Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của thái lan và singapo. giải pháp cho phát triể (Trang 81 - 87)

II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO

2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU KINH

2.2.3 Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế

- Quản lý chất lượng công tác điều hành và hướng dẫn. Đây là 2 bộ phận có nhiệm vụ thực hiện các chương trình du lịch do vậy chất lượng thực hiện các chương trình du lịch trọn gói phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hoạt động điều hành và hướng dẫn.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra thường xuyên: Giúp cho công ty nắm được mức chất lượng thực sự của dịch vụ mà công ty hiện nay đang phục vụ khách. Trên cơ sở đó công ty sẽ có những biện pháp thích hợp để có thể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho du khách.

-Thường xuyên có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là việc đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn.

- Lập ra bộ phận thống kê, nghiên cứu sự vận động của thị trường khách du lịch nhằm dự báo chính xác và có kế hoạch trong việc chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp và phục vụ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và trong du lịch, đặc biệt là mạng Internet (các website) trong vấn đề quảng cáo và khuyếch trương hình ảnh của công ty với thị trường khách hàng tiềm năng.Theo Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), nếu việc mua bán được thực hiện qua Internet sẽ tiết kiệm được 10 - 50% chi phí mua sắm và 50 - 96% thời gian. Những công ty kinh doanh lữ hành hay các khách sạn lớn ở Việt Nam hiểu rõ điều đó, đặc biệt khi lượng khách quốc tế đến nước ta ngày càng nhiều. Đây quả là lý do hấp dẫn để các hãng lữ hành cố gắng khai thác triệt để Internet. Chính vì vậy, giao dịch du lịch điện tử cần được các công ty kinh doanh lữ hành xây dựng và triển khai một cách nhanh chóng và có tính qui mô cao.

Các doanh nghiệp lữ hành cần thiết kế cho riêng mình những trang web nội dung phong phú, đặc sắc với những chương trình tour chủ lực, liên tục cập nhật thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

- Có kế hoạch trong việc phát triển sản phẩm mới bằng cách tổ chức các đợt khảo sát những tuyến điểm du lịch mới, cũng như việc rút kinh nghiệm và bổ xung những tuyến điểm du lịch cũ.

- Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị thông qua việc tham gia các hội chợ, hội thảo, diễn đàn... quốc tế trong nước và nước ngoài.

- Tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế nhằm khai thác mở rộng thị trường khách du lịch. Có quan hệ tốt với các nhà cung ứng hiện có để tạo ra sự ổn định về nguồn khách. Tích cực công tác thăm dò tìm kiếm thị trường, đặt văn phòng đại diện hay chi nhánh taị nước ngoài: Du lịch là ngành sản xuất ra loại “hàng hoá vô hình”, sự tiêu dùng sản phẩm du lịch cũng như các dịch vụ hỗ trợ bổ sung đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và ngươì bán. Chính vì vậy để có thể tăng cường khả năng cạnh tranh, khai thác tốt nhất nguồn khách, việc đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài đối với các công ty du lịch lớn là cần thiết.

-Tập trung phát triển những loại hình tour mà công ty có ưu thế để có bản sắc riêng của công ty mình. Như vậy công ty sẽ tập trung được nguồn lực nhân

sự và tài chính để đầu tư phát triển loại hình du lịch mình theo đuổi từ đó phục vụ khách du lịch chọn loại hình tour đó một cách có hiệu quả nhất.

- Vận dụng linh hoạt chính sách marketing hỗn hợp

Chính sách Marketing hỗn hợp là một công cụ đắc lực trong việc theo đuổi các mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính sách Marketing thành công khi và chỉ khi tất cả 4 chính sách dưới đây đều phát huy tác dụng.

+ Chính sách sản phẩm

Để tạo được các sản phẩm có sức cạnh tranh, thu hút được khách, các công ty cần quan tâm đến hai khía cạnh : Một là đa dạng hoá sản phẩm, hai là nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Chính sách giá cả

Để thu hút khách và tăng lợi nhuận, các công ty du lịch cần sử dụng chính sách giá cả như một công cụ kích thích tiêu dùng và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Hiện nay giá của các chương trình du lịch cho khách quốc tế đến Việt Nam còn khá cao nếu so với các nước trong khu vực ( tính một cách tương đối) nên chăng các công ty du lịch hợp tác với các trung tâm mua sắm để tăng thu nhập từ phần hoa hang mua sắm của khách ( như Thái Lan và Singapo hiện nay đang làm) với mục đích giảm giá thành của tour để thu hút thêm nhiều khách hơn nữa.

+ Chính sách phân phối

Các công ty du lịch cần nghiên cứu để tạo ra nhiều kênh phân phối sản phẩm du lịch ( chương trình du lịch) cho khách quốc tế.

+ Chính sách giao tiếp khuyếch trương

Cần mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác du lịch trên thế giới. Để làm được điều này, các công ty du lịch cần tăng cường việc đi tiếp thị, tiếp xúc với các công ty du lịch ở nước ngoài, liên hệ thường xuyên với các đối tác mới, liên tục tìm kiếm các đối tác bằng nhiều công cụ tìm kiếm trên internet, qua phòng thương mại của Việt Nam đặt tại nước ngoài, qua Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài…

- Hợp tác với ngành ngân hàng để tiếp thu những công nghệ thanh toán tiến tiến cho phép khách hàng có thể đặt tour du lịch Việt Nam qua các công du lịch và thanh toán qua thẻ tín dụng. Điều này làm được mới chứng tỏ sự chuyên nghiệp trong hoạt động đón và phục vụ du khách trên khắp thế giới.

Tóm lại, là một ngành kinh tế quan trọng, du lịch xâu chuỗi rất nhiều ngành kinh tế văn hóa khác nhau. Như vậy, phải hiểu và đánh giá du lịch đúng tầm của nó có và cần phải có để có những giải pháp phát triển phù hợp nhất trong thời buổi hội nhập hiện nay. Chúng ta cần mạnh dạn đột phá, đầu tư cho các khu du lịch và các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp thu hút nhiều tiền của du khách là mục đích quan trọng của du lịch Việt Nam. Nhưng đi đôi với việc làm trên, cần nâng cấp và mở rộng các sân bay quốc tế, bởi nếu không, khách du lịch có tiền sẽ không đến với Việt Nam. Tiếp theo, các cấp và các doanh nghiệp phải chủ động đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng du lịch với một tầm nhìn dài, cơ bản, trên cơ sở có quy hoạch. Song, điều bao trùm vẫn là con người. Với ngành du lịch, con người càng quyết định hơn vì bản thân con người cũng là một sản phẩm du lịch, họ là kênh đầu tiên để du khách tiếp cận và hiểu được giá trị của một nền văn hóa. Bởi vậy, thay vì là công cụ của du lịch, con người làm du lịch hãy trở thành một sản phẩm của du lịch theo nghĩa đẹp nhất của từ này. Và đó là yêu cầu mới trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Có thể đưa ra rất nhiều giải pháp cho phát triển du lịch Việt Nam nhưng để tóm tắt lại chúng ta cần chú trọng đến 3 yếu tố vô cùng quan trọng là:

Con người-Tài nguyên du lịch-Chiến lược quảng bá

và những yếu tố khác sẽ phục vụ cho 3 yếu tố cơ bản trên. *****************

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại hai quốc gia xa cách về mặt địa lý cũng khiến cho việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với lòng hăng say khám phá, sự chú ý quan sát và tìm hiểu qua sách, báo, internet cũng khiến tôi hiểu thêm rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển hoạt động lữ hành quốc tế của Thái Lan và Singapo.

Việc tìm hiểu này khiến tôi thấy mình phải có trách nhiệm trong việc góp sức nhỏ bé của mình để tuyên truyền cho những người đang hoạt động trong ngành du lịch về mảng đón khách quốc tế vào Việt Nam những kinh nghiệm quý báu này để tất cả mọi người đồng tâm, quyết tâm áp dụng những cái hay, cái mới để cải thiện hoạt động đón khách quốc tế của mình. Tất cả đều để hướng tới mục tiêu tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tương lai, để sánh ngang và vượt lên trên các nước trong khu vực.

Do lượng kiến thức còn hạn chế, bài viết khó tránh khỏi những sai sót và nhiều vấn đề chưa được đề cập tới. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.

Cuối cùng, một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo

Chủ nhiệm khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế cùng các thầy, các cô trong

trường ĐHNT đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài viết này.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của thái lan và singapo. giải pháp cho phát triể (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w