Nhân tố vi mô:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Biện pháp tăng cường cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco” (Trang 32 - 37)

- Hệ thống kho bãi không đảm bảo về mặt chuyên nghiệp, hầu hết các hệ thống

2. Đánh gia tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn

2.2. Nhân tố vi mô:

2.2.1.Đối thủ cạnh tranh:

Bất cứ một doanh nghiệp nào đều có đối thủ cạnh tranh của mình, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp có r ất nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt. Trong lĩnh vực kinh doanh kho hàng và dịch vụ kho hàng như hiện nay tại VINAFCO có rất nhiều đối thủ trong cùng lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Có thể kể đến như: Vietrans, Vinalink, Sotrans,... đây đều là những doanh nghiệp tổ chức kinh doanh trong cùng lĩnh vực tiếp vận, họ có diện tích kho lớn và được trang bị khá hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sử dụng.

Hiện nay theo thống kê của Việt Nam có khoảng hơn 800 công ty giao nhận vận tải chính thức, trong đó khoang 18% là doanh nghiệp Nhà nước; 70% là công ty TNHH; 2% công ty do nước ngoài đầu tư. Đây là một khó khăn chô doanh nghiệp do sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các công ty.

Một số đối thủ cạnh tranh điển hình của Vinafco:

Bảng 3.1: Danh sách các đối thủ cạnh tranh chính

TT C ông ty Lĩnh vực hoạt động Điểm mạnh Điểm yếu V inali nk - Giao nhận đường biển và đường hàng không. - Dịch vụ Vận tải đa phương thức, Logistics, giao nhận, kho bãi…

- Đại lý tàu biển, kinh doanh XNK

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh nhà

- Vinalink có mạng lưới đại lý rộng khắp tại Việt Nam và nước ngoài đây chính là lợi thế lớn nhất

- Công ty có vị thế về kho bãi cũng như việc đầu tư các trang thiết bị, phương tiện vận tải.

- Chất lượng dịch vụ chưa cao, thông tin đối với những lô hàng gấp còn chưa cập nhật

- Tính chuyên nghiệp của nhân viên còn chưa cao. - Mức độ hài lòng về dịch vụ của khách hàng còn chưa cao - Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến thủ tục còn chưa nhanh và hiệu quả.

V ietr ans - Vận tải đa phương thức - Logistics, XNK - Giao nhận hàng công trình, triển lãm - Kinh doanh ô tô, xe máy, hàng điện máy - Công ty có bề dày kinh nghiệm và uy tín cao trên thị trường. Hãng Ford là đối tác chính giao nhận vận tải linh kiện và ô tô nguyên chiếc từ các nước về Việt Nam. - Ngoài ra Công ty còn tham gia các lĩnh vực kinh doanh khác như Bất đông sản, triển lãm .v.v. - Khai thác các phương tiện vận tải chưa triệt để và hiệu quả, công tác bảo trì còn kém. - Hoạt động giao nhận còn mang tính thời vụ S otra ns - Kinh doanh kho, bãi, cảng, nhà xưởng - Xếp dỡ, giao nhận hàng hóa - Dịch vụ đại lý vận tải bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ…

- Đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, dịch vụ logistics… - Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn - Kinh doanh vật tư thiết bị vận tải, kho, bốc xếp và giao nhận. - Sotrans là một trong những thương hiệu mạnh, uy tín về hoạt động Logistics. - Sở hữu diện tích kho, bãi khá lớn và tọa lạc tại các vị trí thuận lợi - Nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên nghiệp cao, năng

động.

- Kho và thiết bị bốc xếp quá cũ, kĩ thuật lạc hậu, công suất sử dụng thấp - Sản phẩm dịch vụ mới chưa nhiều, tính cạnh tranh thấp - Công nghệ quản lý trung bình, năng suất chưa cao.

Nguồn: Tổng hợp từ internet

Phân tích hai đối thủ cạnh tranh điển hình Vinalink và Vietrans : Vinalink:

Vinalink có văn phòng chi nhánh công ty tại Hà Nội, Hải Phòng; văn phòng giao nhận tại Bình Dương (Khu công nghiệp Việt nam - Singapore). Ở nước ngoài, Vinalink có mạng lưới đại lý rộng khắp các châu lục và đây chính là lợi thế rất lớn của Vinalink đối với rất nhiều các công ty giao nhận khác trong ngành.

Mối quan hệ tốt và tin cậy với hệ thống đại lý là cơ sở để Vinalink có được giá cước và phí dịch vụ cạnh tranh cho các dịch vụ do đại lý cung cấp và được đại lý hỗ trợ về mọi mặt cho việc xử lý hàng hóa ở nơi đến. Mối quan hệ tin cậy đặc biệt quan trọng về mặt tài chính để Vinalink có thể thông qua đại lý thực hiện việc thu cước phí ở nơi đến và đại lý cũng tin cậy để thực hiện dịch vụ tại nơi đến với chi phí sẽ được thanh toán vào số dư hàng tháng giữa hai bên mà không yêu cầu Vinalink phải thanh toán trước khi thực hiện dịch vụ. Đây là lợi thế rất lớn của Vinalink đối với các lô hàng cần thu tiền cước tại nước đến.

Vinalink rất có lợi thế về giá cước hàng không so với nhiều các công ty giao nhận khác cùng ngành. Có được lợi thế đó là nhờ thời gian hoạt động lâu năm trong ngành cùng với những nỗ lực của công ty khẳng định sản lượng hàng hóa ổn định và đảm bảo tín dụng tốt đối với các hãng hàng không. Mức độ cạnh tranh của cước phí dựa trên cơ sở Vinalink có hợp đồng bán hàng đặc biệt với hầu hết các hãng hàng không lớn nhỏ đang có mặt tại Việt Nam. Nhờ vào uy tín của Vinalink đối với các hãng hàng không, Vinalink có khả năng thương lượng giá và tải tốt đặc biệt vào các mùa cao điểm. Giá cước tốt cũng chính là lý do Vinalink nhận được rất nhiều hàng co- load - hàng được đặt chỗ từ các công ty giao nhận khác. Cước phí cạnh tranh còn thể hiện Vinalink có chính sách giá tốt và linh hoạt đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.

Tuy nhiên vẫn xảy ra nhiều trường hợp trễ nải trong giao hàng làm phát sinh phí lưu kho và ảnh hưởng đến uy tín đối với khách hàng. Vinalink vẫn chưa có đại lý chất lượng dịch vụ tốt tại một số nước như Campuchia, Nga, các nước Đông Âu, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh…giá cả dịch vụ các khu vực này khá cao và chất lượng dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Chất lượng dịch vụ của đại lý còn thể hiện ở phản hồi của đại lý. Do tính chất gấp của hàng hóa vận chuyển bằng được hàng không, khách hàng luôn yêu cầu cung cấp thông tin liên tục về lô hàng của họ. Chính vì vậy Vinalink phải có phản hồi nhanh chóng từ phía đại lý để cung cấp thông tin cho khách hàng. Thực tế cho thấy việc trễ nải trong phản hồi của đại lý đã làm ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.

Về các vấn đề giải quyết phát sinh Vinalink vẫn chưa đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng, có thể do hai nguyên nhân sau. Một là, không có được sự giải

quyết thỏa đáng từ các nhà cung cấp dịch vụ cho Vinalink. Hai là, nguyên nhân từ phía nhân viên của Vinalink

Vietrans:

Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển là dịch vụ truyền thống của Công ty giao nhận kho vận ngoại thương - VIETRANS. Tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương - VIETRANS, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển luôn chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng giao nhận hàng hóa. Hàng năm, khối lượng hàng mà công ty giao nhận qua các cảng biển Việt Nam vào khoảng 80.000 - 90.000 ngàn tấn, với tốc độ tăng bình quân khá cao, khoảng 12%/năm.

Hàng dệt may là một trong những mặt hàng thế mạnh của VIETRANS, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu mặt hàng giao nhận (khoảng 1/3). Chúng ta đều biết trong những năm gần đây, mặt hàng này cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Bên cạnh đó ba năm trở lại đây, công ty ký được nhiều hợp đồng ủy thác giao nhận các mặt hàng máy móc thiết bị, linh kiện điện tử như mặt hàng linh kiện xe máy, xe cứu hoả, thiết bị y tế…Những loại hàng này lại đem về doanh thu cao do tính chất phức tạp trong việc giao nhận nên tỷ trọng loại hàng này có xu hướng tăng lên.

Tuy nhiên, VIETRANS mới chỉ chiếm được khoảng gần 10% thị phần giao nhận hàng hóa nói chung và khoảng 9% thị phần giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển. Thị phần này về tỷ trọng và giá trị thì không phải là quá nhỏ nhưng với quy mô của một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ, lại là một doanh nghiệp giao nhận có bề dày truyền thống như VIETRANS thì đây có thể coi là một tồn tại cần khắc phục.

Xét về phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận thì VIETRANS không phải là quá thiếu thốn và lạc hậu thậm chí còn được xếp vào loại hiện đại. Bằng chứng là công ty có hệ thống kho cảng rộng khắp với đội xe hùng hậu, ở mỗi kho đều có xe nâng hạng nhẹ, xe nâng hạ container cùng cần cẩu, xe kéo…Được thế một phần là do công ty vốn là một doanh nghiệp Nhà nước thành lập đầu tiên ở Việt Nam, mặt khác cũng là vì công ty có chú ý đầu tư vào trang thiết bị phương tiện.

Nhưng điều đáng nói đó là các thiết bị đó còn chưa được khai thác triệt để, hiệu quả sử dụng thấp. Sở dĩ như vậy là do công ty chưa có kế hoạch sử dụng thiết bị một cách khoa học, lúc thì không có để sử dụng lúc lại nằm không trong kho.

Bên cạnh đó, công tác bảo quản, duy tu bảo dưỡng thiết bị còn chưa được quan tâm đúng mức. Do không phân trách nhiệm này cho một phòng ban cụ thể nên mạnh ai nấy dùng nhưng không ai thấy mình có trách nhiệm phải giữ gìn cẩn thận. Mặt khác do đặc thù của công ty là hoạt động mang tính thời vụ nên vào mùa hàng xuống, thiết bị không dùng mà vẫn phải khấu hao làm cho hiệu quả sử dụng giảm xuống.

Tại VIETRANS còn xuất hiện tình trạng cạnh tranh trong nội bộ công ty, hoạt động còn chồng chéo. Chẳng hạn như chỉ một khách hàng lại nhận được tới vài mức giá chào khác nhau, mà đều từ các nhân viên của VIETRANS đưa ra. Khi đó khách hàng sẽ đặt dấu hỏi, và sẽ dần mất lòng tin đối với công ty.

Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ như trên đã nói không chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn, làm không hết việc. Nhiều khi thiếu thiết bị, không có container, không xin được chỗ tàu mẹ công ty phải từ chối nhận hàng. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm như tháng 6 đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm (dịp Lễ Giáng Sinh và Tết Dương lịch). Những tháng còn lại việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.

2.2.2.Khách hàng:

Hiện nay, khách hàng thực sự quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh nào. Do sự gia tăng về số lượng các công ty và tổ chức trong lĩnh vực kho hàng, hơn lúc nào hết công ty cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ kho hàng để tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, thu hút khách hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

Doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có nhiều khách hàng lớn, khách hàng" ruột", có một vài khách hàng có thể kể đến như: INAX, BELCO, Công ty nước giải khát TRIBECO,...Hướng mục tiêu là phải thu hút khách hàng mới, tạo mối quan hệ tốt với khách truyền thống, khai thác và tìm kiếm các khách hàng lớn.

2.2.3.Trung gian thương mại:

Đây là các cá nhân, tổ chức giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và các trung gian trong lĩnh vực vận tải khi cần thiết phải thuê ngoài. Vì vậy cần phải tạo

mối quan hệ lâu dài, mật thiết. Vì hoạt động thuên vận tải ngoài hiện nay cũng khá phổ biến ở doanh nghiệp nên vấn đề này cần phải được chú ý hơn nữa.

2.2.4.Mục tiêu, chính sách của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu đưa ra được mục tiêu và chính sách đúng đắn. Trong mục tiêu có mục tiêu ngắn, trung và dài hạn, nhưng phải gắn với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, khả năng của doanh nghiệp. Nếu mục tiêu đề ra không phù hợp thì sẽ rất nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu đề ra nhưng để thực hiện được thì lại càng khó hơn nữa. Điều đó đòi hỏi phải có các biện pháp, chính sách phù hợp. Do đó bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải thực sự hiệu quả, phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, và khả năng của doanh nghiệp... để đề ra được mục tiêu và chính sách hợp lý.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Biện pháp tăng cường cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ Vinafco” (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w