1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng

92 604 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 731,5 KB

Nội dung

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay trên thế giới, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chungcủa toàn nhân loại Không một quốc gia nào có thể phát triển mà không có sựliên kết, giao lưu với các quốc gia khác Vì vậy, thương mại quốc tế là hoạtđộng giữ vai trò hết sức quan trọng làm thúc đẩy nền kinh tế trong nước hộinhập với nền kinh tế thế giới, phát huy được những tiềm năng vốn có củaquốc gia mình

Trong những thập kỷ vừa qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển bùng

nổ không ngừng của kinh tế toàn cầu Để hoà chung cùng với dòng chảy củanền kinh tế thế giới, Việt nam phải chú trọng phát triển Thương mại quốc tếmột hoạt động không thể thiếu đối với các nước từ chậm phát triển, đang pháttriển đến các nước phát triển Trong quá trình hội nhập, hoạt động nhập khẩu

đã giúp người tiêu dùng tiếp cận với những tinh hoa văn hoá của nhân loại,với những sản phẩm đa dạng, phong phú, hiện đại với giá cả cạnh tranh Nhậpkhẩu tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất và đời sống của một quốc gia,góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Vì vậy nâng cao hiệuquả kinh doanh nhập khẩu là mục tiêu quan trọng của Nhà nước nói chung vàcủa các doanh nghiệp trong nước nói riêng

Trong bối cảnh đó, công ty xuất nhập khẩu xi măng Việt nam(VINACIMEX) là một công ty Nhà nước hàng đầu về xuất nhập khẩu phụtùng thiết bị, vật tư phục vụ cho các đơn vị trong ngành đã không ngừng cải

tổ lại cơ cấu tổ chức, cải tiến cơ sở hạ tầng, nâng cao trình đô chuyên môn vàchất lượng dịch vụ để luôn hoàn thiện mình,có chỗ đứng vững chắc trên thịtrường trong và ngoài nước và là bạn hàng đáng tin cậy với các đối tác nướcngoài

Trong thời gian thực tập tại công ty xuất nhập khẩu xi măng, em đã cốgắng tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Trang 2

của công ty và em thấy được tầm quan trọng không thể thiếu của hoạt động

nhập khẩu Vì vậy em đã thực hiện chuyên đề thực tập với đề tài: “ Một số

biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng”

Mục đích: Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệptrong và ngoài nước

Là một sinh viên chuyên ngành kinh doanh quốc tế, với kiến thức đã đượchọc trên ghế nhà trường và kiến thức thực tế mà các cô các chú đã truyền đạtlại Em mong rằng sẽ đóng góp một phần nhỏ của mình để cho công ty hoạtđộng kinh doanh ngày càng tốt hơn

Kết cấu chuyên đề thực tập chuyên ngành bao gồm các nội dung sau:

Chương I: Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu phụ tùng, thiết bị, vật tư của công ty xuất nhập khẩu xi măng.

Em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Hường đã tậntình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm chuyên đề thực tập Đồng thời emxin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là

cô Nguyễn Thục Anh – trưởng phòng phòng phụ tùng thiết bị đã tận tình giúp

đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành tốt chuyên đềthực tập này Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TRONG

DOANH NGHIỆP

I HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

1 Khái niệm nhập khẩu

Nhập khẩu là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của kinhdoanh thương mại quốc tế, là mặt không thể thiếu được trong hoạt động ngoạithương Có thể hiểu rằng nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá và dịch vụ từnước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đíchthu lợi Thực chất nhập khẩu là việc mua hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, cáccông ty nước ngoài về trong nước và tiến hành tiêu thụ hàng hoá nhập khẩutại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và kết nốisản xuất với tiêu dùng

2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương Nhập khẩutác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trongnước Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuấtđược hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế,nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không cólợi bằng nhập khẩu Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếuđược thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tếquốc dân, trong đó cân đối trực tiếp 3 yếu tố của sản xuất: công cụ lao động,đối tượng lao động, và lao động Với các tác động đó, ngoại thương được coi

là như một phương pháp sản xuất trực tiếp

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng củanhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

Trang 4

Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá đất nước.

Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo pháttriển kinh tế cân đối và ổn định

Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Ở đây nhậpkhẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, Vừađảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động

Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu Sự tác động nàythể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng nhập khẩu, tạo môitrường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt nam ra nước ngoài đặc biệt lànước nhập khẩu

II HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mọidoanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, cácdoanh nghiệp nhà nước…) đều có mục tiêu bao chum lâu dài là tối đa hoá lợinhuận, kinh doanh có hiệu quả Hiệu quả kinh doanh là yếu tố cơ bản quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để đạt được hiệu quả trước hếtmọi doanh nghiệp phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh và pháttriển doanh nghiệp thích ứng với những biến động của thị trường, phải tiếnhành có hiệu quả cá hoạt động quản trị nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực đầu vào và trong quá trình đó phải luôn kiểm tra xem liệuphương án kinh doanh đang tiến hành là có hiệu quả hay không Vấn đề đặtra: thế nào là hiệu quả kinh doanh? bản chất của hiệu quả kinh doanh là gì.Trong qua khứ cũng như hiện tại, còn có nhiều quan niệm khác nhau vềthuật ngữ hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, người ta có thể chia các quan niệmnày thành các nhóm cơ bản sau đây:

Trang 5

Quan điểm 1: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt độngkinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá

Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đồng nhất với kết quả kinhdoanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh Quan điểmnày không đề cập đến chi phí kinh doanh, nghĩa là nếu hoạt động kinh doanhtạo ra cùng một kết quả thì có cùng một mức hiệu quả, mặc dù hoạt động kinhdoanh đó có hai mức chi phí khác nhau

Quan điểm 2: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêmcủa kết quả và phần tăng thêm của chi phí Quan điểm này đã nói lên quan hệ

so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt đượckết quả đó, nhưng lại chỉ xét tới phần kết quả và chi phí bổ sung

Quan điểm 3: Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quảthu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Quan điểm này đã phản ánhđược mối liên hợp bản chất của hiệu quả kinh doanh, vì nó gắn được kết quảvới các chi phí bỏ ra, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí(các nguồn lực) Tuy nhiên, kết quả và chi phí đều luôn luôn vận động nênquan điểm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và về chất giữa kếtquả và chi phí

Quan điểm 4: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sựvận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó đồng thờiphản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất Quan điểm này đã chú ýđến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó

là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí Mỗi quan hệ nàyphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp

Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lýcủa doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hộivới chi phí thấp nhất

Trang 6

1.2 Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh mặt chất lượng của cáchoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực ( lao động, thiết

bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùngcủa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp-mục tiêu tối đa hoá lợinhuận Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn chặt với hiệu quả kinh tế củatoàn xã hội, vì thế nó cần được xem xét toàn diện cả về định tính lẫn định lượng,không gian và thời gian Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh doanh là những

nỗ lực của doanh nghiệp và phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp đồngthời gắn những nỗ lực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanhnghiệp và của xã hội về kinh tế, chính trị, xã hội Về mặt định lượng, hiệu quảkinh doanh chỉ có được khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra Mức chênhlệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại Cả hai mặt định tính vàđịnh lượng của hiệu quả kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau, không táchrời nhau, trong đó hiệu quả về lượng phải gắn với việc thực hiện các mục tiêuchính trị - xã hội - môi trường nhất định Do vậy, chúng ta không thể chấp nhậnviệc các nhà kinh doanh tìm mọi cách để đạt được các mục tiêu kinh tế cho dùphải chi phí bất cứ giá nào hoặc thậm chí phải đánh đổi các mục tiêu chính trị -

xã hội - môi trường để đạt được các mục tiêu kinh tế Về mặt thời gian, hiệu quả

mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn không được làmgiảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo Điều đóđòi hỏi bản than các doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợiích lâu dài Trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, điều không được tínhđến là con người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhânvăn không có kế hoạch, thậm chí khai thác và sử dụng bừa bãi, làm cạn kiệt tàinguyên, phá huỷ môi trường cũng không thể quan niệm rằng cắt giảm chi phí vàtăng doanh thu lúc nào cũng có hiệu quả, một khi cắt giảm tuỳ tiện và thiếu cânnhăc chi phí cải tạo môi trường, bảo bảo cân bằng sinh thái, đầu tư cho giáo

Trang 7

Tóm lại, về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là mộtphạm trù kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất nóiriêng, trình độ tổ chức và quản lý nói chung để đáp ứng các nhu cầu của xãhội và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định Trong điều kiệnhiện nay, khi mà các quốc gia trên thế giới luôn đề cao vấn đề an toàn chongười tiêu dùng, an toàn vệ sinh, môi trường, vấn đề lao động và trách nhiệm

xã hội thì hiệu quả kinh doanh nhiều nhiều khi còn gắn với hiệu quả chính trị

- xã hội Về mặt định lượng, đó là một đại lượng biểu thị mối tương quan giữakết quả mà doanh nghiệp đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đểđạt được kết quả đó và mối quan hệ giữa sự vận động giữa kết quả với sự vậnđộng của chi phí tạo ra nó trong những điều kiện nhất định

2 Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Thực tế cho thấy hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trongtất cả các lĩnh vực xã hội, kinh tế và kỹ thuật Nhưng đối với doanh nghiệp đểtiện cho việc quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh người ta thường phânloại hiệu quả theo các tiêu thức khác nhau Sau đây là một trong các cáchphân loại hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả có hiệu quả tuyệt đối

và hiệu quả tương đối

Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối là hai hình thức biểu hiện mốiquan hệ giữa kết quả và chi phí

Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương ánkinh doanh, từng thời kỳ kinh doanh, từng doanh nghiệp Nó được tính toánbằng công thức:

Trang 8

CP

H2 = (3) KQ

Công thức (2) cho biết lượng kết quả mà doanh nghiệp đạt được từ mộtphương án kinh doanh, từng thời kỳ kinh doanh

Công thức (3) cho biết một đơn vị chi phí thì tạo ra bao nhiêu đơn vị kếtquả hoặc một đơn vị kết quả thì tạo từ bao nhiêu đơn vị chi phí

Căn cứ vào phạm vi tính hiệu quả có hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh tính chung chotoàn doanh nghiệp, cho các bộ phận trong doanh nghiệp Hiệu quả tổng hợpphản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả của toàn bộ quá trình sảnxuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tư liệu sản xuất,nguyên nhiên vật liệu, lao động … và tất nhiên bao hàm cả tác dụng của yếu

tố quản trị đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố trên)

Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng

bộ phận của doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh tổng hợp có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để có thể phản ánh hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác và cụ thể hơn

Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả có hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài

Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gianngắn, những lợi ích trong loại hiệu quả này là lợi ích mang tính trước mắt,tạm thời Đôi khi hiệu quả này gây hại cho doanh nghiệp nếu như doanhnghiệp không tính toán kỹ lưỡng

Trang 9

Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài.Hiệu quả này thường gắn liền với những chiến lược, kế hoạch dài hạn và liênquan đến sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp.

Giữa hiệu quả dài hạn và hiệu quả ngắn hạn có mối hiệu quả biện chứngvới nhau nhưng cũng có nhiều trường hợp mâu thuẫn nhau Hiệu quả kinh doanhngắn hạn có thể đảm bảo cho hiệu quả kinh doanh dài hạn cho tương lai nhưngnếu có xuất hiên mâu thuẫn giữa hai loại hiệu quả này thì ta nên lấy hiệu quả lâudài làm thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ vào đối tượng xem xét hiệu quả có hiệu quả trực tiếp

và hiệu quả gián tiếp

Hiệu quả trực tiếp là những lợi ích thu được từ chính hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Hoạt động đó có tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu

đo lường hiệu quả kinh doanh Ví dụ vốn bỏ ra để kinh doanh nhập khẩu thì

sẽ thu được một khoản lợi nhuận nhất định, đó chính là hiệu quả trực tiếpHiệu quả gián tiếp là những lợi ích mang lại do hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp tác động đến những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp như các yếu tố về môi trường kinh doanh như môitrường kinh tế, pháp lý, cạnh tranh…, các yếu tố bên trong doanh nghiệp nhưnguồn nhân lực, yếu tố quản trị

Căn cứ vào khía cạnh khác nhau của hiệu quả có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội

Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kinh

tế tài chính được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu chi trực tiếp của doanh nghiệp.Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả tài chính là hiệu lợi nhuận cao nhất và ổnđịnh Đây là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp

Hiệu quả chính trị - xã hội là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vềmặt chính trị - xã hội - môi trường Nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồnlực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định

Trang 10

Giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ thốngnhất có mâu thuẫn Hiệu quả kinh doanh tài chính vừa là nguồn gốc đem lạihiệu quả kinh tế xã hội và cũng là nguyên nhân hạn chế hiệu quả xã hội.

3 Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh không chỉ là mục tiêu kinh tế tổng hợp mà còn lànhiệm vụ cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp Để các nhà quản trị cóthể phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì họ thườnglập ra một hệ thống chỉ tiêu riêng của doanh nghiệp mình Hệ thống chỉ tiêunày cho chúng ta biết rõ kết quả về mặt lượng của phạm trù hiệu quả kinh tế,hiệu quả đạt được cao hay thấp sau mỗi kỳ kinh doanh

3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có tính tổng hợp, phản ánh kếtquả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Nó là tiền đề để duy trì vàtái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao mức sốngcủa người lao động doanh nghiệp có lợi nhuận thì đất nước mới giầu có, pháttriển Ngược lại làm ăn thấp kém sẽ dẫn đến thua lỗ và phá sản Việc tính toánlợi nhuận có liên quan đến tính toán doanh thu và chi phí

Các chỉ tiêu doanh lợi

Xét trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn quản trị kinh doanh, cácnhà quản trị hoạt động kinh doanh thực tế ở các doanh nghiệp và các nhà tàitrợ khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đều quan tâm trước hếtđến việc tính toán đánh giá chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của doanhnghiệp Vì chỉ tiêu doanh lợi được đánh giá cho hai loại vốn kinh doanh: toàn

bộ vốn kinh doanh bao gồm cả vốn tự có và vốn đi vay và chỉ tính cho vốn tự

có của doanh nghiệp, các chỉ tiêu này được coi là các chỉ tiêu phản ánh sứcsinh lời của số vốn kinh doanh, khẳng định mức độ đạt được hiệu quả kinhdoanh của toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng như hiệu

Trang 11

quả sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng Các chỉ tiêu doanh lợi baogồm: doanh lợi theo doanh thu bán hàng, doanh lợi theo vốn kinh doanh,doanh lợi theo chi phí kinh doanh.

3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận

Hiệu quả sử dụng vốn

Thực ra muốn có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có vốn kinhdoanh, nếu thiếu vốn mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc đình trệ hoặc kémhiệu quả Do đó các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là một chỉ tiêuhiệu quả kinh doanh bộ phận Để đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn vàtừng bộ phận vốn của doanh nghiệp các nhà kinh tế đưa ra các chỉ tiêu:

+ Thời hạn thu hồi vốn kinh doanh

+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng lao động

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, gópphần quan trọng trong năng llực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệuquả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, chỉ tiêu mức sinh lờibình quân của lao động, chỉ tiêu hiệu suất tiền lương Các chỉ tiêu này càngcao thì doanh nghiệp sử dụng lao động càng hiệu quả

Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng khai thác các nguồn nguyên vật liệu củadoanh nghiệp, đánh giá chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đểđánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu người ta sử dụng hai chỉ tiêu sau:+ Vòng luân chuyển nguyên vật liệu

+ Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang

Hai chỉ tiêu trên mà cao thì cho biết doanh nghiệp giảm được chi phí chonguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ hoạt động về nguyên vật liệu tồn kho

và tăng vòng quay vốn lưu động Ngoài ra sử dụng nguyên vật liệu có hiệu

Trang 12

quả người ta còn đánh giá mức thiệt hại, mất mát nguyên vật liệu trong quátrình dự trữ, sử dụng chúng Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ số giữa giá trịnguyên vật liệu hao hụt, mất mát trên tổng giá trị nguyên vật liệu sử dụngtrong kỳ Qua các chỉ tiêu trên doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết địnhthích hợp nhằm sử dụng vật tư tiết kiệm, đúng mục đích, phù hợp thực tế sảnxuất và có hiệu quả.

4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một việc làm quan trọng của các nhàquản trị trong bất cứ doanh nghiệp nào Nó quyết định sự tồn tại và phát triểncủa mỗi doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh là công cụ quản trị kinh doanh

Để tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập hợpcác phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa laođộng với các yếu tố vật chất để toạ ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanhnghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dàicủa kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở nhữngnguồn lực sản xuất sẵn có Để đạt được mục tiêu này quản trị doanh nghiệpphải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Hiệu quả kinh doanh là mộttrong những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị củamình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ chobiết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trịphân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả haiphương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh

Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai sẽ không thành vấn

đề bàn cãi nếu nguồn tài nguyên không hạn chế Người ta có thể sản xuất vôtận hàng hoá, sử dụng kết quả thiết bị máy móc, nguyên vật liệu một cáchkhôn ngoan cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận Nhưng thực tế,mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đất đai, khoáng sản, hải sản… là mộtphạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm và cạn kiệt do con người khai thác

Trang 13

và sử dụng chúng Trong khi đó một mặt, dân cư ở từng vùng, từng quốc giâ

và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho sự tăng dân

số rất lớn và mặt khác, nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con người lại là phạmtrù không giới hạn: không có giới hạn ở sự phát triển các loại cầu và ở từngloại cầu thì cũng không có giới hạn - càng nhiều, càng phong phú, càng cóchất lượng cao càng tốt Do vậy, của cải đã khan hiếm lại càng khan hiếm vàngày càng khan hiếm theo cả nghĩa tuyệt đối và tương đối của nó Khan hiếmđòi hỏi và bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, khan hiếmtăng lên dẫn đến vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra nghiêmtúc, gay gắt Tức là việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề cấp thiết

Do trình độ khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển do đóngười ta có nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo ra sản phẩm kỹ thuậtsản xuất phát triển cho phép cùng với những nguồn lực đầu vào nhất địnhngười ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau Điều này cho phépcác doanh nghiệp có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh sao cho có lợinhuận tối đa nhất Lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm (cơ cấu sản phẩm)tối ưu, sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinhdoanh cao nhất thu được nhiều lợi ích nhất Giai đoạn phát triển kinh tế theochiều rộng kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển theo chiều sâu: sự tăngtrưởng kết quả kinh tế của sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ việc cải tiến cácyếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, côngnghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị…, và nâng cao chất lượng các hoạtđộng kinh tế

Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sửdụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu Trongđiều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh

là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinhdoanh nào

Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong các cơ chếkinh tế khác nhau là không giống nhau Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung,

Trang 14

việc lựa chọn kinh tế thường không đặt ra cho cấp xí nghiệp Mọi quyết địnhkinh tế: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? đều đượcgiải quyết từ một trung tâm duy nhất xí nghiệp tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo từ trung tấm đó và vì thế mục tiêucao nhất của xí nghiệp là hoàn thành kế hoạch nhà nước giao Do vậy cácdoanh nghiệp ít quan tâm đến hiệu quả kinh doanh của mình Hoạt động kinhdoanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệuquả kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Trong

cơ chế kinh tế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuấtcái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai dự trên quan hệ cung cầu, giá cảthị trường, cạnh tranh và hợp tác Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết địnhkinh doanh của mình, tự hoạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng

ít không có lãi sẽ đi đến phá sản Lúc này, mục tiêu lợi nhuận trở thành mộttrong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuấtkinh doanh

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh

để tồn tại và phát triển Trong cuộc cạnh tranh gay găt đó nhiều doanh nghiệp trụvững, phát triển sản xuất, nhưng cũng có không ít cá doanh nghiệp đã bị thua lỗ,giải thể, phá sản Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường này, các doanh nghiệpluôn nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí kinh doanh, nâng cao uy tín,nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Các doanh nghiệp phải có đượclợi nhuận và đạt được lợi nhuận càng cao càng tốt Do vậy, đạt hiệu quả kinhdoanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề sống còn để doanhnghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường

III HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU

1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là phạm trù phản ánh chất lượng củahoạt động kinh doanh nhập khẩu Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh

Trang 15

trình độ tổ chức và quản lý, trình độ sử dụng các nguồn lực cần thiết phục vụcho hoạt động nhập khẩu

Chi phí kinh doanh nhập khẩu là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoảnchi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp bao gồm chíphí trực tiếp cho việc mua sắm hàng hoá nhập khẩu (như giá mua, thuế nhậpkhẩu, lãi vay, phí mở L/C), chi phí vận tải, chi phí gián tiếp như chi phí quản

lý doanh nghiêp và một số chi phí khác

Kết quả kinh doanh nhập khẩu là toàn bộ những thành quả thu được saumột quá trình kinh doanh nhập khẩu được xã hội thừa nhận Có nhiều đạilượng xác định kết quả kinh doanh nhập khẩu như doanh thu nhập khẩu, giátrị sản lượng…

Tóm lại, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một vấn đề hết sức phức tạpbởi nó bao gồm nhiều nội dung và chịu tác động của nhiều yếu tố Hiệu quảkinh doanh nhập khẩu không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanhnghiệp đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo cho người lao động

có mức sống cao hơn mà còn phải đảm bảo đem lại lợi ích cho kinh tế - xãhội

2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu có vai trò rất quan trong đốivới cá doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói riêng và cho toàn xã hội nóichung Trong cơ chế thị trường không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể hiện chất lượng của toàn bộcông tác quản lý kinh tế Tất cả những cải tiến những đổi mới về nội dung,phương pháp và biện pháp ứng dụng trong quản lý chỉ thực sự mang lại ýnghĩa khi và chỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh mà qua đó làm tăngđược hiệu quả kinh doanh

Đối với doanh nghiệp: Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mởrộng, doanh nghiệp muốn được tồn tại, vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinhdoanh phải có hiệu quả Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao thì doanh

Trang 16

nghiệp càng có điều kiện mở mang và phát triển kinh tế Nâng cao hiệu quảkinh doanh nhằm đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triểncủa doanh nghiệp Để đạt được mục tiêu đề ra và thành công trong môi trườngcạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại thì buộcphải tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Hiệu quả kinh doanhnhập khẩu không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức,quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp Hiệu quảkinh doanh là lợi nhuận thu được nên nó là chính sách để tái sản xuất mở rộng

và phát triển doanh nghiệp, tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.Đôi với người lao động: Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng đồng nghĩavới việc nâng cao đời sống của người lao động Đảm bảo công ăn việc làm lâudài và ổn định cho người lao động Môi trường làm việc cũng được cải thiện

và nâng cao từ đó người lao động cũng sẽ yên tâm hơn để làm việc và cốnghiến hết mình cho công ty

Đối với xã hội : Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của từngdoanh nghiệp là góp phần vào sự phát triển của cả nền kinh tế Ngày nay khiNhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì việc tăng cường nhậpkhẩu cho phép khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của đất nước, thúc đẩyquá trình sản xuất, tiêu dùng trong nước phát triển kịp với trình độ phát triểnchung của thế giới

3 Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp, để các nhà quản trị có thể đánh giá một cáchchính xác và có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của mình thì họ cần phảixây dựng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quảkinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp cũng giống như hệ thống chỉ tiêu đolường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung Nhưng hệ thống này

có một số chỉ tiêu đánh giá riêng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh

Trang 17

nghiệp Hệ thống chỉ tiêu đó bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộphận.

3.1 Các chỉ tiêu tổng hợp

3.1.1 Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Lợi nhuận phản ánh kết quả việc các yếu tố cơ bản củaviệc sản xuất kinh doanh.Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận vừa được coi lànhân tố để tính toán hiệu quả kinh tế, vừa được coi là một chỉ tiêu tổng hợpcủa doanh nghiệp chỉ tiêu này được tính theo công thức:

P = D – (Z + Th + C)Trong đó:

P: Lợi nhuận nhập khẩu của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh

D: Doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu trong kỳ kinh doanh

Z: Giá mua hàng nhập khẩu

Th: thuế nhập khẩu

C: chi phí lưu thông

Trong công thức này không phản ánh được chính xác chất lượng kinhdoanh nhập khẩu cũng như tiềm lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp Chỉ tiêu này không phát hiện được doanh nghiệp đãhao phí hay tiết kiệm lao động xã hội

3.1.2 Chỉ tiêu doanh lợi nhập khẩu

Việc tính toán hiệu quả kinh doanh nhập khẩu theo chỉ tiêu lợi nhuậngặp không ít khó khăn do việc tính toán chi phí của hàng hoá nhập khẩu Đểgiúp tính toán và so sánh dễ dàng những kết quả hoạt động nhập khẩu người

ta dùng chỉ tiêu doanh lợi để xem xét Chỉ tiêu doanh lợi nhập khẩu phản ánhkết quả tài chính của hoạt động nhập khẩu, nghĩa là nó phản ánh những kếtquả bằng tiền thực tế thu được và những chi phí thực tế bỏ ra Chỉ tiêu doanhlợi nhập khẩu được tính theo các công thức sau:

Trang 18

* Doanh lợi theo doanh thu bán hàng nhập khẩu

Lợi nhuận nhập khẩu

P1 = *100%

Tổng doanh thu nhập khẩu

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợinhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động nhập khẩu càng hiệu quả

* Doanh lợi theo vốn kinh doanh nhập khẩu

Lợi nhuận nhập khẩu

P2 = *100%

Vốn bỏ ra để kinh doanh nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh một trăm đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồnglợi nhuận Lợi nhuận ở đây là lợi nhuận trước thuế còn vốn kinh doanh có thể

là tổng vốn hoặc vốn chủ sở hữu, vốn vay…

* Doanh lợi theo chi phí kinh doanh nhập khẩu

Lợi nhuận nhập khẩu

P3 = * 100%

Tổng chi phí nhập khẩu

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồnglợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu chỉ tiêunày càng cao thì vốn bỏ ra càng có hiệu quả

3.2 Các chỉ tiêu bộ phận

Ngoài các chỉ tiêu tổng hợp, hiệu quả kinh doanh còn được đo lườngthông qua các chỉ tiêu bộ phận Hai hệ thống chỉ tiêu này có mối quan hệ vớinhau bổ sung cho nhau để các nhà quản trị có thể đánh giá và phân tích hiệuquả kinh doanh một cách chính xác và khoa học

3.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của mỗi doanh nghiệp phân tích hiệu quả sử dụng vốn thì các nhà quản

Trang 19

chiến lược kinh doanh phù hợp Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp kinh doanh nhập khẩu người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

* Sức sản xuất của vốn cố định

Tổng doanh thu thuần

H1 = Vốn cố địnhChỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bỏ vào hoạt động nhậpkhẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu

* Sức sinh lợi của vốn cố định

Lợi nhuận nhập khẩu

H2 =

Vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bỏ vào hoạt động nhậpkhẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Sức sản xuất của vốn lưu động

Tổng doanh thu thuần

H1 = Vốn lưu động bình quânChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động thì đem lại mấy đồngdoanh thu

* Sức sinh lợi của vốn lưu động

Lợi nhuận thuần

Trang 20

Để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì phải biết đẩy nhanh tốc độluân chuyển của vốn, góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp.Xác định tốc độ luân chuyển của vốn người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:+ Số vòng quay của vốn lưu động

Tổng số doanh thu thuần

L =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu

số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại

+ Thời gian của một vòng luân chuyển

Thời gian của kỳ phân tích

N =

Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay đượcmột vòng Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luânchuyển càng lớn

3.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

Lao động là nhân tố sang tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chấtlượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Vì vậy các nhà quản trị luôn phải quan tâm đến hiệu quả sửdụng lao động để có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động người tathường sử dụng các chỉ tiêu sau:

* Năng suất lao động

Doanh thu thuần

W =

Tổng lao động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh

Trang 21

* Mức sinh lợi bình quân của lao động

Lợi nhuận

P = Tổng số lao động Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của mỗi lao động vào lợi nhuậncủa doanh nghiệp

Tóm lại, để đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của một doanhnghiệp, người ta sử dụng đồng thời một hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quảkinh doanh nhập khẩu Đồng thời, qua việc phân tích sự biến động của từngchỉ tiêu và sự vận động của chúng mà đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanhnhập khẩu của doanh nghiệp, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinhdoanh thấp để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp

4 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, công ty đã đưa ramột số phương pháp chủ yếu sau:

* Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phântích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉtiêu phân tích Sử dụng phương pháp so sánh ta cần nắm chắc 3 nguyên tắc cơbản sau:

- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu một

kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh và được gọi là gốc so sánh Tuỳ theomục đích mà ta lựa chọn gốc so sánh cho phù hợp

+ Tài liệu của năm trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉtiêu

+ Các mục tiêu đã dự kiến, dự đoán định mức nhằm đánh giá tình hìnhthực hiện so với kế hoạch

Trang 22

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, theo việc kinh doanh, nhu cầu đơnđặt hàng nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhucầu.

- Điều kiện so sánh: Để phép so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sửdụng phải đồng nhất Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữacác chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về không gian và thời gian

+ Về mặt thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gianhoạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt sau:

 Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế

 Phải cùng một phương án tính toán

 Phải cùng một đơn vị đo lường

+ Về mặt không gian: Các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy

mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau

+ Để đảm bảo thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diệnđược xem xét dưới góc độ thống nhất có thể chấp nhận được, độ chính xácphải có, thời gian phân tích được cho phép

- Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu người ta thường

sử dụng các kỹ thuật sau:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa hiệu số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiệnkhối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế

+ So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kếtcấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.+ So sánh bình quân: là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện đặctrưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị,một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất

Quy trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực

Trang 23

 So sánh theo chiều dọc

 So sánh theo chiều ngang

 So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu

Ngoài việc sử dụng phương pháp so sánh trong việc phân tích hiệu quảkinh doanh nhập khẩu người ta còn sử dụng các phương pháp:

* Phương pháp phân tích theo nhân tố: Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp vàcác nhân tố tác động vào nhân tố đó

* Phương pháp cân đối: Được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch

và công tác thanh toán

* Phương pháp phân tích chi tiết: Theo các bộ phận cấu thành của chỉtiêu theo thời gian, theo địa điểm và phạm vi kinh doanh

IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANHNHẬP KHẨU

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lựcmột doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình Trình độlợi dụng các nguồn lực kinh doanh nhập khẩu phản ánh sự tận dụng, tiết kiệmcác nguồn lực đó Trình độ lợi dụng các nguồn lực trong mối quan hệ giữa kếtquả và chi phí nhập khẩu Và nó chịu ảnh hưởng của tổng hợp nhiều yếu tốkhác nhau Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu thành các nhóm sau:

1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, các doanh nghiệp phải thiếtlập các mối quan hệ với bạn hàng, phải thực hiện các quy định của hệ thốngpháp luật, phải giải quyết các vấn đề liên quan xã hội Do vậy, hoạt động kinhdoanh nhập khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường bênngoài Đó là tổng hợp các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinhdoanh nhập khẩu cụ thể là kết quả và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu như môitrường pháp lý, kinh tế, cạnh tranh…

Trang 24

1.1 Môi trường pháp lý

Bao gồm luật, các văn bản dưới luật, quy trình, quy định… về nhậpkhẩu Tất cả các quy định pháp luật về kinh doanh nhập khẩu đều tác độngtrực tiếp đến hiệu quả và kết quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệptiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình lại vừa điềuchỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không phải chỉ chú ý đến kếtquả và hiệu quả riêng của mình, mà còn phải chú ý đảm bảo lợi ích kinh tếcủa mọi thành viên trong xã hội Với tư cách một doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành mọi luật phápquy định, với các hoạt động liên quan đến thị trường ngoài nước, doanhnghiệp không thể không nắm chắc pháp luật của nước sở tại và tiến hành cáchoạt động trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó

1.2 Môi trường kinh tế

Tăng trưởng kinh tế quốc dân, các chính sách kinh tế của chính phủ, lạmphát, biến động tiền tệ, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh… luôn tác độngmạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mỗi doanhnghiệp Sự biến động của môi trường kinh tế là các nhân tố tác động trực tiếpđến quyết định cung cầu của từng doanh nghiệp và từ đó tác động mạnh mẽ,trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanhnghiệp nói riêng Nếu môi trường kinh tế ổn định thì các doanh nghiệp không

lo phải đối mặt với những rủi ro không lường trước được, hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp sẽ được thuận lợi hơn Còn nếu môi trường kinh tế

mà mất ổn định, mà các nhà quản trị không dự báo trước được sẽ làm chodoanh nghiệp thua lỗ và đi tới phá sản Như vậy, để hiệu quả kinh doanh đượcnâng cao các nhà quản trị phải có một hệ thống phân tích sự biến động môitrường kinh tế giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng

Trang 25

1.3 Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt Sự cạnh tranh này buộc các doanhnghiệp phải giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và chấtlượng dịch vụ, phải luôn tạo được hình ảnh mới của công ty trong mắt ngườitiêu dùng, do vậy sẽ làm tăng chi phí kinh doanh Ngoài ra, khi có nhiều sảnphẩm tương tự nhau xuất hiện trên thị trường sẽ làm giảm doanh thu bán hàngcủa doanh nghiệp Nếu môi trường cạnh tranh khốc liệt sẽ đẩy những doanhnghiệp hoạt động không hiệu quả ra khỏi thị trường

1.4 Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc là những phương tiệnrất quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Hoạt động nhậpkhẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán giữa các nước trên thế giới, có sự xacách nhau về không gian Vì vậy hoạt động nhập khẩu không thể tách rời hệthống giao thông vận tải và thông tin liên lạc Trong nền kinh tế thị trườnghiện nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng trở nên gay gắt thì yêu cầu về việccung cấp hàng hoá đầy đủ, kịp thời, chính xác là nhu cầu số một Nó là yếu tốđầu tiên giúp doanh nghiệp có thể tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng

Hệ thống giao thông vận tải thuận lợi sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thựchiện hợp đồng đúng thời gian Mặt khác nếu doanh nghiệp cũng có nhiều cơhội chọn lựa phương tiện vận tải phù hợp với giá cước rẻ, làm giảm chi phíkinh doanh Như vậy việc chọn phương tiện vận tải đúng đắn sẽ tác động trựctiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

Với hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, an toàn và hệ thống thông tinliên lạc nhanh nhạy, rộng khắp sẽ giúp doanh nghiệp không bị bỏ lỡ những cơhội kinh doanh, giảm bớt chi phí, rủi ro Khi đó hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu sẽ được nâng cao Ngược lại khi hoạt động nhập khẩu phát huy đượctính hiệu quả thì nó sẽ góp phần làm cho sản xuất trong nước phát triển, tăng

Trang 26

thu ngân sách khi đó Nhà nước có điều kiện hơn để đầu tư, cải tạo, nâng cấp

hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc phục vụ cho nhu cầu pháttriển nền kinh tế quốc dân

1.5 Hệ thống tài chính ngân hàng

Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động nhậpkhẩu Hệ thống ngân hàng có thể cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh, đó là nguồn cung cấp lớn đối với các doanh nghiệp Qua hệthống ngân hàng các doanh nghiệp có thể chuyển đổi ngoại tệ để phục vụ chohoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Hệ thống ngân hàng còngiúp các doanh nghiệp trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế giúp doanh nghiệpthanh toán dễ dàng, nhanh gọn Nếu như hệ thống liên ngân hàng mà thuận lợi

sẽ giúp cho hoạt động nhập khẩu một cách dễ dàng, không chịu những rủi ro

do bạn hàng có ý gây ra, và giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn lớn để kinhdoanh Từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động kinh doanh nhập khẩucủa mình Ngược lại nến hoạt động nhập khẩu phát triển sẽ tác động trở lạiđối với hệ thống tài chính ngân hàng, nó sẽ tạo điều kiện cho hệ thống ngânhàng có thể kiểm chứng chất lượng hoạt động của mình từ đó có những biệnpháp tích cực để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởngcủa bản thân doanh nghiệp đó Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển haykhông đều phải do khả năng và năng lực của doanh nghiệp Những nhân tố đóbao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn, nhân tố quản trị doanh nghiệp…

2.1 Nguồn nhân lực

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lực lượng lao động tácđộng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Vì conngười sẽ quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từnhững cán bộ công nhân viên đến các nhà lãnh đạo của công ty đều có những

Trang 27

nhiệm vụ và công việc riêng của mình Việc cán bộ nắm chắc được nghiệp vụnhập khẩu sẽ đem lại tác động lớn tới sự thành công của doanh nghiệp Sẽgiúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợpđồng thuận lợi, sẽ nhập khẩu được những hàng hoá chất lượng cao từ đó tạo

uy tín đối với khách hàng, tiêu thụ hàng hoá được nhanh chóng tránh để độngvốn…Khi lao động có kỷ luật, chấp hành đúng mọi quy định về thời gian, vềquy trình nhập khẩu, làm việc có trách nhiệm, có tinh thần hợp tác, phối hợp,khả năng thích ứng với những thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viêntrong doanh nghiệp thì sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinhdoanh Ngược lại nếu hiệu quả kinh doanh được nâng cao thì sẽ tạo môitrường làm việc thuận lợi, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người laođộng và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên Hiện nay chăm lo việcđào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao độngđược coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp

2.2 Nguồn vốn

Vốn là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanhnghiệp, nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạtđộng nhập khẩu nói riêng Nếu doanh nghiệp nhập khẩu có nguồn vốn hạnhẹp thì họ khó có thể đạt được hiệu quả kinh doanh vì khi quan hệ với đối tácnước ngoài hiện nay phần lớn ta phải thanh toán theo phương thức L/C tức làphải có một số vốn nhất định thì mới có thể mở L/C tại một ngân hàng nào

đó Do vậy nếu vốn của doanh nghiệp hạn hẹp thì doanh nghiệp khó thực hiệnđược hợp đồng mua bán, sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh với những bạnhàng lớn Mặt khác trong kinh doanh buôn bán để bán nhiều hàng các doanhnghiệp thường có những khuyến mại lớn đối với khách hàng thường xuyênhay những khách hàng mua với khối lượng lớn Vậy nếu ta thiếu vốn thì ta sẽkhông thể nhập hàng hoá với khối lượng lớn và không thể được hưởng những

ưu đãi mà đối tác dành cho, mang lại thua thiệt cho doanh nghiệp mình.Ngược lại, nếu doanh nghiệp có nguồn vốn đầy đủ thì sẽ có hiệu quả hơn, từ

Trang 28

đó đem lại tích luỹ cho doanh nghiệp, bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanhkhi đó hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao Vậy doanh nghiệp phảitìm mọi biên pháp để huy động vốn, đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh củadoanh nghiệp.

2.3 Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Nhân tố quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nângcao hiệu quả và kết quả kinh doanh nhập khẩu Quản trị doanh nghiệp luônchú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng trong hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu , xác định đúng chiến lược kinh doanh nhập khẩu

và phát triển doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh nhập khẩu và phát triểndoanh nghiệp là cơ sở đầu tiên đem lại hiệu quả, kết quả hoặc phi hiệu quả,thất bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Nhà quản trị doanhnghiệp, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp, bằng phẩm chất và tài năng củamình, có vai trò quan trọng bật nhất, có ý nghĩa quyết định đối với việc duytrì sự tồn tại và phát triển của một công ty Người lãnh đạo doanh nghiệp phảichú ý đến hai nhiệm vụ chủ yếu là: thứ nhât, xây dựng tập thể thành một hệthống đoàn kêt, năng động với chất lượng cao Thứ hai, dìu dắt tập thể dướiquyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vững chắc và ổn định Ởbất kỳ doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc lớn vào tổ chức

cơ caấubộ máy quản trị, nhận thức, hiểu biết về chất lượng và trình độ của độingũ các nhà quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, phương hướngkinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp của những người lãnh đạo doanhnghiệp

2.4 Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật

Ngày nay, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, dưới tác động của cuộc cáchmạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, có vai trò ngày càng lớn,mang tính chất quyêt định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệuquả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật được cải

Trang 29

tiến, nâng cấp thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có đủ điều kiện nắm bắt nhữngthông tin quan trọng về sự biến đổi của thị trường nước ngoài, về bạn hàngtruyền thống cũng như bạn hàng mới của doanh nghiệp Mặt khác sự pháttriển của cơ sở vật chất như kho xưởng, Phương tiện vận tải… đầy đủ hợp lý

sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu giảm bớt được chi phí vận chuyển, lưu kho,

và bảo quản hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ khách hàng được tốthơn Qua đó sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Ngược lai nếuhiệu quả kinh doanh được nâng cao thì sẽ có nhiều vốn để đầu tư vào những

cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng pháttriển hơn

2.5 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong doanh nghiệp

Đối với các nước trên thế giới hiện nay, khoa học kỹ thuật tiến bộ đanglàm thay đổi hẳn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó tin học vàđiện tử đóng vai trò đặc biệt quan trọng Thông tin được coi là đối tượng laođộng của các nhà kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tếthông tin hoá Để kinh doanh thành công trong điều kiện nhiều thông tinchính xác về thị trường, thông tin về công nghệ, thông tin về người mua vàngười bán, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, thông tin về tình hình cungcầu hàng hoá, dịch vụ, thông tin về giá cả, thông tin về tỷ giá… không nhữngthế các doanh nghiệp còn rất cần biết về kinh nghiệm thành công, thất bại củacác doanh nghiệp trong nước và quốc tế, biết được thông tin về các thay đổitrong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước liên quan đến thịtrường của doanh nghiệp Những thông tin kịp thời chính xác sẽ là cơ sở vữngchắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiếnlược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định cá chương trình kinh doanhngắn hạn Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến thông tin thường xuyên,liên tục, không nắm bắt được thông tin một cách kịp thời, chính xác thì dẽdàng bị thất bại

Trang 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanhnghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói riêng Đó làvấn đề bao trùm xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Một số lýluận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giúpchúng ta hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu, làm thế nào để có thể đánh giá được một doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh có hiệu quả và những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanhnhập khẩu? từ đó có những biện pháp lợi dụng những ảnh hưởng tích cực vàphong ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đến việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh Vì vậy phần lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu sẽ là cơ sở để chúng ta đánh giá, phân tích hoạt động kinhdoanh nhập khẩu của doanh nghiệp từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 31

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG, THIẾT BỊ, VẬT TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XIMĂNG

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1 Quá trình hình thành của công ty.

Công ty xuất nhập khẩu xi măng là doanh nghiệp Nhà nước, thành viêncủa Tổng công ty xi măng Việt nam được thành lập theo Quyết định số692/BXD-TCCB ngày 03/11/1990 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hoạt độngchuyên ngành về xuất nhập khẩu xi măng, clinker, thiết bị phụ tùng cho sảnxuất xi măng và đầu tư phát triển

Tên giao dịch quốc tế : VIET NAM NATIONAL CEMENT TRADINGCOMPANY Viết tắt là VINACIMEX

Trụ sở công ty đóng tại: 228 đường Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội

Công ty là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân theo pháp luậtViệt nam, hoạch toán kinh tế độc lập, các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịutrách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốncông ty quản lý

Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty xi măng Việt nam vàchịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, các Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thờichịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách thực hiện của chủ sở hữu đốivới doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước,theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Chính phủ

Trang 32

Khi mới thành lập công ty có tổng số vốn là 6.418.000.000 VND trongđó:

- Vốn cố định: 362.000.000VND

- Vốn lưu động: 6.056.000.000 VND

Phân theo nguồn vốn:

- Vốn ngân sách cấp: 3.151.000.000 VND

- Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 3.267.000.000 VND

Nguồn vốn mà công ty được Nhà nước cho phép huy động thêm là:35.000.000.000 VND

1.2 Quá trình phát triển của công ty

Để tạo điều cho hoạt động kinh doanh của công ty trên địa bàn cả nước

- Ngày 15/03/1991 Bộ xây dựng đã có quyết định số 154/BXD-TCLĐthành lập chi nhánh công ty xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ:19 Đường Hồ Tùng Mậu quận 1 TP HCM

- Ngày 14/07/1997 đại diện công ty xuất nhập khẩu xi măng tại Hảiphòng được thành lập theo quyết định số 333 BXD-TCLĐ Theo quyết định

số 469/XMVN-TCLĐ, Tổng công ty xi măng Việt nam bổ sung chức năng,nhiệm vụ và nâng cấp đại diện công ty tại Hải phòng thành chi nhánh công tyxuất nhập khẩu xi măng Hải phòng

Địa chỉ: 14 Hồ Xuân Hương TP Hải phòng

- Theo nhu cầu công tác mở rộng phát triển thị trường nước ngoài, gópphần tăng cường năng lực xuất khẩu, Tổng công ty xi măng Việt nam cóquyết định thành lập văn phòng đại diện công ty tại Viên Chăn -Cộng HoàDân Chủ Nhân Dân Lào theo quyết định số 315/XMVN-HĐBT ngày08/11/1999

Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng tìm tòi và khẳngđịnh được vị trí của mình Điều này được thể hiện rất rõ nét qua việc công tyluôn hoàn thành kế hoạch và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước

Trang 33

sung tích luỹ thêm cho vốn lưu động trên 20 tỷ đồng công ty đã nộp ngânsách Nhà nước 220 tỷ đồng Lợi nhuận của công ty tổng cộng hơn 10 năm quađạt trên 95 tỷ đồng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu được thực hiện trong hơn

10 năm đạt trên 800 triệu USD Việc làm và thu nhập bình quân của cán bộcông nhân viên luôn đạt mức trên 1,2 triệu đồng/người/tháng

2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty xuất nhập khẩu xi măng có những chức năng sau đây:

- Nhập khẩu xi măng, Clinker, tấm lợp

- Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ sản xuất cho ngành xi măng.Công ty xuất nhập khẩu xi măng có những nhiệm vụ sau đây

Tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh:

- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu,nhiệm vụ được Tổng công ty giao, phù hợp với phân cấp của Tổng công ty.Được tiến hành phân cấp hạch toán kinh tế trong nội bộ đối với các đơn vịtrực thuộc sau khi có sự chấp thuận của Tổng công ty

- Nghiên cứu ứng dụng tiến độ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, sử dụngtrang thiết bị hiện đại, tổ chức quản lý chặt chẽ để nâng cao năng suất laođộng, đảm bảo chất lượng vật tư hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường

- Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty tại các tỉnh, Thành phốtrong cả nước khi được Tổng công ty phê duyệt

- Kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh theo

sự phân công của Tổng công ty Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, kinhdoanh các mặt hàng hoặc ngành nghề dịch vụ mới theo khả năng của công ty

và nhu cầu của thị trường khi được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nướccho phép và Tổng công ty chấp nhận

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng nămphù hợp với nhiệm vụ được Tổng công ty giao và nhu cầu của thị trường.Những kế hoạch này phải báo cáo Tổng công ty để duyệt trước khi triển khaithực hiện

Trang 34

- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác.

- Tổ chức công tác sản xuất kinh doanh tiêu thụ, xuất nhập khẩu theo quiđịnh của pháp luật và phân cấp của Tổng công ty

- Thực hiện việc mua bán vật tư, thiết bị, phụ tùng trừ những sản phẩmdịch vụ do Nhà nước định giá và theo quy chế quản lý mua sắm vật tư phụtùng, thiết bị lẻ của Tổng công ty và các qui định của pháp luật công ty được

tự qui định giá bán các loại sản phẩm, dịch vụ khác theo phân cấp của Tổngcông ty

- Xây dựng, áp dụng các định mức vật tư, đơn giá tiền lương cho từngcông đoạn, bộ phân sản xuất, kinh doanh trên cơ sở các định mức, đơn giáđược Tổng công ty giao Tự xây dựng và áp dụng định mức, đơn giá đối vớinhững công việc mà Tổng công ty không giao định mức, đơn giá nhưng phảiđảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước và hạ giá thành sản phẩm

- Tuyển chọn, hợp đồng, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn cáchình thức trả lương, trả thưởng phù hợp với các quy định của Tổng công ty vàNhà nước Thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quyđịnh của bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật, được quyềnquyết định mức lương và thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giátiền lương hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của công ty theo quyđịnh hoặc phân cấp của Tổng công ty

- Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của Bộ luật laođộng, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp theo nộiqui cả công ty và qui định của pháp luật

- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môitrường, quốc phòng, an ninh quốc gia

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và các báo cáo định kỳ khác theoquy định cảu Nhà nước và Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực

Trang 35

- Chịu sự kiểm tra của Tổng công ty, tuân thủ các quy định về thanh tracủa cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật.

Quản lý tài chính:

- công ty xuất nhập khẩu xi măng được Tổng công ty giao vốn để quản

lý và sử dụng phù hợp với qui mô và nhiệm vụ kinh doanh của công ty đãđược Hội đồng Quản trị Tổng công ty phê duyệt Trong quá trình kinh doanh,khi cần thiết được quyền đề nghị Tổng công ty bổ sung vốn cho doanh nghiệp

để thực hiện nhiệm vụ được giao bổ sung

- Sử dụng vốn, quỹ của công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu trongkinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn TRườnghợp cần thiết, nếu sử dụng các nguồn vốn và quỹ khác với mục đích sử dụng

đã quy định cho các nguồn vốn và quỹ đó để phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, đầu tư phát triển của công ty thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả

- Phải thực hiện các khoản nợ phải thu, phải trả nghi trong bảng cân đối kếtoán của công ty tại thời điểm được giao vốn Trả các khoản tín dụng mà công

ty trực tiếp vay sử dụng dưới sự bảo lãnh của Tổng công ty hoặc của Ngânhàng

- Thực hiện đúng các chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, cácquỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác của Nhànước và quy chế tài chính của Tổng công ty, chịu trách nhiêm xác thực vàhợp pháp của các hoạt động tài chính của công ty

- Công bố khai báo tài chính định kỳ, các thông tin để đánh giá đúng đắn

và khách quan các hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty theo quy địnhcủa Chính phủ.l

- Công ty thực hiên các nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp ngân sách Nhànước theo quy định của pháp luật, thực hiện các khoản trích nộp theo quyđịnh tại quy chế tài chính của công ty

Trang 36

3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Bộ máy quản trị luôn là vấn đề cơ bản và quyết định hiệu quả kinhdoanh của bất kỳ doanh nghiệp nào Vì bộ máy quản trị là cơ quan đầu nãochuyên ban hành các quyết định quản lý để hướng hoạt động của doanhnghiệp di theo đúng mục tiêu đã đề ra Nhờ có bộ máy quản trị hợp lý và nănglực của các nhà lãnh đạo mà công ty xuất nhập khẩu xi măng Việt nam đã có

sự phát triển mạnh mẽ

Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty VINACIMEX

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty bao gồm:

Việt nam uỷ nhiệm, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và phảichịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị về việcquản lý, sử dụng và bảo quản vốn, về kết quả kinh doanh của công ty, ngoài

Chi nhánh

TP Hải Phòng

Giám đốc

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng kế toán tài chính

Phòng thiết bị phụ tùng

Phòng xi măng Clinker

Chi nhánh

TP HCM

Trang 37

ra phụ trách các mặt, Giám đốc trực tiếp phụ trách lĩnh vực tổ chức cán bộ, tàichính kế toán và đầu tư phát triển ngành.

phân công phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước, Tổng công ty và qui chếcủa công ty Chịu trách nhiệm các nhân trước Giám đốc và pháp luật đượcphân công, các phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các Trưởng phòng, Trưởng cácchi nhánh theo lĩnh vực được phân công Đối với vấn đề mới phát sinh thuộcthẩm quyền của Giám đốc mà chưa có qui chế thì phó Giám đốc xin ý kiếnGiám đốc trước khi ra quyết định

chỉ đạo các mặt công tác xuất nhập khẩu của phòng xi măng- Clinker, phòngthiết bị phụ tùng; công tác hành chính, quản trị đoàn thể và thi đua khenthưởng chỉ đạo việc giao nhận hàng hoá của các chi nhánh

tác của phòng dự án, công tác xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, chỉ đạo việcgiao nhận hàng hoá của các chi nhánh

toàn bộ công tác kế toán, tổ chức thong tin kinh tế và tổ chức hoạt động kinh

tế trong doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán và chế độ quản

lý và pháp luật Nhà nước

dựng, chỉ đạo và điều hành kế hoạch kinh doanh; tổng hợp thống kê báo cáo;Công tác tổ chức cán bộ; công tác hành chính quản trị, văn thư; công tácthanh tra, bảo vệ

tài sản và quản lý các nguồn vốn kinh doanh sử dụng nguồn vốn hợp lý; luônhoàn thiện chế độ quản lý kinh doanh, kỷ luật tài chính; phản ánh trung thựchoạt động kinh doanh của công ty

Trang 38

Phòng thiết bị - phụ tùng: giúp ban giám đốc về các mặt hàng xuất

nhập khẩu phụ tùng thay thế, thiết bị lẻ cho các công ty xi măng , nhập khẩu

uỷ thác thiết bị toàn bộ cho các công trình đầu tư, tái xuất khi cần thiết

như xi măng, Clinker, gạch chịu lửa, giấy Kraft, thạch cao, hạt nhựa PP theođơn hang và hợp đồng kinh tế

Phòng dự án: là phòng ban mới được thành lập do tính chất và yêu cầu

của công ty với chức năng lập các dự án xuất nhập khẩu, nhập khẩu các dâytruyền, thiết bị toàn bộ để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng dây truyền sảnxuất hiện tại, phục vụ mục tiêu đầu tư, phát triển ngành xi măng, đồng thời vạch

ra các phương án giúp giám đốc đề ra các quyết định nhanh chóng và chính xácnhất trong việc xem xét hợp đồng và cách thức thực hiện hợp đồng

Chi nhánh công ty xuất nhập khẩu xi măng tại Thành phố

Hồ Chí Minh: chức năng của chi nhánh là thực hiện các thủ tục giao nhậnhang tại khu vực phía Nam, tham gia theo dõi lượng hang nhập cho các đơn

vị trong Tổng công ty ở khu vực phía Nam, thay mặt công ty xử lý các phátsinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng này với các đơn vị

Chi nhánh của công ty xuất nhập khẩu xi măng tại Thành phố Hải phòng: chức năng của chi nhánh là thực hiện các thủ tục giao nhậnhàng tại khu vực phía Bắc, thay mặt công ty xử lý các phát sinh trong quátrình thực hiện giao hang tại cảng Hải phòng

Các phòng trong công ty có mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giúp đỡ lẫnnhau trên cơ sở chứac năng nhiệm vụ đã được phân công để cùng thực hiệntốt nhiêm vụ chung của công ty Nếu có phát sinh những quan điểm khácnhau giữa các phòng mà không thống nhất được phải báo cáo giám đốc cho ýkiến chỉ đạo và quyết định cuối cùng

Trang 39

4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

4.1 Đặc điểm về tài chính của công ty

Mọi hoạt động của công ty đều liên quan đến tài chính Tình hình tàichính tốt hay xấu đều có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công

ty Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty ta có thể đánh giáđược tiềm năng, những triển vọng cũng như những rủi ro của công ty xuấtnhập khẩu xi măng Việt nam Dưới đây chũng ta sẽ phân tích cơ cấu vốn vànguồn vốn và khả năng thanh toán của công ty

Đặc điểm về vốn và nguồn vốn

công ty xuất nhập khẩu xi măng là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thànhviên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xi măng Việt nam được thành lậptheo quyết định số 025A/BXD/TCLĐ ngày 12/02/1993 của Bộ xây dựng.Vốn và nguồn vốn của công ty qua các năm được thể hiện trong bảng 1dưới đây

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn, vốn của công ty xuất nhập khẩu xi măng

Trang 40

STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ %

Nguồn: Báo cáo tài chính

Vốn điều lệ của công ty là 45.3883260.745 VND

Với nguồn vốn kinh doanh của công ty trên 60 tỷ đã giúp công ty có đủkhả năng kinh doanh và đầu tư

Theo bảng số liệu trên ta thấy Nợ phải trả của công ty năm 2005 so vớinăm 2003 tăng 4,1%, năm 2005 so với năm 2004 giảm 37,48% Nguyên nhân

là do khoản nợ ngắn hạn của công ty năm 2004 tăng quá nhiều đến để chuẩn

bị nguồn vốn cho dự án xây dựng nhà máy mới ở Hải phòng

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 so với năm 2003 giảm0,49% do nguồn vốn kinh doanh giảm 0,58%, năm 2005 so với năm 2004tăng 0,42% Tổng nguồn vốn của công ty năm 2005 so với năm 2003 tăng2,29% và năm 2005 so với năm 2004 giảm 26,93%

Nói tóm lại nguồn vốn của công ty là tương đối ổn định qua các năm chỉriêng năm 2004 nguồn vốn tăng mạnh như vậy là do dự án xây dựng nhà máysản xuất mới tại Hải phòng Với nguồn vốn như vậy công ty có đủ khả năngcung cấp vốn cho công ty hoạt động kinh doanh và đầu tư

Còn về tài sản của công ty bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tàisản lưu động và đầu tư ngắn hạn.Theo bảng số liệu trên ta thấy:

Ngày đăng: 28/03/2013, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế thương mại. PGS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS Hoàng Đức Thân, Đại học KTQD, NXB Thống kê 2001 Khác
2. Giáo trình Marketing quốc tế. PTS Nguyễn Cao Văn, ĐHKTQD, NXB giáo dục 2003 Khác
3.Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp. TS. Nguyễn Năng Phục, ĐHKTQD, NXB tài chính 2003 Khác
4. Giáo trình quản trị kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài (Tập II). PGS.TS Nguyễn Thị Hường, ĐHKTQD, NXB thống kê 2005 Khác
5. Giáo trình quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu. PGS.TS Trần Trí Thành, ĐHKTQD, NXB thống kê 2000 Khác
6. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp. PGS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, ĐHKTQD, NXB thống kê 2001 Khác
7. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty xuất nhập khẩu xi măng 2003- 2005 Khác
8. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2005, phương hướng, nhiệm vụ năm 2006 Khác
9. Để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, Nguyễn Hồng, http:// www. Vnn.vn Khác
10. Tình hình hoạt động kinh doanh ngành xi măng năm 2005, Minh Đức, http:// www. Vnn.vn Khác
11. Tỷ giá hối đoái tăng cao, Đình Phúc, http:// www. Vnexpress.net Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty VINACIMEX - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Hình 1 Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty VINACIMEX (Trang 36)
3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Trang 36)
Mọi hoạt động của công ty đều liên quan đến tài chính. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công  ty - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
i hoạt động của công ty đều liên quan đến tài chính. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 39)
Theo bảng số liệu trên ta thấy Nợ phải trả của công ty năm 2005 so với năm 2003 tăng 4,1%, năm 2005 so với năm 2004 giảm 37,48% - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
heo bảng số liệu trên ta thấy Nợ phải trả của công ty năm 2005 so với năm 2003 tăng 4,1%, năm 2005 so với năm 2004 giảm 37,48% (Trang 40)
Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành năm 2005 tăng 0,36 lần so với năm 2004 và tăng 0,09 lần so với năm 2003 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
ua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành năm 2005 tăng 0,36 lần so với năm 2004 và tăng 0,09 lần so với năm 2003 (Trang 42)
hiểu rõ hơn về nguồn lực của công ty chúng ta xem bảng 1.2 về cơ cấu lao động của công ty xuất nhập khẩu xi măng: - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
hi ểu rõ hơn về nguồn lực của công ty chúng ta xem bảng 1.2 về cơ cấu lao động của công ty xuất nhập khẩu xi măng: (Trang 44)
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của công ty xuất nhập khẩu xi măng năm 2005 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 1.3 Cơ cấu lao động của công ty xuất nhập khẩu xi măng năm 2005 (Trang 44)
Bảng 1.4: Cơ cấu TSCĐ của công ty xuất nhập khẩu xi măng năm 2005                                                                                              Đơn vị tính: VND - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 1.4 Cơ cấu TSCĐ của công ty xuất nhập khẩu xi măng năm 2005 Đơn vị tính: VND (Trang 46)
Hình 2: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty XNK xi măng - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Hình 2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty XNK xi măng (Trang 48)
Bảng 2.1: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu (Trang 48)
Bảng 2.1: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu (Trang 48)
Hình 2: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty XNK xi măng - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Hình 2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty XNK xi măng (Trang 48)
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu (Trang 51)
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu (Trang 51)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, doanh thu năm 2004 cả về tuyệt đối và tương đối đều tăng nhưng lợi nhuận lại giảm đáng kể so với năm 2003 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
ua bảng số liệu trên ta thấy rằng, doanh thu năm 2004 cả về tuyệt đối và tương đối đều tăng nhưng lợi nhuận lại giảm đáng kể so với năm 2003 (Trang 53)
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty (Trang 55)
Bảng 2.5: Phân tích chỉ tiêu doanh lợi của công ty qua các năm - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.5 Phân tích chỉ tiêu doanh lợi của công ty qua các năm (Trang 56)
Bảng 2.6: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu qua các năm - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.6 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu qua các năm (Trang 59)
Bảng 2.6: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu qua các năm - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.6 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu qua các năm (Trang 59)
nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng được đánh giá thông qua bảng sau: - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
nh ập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng được đánh giá thông qua bảng sau: (Trang 61)
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua các năm - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua các năm (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w