Qua thực tế giảng dạy, tôi cho rằng sự ra đời của phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học là cần thiết, nó chấm dứt dạy từ một cách tản mạn, không hệ thống từ các bài tập đọc.. Chủ trương gi
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU 5
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỉ XXI mở ra nhiều thách thức và vận hội đối với đất nước Đại hội đảng lần thứ VIII đã quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đất nước vững bước đi lên CNXH “Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH-HĐH đất nước” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII)
Theo định hướng đó thì bậc tiểu học là nền tảng Mục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những trí thức cân thiết Tiếng việt có nhiều phân môn Muốn học sinh học tốt thì các em cần được rèn luyện toàn diện về Tiếng việt mới trở thành học sinh khá và giỏi được Vì vậy việc dạy học phân môn Luyện từ và câu rất quan trọng, nó giúp các em hiểu, diễn đạt tư tưởng, tình cảm, hoạt động của mình bằng tiếng mẹ đẻ ngày càng chính xác, phong phú và sinh động hơn
Qua thực tế giảng dạy, tôi cho rằng sự ra đời của phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học là cần thiết, nó chấm dứt dạy từ một cách tản mạn, không hệ thống từ các bài tập đọc Việc dạy từ hiện nay được tiến hành một cách có kế hoạch, mang tính chủ động Thông qua các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học tập mở rộng vốn từ… phát triển vốn từ, tập giải thích nghĩa của từ, tập sử dụng từ trong các khâu: Điền từ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn ngắn Qua các bài tập, vốn từ của học sinh được mở rộng, tăng cường kĩ năng giải nghĩa từ, kĩ năng dùng
từ trong hoạt động giao tiếp được hình thành và phát triển Học sinh có ý thức hơn
về vấn đề từ ngữ, vấn đề hiểu từ và dùng từ trong thực tiễn nói, viết, trong học tập
và giao tiếp
Chủ trương giảng dạy Luyện từ và câu ở tiểu học đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp học sinh làm giàu vốn từ, hình thành và phát triển ý
Trang 2thức, kĩ năng sử dụng từ Chính vì vậy tôi luôn trăn trở làm thế nào dạy tốt môn học này để đáp ứng với vị trí vai trò của nó
Luyện từ và câu là một phân môn khô và khó, trong các đợt hội giảng, rất ít giáo viên đăng kí dạy tiết này
Qua thực tế trên cho thấy giáo viên rất ngại dạy phân môn Luyện từ và câu Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức một tiết dạy sao cho đúng với yêu cầu, đặc trưng riêng của môn học và đạt hiệu quả dạy và học cao Theo sự đánh giá của giáo viên, một số nội dung giảng dạy được trình bày trong sách giáo khoa còn nhiều vấn đề chưa sát với học sinh và phương pháp dạy phân môn này định hình chưa rõ cho nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy
Bản thân tôi, qua 10 năm dạy học, dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm và thực tế giảng dạy tôi thấy: Muốn giảng dạy tốt môn Tiếng việt nói chung và Luyện từ và câu nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải có vốn từ rộng, tích luỹ vốn sống, kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, vững vàng thì mới dạy tốt môn này, đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học
Với ý nghĩa quan trọng của môn học và thực trạng về phương pháp dạy - học Luyện từ và câu ở các trường tiểu học hiện nay, tôi mạnh dạn chọn môn này để viết và vận dụng vào giảng dạy thực tế tại lớp tôi chủ nhiệm
Với giải pháp này, tôi không chỉ đổi mới phương pháp dạy học Luyện từ và câu
ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng mà còn vận dụng tất cả sự hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân với kì vọng giúp bản thân và mọi người giảng dạy tốt môn học này
II THỰC TRẠNG:
Để có biện pháp dạy -học tốt phân môn Luyện từ và câu, chúng ta hãy nhìn lại và đánh giá thực trạng năm học
Trước cải cách giáo dục, trong nhà trường việc dạy từ chủ yếu được thực hiện qua các bài văn(trong tập đọc, giảng văn ) chúng ta tiến hành dạy từ trong các bài văn Như vậy, việc dạy từ ở đây cũng chỉ mang tính ngẫu nhiên, tản mạn không có tính chủ động, kế hoạch
Trang 3Trong chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục, Luyện từ và câu được tách thành phân môn độc lập, có tiết dạy riêng Trong chương trình và sách giáo khoa tiểu học phân môn này có nhiệm vụ giúp học sinh hệ thống hoá vốn từ,
mở rộng, phát triển vốn từ dựa vào các chủ đề, chủ điểm từ ngữ Trên cơ sở đó, học sinh tiến hành luyện tập sử dụng từ qua các kiểu bài tập như điền từ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn ngắn Tóm lại, có thể nói Luyện từ và câu được tổ chức dạy riêng, trong khuôn khổ của một phân môn Tiếng việt, là một bước tiến đáng
kể của chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục
Bên cạnh những vấn đề đó, trong giai đoạn này các trường đều được học về vấn đề “Đổi mới sách giáo khoa Tiếng việt”và từ đó đến nay, chúng ta đã thực hiện nhiều chuyên đề dạy Tiếng việt theo phương pháp mới “Lấy học sinh làm trung tâm”, các chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học” Nhà trường còn được học văn bản của Sở về “Thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học phân môn Luyện từ và câu” và tổ chức một số tiết dạy “Chuyên đề lớp 4”, “Chuyên đề lớp 5”
Tất cả các điều kiện trên đều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy tốt phân môn này
Bên cạnh những vấn đ ề đó, bản thân tôi nhận thấy rằng: Muốn dạy tốt phân môn này không chỉ cần sự cố gắng và nỗ lực của các thầy cô giáo mà còn phụ thuộc vào ý thức học tập của học sinh
Tôi đã tiến hành phỏng vấn một số học sinh lớp 5 và nhận thấy(Trình độ học sinh không đồng đều, ít có học sinh hứng thú với môn học này) các em cho rằng môn này khô và khó…
Tôi đã điều tra chất lượng đầu năm học của học sinh lớp tôi chủ nhiệm và đã thu được kết quả như sau:
TSHS
Môn: Luyện từ và câu
Trang 4
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, chất lượng của phân môn Luyện từ và câu còn rất hạn chế…
III NGUYÊN NHÂN:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, nó xuất phát từ thực tế khách quan và chủ quan của cả giáo viên và học sinh
Nguyên nhân chủ quan:
Về phía giáo viên:
Khi giảng dạy, các thầy( cô) chưa chú ý đến đặc trưng của phân môn Luyện từ
và câu, vốn từ của nhiều giáo viên còn chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ…
Bên cạnh đó thì cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ học này còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo khoa và sách giáo viên Hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh… Đôi khi giáo viên còn nặng về áp đặt, giảng giải khô khan khiến cho học sinh tiếp thu bài giảng thụ động, dễ mỏi mệt, ngại học …
Nguyên nhân khách quan:
Về sách giáo khoa và đồ dùng dạy học:
Tồn tại song song với những nguyên nhân trên là điều kiện giảng dạy của giáo viên có nhiều khó khăn Ngoài cuốn sách giáo viên và sách học sinh thì các tài liêu tham khảo phục vụ việc dạy, học phân môn Luyện từ và câu hầu như không
có Đồ dùng dạy học (như tranh ảnh, vật thực và các đồ dùng học tập khác dùng
để dạy về nghĩa của từ) còn ít
Một số câu hỏi, khái niệm trong sách giáo khoa còn xa lạ với học sinh hoặc ít nhiều trừu tượng, không gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em Có bài tập xuất hiện nhiều gây tâm lý nhàm chán, đơn điệu như (bài tập “Điền từ vào chỗ trống”)…
Về phía học sinh:
Trang 5Đam rông là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, do hoàn cảnh và môi trường sống còn quá nhiều khó khăn nên đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của học sinh Đối với học sinh lớp (4-5) nói chung và với học sinh lớp 5 nói riêng Hàng ngày, ngoài việc đến lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ rất nhiều công việc trong gia đình như: Trông em, nấu cơm, đi rẫy phụ giúp bố mẹ…
Do đặc điểm của địa hình nên có những em nhà rất xa trường lại phải đi qua sông, đò… Nên vào mùa mưa, các em thường xuyên nghỉ học…
Trên thực tế, Đam Rông là một huyện vô cùng khó khăn về mọi phương diện Người dân ở đây thường xuyên phải đối mặt với cái nghèo, cái đói…Nên với họ, việc kiếm bát cơm, manh áo cho con cái hàng ngày còn quan trọng hơn rất nhiều việc mua sắm đồ dùng cho con đến trường, đi học…
Tất cả những nguyên nhân đó đã làm nảy sinh tâm lý ngại dạy - học phân môn Luyện từ và câu của cả thầy và trò trong các trường tiểu học ở Đam Rông nói chung
và trường Tiểu học Lương Thế Vinh nói riêng
Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là:
Chúng ta phải dạy - học phân môn Luyện từ và câu như thế nào?
Làm thế nào để lôi cuốn và thu hút các em tham gia giờ học tích cực và hoàn toàn chủ động?
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nói chung và giảng dạy phân môn Luyện từ và câu nói riêng có đem lại hiệu quả tối đa cho người học và người dạy?
Từ nguyên nhân và thực trạng trên, tôi xin đ ưa ra đây một số giải pháp để giúp các em học sinh vùng khó khăn và vùng dân tộc học tốt hơn phân môn Luyện từ và câu
IV GIẢI PHÁP:
Học sinh bậc tiểu học vốn từ ngữ còn rất hạn chế, cần phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng các nhu cầu học tập, giao tiếp Vì vậy, việc dạy từ cho các em ngày càng được coi là quan trọng không được bỏ qua
Trang 6Việc dạy từ ngữ ở tiểu học là giúp học sinh mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ một cách chính xác, giúp học sinh luyện tập sử dụng từ ngữ trong nói, viết Những từ ngữ được dạy ở tiểu học thường gắn với việc giáo dục cho học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt, giúp các em nhận thấy vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người, dạy các em biết yêu và ghét Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của bậc tiểu học: giáo dục con người phát triển toàn diện…
Chương trình và sách giáo khoa dạy học phân môn Luyện từ và câu ở bậc tiểu học thể hiện tính thực hành rất rõ: Ở lớp 5 chương trình sách giáo khoa thiết kế hai kiểu bài dạy - học cơ bản: Kiểu bài lí thuyết về từ và kiểu bài thực hành từ ngữ theo chủ
đề Trong đó kiểu bài thực hành từ ngữ theo chủ đề chiếm vị trí chủ đạo, bao trùm trong nội dung giảng dạy về Luyện từ và câu Cụ thể số bài thực hành chiếm hơn một nửa số tiết luyện từ và câu ở lớp 5 Vì vậy, để dạy tốt phân môn này đòi hỏi người giáo viên phải hiểu và nắm chắc từng kiểu bài, phương pháp giảng dạy và cách thức
tổ chức hợp lí với từng kiểu bài đó
Để một tiết dạy thành công, giáo viên phải hoàn toàn chủ động trong việc nắm bắt trình độ của đối tượng học sinh lớp mình để từ đó có cách tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của lớp
Kiểu bài lý thuyết về từ
Về nội dung, các bài lý thuyết giới thiệu cho học sinh lớp 5 một số vấn đề về cấu tạo từ Tiếng việt (từ đơn, từ ghép, từ láy) về nghĩa của từ và sự phân loại các từ về mặt nghĩa (từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, đại từ, từ trái nghĩa ) Về cấu tạo các bài lý thuyết về từ trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5 gồm 3 phần:
Phần I – Nhận xét:
Là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh phân tích nhằm rút
ra kiến thức lí thuyết Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệu thường được rút ra từ những bài tập đọc mà học sinh đã học Các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế để đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và tránh làm mất thời gian học tập Từ đó nêu các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, từng bước dẫn dắt học sinh tới khái niệm cần học
Trang 7 Phần II – Bài học:
Là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu Học sinh cần nắm vững kiến thức này
Phần III - Thực hành:
Là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học( các bài học mở rộng,
hệ thống hóa vốn từ, ôn tập, tổng kết đều được thể hiện dưới hình thức bài tập thực hành) Những kiểu bài thực hành chủ yếu là:
Tìm từ ngữ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho
Xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo từ
Xác định nghĩa của thành ngữ, tục ngữ
Phân loại từ ngữ và các yếu tố cấu tạo từ
Đặt câu với từ ngữ đã cho
Lập bảng tổng kết kiến thức đã học
Xác định tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ
Cách trình bày trên rất phù hợp với đặc điểm nhận thức tư duy của học sinh tiểu học
Các giải pháp:
Với những kiểu bài này tôi có những giải pháp dạy như sau:
Hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ mẫu sau đó giúp học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài Trước khi cho học sinh đọc ví dụ mẫu để phân tích, tôi thường giới thiệu xuất xứ, tác giả, nội dung chính của đoạn văn, đoạn thơ
Ví dụ:
Khi dạy bài “Từ trái nghĩa” (Trang 38 – TV lớp 5 tập 1) Tôi giới thiệu cho học
sinh thấy: Phrăng Đơ Bô-en là m ột người lính bỉ trong đội quân Pháp xâm lược Việt Nam Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, năm 1949 ông đã chạy sang hàng ngũ quân đội ta và lấy tên là Phan Lăng Một lần, rơi vào ổ phục kích, ông bị địch bắt Địch dụ dỗ, tra tấn ông nhưng ông không khuất phục, chúng bèn đưa ông về giam ở pháp
Việc giới thiệu này tôi chỉ làm nhanh trong vòng 1 phút nhưng tôi thấy học sinh hiểu rõ ví dụ mẫu, đồng thời hướng được sự chú ý của học sinh vào bài học Khi giới
Trang 8thiệu, tôi chú ý nói thật diễn cảm để lôi cuốn học sinh Sau đó tôi gọi một học sinh khá đọc diễn cảm lại đoạn thơ, đoạn văn đó sau đó cho cả lớp đọc thầm theo Trước
đó tôi giao nhiệm vụ : Khi đọc thầm, các em hãy so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn…
Do đã hiểu rõ được nội dung của đoạn văn trong phần giáo viên giới thiệu nên việc so sánh với các em hoàn toàn dễ dàng và nhanh chóng ngay cả với những đối tượng là học sinh yếu
Vậy, giờ học Tiếng việt có thật sự diễn ra vui vẻ, nhẹ nhàng, thiết thực, gây được hứng thú cho học sinh, mở ra những điều mới mẻ cho các em hay không? Chính là bắt đầu từ khâu này
Tiếp đó tôi đặt các câu hỏi để học sinh tìm hiểu bài, câu hỏi này mang tính dẫn dắt, gợi mở để học sinh trả lời theo đúng yêu cầu đặt ra
Ví dụ:
Trong bài “Câu ghép ” (Trang 8 – TV lớp 5 tập 2).Tôi cho học sinh đối chiếu các
câu đơn có trong đoạn văn: “ Mỗi lần rời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phốc lên…” với câu ghép: “ Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật” Và rút
ra nhận xét: Câu đơn chỉ do một cụm C-V tạo thành, câu ghép do nhiều cụm C-V bình đẳng với nhau tạo thành
Qua việc phân tích ví dụ, học sinh đã phát hiện được khái niệm cần nghiên cứu trong bài Giáo viên dễ dàng khái quát thành các kiến thức học sinh cần nhớ
Để học sinh hiểu và nắm được nội dung bài học, tôi hướng dẫn học sinh tự rút ra những kết luận và tự xây dựng các định nghĩa về khái niệm Để thực hiện được yêu cầu trên tuỳ theo nội dung, tôi đặt ra một số câu hỏi và gợi mở để học sinh trả lời Để giờ dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng giữa đặt câu hỏi, dẫn dắt học sinh trả lời, giảng và ghi bảng Sau đó cho vài học sinh đọc để nhớ khái niệm và nêu các ví dụ minh họa cho khái niệm đó( chỉ nên yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi)
Sau khi học sinh nắm được các khái niệm cơ bản của bài, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập
Trang 9Loại bài tập này dùng vào việc thực hành luyện tập của học sinh, giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết và vận dụng vào hoạt động nói và viết Ở phần này tôi luôn gợi ý dẫn dắt học sinh cách làm chứ không làm thay hoặc phó mặc học sinh Tôi thường gọi 1,2 em đọc to rõ ràng yêu cầu của bài tập để cả lớp cùng nghe, tôi hướng dẫn học sinh lần lượt xác định từng yêu cầu của bài tập:
Ví dụ:
Bài tập 2( Trang 22- TV lớp 5 tập 2): Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm
từ đồng nghĩa: bao la, bát ngát, thênh thang, lung linh, long lanh, hiu hắt, vắng ngắt, lấp lánh, vắng teo
Để học sinh hoàn thành được bài tập này việc trước tiên, giáo viên phải giúp các
em hiểu được nghĩa của từng từ, sau đó các em mới xếp chúng vào các nhóm từ đồng nghĩa:
Hiểu nghĩa của từ:
- bao la: Rộng lớn đến mức như vô cùng tận
- vắng ngắt: Vắng không một bóng người
- long lanh: Có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ sinh động
- thênh thang: Rộng rãi, gây cảm giác không có gì làm cho bị vướng
- bát ngát: Rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được
- lung linh: Vẻ lay động, rung rinh của cái có thể phản chiếu ánh sáng
- vắng teo: Quạnh quẽ, không có người lui tới
- lấp lánh: Phát ra ánh sáng không liên tục, khi yếu, khi mạnh
Xếp thành các nhóm sau:
a bao la, thênh thang, bát ngát
b lung linh, long lanh, lấp lánh
c vắng teo, vắng ngắt
Lưu ý: Trẻ bậc tiểu học rất hiếu động, thích khám phá nên khi giải nghĩa từ, giáo
viên nên kết hợp cho các em quan sát tranh để giúp các em dễ hiểu, hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức
Cuối cùng là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài tập của học sinh.Tôi đã sử dụng rất nhiều hình thức: Sử dụng các ví dụ mẫu đã cung cấp, lời giải mẫu của mình
Trang 10cho học sinh đối chiếu bài làm hay gọi học sinh lên bảng làm, gọi học sinh nêu miệng kết quả, đổi chéo vở cho nhau Từng bước hình thành cho học sinh ý thức, thói quen
và năng lực tự phát hiện, tự sửa chữa các lỗi trong phần bài giải của mình
Kiểu bài thực hành theo chủ đề
Các bài thực hành theo chủ đề này được trình bày dưới nhiều kiểu bài khác nhau,
có thể chia thành ba loại lớn, tương ứng với ba nhiệm vụ cơ bản của phân môn Luyện
từ và câu ở tiểu học Đối với từng bài tập, muốn hướng dẫn học sinh làm bài tập ấy đúng phương hướng và có hiệu quả, tôi luôn nắm chắc mục đích, ý nghĩa, đặc trưng, tính chất, yêu cầu của bài tập Hướng dẫn học sinh làm phần này gồm ba bước:
a Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài tập.
Muốn làm được bài tập, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của bài tập
Có bài tập dễ, học sinh chỉ đọc qua là hiểu ngay yêu cầu của bài tập, nhưng có một
số bài tập khó, học sinh chưa hiểu đúng hoặc hiểu sai Thông thường tôi cho một, hai học sinh đọc to đề bài, cả lớp cùng nghe, sau đó cho các em gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong bài tập, từ ngữ thể hiện các yêu cầu của bài, hoặc từ ngữ trừu tượng, khó hiểu cần làm rõ thì giáo viên phải giải thích cho các em hiểu Sau
đó lần lượt xác định từng yêu cầu của bài tập
b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Trong giảng dạy, tôi thực hiện phương châm không “ làm thay” , cũng không “ khoán trắng” cho học sinh Câu hỏi tôi nêu ra chỉ có tác dụng định hướng, gợi mở cho học sinh
Ví dụ:
Bài tập 1 (Tiếng việt lớp 5 tập 1): Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu
dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên
Để hình thành cho các em khái niệm Thế nào là khu dân cư?, tôi sử dụng tranh 1 cho các em quan sát: