Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của thái lan và singapo. giải pháp cho phát triể (Trang 47 - 56)

II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO

4. Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch

của nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch

4.1 Loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch

- Có một việc làm mà chính phủ hai nước Thái Lan và Singapo đã làm triệt để để không gây phiền toái đến khách quốc tế đó là tại các điểm thăm quan không bao giờ có trường hợp khách bị chèo kéo để sử dụng dịch vụ và ăn xin như ở các điểm du lịch ở Việt Nam. Đây là một yếu tố khiến khách du lịch quốc tế hài lòng và đánh giá cao.

- An ninh du lịch và an toàn cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của du khách quốc tế. Singapo hiện nay được coi là một trong những điểm thăm quan an toàn nhất thế giới. Các biện pháp an ninh được thắt chặt trong các khu vực quan trọng, những nơi nhạy cảm khác nhằm đảm bảo Singapo vẫn tiếp tục là điểm đến an toàn trong tương lai.

- Vấn đề an toàn giao thông cũng được du khách quan tâm khi đi du lịch tại nước ngoài. Tại Singapo, các phương tiện giao thông đi rất đúng luật, tai nạn giao thông rất ít vì mọi người có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Người tham gia giao thông, đặc biệt là du khách thường hay đi bộ để thăm quan có thể yên tâm sang đường vì ở bên Singapo có một sáng kiến rất hay được áp dụng cho khách đi bộ: Khi người đi bộ muốn sang đường, họ chỉ cần ấn nút trên cột đèn tín hiệu là xe đoàn xe ô tô sẽ dừng và người đi bộ có thể qua đường. Thật là hiện đại!

4.2 Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch

Thái Lan và Singapo đều tự nhận thức được rằng muốn phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đưa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từ những đặc trưng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao, mang tính toàn cầu hoá, khu vực hoá. Du lịch càng phát triển thì tính chất xã hội hoá của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạt động cuả nó càng rộng rãi. Ngoài ra, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm.

Nhà nước Thái Lan trong những năm khủng hoảng kinh tế Châu Á đã đưa ra chính sách rất hợp lý, đó là chương trình “ Amarzing Thailand” giảm giá mạnh các dịch vụ liên quan đến du lịch đã thu hút một lượng lớn chưa từng có khách du lịch đến thăm quan và mua sắm tại đất nước này. Chính thành quả của hoạt động du lịch này đã khiến Thái Lan thoát nhanh khỏi khủng hoảng kinh tế và được các quốc gia trên thế giới ca ngợi và đưa ra làm bài học trong các trường đào tạo về du lịch.

Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra nhận xét trên báo chí: Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, không phải là sự ngẫu nhiên, đột xuất mà do nhà nước đã quan tâm, đặt ra mục tiêu đưa Du lịch thành một ngành kinh tế quan

Singapo cũng có bước tiến dài trên con đường phát triển du lịch. Với nỗ lực của Cục xúc tiến du lịch Singapo, của các cơ quan hữu quan Chính phủ và các danh nghiệp, Singapo được dự kiến xây dựng đất nước thành một thủ đô của du lịch, một bức tranh sinh động và hấp dẫn của ngành công nghiệp trong tương lai không xa. Viễn cảnh tương lai đó sẽ được thực hiện qua 6 định hướng chiến lược:

- Xác định lại vị trí của ngành du lịch.

- Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Phát triển du lịch như một ngành công nghiệp. - Quy hoạch không gian phát triển du lịch. - Hợp tác cùng có lợi.

- Phấn đấu xây dựng một cường quốc du lịch.

Về tổng thể, 6 định hướng chiến lược đó hình thành một mô hình kiến trúc tầm chiến lược, một phác thể để phát triển du lịch trong thế kỷ 21.

4.3 Chiến lược sản phẩm du lịch

Hai nước đều chú trọng thực hiện chiến lược sản phẩm đặc thù, chất lượng tốt, giá thành hạ để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm như vậy, đặc biệt là chiến lược sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào công tác quản lý hệ thống doanh nghiệp, đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Hệ thống doanh nghiệp du lịch nước ngoài bao gồm các hãng, công ty du lịch (lữ hành), doanh nghiệp khách sạn và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác, hoạt động chuyên môn hóa theo ngành nghề. Trong quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm đáng chú ý của nước ngoài là phân loại doanh nghiệp và phân hạng khách sạn để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh

doanh. Trong quá trình hoạt động đã hình thành các Hiệp hội du lịch, Hiệp hội khách sạn hoặc Hiệp hội hỗn hợp nhiều loại hình doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc trên toàn thế giới, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ví dụ Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA) thành lập năm 1951 bao gồm các thành viên là 2000 tổ chức lữ hành, 95 cơ quan du lịch quốc gia và địa phương, 65 hãng hàng không và tàu biển, 557 khách sạn, 434 đại lý du lịch; ngoài ra còn có 16.000 hãng lữ hành, khách sạn là thành viên của 79 chi hội thuộc trên 40 quốc gia trên thế giới…

Các quốc gia, các địa phương dựa vào những lợi thế so sánh để tạo nên những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn khách đến du lịch và du khách với các sản phẩm du lịch độc đáo nên đã thu hút só lượng khách quốc tế ngày một đông. Tại Băngkok (Thái Lan) có các cửa hàng miễn thuế bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nước nổi tiếng, các loại quần áo hợp mốt của các nhà thiết kế có tên tuổi, nhằm thu hút khách du lịch. Tư tưởng chỉ đạo hoạt động du lịch của Thái Lan là: Luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng về vật chất, tinh thần và tâm lý. Khẩu hiệu phục vụ khách hàng là gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu tiên đến Thái Lan và làm cho khách hài lòng đến điểm cuối cùng; 80% số người nước ngoài vào Thái Lan chỉ cần ghi tên là xong, không phải cần nhiều thủ tục phiền hà.

4.4 Chính sách giá

Để so sánh giá của chương trình du lịch trọn gói thì Việt Nam có thể lấy Thái Lan để so sánh vì Thái Lan và Việt Nam gần giống nhau hơn về tiềm lực kinh tế , mức sống cũng như giá của sản phẩm du lịch. Singapo có lẽ khó so sánh hơn vì Singapo đang là nước phát triển hơn và mức sống của họ cũng cao hơn Việt Nam rất nhiều. Mặc dù Thái Lan có mức sống cao hơn và là nước phát triển hơn Việt Nam nhưng giá tour đi Thái Lan so với giá tour khách quốc tế vào Việt Nam lại thấp hơn rất nhiều. So sánh một cách tương đối thì giá tour đi Việt Nam phải đắt gấp rưỡi, có khi gấp đôi giá tour cho

khách quốc tế vào Thái Lan dựa trên độ dài tour và dịch vụ cung cấp tương đương. Còn về tour đi Singapo thì nếu tính toán trên mức sống của người dân Singapo và người Việt Nam thì giá tour tại Singapo cũng vẫn rẻ hơn Việt Nam. Chính vì vậy khách quốc tế mới chọn Thái Lan và Singapo để đến du lịch nhiều hơn là chọn Việt Nam. Tại sao họ làm được vậy. Có lẽ đây cũng là một cách làm hay để Việt Nam học tập chăng? Giá tour của Thái Lan và Singapo luôn được bán ra cho các đối tác nước ngoài để đưa khách nước ngoài vào rẻ hơn giá trị thực tế của các dịch vụ cung cấp. Họ dám làm như vậy vì trong bất cứ chương trình tour nào họ cũng cài thêm các điểm mua sắm bắt buộc. Và chính tiền hoa hồng từ việc mua sắm của khách là số tiền họ bù vào việc giá tour bán rẻ của họ. Du khách được đưa đến các điểm thăm quan dù họ có mua sắm hay không thì bên công ty du lịch đón khách vẫn được một khoản tiền nhất định. Giữa các nhà cung cấp dịch vụ đi kèm du lịch và các công ty du lịch ở Thái Lan và Singapo có sự quan hệ chặt chẽ và cùng nhau tìm cách “móc” thật nhiều tiền từ du khách quốc tế mà vẫn làm du khách hài lòng. Lý do làm du khách vẫn hài lòng khi mua sắm là những điểm mua sắm này họ luôn luôn có những màn trình diễn và có những dịch vụ đi kèm hấp dẫn để làm thỏa mãn du khách chứ không phải họ chỉ có bán hàng hóa không thôi. Ví dụ như ở Thái Lan, khi dẫn vào thăm quan “Trại rắn” nơi bán các sản phẩm làm từ rắn họ có show trình diễn về cách bắt rắn, lấy nọc độc của rắn, giới thiệu các loại rắn để khách tìm hiểu thêm về thế giới loài rắn. Còn ở “ Trung tâm đồ da” thì họ giới thiệu cho du khách biết về da của các loài như cá sấu, rắn, voi, bò, trâu… khác nhau thế nào, và còn dạy về cách phân biệt thế nào là da giả và da thật. ở Singapo thì khách hay được dẫn đi mua sắm vàng bạc đá quý và dầu gió. Tại nơi giới thiệu đồ trang sức các hướng dẫn viên hoặc nhân viên trung tâm sẽ giới thiệu cho khách về các khai thác các loại đá quý, ngọc quý… tư vấn về độ tuổi và tuổi tương ứng với các con giáp thì nên dùng loại đá, ngọc, vàng, bạc như thế nào. Kể cả khi khách không mua gì thì họ cũng có cơ hội được biết thêm về các sản phẩm và được ngắm nhìn những

sản phẩm được chế tác kỳ công và nghệ thuật tại đó. Tại nơi bán các sản phẩm về dầu gió hay thuốc, đôi khi khách còn được khám miễn phí hay được xoa bóp miễn phí kể cả không mua hàng. Và một điều rất đặc biệt ở các trung tâm giới thiệu sản phẩm này, họ có nhân viên đủ các ngoại ngữ để đón tiếp từng đối tượng khách. Khách Việt Nam sẽ có người đón tiếp tiếng Việt, khách Trung Quốc thì có người giới thiệu tiếng Trung… Như vậy khách hàng có thể dễ dàng mua sắm và cũng cảm thấy họ được trân trọng vì tới bất cứ điểm nào họ cũng được đón tiếp nồng nhiệt và chu đáo.

4.5 Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch

Mục đích của xúc tiến là tăng cường quảng cáo trong du lịch nhằm giới thiệu, hình thành, định hướng các sản phẩm du lịch của đất nước đối với du khách, xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo là một chi phí nhưng rất cần thiết trong du lịch, hiệu quả rất lớn, khó lượng hoá. Tổ chức du lịch thế giới chẳng những quan tâm đến số thu nhập ngoại tệ do du lịch mang lại, sự tiến bộ của giao thông- vận chuyển, thông tin liên lạc ... mà còn theo dõi sát ngân sách chi cho xúc tiến của các thành viên, khuyến khích các nước đẩy mạnh xúc tiến du lịch.

Xúc tiến du lịch được hai nước rất chú ý, nhà nước tài trợ kinh phí rất lớn và cho thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu. Singapore có Cục xúc tiến du lịch đặt văn phòng ở nhiều nước trên thế giới. Cục xúc tiến du lịch là cầu nối du lịch từ các quốc gia trên thế giới đến với đất nước Singapo. Ví dụ Cục xúc tiến du lịch Singapo là nơi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam làm việc để tìm hiểu về các doanh nghiệp du lịch Singapo để đặt quan hệ gửi và nhận khách, là nơi giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều thông tin về du lịch Singapo để quảng bá về đất nước này nhằm thu hút khách Việt Nam đi du lịch Singapo

Theo tổ chức Du lịch Thế giới: Ngân sách xúc tiến du lịch của các nước hàng năm đều tăng. Ngân sách du lịch của 84 nước là hội viên tổ chức du lịch Thế giới vào đầu thập kỷ 80 đã lên tới 2000 triệu USD/ năm (2 tỷ) 43 nước

báo cáo con số cụ thể về tổng số ngân sách chi cho xúc tiến năm 1991 là 1,312 tỷ USD, năm 1992 là 1,416 tỷ. Chính phủ Singapo đã chi 100 triệu USD cho giai đoạn 1996 - 2000 để phát động chiến dịch xây dựng Singapo thành thủ đô du lịch. Theo các nhà phân tích quốc tế thì 1 USD bỏ ra cho tuyên truyền quảng cáo du lịch sẽ thu về bình quân 500 USD; tuy nhiên tuỳ theo các yếu tố văn hoá, lịch sử, khí hậu, thắng cảnh, ăn uống... chỉ số này chỉ có sự khác nhau giữa các vùng. Ví dụ, vùng Châu Á - Thái Bình Dương nếu có 1 USD bỏ ra cho quảng cáo du lịch sẽ chỉ thu được 150 USD, nhưng ở Châu Âu lại lên đến 635 USD.

Các nước du lịch phát triển đều đặt đại diện du lịch quốc gia, dưới hình thức văn phòng hay Đại diện du lịch ở nước ngoài để làm công tác xúc tiến, quảng bá, nghiên cứu thị trường thu hút khách vào nước mình, coi đây là phương tiện quan trọng xúc tiến quốc tế. Theo điều tra của Tổ chức du lịch thế giới thì hiện nay chỉ có khoảng 14% số nước không có Văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, nhưng họ giao chức năng này cho Sứ quán đảm nhiệm. Thái Lan có 13 văn phòng và 12 đại diện, Singapo có 16 văn phòng và 8 đại diện... Số nhân viên làm ở các văn phòng du lịch quốc gia ở nước ngoài của các nước tương đối nhiều.

Hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế và các sự kiện trong nước như liên hoan nghệ thuật, Olympic, các sự kiện thể thao... là một trong những hình thức xúc tiến, quảng cáo du lịch hiệu quả nhất. Các nước ASEAN có kế hoạch chung cùng tổ chức hội nghị, hội thảo và sự kiện thể thao, văn hoá của thế giới. Singapo là một trong 10 nước đứng đầu Châu Á về việc tổ chức các sự kiện (hội thảo, hội nghị, triển lãm quốc tế...)

Nhằm thu hút khách du lịch quốc tế, các nước ASEAN đang tăng nỗ lực hướng vào loại khách quay trở lại hai hoặc nhiều lần. Hiện nay, các nước ASEAN đang phát động quảng bá các điểm du lịch và mời chào các loại hình du lịch mới hơn, gồm cả các chương trình trọn gói theo mùa đặc thù; đồng thời cũng có những bước đi nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch như kết hợp

du lịch sinh thái với việc tham quan các khu nhân tạo. Hầu hết các nước ASEAN đều thực hiện "Năm du lịch", để tập trung vào việc quảng bá, giới thiệu rộng rãi những điểm du lịch, nêu bật văn hoá, lịch sử và nghệ thuật của một quốc gia cụ thể. Thái Lan đã tiên phong trong việc này năm 1997.

Thái Lan và Singapo là hai nước còn rất chú trọng đến việc đi tiếp thị tại nước ngoài. Một ví dụ điển hình có thể nêu ra ở đây là các khu du lịch của Thái Lan và Singapo còn tự bỏ kinh phí của mình để làm những chuyến giới thiệu sản phẩm đến nước ngoài như Việt Nam chẳng hạn. ở Phuket- Thái Lan có một show diễn rất nổi tiếng là Fantasea Show. Giá một show diễn 1.5h đồng hồ này là 1500 baht, tương đương với 750.000 vnd/ người có hai show diễn một ngày với số lượng khách mỗi show lên tới hàng nghìn người. Đại diện của show này hàng năm đều đến Việt Nam để làm việc với các công ty

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của thái lan và singapo. giải pháp cho phát triể (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w