Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch 1 Chính phủ

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của thái lan và singapo. giải pháp cho phát triể (Trang 71 - 75)

II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO

2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU KINH

2.2.1 Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch 1 Chính phủ

2.2.1.1 Chính phủ

Nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 theo định hướng của đại hội lần thứ 8 của Đảng, Chính phủ cần cụ thể những định hướng lớn thông qua cơ chế, chính sách và những giải pháp mà bản thân ngành không tự giải quyết được.

* Chính phủ cần tháo gỡ cơ chế về vốn

Đặc biệt là vấn đề cho ngành du lịch được vay vốn ưu đãi, dài hạn để xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch và nâng cấp đổi mới cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho ngành cho phép ngành du lịch được trích một phần thu đáng kể từ hoạt động du lịch để ngành chủ động đầu tư trực tiếp phát triển du lịch, làm công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

* Đầu tư phát triển có sở hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại và

chuyên nghiệp

Cơ sở hạ tầng du lịch gồm các hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn.... Hệ thống đường giao thông vào các khu du lịch chưa được quan tâm chú trọng đầu tư. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nơi có địa điểm du lịch thường chưa quan tâm tới bảo vệ tu sửa các khu du lịch đó một cách thích đáng dẫn tới tài nguyên du lịch có khả năng bị hủy hoại, vừa gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vừa ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch của cả hãng du lịch và dân cư địa phương. Việc đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hòi nhà nước Việt Nam và các Tổng cục du lịch Việt Nam cần ban hành các quy chế quản lý hợp lý, khai thác và qui hoạch khu du lịch, các hoạt động du

lịch. Hiện nay đã có Luật du lịch, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề vẫn còn bất cập và còn thiếu nhiều vấn đề chưa có luật đề cập và bảo vệ đòi hỏi các cơ quan chức năng cần đầu tư làm luật cho đầy đủ và hợp lý hơn nữa.

Chỉ số cơ sở hạ tầng được đo bằng độ dài và chất lượng đường sá, dịch vụ vệ sinh, cấp nước và xe lửa. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế khó chịu nhất khi đi du lịch Việt Nam. Cùng với tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy định tốc độ giao thông không hợp lý trên một số tuyến du lịch làm cho chỉ số cạnh tranh về cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp. Kinh nghiệm của Singapo đã chỉ ra, có 5 yếu tố tạo nên sự thành công của ngành du lịch, đó là: phương tiện giao thông (Accesibility); cơ sở tiện nghi (Amenities); điểm thắng cảnh (Attraction); các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và điều chỉnh của chính phủ (Adjustment). Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sẽ đáp ứng được 3 trong số 5 điều kiện trên. Vì vậy, cần ưu tiên vốn vay trước hết cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch so với các ngành nghề khác – những ngành không được coi là ngành mũi nhọn, không thuộc nhóm ngành nghề có khả năng cạnh tranh. Khối lượng đầu tư cho du lịch phải hợp lý và dài hạn. Huy động mọi nguồn vốn của cả nước ngoài và tư nhân. Bên cạnh việc quy họach khai thác các nguồn du lịch sẵn có của thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa dân tộc, cần kết hợp đầu tư phát triển các cơ sở du lịch hiện đại.

Du lịch Việt Nam mới đạt con số khách quốc tế khiêm tốn là 4 triệu cũng có thể do một phần phòng khách sạn trong mùa cao điểm không đủ- nguyên nhân hạn chế số lượng khách tăng lên do không có dịch vụ cung cấp. Để trong thời gian tới số lượng phòng đáp ứng nhu cầu của khách, để cung và cầu gặp nhau, chính phủ cần có các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào cơ sở lưu trú cho nước nhà.

Khách du lịch nước ngoài vẫn kêu ca rằng du lịch Việt Nam không có những khu vui chơi giải trí tương xứng. Ngoài các khu vui chơi như Saigon Water Park, công viên Đầm Sen, khu du lịch Suối tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh thì không còn một nơi nào có được các khu giải trí như vậy, ngay cả tại thủ đô Hà Nội

( nơi chỉ có Công viên nước Hồ Tây chỉ hoạt động vào mùa hè) Vì thế thời gian lưu trú của khách du lịch tại Việt Nam luôn luôn thấp hơn thời gian lưu trú của khách tại các nước trong khu vực như ở Singapo, Indonexia, hay Thái Lan. Thông thường khách ở lại Thái Lan 7 ngày, ở Indonexia 8 ngày, ở Philippin 12 ngày trong khi ở Việt Nam 4-5 ngày. Hơn thế, khách du lịch tại các thành phố ( trừ thành phố Hồ Chí Minh) hầu như buổi tối họ không biết làm gì, không có gì giải trí vào buổi tối. Ngay như ở Hà Nội- thủ đô của một quốc gia có tiềm năng du lịch buổi tối ngoài các quán bar đóng cửa trước 11h00 đêm, khách không biết vui chơi giải trí ở đâu. Chính phủ nên ưu tiên phát triển những cơ sở vui chơi giải trí hiện đại có quy mô lớn ở những thành phố và điểm du lịch chính để thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thêm thời gian lưu trú của họ để đến mục đích cuối cùng là làm du khách chi tiêu nhiều hơn ở Việt Nam

* Đảm bảo chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho sự đi lại, ăn ở của du khách trong suốt quá trình lưu trú

Trong kinh doanh du lịch, điều quan trọng trước hết là phải biết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Việc hạn chế miễn giảm visa của Việt Nam trong thời gian qua đã làm giảm mất nhiều cơ hội cho phát triển du lịch. Chế độ phí visa thông thường, phí dịch vụ visa nhanh của Việt Nam ở nước ngoài cũng góp phần làm tăng giá các tour du lịch vào Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của thị trường du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó cần có quy định hợp lý đảm bảo an toàn cho khách nước ngoài nhưng không gây nên sự phân biệt khách nội địa và quốc tế.

* Đưa ra những chính sách phù hợp cho Tổng cục Du lịch và các

doanh nghiệp du lịch

- Chính phủ nên có cơ chế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để Tổng cục du lịch Việt Nam được mở văn phòng đại diện ở những thị trường trọng điểm, tại các thị trường có nhiều khách du lịch đến Việt Nam để quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài.

- Xem xét thêm về việc áp dụng mức thuế hợp lý cho các doanh nghiệp du lịch để các công ty du lịch có thể tạo ra được những chương trình du lịch với giá hấp dẫn hơn, cạnh tranh hơn với các chương trình du lịch của các nước trong khu vực.

- Xem xét về những vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và vận chuyển như giảm giá điện cho khách sạn, giảm thuế nhập khẩu xe vận chuyển khách du lịch… tạo điều kiện cho giá thành các dịch vụ du lịch càng ngày càng hợp lý hơn.

* Nhà nước nên khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch tổng thể của nhà nước

Đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình tham gia khai thác phát triển tiềm năng du lịch. Du lịch muốn thành công thì phải làm sao để “ Người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, xã hội làm du lịch”

* Cho phép hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách quốc tế

Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng chính sách thuế hợp lý cho ngành du lịch, áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế như một số nước trong khu vực đã thực hiện. Việc làm này chắc chắn sẽ làm tăng khả năng tiêu dùng của khách tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngành nghề liên quan đến du lịch phát triển như ngành thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, may mặc…

* Xem xét việc cho phép nhiều hãng hàng không mới, rẻ vào Việt Nam

Chính phủ hiện nay vẫn còn dè dặt trong việc cho phép các hãng hàng không tư nhân nước ngoài mở đường bay vào Việt Nam một phần cũng do cảng hàng không nước ta chưa đủ điều kiện đón tiếp, một phần cũng để bảo hộ cho hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. Để thu hút nhiều khách đến Việt Nam trong tương lai chắc chắn Chính phủ cần nghiên cứu để đón tiếp các hãng nước ngoài, các hãng vận chuyển giá rẻ. Vấn đề là cần nâng cấp, mở rộng, xây mới những sân bay quốc tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam để Việt Nam sẽ được nhiều hãng nước ngoài lựa chọn đặt đường bay trực tiếp.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của thái lan và singapo. giải pháp cho phát triể (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w