu tố cần thiết chobất cứ một doanh nghiệp nào
Thứ hai, đối với khách hàng: Các hoạt động dịch vụ kho hàng sẽ làm giảmbớt những công việc thứ yếu, sự vụ trong mua bán tập trung mọi nguồn lực để thựchiện sản xuất kinh doanh, là điều kiện cho doanh nghiệp tăng năng suất, hạ giá thànhsản phẩm Giúp các doanh nghiệp sản xuất có thể dự trữ, bảo quản được một lượnghàng hóa, thành phẩm, bán thành phẩm hoặc nguyên vật liệu mà không cần phải xâydựng hệ thống kho hàng
Ngoài ra, dịch vụ kho hàng còn có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân.Dịch vụ bảo quản hàng hóa giúp giảm bớt hao hụt, mất mát, làm giảm chi phí, lãng phícho xã hội Hoạt động dịch vụ là hoạt động văn minh, lịch sự góp phần thúc dẩy xã hộingày càng phát triển
1.4.2 Nội dung kinh doanh dịch vụ kho hàng:
Các loại hình dịch vụ kho:
Cross-docking (kho đa năng phân loại):
Sản phẩm sẽ được chuyển từ nơi sản xuất đến kho theo những lô hàng lớn, tạiđây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những yêu cầu cần thiết của khách hàng, rồigửi đến cho khách Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nới hàng sẽ được đưavào sử dụng ngay mà không cần qua kho nữa
Dịch vụ cho thuê kho theo hợp đồng:
Hợp đồng thuê kho là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên đi thuê về quyềnlợi và nghĩa vụ của các bên, trong đó bên cho thuê kho sẽ cũng cấp những dịch vụ khobãi theo thỏa thuận cho khách hàng và bên đi thuê sẽ thanh toán tiền thuê kho cho bêncho thuê
Trang 19Trong đó có các loại kho phục vụ cho từng nhu cầu của khách hàng:
Kho công cộng: Kho hàng tổng hợp, kho đông lạnh, kho hải quan,kho hàng gửi cá nhân, kho đặc biệt, kho hàng rời…
Kho bảo thuế: Là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hóa nhậpkhẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế
Kho ngoại quan: Là kho lưu trữ những hàng hóa đã làm thủ tụchải quan được gửi để chờ xuất khẩu hoặc những hàng hóa từ nước ngoài đưavào gửi để chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam theo quy địnhcủa pháp luật
2/ Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh:
2.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh:
2.1.1 Khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh:
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnhtranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình màdoanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuậntrong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi(1980) Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với cácđối thủ trong cùng một ngành
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằmgiành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu đượclợi nhuận siêu ngạch.Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh), cạnhtranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa cácnhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”
Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thểtham gia thị trường Đối với người mua, họ muốn mua được loại hàng hoá có chấtlượng cao, với một mức giá rẻ Còn ngược lại, người bán bao giờ cũng muốn tối đahoá lợi nhuận của mình Vì mục tiêu lợi nhuận, họ phải giảm chi phí và tìm cách giànhgiật khách hàng và thị trường về phía mình Và như vậy cạnh tranh sẽ xảy ra Cạnhtranh là một điều tất yếu của thị trường Các chủ thể tham gia thị trường bắt buộc phảichấp nhận cạnh tranh ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành được
Trang 20ưu thế tương đối so với đối thủ Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanhnghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phảitiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thuđược lợi nhuận tối đa Do vậy cạnh tranh là tất yếu của nền kinh tế thị trường, là mộtphương thức vận động của thị trường Nói đến thị trường cũng có nghĩa là nói tới sựcạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế Do vậy, quá trình sản xuất và kinh doanh buộcphải tuân theo những quy luật cạnh tranh.
Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường, quy luật chọn lọcnghiệt ngã thông qua cạnh tranh của thị trường đã chia các chủ thể tham gia thị trườngthành hai nhóm: nhóm năng động và nhóm trì trệ Điều đó đặt ra cho những chủ thểđang yếu kém và lúng túng phải nhanh chóng thích nghi, vì nếu thích nghi được thì đó
là cơ hội để phát triển và ngược lại, nếu không thích nghi được thì đó là dấu hiệu của
sự phá sản Vì vậy, trong quá trình kinh doanh, nâng cao được khả năng cạnh tranh làcon đường đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗiđất nước
2.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh:
Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường Cội nguồn của sự cạnhtranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểu dáng, nhiều chủ thể tham gia.Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích Ai cảm nhận thấy đích thìngười đó trở thành nhịp cầu cho các đối thủ vượt lên phía trước Chạy đua về mặt kinh
tế phải luôn luôn ở phía trước để tránh những trận đòn của người chạy phía sau, vàkhông phải chỉ để thắng một trần tuyết giữa các đối thủ mà là để thắng trên hai trậntuyến Đó là cạnh tranh giữa những nước mua với nước bán và cạnh tranh giữa nhữngngười bán với nhau
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh giữ vai trò làm cho giá cả hàng hoá dịch
vụ giảm xuống, nhưng chất lượng hàng hoá dịch vụ ngày càng cao, phù hợp với mongmuốn của người tiêu dùng.Cạnh tranh sẽ loại bỏ các nước có chi phí cao trong sản xuấtkinh doanh hàng hoá và khuyến khích các nước có chi phí thấp Điều này đã tạo áp lựcbuộc các nước phải giảm chi phí đầu vào trong sản xuất kinh doanh Mặc dù điều này
là phù hợp với lợi ích lâu dài của xã hội, song cũng làm cho một số nước thất bại đauđớn, nạn thất nghiệp, nghèo đói gia tăng
Trang 21Cạnh tranh là công cụ để tước quyền thống trị về kinh tế trong lịch sử Cạnhtranh buộc các nước phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu khoa học, công nghệ để đưavào ứng dụng sản xuất Đồng thời cạnh tranh cũng buộc các nước phải nghiên cứu thịtrường thế giới, nắm bắt được thông tin, bắt được những thời cơ hấp dẫn, chú trọngcông tác khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm và thanh thế nhằm mở rộng thị trườngxuất khẩu vươn tới những thị trường đầy triển vọng Phải tham gia các hoạt động tronghiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin mới về tình hình giá cả, cung cầu trên thịtrường cạnh tranh.
Tóm lại, cạnh tranh không phải là huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế nhữngnước làm ăn thua lỗ, không có hiệu quả, sử dụng lãng phí những nguồn lực của xã hộibằng các nước hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, thúcđẩy sự phát triển của nhân loại Có thể nói rằng cạnh tranh lành mạnh là động lực pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia
Trên thế giới các nước tìm mọi cách để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm củađất nước mình bằng chất lượng sản phẩm, và giá cả Nếu như trước kia, giá cả đượccoi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó đã phải nhường chỗ chochỉ tiêu chất lượng sản phẩm Trên thực tế, cạnh tranh bằng giá là “biện pháp nghèonàn” nhất vì nó làm giảm lợi nhuận thu được, mà ngược lại, cùng một loại sản phẩm,chất lượng sản phẩm nào tốt đáp ứng được yêu cầu thì người tiêu dùng cũng sẵn sàngmua với một mức giá cao hơn một chút cũng không sao, nhất là trong thời đại ngàynay khi mà khoa học kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời sống của nhânloại được nâng cao rất nhiều so với trước
Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng cácthông số có thể đo đưọc hoặc so sánh được thoả mãn những điều kiện kỹ thuật vànhững yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội Chất lượng sản phẩm đượchình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá vàchịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình
độ tay nghề lao động, trình độ quản lý,
Chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với một quốc gia, một khi chấtlượng sản phẩm không được đảm bảo thì cũng có nghĩa là họ đang đứng trước sự đedoạ, bị mất khách hàng, mất thị trường Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới phát triển
Trang 22như vũ bão, một quan niệm mới về chất lượng đã xuất hiện: Chất lượng sản phẩmkhông chỉ là tốt bền, đẹp mà nó còn do khách hàng quyết định Quản lý chất lượng sảnphẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh giá của khách hàng mang tính khách quan, ở đâynhân tố khách quan đã tác động, chi phối yếu tố chủ quan.
Đây là một quan niệm mới xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thịtrường thế giới ngày càng trở nên quyết liệt hơn
Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định sức cạnh tranh của một nước ởchỗ:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăngkhối lượng hàng hoá bán ra
+ Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín, thu hút được khách hàng và mởrộng thị trường
+ Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, thu được nhiều ngoại tệ
về cho đất nước
2.2 Các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong dịch vụ Logistics:
Các giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh của Công ty trong dịch vụ Logistics,chủ yếu là nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong các mặt:
Lợi thế canh tranh về khác biệt:
Sản phẩm: Hiện nay các dịch vụ cơ bản mà Công ty đang kinh doanh đó
là Kinh doanh kho bãi, bốc xếp, bảo quản…, Vận tải đa phương thức, Dịch vụ thủtục hải quan v.v.v Để có thể tạo ra sức cạnh tranh đáng kể trên thị trường Logisticshiện nay, tuy vẫn còn mới nhưng cũng rất khốc liệt, các hoạt động kinh doanh củaVinafco hầu như ít có sự tham gia của yếu tố công nghệ, các hệ thống máy móc,công nghệ…đều ở trong tình trạng khá cũ và khả năng vận dụng vào kinh doanh rấtthấp do đó hầu như không tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh Trong khi đó cácđối thủ cạnh tranh đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh đều
có sự đầu tư khá nghiêm túc về công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh, điều nàykhông chỉ tạo ra sự chuyên nghiệp mà nó còn tạo ra uy tín cũng như tăng thêm chấtlượng dịch vụ Do vậy điều đầu tiên đó là Vinafco cần có sự nhìn nhận và đầu tư
Trang 23đúng mức vào công nghệ, cơ sở vật chất để có thể có lợi thế về cạnh tranh so vớicác doanh nghiệp khác.
Dịch vụ: Hiện tại Công ty đang kinh doanh các mảng dịch vụ như Dịch
vụ làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng tại điểm thông quan hàng hóa, nhận ủythác xuất nhập khẩu và các dịch vụ liên quan đến kho bãi…Đây hầu như là nhữngmảng kinh doanh dịch vụ đặc thù của các doanh nghiệp Logistic tại Việt Nam, tuynhiên tại Vinafco các dịch vụ tập trung chủ yếu vào mảng làm thủ tục hải quan,thông quan, giao nhận và quản lý hàng hóa chưa có sự phát triển các đại lý như đại
lý hàng hải, đại lý container v.v đây là một bước thiếu sót so với các đối thủ khác
Do vậy Công ty cần phát triển các dịch vụ gia tăng khác ngoài dịch vụ truyềnthống
Con người: Trình độ nghiệp vụ của hầu hết cán bộ công nhân viên còn
hạn chế khi tiếp cận với khách nước ngoài, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý kho vàđiều hành trung tâm tiếp vận còn thiếu Hiện nay Công ty còn thiếu những cán bộgiỏi trong việc khai thác thị trường một cách chuyên nghiệp, việc khai thác thịtrường còn theo các hình thức cũ nghĩa là theo các kênh liên lạc qua người quenbiết giới thiệu Ý thức về hoàn thành công việc của nhân viên trong Trung Tâm cònchưa cao, mang nặng tư tưởng làm việc theo kiểu bao cấp, điều này dẫn đến hậuquả là năng suất lao động trong Trung Tâm không cao Tư tưởng làm việc mangtính chất đối phó không có chất lượng cao Do vậy, Cần có những khóa học về tưtưởng cho CBCNV, những khóa đào tạo chuyên nghiệp cả về nghiệp vụ lẫn trình
độ ngoại ngữ
Hình ảnh: Các khách hàng của Vinafco vẫn là những khách hàng cũ dovậy khả năng khai thác thị trường chưa cao, do đó để xây dựng hình ảnh tốt khácbiệt so với doanh nghiệp khác không những phục vụ tốt khách hàng cũ mà còn pháttriển thêm thị trường mới nâng cao hình ảnh của Công ty là một doanh nghiệp điđầu trong lĩnh vực kinh doanh Logistics Điều này Vinafco còn hạn chế, công tácphát triển thị trường còn chậm và thiếu linh hoạt điều này góp phần làm giảm vị thế
và hình ảnh của Vinafco
Lợi thế cạnh tranh về chi phí:
Về bản chất, việc tạo ra giá trị vượt trội không nhất thiết yêu cầu một doanh
Trang 24nghiệp phải có cấu trúc chi phí thấp nhất trong ngành hay tạo ra sản phẩm có giá trịnhất trong mắt khách hàng, mà điều quan trọng là độ lệch giữa giá trị nhận thức được
và chi phí sản xuất lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh Michael Porter, Giám đốcViện Chiến lược và Cạnh tranh của Trường Đào tạo Kinh doanh Harvard đã chỉ rarằng chi phí thấp và sự khác biệt là hai chiến lược căn bản để tạo giá trị và giành lợithế cạnh tranh trong một ngành Theo Porter, lợi thế cạnh tranh đến với doanh nghiệpnào có thể tạo ra giá trị vượt trội Cách thức để tạo ra giá trị vượt trội là hướng đếnviệc giảm thấp chi phí kinh doanh và tạo khác biệt sản phẩm vì thế khách hàng đánhgiá cao hơn và sẵn sàng trả một mức giá tăng thêm Như vậy Vinafco muốn đạt đượclợi thế cạnh tranh về chi phí cần chú ý đến những yếu tố sau:
Hiệu quả: Bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hiệu quả đối với
nhiều doanh nghiệp, đó là năng suất lao động Nếu tất cả các yếu tố khác khôngđổi, nói chung doanh nghiệp có mức năng suất cao nhất trong ngành sẽ có chi phísản xuất thấp nhất Nói cách khác, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh chi phí thấp.Tất nhiên, điều đáng quan tâm là cách thức để đạt năng suất vượt trội; như vậy đểVinafco đạt năng suất cao các công ty phải có một chiến lược, một cấu trúc và hệthống kiểm soát thích hợp
Chất lượng: Việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao sẽ làm
tăng giá trị của Công ty trong mắt khách hàng Từ sự nâng cao nhận thức về giá trịnày cho phép doanh nghiệp đòi hỏi mức giá cao hơn Mặt khác, chất lượng cao dẫnđến hiệu quả cao và đem lại chi phí thấp hơn Do vậy bên cạnh việc khai thác thịtrường mới thì việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc kháchhàng là những yêu cầu cấp thiết đối với Vinafco
Cải tiến: Đây là một khía cạnh mà Vinafco đang rất yếu, sự áp dụngkhoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế, do đókhông những không tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh mà cũng làm lãng phí mộtkhoản chi phí mà đáng ra có thể tiết kiệm được Về dài hạn, cạnh tranh có thể coinhư một quá trình được dẫn dắt bằng sự cải tiến Mặc dù, không phải tất cả các cảitiến đều thành công, nhưng cải tiến là nguồn lực chủ yếu của lợi thế cạnh tranh, bởi
vì nó tạo ra cho doanh nghiệp những thứ độc đáo, những thứ mà đối thủ cạnh tranhcủa nó không có
Trang 253/ Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài:3.1 Những nội dung kinh doanh dịch vụ kho hàng tại Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco:
Quá trình liên quan khách hàng: Các cá nhân, đơn vị chức năngcủa công ty khi khai thác thị trường phải mô tả dịch vụ, phạm vi, mức độtriển khai.Giải thích với khách hàng tác động của bất kỳ vấn đề nào và cáchthức để giải quyết nếu nó xảy ra Mặt khác vì việc thực hiện các dạng hìnhdịch vụ này luôn đòi hỏi các biện pháp xử lý, điều chỉnh mang tính tức thời
và nhiều khi phải có ý kiến của khách hàng nên giữa khách hàng và từng cánhân, bộ phận thực hiện luôn phải có mối liên hệ thông tin trực tiếp để traođổi, hỗ trợ
Quá trình thiết kế phương án lựa chọn: Quá trình chuyển đổi mô
tả dịch vụ thành quy định kỹ thuật của dịch vụ Quá trình này nhằm: làm rõ
và chuyển đổi các đặc tính của dịch vụ thành các quy định kỹ thuật (nănglực, khối lượng công việc, thời gian, tính chính xác, an toàn,…) để kháchhàng xem xét hoặc hình dung được quy mô, yêu cầu cụ thể của dịch vụ
Chuẩn bị hợp đồng: Làm rõ thêm các quy định kỹ thuật của dịch
vụ và ký hợp đồng
Xây dựng kế hoạch thực hiện dịch vụ ( còn gọi là quy trình kỹthuật của việc thực hiện dịch vụ) là việc xác định phương tiện và phươngpháp được thực hiện để sử dụng các bước dịch vụ, quy định phương tiện,phương pháp để kiểm soát chất lượng, đánh giá và kiểm tra kết quả từngbước hay toàn bộ chất lượng dịch vụ
Quá trình tạo lập, hoàn thiện, quản lý mạng lưới các nhà thầu phụ
về các dạng hình hoạt động khác nhau Nêu rõ các nguyên tắc giúp công tyhợp tác chặt chẽ, tạo cơ hội cùng phát triển với các nhà thầu phụ, tạo khảnăng linh hoạt trong chấp nhận, tranh chấp chất lượng liên quan việc hợptác triển khai đảm bảo chất lượng cho các hợp đồng Các nhà thầu phụ tùnglĩnh vực dịch vụ là thành phần hợp tác không thể thiếu được trong hoạtđộng kinh doanh của công ty
Trang 26Kiểm soát quá trình: Phải nắm rõ các quy định kĩ thuật của dịch
vụ, nắm được các chuẩn mực cho các điều kiện cần kiểm soát tại đó và cóbiện pháp duy trì, minh chứng các điều kiện đó được kiểm soát.Đảm bảotuần tự các yêu cầu phải thực hiện tại bước đó phù hợp với kế hoạch đã nêuhoặc phù hợp với điều kiện thực tế tại thời điểm thực hiện
3.2 Các vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco:
Thông qua những vấn đề về nội dung kinh doanh dịch vụ kho hàng củaVinafco, nghiên cứu những vấn đề sau, để có thể đề xuất những giải pháp tăng cườngcạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ kho
Cơ sở vật chất:
Hệ thống kho đã có dấu hiệu xuống cấp, nền và mái hư hỏng nhiều chỗ vấn đềnày làm giảm chất lượng dịch vụ của Công ty dưới mắt khách hàng Hệ thống thôngtin liên lạc (bao gồm cả hệ thống máy vi tính) cũ kỹ, lạc hậu không đáp ứng tốt vàkhông theo kịp nhu cầu phát triển của công việc Điều này đã phần nào gây ra sự chậmtrễ trong quá trình điều hành và giải quyết công việc
Con người:
Ý thức về hoàn thành công việc của nhân viên trong Công ty còn chưa cao,mang nặng tư tưởng làm việc theo kiểu bao cấp, điều này dẫn đến hậu quả là năng suấtlao động trong Công ty không cao Tư tưởng làm việc mang tính chất đối phó không
có chất lượng cao Công ty thiếu những cán bộ giỏi trong việc khai thác thị trường
Chiến lược và chính sách của Công ty:
Cạnh tranh về khác biệt: Là các nhóm giải pháp và chiến lược nhắm khai thác
thị trường mới, mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ Những giải pháp liên quan đếnnhững yếu tố cơ bản của doanh nghiệp như chất lượng của sản phẩm và dịch vụ so vớicác đối thủ cạnh tranh trên thị trường, các định hướng phát triển về nhân sự của Côngty
Cạnh tranh về chi phí: Cách thức để tạo ra giá trị vượt trội là hướng đến việc
giảm thấp chi phí kinh doanh và tạo khác biệt sản phẩm vì thế khách hàng đánh giá
Trang 27cao hơn và sẵn sàng trả một mức giá tăng thêm Công ty hiện nay có những chiến lượcnào để thực hiện điều này?
Trang 28Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng của
Công ty TNHH vận tải và dịch vụ VINAFCO.
1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề:
1.1 Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu:
* Dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu bên trong Công ty: Là những dữ liệu được xin từ các phòng ban như Tổ
chức – Nhân sự, phòng Hành chính – Kế toán…Các dữ liệu lấy để phục vụ công tácnghiên cứu là những số liệu về doanh thu qua các năm, số liệu về chi phí v.v.v số liệu
về nhân sự, trình độ của người lao động…Việc lấy số liệu thứ cấp trên để phục vụ choviệc nghiên cứu về tình hình hoạt động của Công ty qua các năm đặc biệt các số liệu
về doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh để có cái nhìn tổng thể và những đánh giá
về sự phát triển của Công ty, các số liệu về nhân sự giúp cho việc nghiên cứu về cơcấu lao động của doanh nghiệp trình độ của nhân viên, kinh nghiệm quản lý.v.v
Dữ liệu bên ngoài Công ty: Do Vinafco là một doanh nghiệp đã có chỗ đứng từ
lâu do vậy nguồn dữ liệu bên ngoài khá phong phú đó là những nhận định từ các báo,các tạp chí Vinafco ngày 24/07/2006 đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HồChí Minh do vậy có thể tìm kiếm những bài phân tích của các Công ty kinh doanhchứng khoán về doanh nghiệp Việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ nguồn bên ngoài cho tathấy được một cách khách quan vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và đặc biệt làđối với các đối thủ cạnh tranh, phục vụ cho việc nghiên cứu về vị thế cũng như hìnhảnh của Công ty trong con mắt khách hàng và các doanh nghiệp khác
Trang 29* Dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp được tổng hợp thông qua các phương pháp nghiên cứu điều traphỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm và sử dụng bảng câu hỏi điều tra phỏng vấnchuyên sâu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ kho hàng
Phương pháp thu thập:
Nghiên cứu điều tra phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị trong
Công ty đặc biệt là bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý kho, việc thu thập dữ liệu sơcấp này giúp hiểu sâu hơn về thực trạng của Công ty đang gặp phải, các khó khăn vàvấn đề mà doanh nghiệp đang tồn tại, cũng như nhưng ưu thế và điểm mạnh của doanhnghiệp Phỏng vấn nhà quản trị có thể thấy rõ được nguyên nhân của những khó khăn
mà Công ty đang gặp phải để từ đó có những đề xuất về giải pháp hợp lý
Bên cạnh đó, để khách quan hơn thì việc phỏng vấn chính những khách hàngcủa Vinafco là một phương pháp rất hiệu quả cho việc nhận diện những vấn đề màCông ty mắc phải, từ đó có thể thấy rõ chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp ra sao,khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sự chuyên nghiệp v.vv từ đó có thể cónhững đề xuất chính xác hơn
Bảng câu hỏi điều tra: Bảng câu hỏi được thiết kế để nắm bắt được tình hình
tổng quan của Công ty, bảng câu hỏi được phát cho các phòng ban và nhân viên
Phương pháp phân tích:
Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu đề tài, các dữ liệu được phân loại, đánh giá rồi tổng hợp theo từng đốitượng (công ty, khách hàng của công ty ) Quá trình phân tích dữ liệu có sử dụngphương pháp thống kê miêu tả, biểu thị qua các số liệu, biểu đồ
1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu:
Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích số liệu: thống kê, phân tích,tổng hợp, so sánh, phương pháp tính tỉ lệ để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu của công ty và từ đó rút ra kết luận Bên cạnh đó, chuyên đề còn sửdụng phương pháp định lượng làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo cùng với phươngpháp định tính nhằm đề ra giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu cũngnhư đưa ra các mục tiêu và phương hướng hoạt động trong những năm tới
Trang 302 Đánh gia tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu:
2.1 Nhân tố vĩ mô:
2.1.1.Chính sách của Nhà nước:
Trong thời gian gần đây, Chính phủ đang ngày càng quan tâm tới phát triểndịch vụ thuộc nhóm dịch vụ tiếp vận và coi như là một trong những biện pháp làmgiảm chi phí xuất khẩu hàng hoá Nhà nước luôn quan tâm đến những chính sách đầu
tư vào hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho ngành nghề nàyphát triển theo kịp cùng vời khu vực và thế giới Đây là thuận lợi cho Vinafco nóiriêng và các doanh nghiệp nói chung
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng, cụ thể làthay vì trước đây chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới được cung cấp dịch vụ này thìhiện nay doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đượctham gia Đây là một thuận lợi nhưng đồng thời cũng là một khó khăn cho doanhnghiệp Thuận lợi là doanh nghiệp có môi trường cạnh tranh lành mạnh, thông thoángphát huy mọi khả năng và nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.Khó khăn là “chiếc bánh chia làm nhiều phần”, thị trường bị chia sẻ và các đối thủcạnh tranh luôn có nguy cơ nuốt chửng “miếng bánh” của doanh nghiệp Điều này đòihỏi doanh nghiệp phải luôn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh đặc biệt trong lĩnhvực dịch vụ kho hàng, một yếu tố để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nên hầunhư các doanh nghiệp chủ yếu thiên về cung cấp một loại dịch vụ vụ thể, chưa tạo racác dịch vụ đồng bộ để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp Công ty đang từng bướchoàn thiện chương trình để tạo ra dịch vụ đồng bộ, đây là một thuận lợi do hiện naychưa có nhiều doanh nghiệp thực hiện được điều này
2.1.2.Chính sách của ngành Giao thông Vận tải:
Dịch vụ kho vận đóng vai trò rất quan trọng trong nhóm dịch vụ tiếp vận nhưnghiện nay còn kém phát triển Tuy nhiên nếu xét trên từng loại hình vận tải cụ thể, một
số dịch vụ Việt Nam đang có sức cạnh tranh hơn so với một số nước trong khu vựcnhư dịch vụ vận tải đường bộ, đường không Đạt được hiệu quả này chủ yếu là do tích
Trang 31cực đa dạng hoá thành phần tham gia cung cấp dịch vụ và đổi mới thiết bị cũng nhưcông nghệ phục vụ Dịch vụ vận tải đường bộ với việc ban hành Luật doanh nghiệphàng loạt doanh nghiệp tư nhân đã thành lập, tạo môi trường cạnh tranh sôi động vàgóp phần làm giảm chi phí Đây là một thuận lợi cho dịch vụ kho hàng ở mảng dịch vụvận tải kho hàng theo nhu cầu của khách hàng Cái mà Công ty lo ngại nhiều chính làphí vận tải và phí cầu đường
Thấy trước được những hiệu quả kinh tế to lớn của lĩnh vực kinh doanh kho vàtiếp vận, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) đã ra đời
và đưa ra các kiến nghị sau:
Hạn chế việc cho nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực này vì đây là lĩnh vựckinh doanh không cần vốn lợi nhuận tương đối chắc chắn và giải quyết được nhiềucông ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động
Bộ GTVT và Bộ Thương mại cần yêu cầu mọi doanh nghiệp Việt Nam kinhdoanh trong lĩnh vực ngành nghề tiếp vận, phải đăng ký vận đơn thứ cấp và các loạimẫu biểu
Các ngành chức năng (GTVT, Thương mại, Hải quan, Thuế) cần thường xuyênkiểm tra để chống hành vi gian lận và ban hành các văn bản dưới luật để điều chỉnhcác hoạt động trong phạm vi dịch vụ này
Đối với nhóm ngành hỗ trợ hiện nay chưa thể hiện vai trò rõ rệt như sản xuấtphần mềm cho dịch vụ tiếp vận, các dịch vụ tài chính Nếu các ngành này được chútrọng phát triển một cách đúng mức, thì hiệu quả tiếp vận sẽ nâng đáng kể Các sảnphẩm phần mềm chủ yếu mua từ nước ngoài chi phí rất cao và tác động trực tiếp tớinăng lực cạnh tranh của ngành
Trang 322.2 Nhân tố vi mô:
2.2.1.Đối thủ cạnh tranh:
Bất cứ một doanh nghiệp nào đều có đối thủ cạnh tranh của mình, đặc biệt tronggiai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp có r ất nhiều đối thủ cạnh tranhgay gắt Trong lĩnh vực kinh doanh kho hàng và dịch vụ kho hàng như hiện nay tạiVINAFCO có rất nhiều đối thủ trong cùng lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động Cóthể kể đến như: Vietrans, Vinalink, Sotrans, đây đều là những doanh nghiệp tổ chứckinh doanh trong cùng lĩnh vực tiếp vận, họ có diện tích kho lớn và được trang bị kháhiện đại, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sử dụng
Hiện nay theo thống kê của Việt Nam có khoảng hơn 800 công ty giao nhậnvận tải chính thức, trong đó khoang 18% là doanh nghiệp Nhà nước; 70% là công tyTNHH; 2% công ty do nước ngoài đầu tư Đây là một khó khăn chô doanh nghiệp do
sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các công ty
Một số đối thủ cạnh tranh điển hình của Vinafco:
Bảng 3.1: Danh sách các đối thủ cạnh tranh chính
TT
C ông ty
Lĩnh vực hoạt động
Điểm mạnh
Điểm yếu
V inali nk
- Giao nhận đường biển và đường hàng không
- Dịch vụ Vậntải đa phương thức, Logistics, giao nhận,kho bãi…
- Đại lý tàu biển, kinh doanh XNK
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
và kinh doanh nhà
- Vinalink có mạng lưới đại lý rộng khắp tại Việt Nam và nước ngoài đây chính là lợi thế lớn nhất
- Công ty có
vị thế về kho bãi cũng như việc đầu tưcác trang thiết bị, phương tiện vận tải
- Chất lượng dịch vụ chưa cao, thông tin đối với những lô hàng gấp còn chưa cập nhật
- Tính chuyênnghiệp của nhân viêncòn chưa cao
- Mức độ hài lòng về dịch vụ của khách hàng còn chưacao
- Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến thủ tụccòn chưa nhanh và hiệu quả
Trang 33V ietr ans
- Vận tải đa phương thức
- Logistics, XNK
- Giao nhận hàng công trình, triển lãm
- Kinh doanh
ô tô, xe máy, hàng điện máy
- Công ty có
bề dày kinh nghiệm
và uy tín cao trên thị trường Hãng Ford làđối tác chính giao nhận vận tải linh kiện và ô tô nguyên chiếc từ các nước về Việt Nam
- Ngoài ra Công ty còn tham gia các lĩnh vực kinhdoanh khác như Bất đông sản, triển lãm v.v
- Khai thác các phương tiện vận tải chưa triệt để và hiệu quả, công tác bảo trì còn kém
- Hoạt động giao nhận còn mang tính thời vụ
S otra ns
- Kinh doanh kho, bãi, cảng, nhà xưởng
- Xếp dỡ, giao nhận hàng hóa
- Dịch vụ đại
lý vận tải bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ…
- Đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, dịch vụ
logistics…
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn
- Kinh doanh vật tư thiết bị vận tải, kho, bốc xếp và giao nhận
- Sotrans là một trong những thương hiệu mạnh,
uy tín về hoạt động
Logistics
- Sở hữu diện tích kho, bãi khá lớn
và tọa lạc tại các vị trí thuận lợi
- Nguồn nhânlực đạt trình độ chuyên nghiệp cao, năng
động
- Kho và thiết
bị bốc xếp quá cũ, kĩthuật lạc hậu, công suất sử dụng
thấp
- Sản phẩm dịch vụ mới chưa nhiều, tính cạnh tranh thấp
- Công nghệ quản lý
trung bình, năng suất chưa cao