1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của thái lan và singapo. giải pháp cho phát triể

86 737 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 154,88 KB

Nội dung

Một số nét về du lịch theo Tổ chức du lịch Thế giới, du lịch đang ngàycàng trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranhchống nghèo đói trên thế giới, do tiềm n

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá, du lịch nóichung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quantrọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia Đây là hoạtđộng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận có triển vọng phát triển trong xã hộihiện đại

Về mặt xã hội, du lịch trong thời hiện đại là một nhu cầu không thể thiếutrong cuộc sống mỗi con người Ngày nay, mức độ phát triển, khá giả của đờisống không chỉ đo đếm bằng con số các tiện nghi vật chất mà còn ở việc conngười đã đi du lịch được bao nhiêu nơi, làm giàu có thêm được bao nhiêu vốnsống của mình Nếu như năm 1960, số khách đi du lịch quốc tế toàn Thế giớimới chỉ là 69 triệu người thì năm 1990 con số này là 385 triệu người và đến năm

2007 đã đạt con số kỷ lục 898 triệu lượt người Dự báo trong tương lai con sốnày sẽ không ngừng tăng 1937 triệu vào năm 2010 (theo WTO)

Một số nét về du lịch theo Tổ chức du lịch Thế giới, du lịch đang ngàycàng trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranhchống nghèo đói trên thế giới, do tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới và nhiềuviệc làm nhất trên thế giới ( với 207 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp; 75%hành khách của ngành hàng không quốc tế là du khách); du lịch toàn cầu mỗinăm thu nhập hơn 514 tỷ USD; tại 83% nước trên thế giới, du lịch là 1 trong 5nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng các nước vùng Caribe thì 50% GDP là từ dulịch

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của rấtnhiều quốc gia bởi du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà bên cạnh đó nócòn là thông điệp của tình hữu nghị hoà bình và sự hợp tác giữa các quốc gia

Và cũng giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào, muốn phát triển mỗi cấpngành có liên quan sẽ có những mối quan tâm khác nhau Đối với ngành côngnghiệp du lịch điều quan tâm hàng đầu là làm thế nào thỏa mãn tối đa nhu cầu

Trang 2

của khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và kích thích khách du lịch tiêunhiều tiền khi đi du lịch.

Việt Nam - một đất nước với phong cảnh hữu tình, nhiều tài nguyên dulịch đáng nhẽ phải thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế Tuy nhiên, trên thực

tế số lượng khách quốc tế Việt Nam đón mỗi năm còn rất khiêm tốn so với cácnước trong khu vực, kể cả so sánh với những nước có nguồn tài nguyên du lịchkhông bằng Việt Nam Để quản lý và khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên du lịch,nguồn nhân lực du lịch đôi khi ngoài nỗ lực của bản thân, chúng ta cần học hỏikinh nghiệm của các nước trong khu vực

Xuất phát từ những ý tưởng trên đây, tôi mạnh dạn chọn đề tài:

“Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam”

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: hoạt động du lịch quốc tế tạiThái Lan và Singapo, những kinh nghiệm hay đã áp dụng để phát triển du lịch

ở hai nước này

- Mục tiêu nghiên cứu: đưa ra một số giải pháp từ kinh nghiệm của cácnước nói trên để có hướng phát triển cho du lịch Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử

+ Phương pháp thu thập: Thông tin thứ cấp và sơ cấp

+ Phương pháp xử lý: Phương pháp phân tích và khái quát hoá, cácphương pháp thống kê

-Kết cấu của luận văn chia làm ba chương:

+ Chương I: Một số vấn đề lý luận về du lịch quốc tế

+ Chương II: Những kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế tại Thái Lan và Singapo

+ Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp rút ra từ kinh nghiệm phát triển của Thái Lan và Singapo cho hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam

Trang 3

Do kiến thức còn hạn chế, thực tế kinh nghiệm chưa nhiều và đề tài lựachọn cũng là một đề tài vĩ mô nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Tôirất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Chủ nhiệm khoa Kinh tế và kinh doanh quốc

tế cùng các thầy, các cô, các bạn trong trường ĐHNT đã hướng dẫn và tạo điều

kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài viết này

Trang 4

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ

I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DU LỊCH QUỐC TẾ

1 Một số khái niệm

1.1 Khái niệm về du lịch

Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạtđộng du lịch trên toàn cầu Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn củanhiều quốc gia và kinh tế Du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh

Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của các hãng lữ hànhThomas Cook Năm 1841 Thomas Cook đã tổ chức cho 570 người từ Leicestorđến Longshoroungh với một mức giá trọn gói gồm các dịch vụ vui chơi, canhạc, đồ uống Nhưng du lịch chỉ thực sự phổ biến cuối thế kỷ XIX và bùng nổvào thập kỷ 60 cuối thế kỷ XX này khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lầnthứ hai đem lại những thành quả vô cùng to lớn về kinh tế xã hội Con ngườisống trong không gian với "bê tông" "máy tính", tác phong công nghiệp đã quámệt mỏi họ nảy sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cuội nguồn văn minhnông nghiệp hay chỉ đơn giản để nghỉ ngơi, sau một thời gian lao động

Như vậy, du lịch đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời sốngcon người và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu Vậy

du lịch là gì?

Trang 5

Về khái niệm du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các khái niệmkhác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau

* Dưới góc độ khách du lịch:

Theo nhà kinh tế học người Áo Rozep Stander cho rằng khách du lịch làloại khách đi lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinhhoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế

* Dưới góc độ nhà kinh doanh du lịch:

Du lịch được hiểu là việc sản xuất bán và trao cho khách các dịch vụ vàhàng hoá nhằm đảm bảo việc đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí, thông tin đem lạilợi ích kinh tế cho quốc gia và các tổ chức kinh doanh đó

Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau:

"Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giảitrí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"

1.2 Khái niệm về du lịch quốc tế

Các định nghĩa về du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã vàđang gặp phải những khó khăn nhất định Hiện nay trên thế giới có nhiều địnhnghĩa của nhiều tác giả khác nhau

Theo định nghĩa của hội nghị ở Rôma do Liên Hiệp Quốc tổ chức về cácvấn đề của du lịch quốc tế năm 1963: Khách du lịch quốc tế là những người lưulại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trongthời gian 24h hoặc hơn

Định nghĩa trên mắc phải sai lầm đó là không đánh giá đúng mức độ ảnhhưởng hay phụ thuộc giữa các ngành với nhau trong du lịch Định nghĩa vẫnchưa giới hạn đầy đủ đặc trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và các mối quan

hệ kinh tế du lịch (các mối quan hệ thuộc loại nào: kinh tế, chính trị, xã hội, vănhoá) Ngoài ra, định nghĩa cũng bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụtrung gian nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hoá dịch vụ đápứng nhu cầu khách du lịch

Trang 6

Xuất phát từ những thực tế đó, chúng ta chỉ có thể nhìn nhận du lịch quốc

tế như sau: Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểmđến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau Ở hình thức này kháchphải vượt qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch Từ cách nhìn nhậntrên chúng ta có thể thấy rằng du lịch quốc tế là những hình thức du lịch có dínhdáng tới yếu tố nước ngoài, điểm đi và điểm đến của hành trình ở các quốc giakhác nhau, khách du lịch sử dụng ngoại tệ của nước mình đem tới nước du lịch

để chi tiêu cho nhu cầu du lịch của mình

2 Phân loại du lịch quốc tế

Du lịch quốc tế được chia làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động và du lịchquốc tế bị động

+ Du lịch quốc tế chủ động là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đếnmột đất nước nào đó, ví dụ đến Việt Nam và tiêu tiền kiếm được từ đất nước củahọ

+ Du lịch quốc tế bị động là hình thức du lịch có trong trường hợp các côngdân Việt Nam đi ra ngoài biên giới nước ta và trong chuyến đi ấy, họ tiêu tiềnkiếm được ở Việt Nam

Xét trên phương diện kinh tế, du lịch quốc tế chủ động gần giống hoạt độngxuất khẩu vì nó làm tăng thu nhập ngoai tệ cho đất nước du lịch Khách du lịchquốc tế đến Việt Nam đổi ra bản tệ để chi tiêu số tiền chi tiêu ở nơi du lịch đẩymạnh cán cân thanh toán của Việt Nam Đối với hình thức du lịch quốc tế bịđộng, loại du lịch này tương tự như nhập khẩu hàng hoá vì nó liên quan tới chingoại tệ

Xét trên phương tiện văn hoá xã hội: Khách du lịch quốc tế có cơ hội tìmhiểu các phong tục tập quán, hệ thống văn hoá, pháp luật của nước sở tại, đồngthời chịu sự chi phối của hệ thống chính trị, văn hoá, kinh tế cũng như pháp luậtcủa nước đó Điều này có nghĩa là khi đó du lịch tại một quốc gia khác, khách

du lịch phải tuân theo qui định về luật pháp, văn hoá, xã hội, của quốc gia đó.Nguyên tắc trao đổi văn hoá và kinh tế trên cơ sở này sẽ có ảnh hưởng tíchcực tới sự phát triển của du lịch quốc tế chủ động cũng như du lịch quốc tế bị

Trang 7

động, tuy nhiên mỗi đất nước tuỳ thuộc vào khả năng của mình mà có nhữngđịnh hướng phát triển cho phù hợp.

II.VAI TRÒ VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ

+ Nhu cầu tiêu dùng trong du lịch là những nhu cầu đặc biệt bao gồm: Nhucầu hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, nhu cầukhám phá những điều mới lạ

+ Tiêu dùng du lịch thoả mãn các nhu cầu hàng hoá (thức ăn, hàng hoá muasắm, hàng lưu niệm ) và đặc biệt là các nhu cầu về dịch vụ nơi ở, vận chuyểnhành khách, y tế, thông tin

+ Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hoá diễn ra đồng thời với việcsản xuất ra chúng Trong du lịch không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hoáđến cho khách và ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có hàng hoá

+ Tiêu dùng du lịch thường xảy ra theo thời

Qua những đặc điểm tiêu dùng ở trên, ta có thể thấy vai trò của kinh doanh

du lịch quốc tế như sau:

1.1 Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

Thật vậy, năm 1998, Mêhico đã thu được 7,8 tỷ USD, đứng thứ 2 về thunhập của cả nước, đứng thứ 14 thế giới về thu nhập từ du lịch Ngoại tệ thu được

từ du lịch quốc tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán của đất nước và thườngđược sử dụng để mua sắm thiết bị máy móc cần thiết cho quá trình tái sản xuất

xã hội Do vậy, du lịch quốc tế góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật vàtăng thu nhập quốc dân

Trang 8

1.2 Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch.

Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước pháttriển du lịch, tiết kiệm lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt hàng Nhưngxuất khẩu theo đường du lịch quốc tế có lợi hơn nhiều so với xuất khẩu ngoạithương Trước hết, một phần rất lớn đối tượng mua bán quốc tế là các dịch vụ(lưu trữ, bổ sung, trung gian ) Do vậy xuất khẩu của du lịch quốc tế còn làhàng ăn uống, hoa quả, rau xanh, hàng lưu niệm Như vậy, xuất khẩu qua du lịchquốc tế là "Xuất khẩu tại chỗ" hàng hoá, dịch vụ, những hàng hoá không thể haykhó xuất khẩu được con đường ngoại thương thông thường, mà nếu muốn xuấtkhẩu chúng thì phải đầu tư nhiều chi phí cho việc đóng gói, bảo quản và vậnchuyển mà giá cả lại thấp hơn

Việc xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế luôn đảm bảo thực hiên doanh thulớn hơn nếu cùng xuất khẩu những hàng hoá đó theo đường ngoại thương vìhàng hoá xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế theo giá bán lẻ còn nếu xuấtkhẩu hàng hoá đó bằng con đường ngoại thương thì giá này là giá bán buôn.Xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế không tốn chi phí vận chuyển quốc tế,tốn ít chi phí đóng gói và bảo quản hơn xuất khẩu ngoại thương vì nó được vậnchuyển trong phạm vị đất nước du lịch Bên cạnh đó, xuất khẩu theo đường kinhdoanh du lịch quốc tế không phải tốn chi phí trong hoạt động xuất khẩu do trảthuế xuất khẩu cũng như tốn các chi phí về bảo hiểm

1.3 Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư:

Do đặc điểm của tiêu dùng du lịch là: Khách hàng phải tự vận động đến nơi

có hàng hoá và dịch vụ chứ không phải vận chuyển hàng hoá đến với khách nêntiết kiệm được thời gian làm tăng nhanh vòng quay của vốn đầu tư, do đó thuhồi vốn nhanh và có hiệu quả Ngoài ra khi thu hồi vốn đầu tư vào du lịch quốc

tế thực chất đã "Xuất khẩu" được nguyên vật liệu và lao động Nguyên vật liệu ởđây thường không phải là đối tượng xuất khẩu theo đường ngoại thương

Trang 9

1.4 Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà.

Khi khách tới khu du lịch, khách có điều kiện làm quen với một số mặthàng ở đó, khi trở về khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập khẩu mặthàng đó về quốc gia của mình Theo cách này, du lịch quốc tế góp phần tuyêntruyền cho nền sản xuất của nước du lịch chủ nhà

1.5 Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Sự phát triển của du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trong đến việc mở rộng

và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế Các mối quan hệ này chủ yếu theocác hướng: Ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức và hãng dulịch; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vay vốn phát triển du lịch; hợp tác trong lĩnhvực cải tiến các mối quan hệ tiền tệ trong du lịch quốc tế

1.6 Các vai trò khác

Bên cạnh những vai trò chính yếu ở trên du lịch quốc tế còn góp phần thúcđẩy các quốc gia bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môitrường thiên nhiên-xã hội Du lịch quốc tế cũng kích thích các ngành nghề khácphát triển như: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, y tế, xây dựng

Du lịch quốc tế có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế chocác dân tộc, làm cho mọi người thấy được sự cần thiết phải phát triển và củng cốcác nối quan hệ quốc tế Du lịch quốc tế góp phần làm cho các dân tộc gần gũinhau hơn, bình thường hoá quan hệ quốc tế và tăng thêm phần hữu nghị giữa cácdân tộc Theo số liệu thống kê gần đây của UNESCO thì 11% đầu tư của thếgiới dành cho du lịch, 10,9% sản phẩm sản xuất ra là do ngành này, 10,7% sốngười lao động làm việc trong lĩnh vực "Công nghiệp không khói" và 20% giaothông thương mại thế giới phục vụ cho du lịch Điều đó càng khẳng định du lịch

là nghành có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia

Chính vì vai trò của du lịch quốc tế đối với nền kinh tế quốc dân là rất lớn

do vậy cần hiểu rõ mức độ quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh dulịch quốc tế Du lịch phát triển sẽ kích thích các ngành kinh tế khác phát triểnnhư giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, các ngành dịch vụ bao

Trang 10

gồm các danh lam thắng cảnh di tích lịch sử bảo tồn được các ngàng nghềtruyền thống Du lịch phát triển cũng góp phần cải thiện cán cân thành toán quốc

tế, tăng thu ngoại tệ và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Hiệuquả kinh doanh du lịch mang lại còn có vai trò quan trọng trong việc tái xâydựng nền kinh tế, cải thiện trang thiết bị máy móc , phương tiện kinh doanh

Đạt được hiệu quả kinh doanh trong du lịch quốc tế cũng chính là tiếtkiệm các nguồn lực, nguồn nguyên liệu cho xã hội, là cơ sở để các doanh nghiệp

có khả năng mở rộng sản xuất, tăng năng lực phục vụ khách hàng, tăng uy tín và

mở rộng các quan hệ quốc tế

Đối với người lao dộng thì hiệu quả lao động (lương và phúc lợi xã hội)

là động cơ thúc đẩy kích thích người lao động làm cho người lao động hăng háiyên tâm làm việc và ngày càng quan tâm đến hiệu quả ông việc, trách nhiệm củamình tới công ty và có thể ngày càng đóng góp công sức của mình cho sựnghiệp phát triển của công ty

Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế có vai trò quantrọng đối với doanh nghiệp du lịch và đất nước Để đạt được hiệu quả cao cáccông ty du lịch phải hoàn thành các mục tiêu và phương hướng đề ra trong từngthời kỳ phù hợp với công ty và phù hợp với bối cảnh đất nước

2 Nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế

Hoạt động kinh doanh du lịch rất đa dạng và phong phú với đối tượng phục

vụ là khách du lịch, do vậy hoạt động kinh doanh du lịch gồm: Kinh doanh lữhành, kinh doanh cơ sở nội trú, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinhdoanh dịch vụ thông tin du lịch

Kinh doanh lữ hành: Là loại hình kinh doanh làm nhiệm vụ giao dịch kýkết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong và ngoài nước để xây dựng và thựchiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch

Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: Là loại hình kinh doanh làm nhiệm vụ tổchức, đón tiếp, phục vụ nội trú, ăn uống, vui chơi giải trí và bán hàng cho khách

du lịch

Trang 11

Đặt trong tổng thể kinh doanh du lịch, kinh doanh cơ sở lưu trú là côngđoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn thành chương trình du lịch đã lựa chọn.Ngoài ra trong kinh doanh cơ sở lưu trú cần có kinh doanh các dịch vụ như:Dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống

- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Là một loại hình kinh doanh giúpcho sự di chuyển của khách du lịch bằng các phương tiện như: Máy bay, ô tô,tàu hoả, tàu biển, tàu thuỷ, cáp vận chuyển và các phương tiện khác như: Xengựa, thuyền, xích lô

- Kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch

Kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch gồm nhiều dạng khác nhau: Dạng đơngiản nhất là các du lịch môi giới tìm địa chỉ, thông tin về giá cả Dạng cao hơn

là các dịch vụ tư vấn về các lĩnh vực pháp lý, tổ chức luận chứng đầu tư du lịch,thông tin nguồn khách, nhu cầu của khách Tổ chức tuyên truyền, quảng cáohội chợ du lịch, xúc tiến phát triển du lịch, giúp cho các hãng ký kết các hợpđồng kinh tế du lịch, hoặc các dự án đầu tư du lịch

III ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ

Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành đặc biệt của thị trường hànghoá bao gồm toàn bộ những mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan tới thờigian, điều kiện và phạm vi thực hiện dịch vụ và đáp ứng các nhu cầu xã hội về

du lịch

Nói đến thị trường du lịch quốc tế là nói đến sản xuất trao đổi sản phẩm,dịch vụ du lịch, là đối thoại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trong đóngười tiêu dùng được thoả mãn nhu cầu của mình về các sản phẩm hay dịch vụ

du lịch, còn người sản xuất thông qua tiếp xúc với khách hàng mà định hướnghoạt động kinh doanh của mình sao cho thu được hiệu quả kinh tế tối đa Nóimột cách chi tiết và đầy đủ hơn thì thị trường du lịch quốc tế là lĩnh vực cụ thểtrong lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, là tổng hợp các điều kiện thực hiệncác sản phẩm hàng hoá đó về kinh tế (gồm các yếu tố nhờ cung cấp giá cả ) kỹthuật và tâm lý xã hội Mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định trong việc cấu thànhthị trường du lịch Thị trường du lịch quốc tế mang tính độc lập tương đối so với

Trang 12

thị trường hàng hoá nói chung vì nó thực hiện dịch vụ hàng hoá của ngành dulịch.

Do sản phẩm của du lịch quốc tế không thể vận chuyển từ nơi này đến nớikhác nên trên thị trường không có sự chuyển dịch của hàng hoá khách du lịchmuốn tiêu dùng sản phẩm du lịch phải tới nơi có sản phẩm, một số hàng hoá cầutiêu dùng và sản xuất chúng diễn ra đồng thời tại một địa điểm

Thị trường du lịch quốc tế cũng như các thị trường hàng hoá thông thườngđều chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế như qui luật cung cầu, qui luật cạnhtranh, qui luật giá cả, nhưng do có những đặc điểm riêng biệt nên thị trường dulịch xuất hiện muộn hơn so với các thị trường hàng hoá khác Thị trường du lịch

là tập hợp của cung, cầu về sản phẩm du lịch (trong đó chủ yếu là dịch vụ) vàcác mối quan hệ để xác định giá cả giữa chúng

Một đặc điểm tiếp theo của thị trường du lịch quốc tế đó là thị trường dulịch quốc tế chịu sự tác động của các điều kiện về kinh tế, điều kiện về giaothông, không khí hoà bình ổn định trong nước, độ an toàn đối với khách, sự hiếukhách của nước chủ nhà Tính ổn định của thị trường du lịch bị ảnh hưởng rấtlớn bới các điều kiện trên Cụ thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu

Á gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nước Châu Á đã làm cho người ta ít đi du lịchnước ngoài hơn Người Châu Âu chỉ thích đi du lịch các nước trong Châu Âu vàngười Châu Á không muốn đi du lịch ở các nước ngoài Châu Á với lý do tiếtkiệm chi phí Người Mỹ sẽ ít đi du lịch ở các nước đạo Hồi hơn vì lo ngại tìnhtrạng khủng bố của phong trào Hồi giáo quá khích Vì lý do đó thị trường dulịch Mỹ la tinh và vùng Caribe sẽ được lời nhờ thu hút được du khách Hoa Kỳđến thăm do sự thuận tiện về mặt địa lý, tương đồng với văn hoá Mỹ và tìnhhình chính trị khá ổn định

Trang 13

IV HIỆU QUẢ KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1 Hiệu quả kinh doanh du lịch Quốc tế

Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉtiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa nguồn lựcđầu ra và nguồn lực đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực và tạo ra các lợi ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xãhội Hiệu quả kinh tế được hiểu là trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạtđược kết quả kinh doanh cao nhất các chi phí thấp nhất

Khác với các ngành kinh tế quốc dân khác khi nói tới hiệu quả du lịch taphải xét trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội thểhiện ý chí góp phần bảo vệ xã hội, tằng cường sức khoẻ cho người dân lao động

từ đó tăng tuổi thọ và khả năng làm việc cho nhân dân Hiệu quả xã hội của dulịch còn thể hiện ở mức đóng góp của xã hội, khả năng làm việc của các dân cưvùng du lịch, nâng cao hiểu biết về xã hội, mức độ bảo vệ tài nguyên môitrường

Hiệu quả kinh tế: thể hiện ở mức độ tận dụng các yếu tố sản xuất và các tàinguyên du lịch trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra một khối lượnghàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch

và chi phí ít nhất và nhằm bảo vệ môi trường

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, hiệu quả kinh tế biểuhiện mối tương quan kết quả sản xuất và chi phí sản xuất Còn đối với hoạt độngkinh doanh du lịch, tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế được thực hiện qua mục tiêuđảm bảo thu nhập (bằng cả ngoại tệ và bản tệ) cao nhất với chi phí lao độngsống và lao động vật hoá thấp nhất (Trong điều kiện kinh tế có lợi nhuận chongành và cho nền kinh tế quốc dân)

Du lịch Quốc tế, xét trên phương diện nào đó giống như hoạt động xuấtnhập khẩu hàng hóa quốc tế Do đó du lịch Quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố từ bên trong cũng như từ bên ngoài, liên quan tới luật pháp của nhiềuquốc gia khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau Sau đây là một vài nhân tốảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh:

Trang 14

2 Các nhân tố ảnh hưởng

Như bất cứ một loại hình kinh doanh, một lĩnh vực kinh doanh nào khác,lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng chịu sự tác động, sự chi phối của môi trườngkinh doanh du lịch quốc tế Mỗi một quốc gia, mỗi một khu vực đều có nhữngđặc trưng khác nhau về môi trường kinh doanh Mỗi quốc gia có một môi trườngluật pháp, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hóa, môitrường cạnh tranh khác nhau Mặt khác các nhân tố, các điều kiện của môitrường kinh doanh cũng rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi khá phức tạp

Sự thay đổi đó có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh du lịch quốc

tế Nó đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch quốc tế phải nắm vững được các đặcđiểm, sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh nhằm có biệnpháp, hướng đi thích hợp để nâng cao hiệu quả, phát triển hoạt động sản xuấtkinh doanh du lịch của mình

2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Vốn kinh doanh du lịch mang tính thời vụ rất cao, có khi để phục vụ chomột mùa du lịch (thường từ 4 - 5 tháng) doanh nghiệp phải tập trung toàn bộ vốnkinh doanh của mình để đưa vào hoạt động Chính vì thế nếu doanh nghiệp nào

có vốn lớn, sẽ đáp ứng phục vụ cho nhiều khác hơn đủ để trang trải các chi phícần thiết và ngược lại

- Nhân lực : Đối với tất cả các hoạt động kinh tế nào, con người đều cóvai trò quyết định Vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp không những phải giỏi vềtrình độ chuyên môn, hiểu biết về xã hội mà họ còn phải được sắp xếp tổ chứccông việc một cách hợp lý, khoa học và được quản lý một cách chắc chắn Cónhư vậy họ mới đảm đương được công việc trong nền kinh tế hiện đại Hiệu quảkinh doanh chủ yếu xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, nếu người lãnhđạo giỏi thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao còn bằng không Công ty khó lòng đạtđược kết quả như mong muốn

- Phương tiện, khoa học công nghệ, các thiết bị khoa học cũng đóng mộtvai trò quan trọng tạo nên hiệu quả của công việc kinh doanh Trong thời đạibùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin sẽ đưa khách hàng tiếp cận một cách

Trang 15

nhanh nhất với Công ty, khách hàng có điều kiện tìm hiểu về Công ty, về thịtrường du lịch của Công ty cũng như các loại hình dịch vụ mà Công ty đangphục vụ để từ đó có quyết định đi du lịch với Công ty Về phần mình, Công ty

có thể nắm bắt hơn nữa thông tin về thị trường du lịch quốc tế, để từ đó cónhững điều chỉnh phương hướng kinh doanh cho phù hợp

- Một nhân tố bên trong cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinhdoanh của Công ty đó là kinh nghiệm kinh doanh, mối quan hệ với các bạnhàng, các nhà quản lý Đây là cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững củaCông ty, cơ hội cho sự cạnh tranh trên thương trường Mức độ đem lại hiệu quảkinh doanh đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố này, bởi lẽ du lịch quốc tếliên quan tới người nước ngoài và vì thế nó chịu sự chi phối của nhiều tổ chứcquản lý cả trong nước và ngoài nước Ví dụ như Tổng cục Hải Quan, Bộ ngoạigiao, Phòng quản lý xuất nhập cảnh

Đối với các nhà quản lý Công ty có kinh nghiệm họ sẽ biết điều tiết cácmối quan hệ này, nắm bắy được các xu hướng, quy luật vận động của thị trường

du lịch để từ đó họ sẽ đưa Công ty đi những bước đi thích hợp trên con đườngphát triển

2.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Ảnh hưởng của môi trường luật pháp

Một quốc gia có hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, luôn luôn thay đổithì đối với bất cứ nhà kinh doanh nào, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất làđiều rất khó khăn Đối với ngành du lịch, luật về du lịch hay pháp lệnh về dulịch không có hay không hoàn thiện sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không lànhmạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, gây xáo trộn thị trường du lịch.Các hãng sẽ tự do cạnh tranh về giá cả, tự do khai thác nguồn tài nguyên du lịchsao cho đạt được mục tiêu của mình là thu lợi nhuận cao nhất mà quên đi tráchnhiệm của mình trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Như đã trình bày, du lịch quốc tế bị chi phối bởi hệ thống luật pháp củanước đi và đến của du khách Nói một cách khái quát pháp luật sẽ quy định và

Trang 16

cho phép những lĩnh vực, những hình thức, những vùng mà doanh nghiệp đượcphép hay không được phép khai thác

Mỗi một quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động dulịch quốc tế của mình như Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài, Luật thuế Giữa các nước thường ký kết các hiệp định hợp tác du lịch, hiệp định hợp táctrao đổi khách du lịch Ví dụ Hiệp định hợp tác du lịch được ký giữa Việt Nam

và Pháp, Việt Nam và Trung Quốc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuậnlợi hơn trong kinh doanh

Vì vậy có thể khẳng định rằng chỉ khi doanh nghiệp có những hiểu biết về

hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước thì doanhnghiệp mới có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn thị trường, khu vực kinhdoanh

- Ảnh hưởng từ môi trường chính trị

Môi trường chính trị ảnh hưởng tuy không lớn tới hoạt động du lịch quốc

tế như môi trường luật pháp song nó lại tác động trực tiếp tới cung cầu trên thịtrường du lịch, tới tổng lượng khách đi và đến của một quốc gia Khách du lịchquốc tế ngoài lý do thăm quan thắng cảnh văn hóa, thiên nhiên của nước du lịch,

họ cùng cần được đảm bảo an toàn về tính mạng

Sự ổn định về chính trị được thể hiện ở chỗ : thể chế, quan điểm chính trị

có được đa số nhân dân đồng tình hay không, Đảng cầm quyền có đủ uy tín lãnhđạo hay không, có xảy ra nội chiến hay đảo chính không

Trong điều kiện đó, cả du khách lẫn doanh nghiệp phải căn cứ từng điềukiện cụ thể mà có sự lựa chọn kinh doanh hay không kinh doanh tại thị trường

đó, quốc gia đó Khi đó cung cầu tại thị trường này phụ thuộc rất lớn vào sởthích của khách du lịch

- Ảnh hưởng của môi trường văn hóa - xã hội

Văn hóa là những giá trị tinh thần của mỗi một dân tộc Văn hóa xã hội ănsâu vào tiềm thức của mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc, là đặc trưng của mỗidân tộc Nó sẽ hình thành nếp nghĩ và thói quen tiêu dùng của khách du lịch -

Trang 17

đây cũng chính là nhân tố tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp khi lựa chọn thị trường du lịch.

Đặc trưng của văn hóa du lịch là phong cách kiến trúc, tập quán, lối sốngtôn giáo và ngôn ngữ Khách du lịch văn hóa nhằm mở rộng kiến thức, học hỏicác nét văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc đó Nếu một quốc gia có nền văn hóa độcđáo, có bản sắc riêng thêm vào đó là môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng

sẽ thu hút rất lớn du khách

Về phía doanh nghiệp, môi trường văn hóa xã hội trong một chừng mựcnhất định sẽ ảnh hưởng tới phong cách làm việc, mô hình quản lý, điều tiết kinhdoanh từ đó ảnh hưởng tới mục đích gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinhdoanh

- Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế

Tập trung chủ yếu vào khả năng tài chính, thu nhập của khách du lịch, tácđộng tới chỉ tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp đưa ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao (do đó giá cả cũng sẽkhông thấp) sẽ đòi hỏi khách hàng phải có khả năng thanh toán mới có thể tiêudùng được Nếu như du khách không đảm bảo khả năng tài chính thì khách sẽkhông đi du lịch nữa và hiệu quả kinh doanh của Công ty lại trở thành vấn đềđáng quan tâm Năm 1998 đánh dấu một sự kiện trong du lịch bằng cuộc khủnghoảng tài chính Châu Á, khách du lịch Châu Á đi du lịch giảm hẳn và làm cholượng khách tới các nước Đông Nam Á cũng giảm Chỉ riêng Việt Nam kháchquốc tế giảm 100.000 người so với 1,7 triệu khách năm 1997

- Ảnh hưởng từ môi trường cạnh tranh của Công ty

Sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh du lịch nội địa và kinh doanh du lịchquốc tế là ở chỗ du lịch quốc tế thường có khoảng cách địa lý xa hơn, phục vụmột lượng khách đa dạng hơn, mang nhiều quốc tịch hơn Điều đó làm cho cácCông ty du lịch quốc tế luôn phải gặp khó khăn hơn do chi phí nhiều hơn chohoạt động, do phải cạnh tranh với nhiều hãng du lịch lớn Du lịch vốn là ngànhthu lợi nhuận cao, khả năng quay vòng vốn lớn nên cũng có rất nhiều nhà cạnhtranh, vì vậy thị trường của doanh nghiệp cũng giảm đi ảnh hưởng tới kết quả

Trang 18

kinh doanh của Công ty Như vậy ta thấy rằng để đánh giá được khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường, các doanh nghiệp phải nắm bắt được khảnăng nội tại của Công ty, những mối đe dọa, những thách thức để Công ty có thểtiến hành những hoạt động thích ứng nhằm chớp thời cơ, tạo cơ hội để đạt kếtquả kinh doanh tốt hơn

2.3 Ảnh hưởng từ các nhân tố khác

- Sự tăng cầu về du lịch của người tiêu dùng (do thu nhập tăng)

- Sự tăng cầu của các hãng về du lịch

- Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp du lịch

- Giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch

- Thay đổi kỹ thuật đã nuôi dưỡng khả năng tồn tại và khả năng tiếp xúc vớinhau của các hãng kinh doanh du lịch cách xa trên thế giới

- Sự phát triển của các Công ty đa quốc gia

- Việc xoá bỏ các hàng rào chắn, các quy định cũng tạo ra điều kiện cho ngành

du lịch phát triển ở tầm cỡ quốc tế

- Sự can thiệp của chính phủ

*****

Trang 19

CHƯƠNG II NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC

TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO

1 Vài nét về Thái Lan và du lịch Thái Lan

1.1 Sơ lược về Vương quốc Thái Lan

Thái Lan là nước quân chủ lập hiến với thủ đô Bangkok hiện nay được coi

là đất nước của gạo trắng và những tà áo cà sa Phật, đất nước của những nụ cườicủa ngàn tượng và của ngàn ngôi, được mệnh danh là thiên đường của du lịch

* Vị trí địa lý

Thái Lan nằm ở phía nam lục địa Châu Á, tại trung tâm của Đông Nam Á,phía Tây bán đảo Đông Dương và Bắc bán đảo Malakka trong vĩ độ nhiệt đớixích đạo, Phía Nam là Vịnh Thái Lan, phía Tây là biển Andaman, Đông vàĐông Bắc giáp Campuchia và Lào, Tây và Tây Nam giáp Myanma vàMalaysia Tổng diện tích tự nhiên 514 ngàn km2 trải dài từ vĩ tuyến 5 đến 21o

vĩ độ từ biển Đông đến Ấn Độ Dương

*Khí hậu

Khí hậu Thái Lan được xác định bởi gió mùa nhiệt đới với lượng mưatrung bình hàng năm là 1000-2000mm Mùa khô kéo dài suốt mùa đông, từtháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 Nhiệt độ trung bình ởvùng đồng bằng là 22-29 độ C

* Cư dân

Hầu hết người dân Thái Lan hiện nay đều thường tự gọi mình là ngườiThái, nhưng thực ra chỉ có một trong số nhiều nhóm dân tộc gọi mình là Thái cónguồn gốc từ người “Tai” ( tức Đại có nghĩa là lớn) chỉ một dân tộc rất đôngngười Lại có những cách giải thích “Thái” lại có nghĩa là “Tự do” chí nhữngngười không chịu sống dưới ách thống trị của người Hán nên bỏ quê hương tìm

Trang 20

nơi sinh sống mới Người Thái hiện nay thường thiên về cách giải thích thứ hainày.

Người Thái rất sùng đạo Phật Sự sùng bái đã làm cho họ có được môt tậpquán nổi bật trong việc phấn đấu và bảo vệ luân lí đạo đức Hàng ngày họ luôn

tự tu thân bằng cách làm những việc thiện Người Thái Lan thường có ý nghĩ làphải sống tốt với những người xung quanh, không gây thù oán, không nên nghĩtới việc trả thù người khác Chính vì vậy người Thái Lan rất mến khách, nhất làngười khách đó lại là một vị sư hay một nhân vật đáng tôn kính như thầy giáo,thầy thuốc hay người cao tuổi…

Người Thái Lan luôn có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng những aicần đến sự giúp đỡ của họ Trong khi đó những ai được người khác giúp đỡ đềutâm niệm rằng mình phải đội ơn những người đã giúp đỡ mình và không bao giờ

bỏ qua cơ hội để trả ơn Đó là phong cách sống, là cách ứng xử thường ngày củangười Thái Lan

* Tôn giáo

Thái Lan là đất nước mộ đạo nhiệt thành, 94% dân số theo đạo Phật.Chính vì vậy chùa chiền mọc lên khắp nơi Cả nước Thái Lan ước tính có tới 2vạn 7000 ngôi chùa với hơn 30 vạn sư Phật giáo Tiểu thừa là một tôn giáo đượcxác lập tại đây Thái Lan là nước duy nhất trên thế giới trong Hiến pháp quyđịnh nhà vua phải là tín đồ Phật Giáo ( Theo một tác giả chuyên nghiên cứu vềtôn giáo thế giới đã nhận định)

* Kinh tế

Trang 21

Thái Lan phát triển kinh tế theo định hướng tư bản, phần lớn các thànhphần tư nhân có sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng của nhà nước Hiện nay Thái Lanđang sản xuất nhiều hơn mức tiêu thụ nội địa do đó hàng năm Thái Lan đangxuất khẩu một lượng lớn lương thực Xuất khẩu là một trong những động lựcchủ yếu dẫn tới sự phục hưng của nền kinh tế nước này sau khủng hoảng nềnkinh tế Đông Nam Á Hiện nay, cùng với Hồng Kông và Singapo, Bangkok củaThái Lan đang là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu Đông Nam Á.Đến năm 2002, chính quyền Thái Lan đã được ca ngợi về một chính sách kinh tế

đã làm tăng trưởng vượt trội mức dự kiến Để giữ mức tăng trưởng và giữ nềnkinh tế đứng vững, nhà nước Thái Lan luôn chuẩn bị một ngân sách khoảng 30

tỷ baht để bình ổn kinh tế khi gặp những điều kiện không thuận lợi từ bên ngoài

Thủ đô và thành phố lớn của Thái Lan: Bangkok với gần 6 triệu dân là thủ

đô chính trị, thương mại và tài chính của quốc gia Nó lớn gấp 40 lầnChiangmai, thành phố lớn thứ hai của Thái Lan Chiangmai cũng là một trungtâm công nghiệp với trên 30.000 công xưởng và nhà máy

1.2 Sơ lược về du lịch Thái Lan

Ngành công nghiệp du lịch Thái Lan đã vượt qua tốt hơn sau cuộc khủnghoảng 11/9 năm 2001 so với nhiều nước vùng châu Á- Thái Bình Dương Năm

2002 vói sự thành lập Bộ Du lịch Thông tin, Thái Lan dẩy mạnh hơn nữa ngànhkhông nghiệp không khói này Năm 2006, Thái Lan đón 13.811.802 triệu lượtkhách quốc tế, tăng 20% so với năm 2005 Với sự tăng trưởng của nền kinh tếnăm 2006, Thái Lan đã đạt mục tiêu đón 14,93 triệu khách quốc tế năm 2007,tăng 8% so với năm 2006

Theo Cơ quan Du lịch Thái Lan, trong năm 2007, 14,93 triệu du kháchnước ngoài đến Thái Lan đã mang lại 1,6 tỉ USD cho ngành công nghiệp khôngkhói Bà Pornsiri Manoharn, người đứng đầu Cơ quan Du lịch Thái Lan, thôngbáo trong 9 tháng đầu năm, lượt khách đến Thái Lan du lịch tăng 3% so vớicùng kỳ năm 2006 Đứng đầu nhóm khách nước ngoài đến Thái Lan trong năm

2007 là người Nhật (với một triệu khách), Hàn Quốc (760.000) và Trung Quốc

Trang 22

(705.000) Cơ quan này nhận định năm 2008, ngành du lịch Thái Lan sẽ tiếp tụcđạt những kỷ lục mới với 15,7 triệu lượt khách và tạo ra 1,8 tỉ USD doanh thucho ngành Chính quyền Thái Lan không ngừng cải tiến ngành du lịch Vì vậy,bất chấp trận sóng thần vào cuối năm 2004, cúm gia cầm, đảo chính năm 2006

và cuộc nổi dậy của phe Hồi giáo li khai khiến bạo lực gia tăng tại miền Nam,lượng khách du lịch thế giới vẫn đổ về Thái Lan Trong đó, đảo Phuket nổi tiếngvới những bãi biển tuyệt đẹp đang trở thành thị trường những môn thể thao dướinước hàng đầu châu Á với hơn năm triệu du khách tìm đến mỗi năm

Tổng cục du lịch đặt mục tiêu biến Thái Lan thành “Thủ phủ của du lịchChâu á” Để hỗ trợ kế hoạch này nhà nước Thái Lan sẽ mời 1500 nhà báo quốc

tế đến thăm Thái Lan như một phần của chiến dịch quan hệ quốc tế Chiến dịch

“Thái Lan kỳ diệu: Hãy thử nghiệm sự đa dạng nơi đây” được triển khai vớitrọng tâm hướng vào khách từ Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và châu Âu.Nhà nước Thái Lan đã đề ra ngân sách du lịch 3,5 tỷ baht cho tiếp thị và 3.3 tỷbaht cho phát triển du lịch trong đó có bảo dưỡng các khu du lịch và các dịch vụphục vụ du lịch

Du lịch Thái Lan ngày nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể mà bất cứquốc gia nào cũng phải ghen tỵ Một số điểm nổi bật như:

- Theo kết quả thăm dò của độc giả tạp chí Conde Nast Traveller- một tạp chínổi tiếng của Anh thì Thái Lan ở vị trí thứ hai về du lịch, chỉ đứng sau Úc.Trong cuộc thăm dò này người ta đưa ra 20 cái tốt nhất với 10 tiêu chuẩn: Hãnghàng không, ga hàng không, dịch vụ thuê xe du lịch, thành phố, đất nước, tuyến

du lịch, khách sạn, đảo, khu du lịch nghỉ dưỡng và bộ máy điều hành du lịch

- Thái Lan đã thuyết phục thế giới trong lĩnh vực du lịch khi nhận giải “ Theworld’s best tourist country 2006” (Quốc gia du lịch tốt nhất thế giới năm 2006

do tạp chí The Travel News Na Uy trao tặng Giải thưởng này được tổ chức liêntục 11 năm qua do 300 thành viên ngành công nghiệp du lịch Na Uy bầu chọn

Trang 23

- Tạp chí The Luxury Travel (Úc) cũng đã công bố “ Danh sách vàng năm 2006”cho các giải thưởng trong ngành du lịch và Thái Lan cũng giành được nhiều giảicao: được xếp thứ 8 và là quốc gia duy nhất của Châu Á năm trong danh sách 10nước đoạt giải “ Quốc gia tốt nhất.

- Bangkok được xếp thứ 8 trong số các thành phố giành giải “Thành phố tốtnhất”; 8 khu nghỉ mát của Thái Lan lọt vào danh sách top 30 “ Khu nghỉ mát tốtnhất”

- Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) đã bình chọn 10 thành phố du lịch tốt nhấtChâu á Trong đó 2 thành phố đầu tiên thuộc về Thái Lan ( xếp thứ nhất là thủ

đô Bangkok và thứ 2 là Thành phố Chiangmai (Thành phố Kathmandu củaNepal xếp thứ 3… Hồng kong thứ 5 và Bắc Kinh thứ 8)

- Theo kết quả thăm dò, Thái Lan nhận được 97,18% về tiêu chuẩn con người vàlòng hiếu khách

- Đảo Phuket và Samui giữ vị trí thứ 7 và 10 về tiêu chuẩn đảo nghỉ dưỡng trênthế giới

- Hãng hàng không Thai airways chiếm vị trí thứ ba

- Trong 20 khách sạn tốt nhất châu Á thì có tới 7 khách sạn nằm ở Thái Lan

- Thái Lan có nhà hàng lớn nhất thế giới (Nhà hàng Tum Nuk Thai) có thể phục

vụ một lúc 5000 khách du lịch Nhà hàng này được xây dung trên một diện tíchrộng tới 3,37ha vì thế hơn 540 nhân viên chạy bàn ở đây phải di chuyển bằngpatanh và dù thể thao

- Tại Pattaya- thành phố nổi tiếng nhất vùng miền đông Thái Lan, có một đặcđiểm mà không nơi nào có là có các show diễn của hàng trăm người mẫu chuyểnđổi giới tính đặc biệt thu hút khách quốc tế đến thăm quan để tìm hiểu về nétvăn hóa xã hội độc đáo này

Số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam dưới đây ( dù chỉ mớitính đến năm 2004) cũng cho thấy du lịch Thái Lan đang trên đà tăng trưởng,ngay cả khách từ Việt Nam đến Thái Lan cũng tăng lên đáng kể từ năm trướcđến năm sau

Trang 24

BẢNG 1 : LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ (CÓ NGHỈ LẠI QUA

ĐÊM) ĐẾN THÁI LAN QUA CÁC CỬA KHẨU QUỐC TẾ- CHIA THEO KHU VỰC

Cơ cấu năm 2004 (%)

Tỷ lệ năm

2004 so với năm

2003 (%) TỔNG SỐ (*)

Trang 25

Thị trường 2002 2003 2004

Cơ cấu năm 2004 (%)

Tỷ lệ năm

2004 so với năm

Trang 26

Thị trường 2002 2003 2004

Cơ cấu năm 2004 (%)

Tỷ lệ năm

2004 so với năm

Chỳ ý: (*) Bao gồm kiều bào cư trú ở nước ngoài

(Số liệu thống kờ Du lịch Thái Lan – Bản tin Du lịch quí I/II 2006 – Hội đồng

1.4 Khách đi bằng tàu biển ('000)

Chia theo thị trường

Trang 27

Trung bỡnh khoảng thời

gian lưu trú tại các cơ sở

DU LỊCH OUTBOUND

Trang 28

Nguồn: (1.1-5.4,7.1,8.1,9.1-9.4) Du lịch Thỏi Lan; (6.1-6.3,8.2-8.4/2004)

Ngõn hàng Thỏi Lan; (6.1-6.3;8.2-8.4/2000-2003) Quỹ tiền tệ Quốc tế

(Số liệu thống kê Du lịch Thái Lan – Bản tin Du lịch quí I/II 2006 – Hội đồng

KHKT- Tổng cục Du lịch)

Trang 29

2 Vài nét về Singapo và du lịch Singapo

2.1 Sơ lược về Quốc đảo Singapo

Singapo có tên đầy đủ là “ Cộng hòa Singapo” nằm ở phía nam bán đảo Mã Lai,

do đảo Singapo và 54 hòn đảo nhỏ phụ cận hợp thành Tên nước vừa là tênthành phố vừa là tên đảo

* Địa lý

Đất nước Singapo không có tài nguyên song vị trí địa lý đem lại choQuốc đảo này những tiềm năng “ tài nguyên” vô cùng phong phú và nhiều ưuthế Singapo nằm ở chỗ giao nhau của con đường huyết mạch chính vận chuyểnhàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca Quốc đảonhỏ bé này được tổ hợp nên bởi 50 hòn đảo trong đó Singapo là hòn đảo lớnnhất, chiếm 9/10 diện tích toàn quốc Địa thế nơi đây phẳng đều, những eo biểngiữa các hòn đảo chính là nơi neo đậu thuận tiện của các loại thuyền bè

* Khí hậu

Singapo có khí hậu nhiệt đới ẩm ướt Những ngày nắng đẹp, khí hậu nơiđây rất tuyệt vời, phù hợp cho khách tắm nắng Khí hậu quốc đảo nóng ẩmquanh năm, nhiệt độ dao động không đáng kể giữa trung bình cao nhất là 30o C

và thấp nhất là 230 C, vào những tháng cuối năm nhiệt độ thường tăng cao và cómưa nhiều Điều kiện nơi đây thật lý tưởng cho những ai thích tắm nắng, bơi lội,lướt ván buồm và chơi các môn thể thao dưới nước khác

* Cư dân

Diện tích quốc đảo là 647 km2 với dân số khoảng 4.13 triệu dân nhưngbao gồm nhiều dân tộc, trong đó 77% là người Trung Hoa, 14% là người MãLai, 8% là người Ấn Độ và 1% là người lai Âu Á và có nguồn gốc khác

Dù không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, nhưng sức mạnh củaSingapo lại nằm ở tinh thần làm việc cần cù, khả năng dễ thích nghi và đức tínhkiên cường của người dân nơi đây

Trên mảnh đất Singapo nhỏ bé có nhiều chủng tộc sinh sống, không cóngười bản địa, các chủng tộc khác nhau lại sống co cụm riêng lẻ: Người Mã Lai

ở riêng một nơi, người Hoa sống tập trung tại một điểm, người Ấn Độ sống

Trang 30

riêng ở một khu Chính phủ Singapo chủ trương, muốn xã hội ổn định phải chonhững người khác chủng tộc sống gần gũi với nhau, chính vì vậy ở các khu nhà

ở bao giờ cũng có đầy đủ các chủng tộc sống cùng nhau.Sự giao lưu giữa cácchủng tộc sẽ làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ và kinh tế giữa họ tiến tới

sẽ ngang bằng nhau

* Ngôn ngữ

Ngôn ngữ có 4 loại chính thức được sử dụng: Tiếng Mã Lai, Quan Thoại,Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Srilanka) và tiếng Anh Tiếng Anh làngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính nên được sử dụng rộng rãi Hầuhết mọi người dân Singapo đều nói được 2 thứ tiếng và tiếng mẹ đẻ và tiếngAnh Tiếng Mã lai là ngôn ngữ quốc gia

là nwoi cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử và là quốc gia đứng đầu về côngnghiệp chế tạo và sửa chữa tàu biển Bên cạnh đó, quốc gia này còn là một trongnhững trung tâm tài chính quan trọng nhất Châu Á với sự hiện diện của hơn 130ngân hàng.Cùng với mạng lưới thông tin liên lạc tân tiến phủ sóng khắp thế giớiqua các hệ thống vệ tinh, điện báo, cũng như mạng điện thoại hoạt động 24/24,Singapo là địa điểm vô cùng thuận tiện

Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo, những nét văn hóa tương phảnđầy hấp dẫn cùng những điểm thăm quan thu hút du khách là những yếu tố gópphần đem đến sự thành công cho Singapo và biến quốc gia này trở thành điểmđến hàng đầu trong cả lĩnh vực thương mại lẫn du lịch

Trang 31

* Tôn giáo

Singapo là quốc gia đa tôn giáo Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hìnhthành những nhóm tôn giáo khác nhau Các tôn giáo chính ở đây là Phật giáo-27%, Đạo giáo-25%, Đạo Hồi-16%, Thiên chúa giáo-10%, Hinđu -4%, còn lại

là các giáo phái và tín ngưỡng khác Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển songsong Các hiệp hội và nhà nước khích lệ việc tổ chức các lễ hội mang bản sắcdân tộc riêng của từng cộng đồng Bảy trong số mười quốc lễ của Singapo hiệnnay là các lễ hội tôn giáo trong đó có hai lễ hội của người Hoa, hai của ngườiHồi giáo, hai của Thiên chúa giáo và một của Hinđu Công dân ở đây đượckhuyến khích tìm hiểu về lễ hội của các tôn giáo, sắc tộc khác nhau và mời cáctín đồ của những tôn giáo khác đến dự lễ, dự tiệc của mình

2.2 Sơ lược về du lịch Singapo

Du lịch trong nhiều giai đoạn đã là một phần quan trọng trong nền kinh tếSingapo

Năm 1983, Singapo đối đầu với sư suy thoái về du lịch lần đầu tiên trongsuốt hai thập kỷ trước đó Nguyên nhân một phần là do sự suy giảm kinh tếtrong khu vực, một phần là do hạn chế du lịch trong các nước láng giềng vàphần nữa là do việc xây dựng thành phố hiện đại đã làm cho đất nước này mất đi

sự huyền bí và ấm cúng truyền thống của nó

Đến năm 1984, chính quyền Singapo đã có kế hoạch tạo ra những điểmthu hút khách du lịch với ngân sách dành cho ngành này gia tăng 60% Singapo

đã từng bước bảo tồn những di tích về kiến trúc, lịch sử và văn hóa Đảo Sentosangoài khơi biển phía Nam đã được phát triển thành một khu nghỉ dưỡng có việnbảo tàng, công viên, sân golf, bãi tắm và nhiều vườn cây Chính quyền Singapocũng mở ra nhiều tuyến du lịch nối dài từ đất nước này sang các nước lánggiềng Trong các hoạt động kinh tế, ngành du lịch được xem như một ngànhcông nghiệp sáng giá Mặc dù mục tiêu chính là gia tăng số lượng khách du lịchđến đây, nhưng một mục tiêu khác không kém phần quan trọng là thu hút nhữngđối tượng có mức chi tiêu cao và những khách quốc tế dến đây tham dự các buổi

Trang 32

hội nghị, các cuộc triển lãm…Sau những nỗ lực cải cách đó số lượng du kháchđến Singapo ngày càng tăng cao.

Đã 3 năm liên tục, cứ mỗi dịp Giáng sinh, tạp chí Euroeconomi lại bìnhchọn “ nước nào phát triển tốt nhất hành tinh trong năm” Cuộc bình chọn này

dự vào 5 tiêu chí kinh tế- xã hội: GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số tự do hóa nềnkinh tế, tuổi thọ bình quân và mức độ tham nhũng Năm 2005 và 2007 Singapođều xếp đầu bảng.( Năm 2006 danh hiệu này thuộc về Iceland)

Năm 2007 vừa qua, Singapo đã đạt được con số 8 triệu lượt khách du lịch,gần gấp đôi dân số nước này, so với Việt Nam thì thật là đáng khâm phục vìnước ta mới đón được 4 triệu khách du lịch trên tổng số hơn 80 triệu dân Sốliệu thống kê dưới đây mặc dù chỉ mới thống kê đến năm 2003 nhưng cũng chochúng ta hiểu thêm về số lượng khách quốc tế đến Singapo, cơ cấu khách cũngnhư sự đa dạng về quốc tịch khách du lịch đến quốc đảo này

BẢNG 3 : LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ (CÓ NGHỈ LẠI QUA

ĐÊM) ĐẾN SINGAPO QUA CÁC CỬA KHẨU QUỐC TẾ- CHIA THEO

KHU VỰC

Cơ cấu năm

2003 (%)

Tỷ lệ năm

2003 so với năm 2002(%) TỔNG SỐ (*) 7.522.163 7.567.110 6.127.029 100,0 -19,03

Trang 33

Thị trường 2001 2002 2003

Cơ cấu năm

2003 (%)

Tỷ lệ năm

2003 so với năm 2002(%)

Trang 34

Thị trường 2001 2002 2003

Cơ cấu năm

2003 (%)

Tỷ lệ năm

2003 so với năm 2002(%)

Trang 35

Thị trường 2001 2002 2003

Cơ cấu năm

2003 (%)

Tỷ lệ năm

2003 so với năm 2002(%)

(*) Không tính dân Malaysia đến bằng đường bộ

(Số liệu thống kờ Du lịch Singapore – Bản tin Du lịch quớ I/II 2006 – Hội đồng KHKT- Tổng cục Du lịch)

Trang 36

BẢNG 4 : SINGAPO- CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN

Chia theo thị trường

6.2 Chi cho du lịch" (*) "

TriệuUS$ 4.617 4.463 3.998

Trang 37

Khách du lịch nghỉ qua đêm tại

Phương tiện vận chuyển khác "

CÁC CHỈ TIẤU LIẤN QUAN

Chi tiờu du lịch (6.1) trong

Trang 38

II KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO

Du lịch được người ta ví như một ngành công nghiệp không khói Ngành

du lịch đã và đang góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốcgia Ngành du lịch góp phần tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩynhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển Trong khu vực Đông Nam Á thì TháiLan và Singapo là hai nước có hoạt động du lịch quốc tế rất phát triển, rất đáng

để Việt Nam học tập kinh nghiệm Các kinh nghiệm có thể được đúc kết từnhiều mặt của hoạt động du lịch Ngay cả những yếu tố rất nhỏ nhưng đôi khilại là một bí quyết hay và mang lại thành công cho hoạt động du lịch quốc tế củahai nước này

1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch

Đặt trưng nhất của sản phẩm du lịch là chương trình du lịch Thái Lan vàSingapo đều cung cấp cho thị trường quốc tế rất nhiều chương trình du lịch Họphân mảng thị trường khách du lịch quốc tế và đưa ra những chương trình phùhợp cho từng thị trường Các chương trình cho du khách Châu Âu khác chươngtrình cho du khách châu Á và châu Úc, Mỹ… Ngay cả trong cùng một thị trườngthì cũng có các chương trình phục vụ riêng từng nước khác nhau theo nhu cầu

và khả năng chi trả của từng nước

Singapo và Malaixia là hai quốc gia liền kề, thực chất Singapo trước đây làmột phần rất nhỏ của Malaixia nhưng để đánh giá về du lịch thì lại hơn hẳn.Singapo tự biết mình không có nhiều tiềm năng du lịch do vậy các chương trình

du lịch cung cấp cho khách quốc tế có rất nhiều chương trình liên tuyến Singapo

và Malaixia Khách du lịch từ các quốc gia khác thường chỉ đi Malaixia thêmkhi Singapo chứ ít khi có chiều ngược lại Đây cũng là một thành công củaSingapo- biết đa dạng sản phẩm của mình để thu lợi cao nhất có thể

Nói đến du lịch Thái Lan thì không ai không nghĩ đến các chương trìnhshow nổi tiếng trong mỗi chương trình du lịch đến đất nước này Đây là một đặctrưng riêng của Thái Lan Các show của pê đê, show của các loài vật như voi,

hổ, cá sấu, show ca múa nhạc dân tộc… Thái Lan còn là một trong ít nước cho

Trang 39

phép có “sex show” phục vụ khách du lịch quốc tế Đây cũng làm một trongnhững lý do thu hút khách du lịch quốc tế Mặc dù “sex show” không bao giờ cótrong chương trình du lịch thuần túy những nó được chào bán cho tất cả cáckhách du lịch quốc tế khi đến Thái Lan ( đặc biệt là ở thành phố biển Pattaya)Nói đến sản phẩm du lịch, chúng ta còn biết đến các sản phẩm hữu hìnhnhư hàng hóa phục vụ du lịch và đồ lưu niệm Thái Lan và cả Singapo rất biếtcách “ móc” tiền du khách quốc tế qua các sản phẩm du lịch ở Thái Lan, đi đếnbất cứ đâu, bạn cũng được chụp ảnh lưu niệm ngay khi bước chân vào điểmthăm quan Và thật bất ngờ, chỉ ngay khi quay ra bạn đã có một khung ảnh xinhxắn, một tấm ảnh in trên đĩa, trên cốc hoặc trên cái trang trí cài áo… Du khách

có thể mua và không mua, tuy nhiên thấy hình ảnh của mình trên những đồ lưuniệm này, hầu hết mọi người đều mua cho dù giá của nó cao hơn giá trị thực đến

2 hoặc 3 lần ( khoảng 100-300baht, tương đương 50-150 nghìn đồng/1 chiếc)

Có người, sau chuyến du lịch tại Thái Lan có cả một bộ sưu tập 5-7 quà lưuniệm có hình của mình Thử ước tính sơ qua số lượng khách du lịch Thái Lanhàng năm và nhân với số tiền họ bỏ ra chỉ riêng cho việc chụp ảnh đã có mộtcon số khổng lồ Đây quả là một cách làm du lịch rất hay và hiệu quả, ít nướcnghĩ ra Singapo thì có một cách bán quà lưu niệm cũng rất hay Trên chuyến xe

du lịch, bao giờ hướng dẫn viên và lái xe cũng mang theo rất nhiều quà lưu niệmđặc trưng của đất nước như ô, áo du lịch, những con thú, những khung ảnh,tượng, móc chìa khóa, hình trang trí… để bán cho du khách Du khách trong lúcngồi ô tô để đi đến điểm thăm quan họ sẽ có thời gian để cân nhắc việc mua quàlưu niệm Qua những lời giới thiệu hấp dẫn và nhiệt tình của hướng dẫn viên,mặc dù những quà lưu niệm đó có thể đắt hơn giá trị thực tế của chúng trên thịtrường nhưng vẫn bán rất đắt hàng bởi cách lời giới thiệu rất hấp dẫn về sảnphẩm và bản thân sản phẩm rất mang tính chất quốc gia Các đồ vật, quà tặng,hàng hóa này luôn gắn với những biểu tượng của quốc gia hay của địa điểm dulịch Mỗi điểm du lịch đều có sản phẩm du lịch đi kèm Làm một phép so sánhthì thấy rằng Việt Nam còn chưa biết cách bán các sản phẩm du lịch đi kèm nhưhai nước trên

Trang 40

2 Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch

2.1 Đường giao thông

Bất cứ lĩnh vực nào muốn phát triển đều phải đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Hai nước Singapore và Thái Lan là những nước

có nề kinh tế phát triển nên việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và

du lịch rất được coi trọng Họ có cả một quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, nhờ vậy mà du lịch của họ đạt nhiều kết quả Đường giao thông của TháiLan và Singapo đều được quy hoạch có hệ thống và rất hiện đại do vậy việc vậnchuyển trong du lịch thường ít gặp khó khăn Cũng cùng một quãng đườngtương đương đoạn Hà Nội- Hạ Long của Việt Nam ( được coi là tuyến đường tốttrong du lịch) chúng ta phải đi xe hết khoảng 3-3.5h thì ở hai nước trên chỉ mấtthời gian khoảng 2-2.5h Đường đi đến các điểm du lịch không bao giờ khiến dukhách phải phàn nàn vì đường xấu, khó đi, bụi và ô nhiễm như ở Việt Nam Vìđường xá tốt, do đó tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông cao và rútngắn thời gian trên ô tô của du khách nên chắc chắn du khách có nhiều thời gianhơn để thăm quan, để mua sắm và để tiêu tiền Hơn nữa do đường tốt nên khách

du lịch không thấy mệt dù đi quãng đường dài

2.2 Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí

Trong xây dựng cơ sở vật chất chuyên ngành, ngoài việc chú trọng xâydựng khách sạn, Thái Lan và Singapo đặc biệt chú ý đến xây dựng cơ sở vuichơi, giải trí, các khu du lịch và các quần thể du lịch (Khu du lịch Sentosa củaSingapo và Vườn thú Safari-Công viên Đại dương của Thái Lan ) để giữ kháchlưu lại lâu hơn, tăng nguồn thu và tăng khả năng hấp dẫn khách đến nhiều lần.Các nguồn vốn để thực hiện chủ yếu là liên doanh với nước ngoài, vốn vay vàhuy động trong dân

Để đảm bảo cân đối trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, họ coitrọng công tác quy hoạch là công tác hàng đầu, gắn qui hoạch du lịch với quyhoạch kinh tế xã hội của cả nước và của từng địa phương Đồng thời với quyhoạch phải lo dự án đầu tư để thực hiện đồng bộ Singapo là đất nước có kinhnghiệm về quy hoạch và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch Ở đây trên cơ sở

Ngày đăng: 23/12/2014, 22:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w