1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn luật vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên

77 853 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 3 CHƯƠNG 1: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG 1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1.1.1 Tìm hiểu về mua bán và mua bán hàng hóa: Theo luật thương mại Việt Nam, mua bán hàng hóa được định nghĩa: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. (1) Định nghĩa cho thấy mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, đó là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, lợi nhuận được phát sinh sau mỗi lần mua bán. Như chúng ta đã biết, mua bán thể hiện sự trao đổi hàng hóa của người bán chuyển cho người mua để nhận được từ người mua tiền hay vật phẩm có giá trị như đã thỏa thuận. Mua bán mang về lợi ích cho cả người mua lẫn người bán. Đối với người mua, lợi ích của họ là có được hàng hóa mình muốn. Còn đối với người bán, họ có được khoản tiền hay vật có giá trị từ việc mua bán đó. Như vậy, mua bán là phương thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, tạo ra sự lưu thông hàng hóa và tiền tệ trong đời sống kinh tế xã hội. Trong mua bán thì hàng hóa là đối tượng được mang ra trao đổi, là sản phẩm dùng để bán nói chung. Và theo học thuyết kinh tế chính trị Mac-Lenin thì hàng hóa cũng được hiểu tương tự, đó là sản phẩm lao động của con người, tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người được thông qua trao đổi mua bán. Hiện nay, khái niệm hàng hóa được ghi nhận trong luật pháp các quốc gia trên thế giới. Mặc dù có những khác biệt nhất định về việc định nghĩa song, hàng hóa vẫn được hiểu là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai (2) . Hàng hóa còn được chia thành các loại khác nhau như bất động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình và các quyền về tài sản. Vậy, hàng hóa chính là đối tượng được mang ra trao đổi trong hoạt động mua bán. Mục đích của việc mua bán nhằm phục vụ cho nhu cầu cần hàng hóa của người mua, người mua mua nhằm để sử dụng. Nhưng có trường hợp mua bán lại không phục vụ cho nhu cầu của người mua. Người mua chỉ mua hàng hóa để tiếp tục bán lại cho người khác nhằm thu khoản chênh lệch từ việc mua bán này, mục đích là kinh doanh, là lợi nhuận. Nếu dựa vào chủ thể, mục đích của chủ thể thực hiện hành vi mua bán thì hai loại mua bán trên có tính chất khác nhau vậy thì luật điều chỉnh về chúng cũng phải khác nhau để (1) Điều 3 khoản 8 Luật thương mại (2) Điều 3 khoản 2 Luật Thương mại Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 4 phù hợp với tính chất của từng loại. Theo như luật thương mại Việt Nam qui định thì luật này điều chỉnh mua bán theo loại thứ hai và gọi chúng là “mua bán hàng hóa”. Từ đây, thuật ngữ “mua bán hàng hóa” xuất hiện với tính chất thương mại, mua bán hàng hóa nhằm mục đích kinh doanh, mục đích lợi nhuận. Mua bán ý thứ nhất được xem là mua bán tài sản có tính chất dân sự nhưng mua bán ở ý thứ hai là mua bán tài sản có tính chất thuơng mại. Mua bán tài sản có tính chất dân sự được điều chỉnh ở luật dân sự của các nước nhưng mua bán trong thương mại được điều chỉnh bởi luật thương mại và được gọi là “mua bán hàng hóa”. Có nghĩa là khi đề cập đến “mua bán hàng hóa” thì chỉ liên quan đến mua bán tài sản trong thương mại, mua bán tài sản trong dân sự tuy vẫn là mua bán những hàng hóa nhưng khơng được gọi bằng thuật ngữ “mua bán hàng hóa”. Như đã xác định, mua bán tạo ra sự lưu thơng hàng hóa và tiền tệ trong đời sống kinh tế xã hội. Mua bán hàng hóa có vai trò quan trọng khi nó thúc đẩy phát triển nền kinh tế từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Bên bán, bên mua trong mua bán hàng hóa vì mục tiêu lợi nhuận có thể mang hàng hóa đến tận những vùng sâu, vùng xa khơng gần những nơi sản xuất để bán. Khơng có mua bán hàng hóa thì hoạt động sản xuất sẽ trì trệ, sản phẩm được sản xuất ra bị tồn đọng, khó tiêu thụ. Với những lẽ trên mua bán hàng hóa diễn ra trên lãnh thổ mỗi nước, khơng có quốc gia nào khơng diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa và chúng đóng vai trò đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Xã hội ngày càng phát triển về kinh tế thì nhu cầu trao đổi hàng hóa của con người càng mạnh, khơng chỉ bó hẹp phạm vi mua bán trong một nước nữa mà còn muốn trao đổi hàng hóa với nước khác, đặt tiền đề cho việc mua bán hàng hóa quốc tế và ngày nay, MBHHQT giữ một vị trí quan trọng trong xu thế tồn cầu hóa của thế giới, MBHHQT khơng thể thiếu đối với những quốc gia muốn phát triển nền kinh tế đất nước. 1.1.2 Mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1.1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế (MBHHQT): MBHHQT được hiểu thơng thường là việc mua bán hàng hóa có liên quan đến một quốc gia khác. Liên quan đến quốc gia khác có thể là mua hoặc bán hàng hóa với người thuộc một quốc gia khác hay việc xuất hàng hóa vào một nước khác hoặc mua hàng hóa từ quốc gia khác sau đó nhập vào nước mình… Vấn đề mua bán ngày càng đa dạng và phức tạp khi hàng hóa được lưu thơng khơng chỉ trong nước mà còn được vận chuyển sang nước khác. Hàng hóa được xuất đi hoặc nhập vào một quốc gia phải tn thủ các qui định của quốc gia đó và có thể những qui định này khơng giống với các qui định trong nước. Mỗi quốc gia với những đặc điểm kinh tế xã hội riêng sẽ có những qui định riêng, xảy ra những vấn đề phức tạp xung quanh việc mua bán là khơng thể tránh khỏi. Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 5 Đồng thời, mua bán hàng hóa và MBHHQT là nội dung trọng tâm của hoạt động thương mại vì vai trò của chúng trong nền kinh tế đất nước. Do đó, những nguyên tắc trong MBHHQT chắc chắn được xây dựng trong luật pháp các nước. Bên cạnh đó, trong MBHHQT các bên đều lấy lợi nhuận làm tiêu chí nên việc ảnh hưởng đến lợi ích này là vấn đề nhạy cảm, thường xảy ra và dễ đi đến tranh chấp. Nên các qui định trong luật pháp các nước giúp cho quốc gia quản lý được hoạt động MBHHQT đồng thời đảm bảo được những quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Một trong những qui định này là việc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - qui định quan trọng nhất trong MBHHQT. 1.1.2.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: (HĐMBHHQT) Hợp đồng là hình thức pháp lý đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên. Do đó quan hệ MBHHQT được xác lập và thực hiện thông qua hợp đồng. Cơ sở pháp lý liên quan đến hợp đồng là các qui định trong luật xung quanh nội dung về hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo Bộ Luật Dân Sự VN qui định thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ (3) . Luật thương mại Việt Nam không có định nghĩa về HĐMBHHQT, do vậy, ta dựa vào định nghĩa chung về hợp đồng được qui định trong luật chung là luật dân sự Việt Nam để làm căn cứ pháp lý cho HĐMBHHQT. Trước đây, HĐMBHHQT còn gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu để phân biệt với hợp đồng mua bán trong nước. MBHHQT được phát triển từ mua bán hàng hóa trong nước, HĐMBHHQT được phát triển từ hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước nên trước hết vẫn mang đầy đủ những tính chất của một hợp đồng và một hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Như vậy, HĐMBHHQT vẫn là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ. Có nghĩa HĐMBHHQT là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua về nghĩa vụ của bên bán là chuyển vào quyền sở hữu của người mua một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, còn người mua có quyền nhận hàng và nghĩa vụ phải trả một số tiền theo thỏa thuận. Vậy thì, người bán, người mua được gọi là chủ thể của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua xung quanh việc người bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán. HĐMBHHQT được hình thành khi chủ thể của hợp đồng tiến hành giao kết. Hợp đồng sẽ được lập chứa đựng những nội dung như trên. Ở đây có một chú ý, hợp đồng phải được lập dưới dạng văn bản, đây là hình thức bắt buộc theo luật Việt Nam đối với (3) Điều 388 Bộ luật dân sự Việt Nam Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 6 HĐMBHHQT. Mặc dù, HĐMBHH trong nước vẫn có giá trị khi: “ Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể” (4) . Nhưng “ Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên sơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (5) . Hiểu rằng, HĐMBHHQT chỉ có giá trị pháp lý khi được lập thành văn bản, điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu…( các hình thức có giá trị tương đương văn bản được quy định trong luật thương mại Việt Nam) (6) không chấp nhận hợp đồng miệng hoặc bằng hành vi cụ thể mặc dù mua bán hàng hóa trong nước vẫn có giá trị và các qui ước quốc tế vẫn công nhận. Cụ thể là tại qui định của công ước CISG thì HĐMBHHQT không nhất thiết phải được lập dưới hình thức văn bản, hợp đồng có thể chứng minh bằng mọi cách, kể cả lời khai của nhân chứng (7) . Xét về hình thức hợp đồng, công ước cho phép các nước sử dụng cả 3 loại: hình thức văn bản, hình thức miệng và hình thức mặc nhiên. Tuy nhiên, Việt Nam chọn sự khác biệt này có nhiều ưu điểm hơn cả, so với các hình thức còn lại thì hợp đồng bằng văn bản an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng và dễ kiểm tra hơn… Vậy thì, một HĐMBHHQT tồn tại dưới dạng văn bản theo luật Việt Nam, những gì các bên thỏa thuận sẽ được ghi lại trong hợp đồng. Nội dung cơ bản của thỏa thuận là những vấn đề liên quan đến việc mua bán hàng hóa như thỏa thuận về tên hàng hóa mua bán, số lượng và chất lượng hàng hóa, các điều kiện giao hàng…, giá cả mua bán và hình thức thanh toán tiền hàng là những thỏa thuận không thể thiếu trong hợp đồng. Những nội dung cơ bản trên luôn tồn tại trong hợp đồng và được thể hiện dưới dạng các điều khoản. Tổng hợp các điều khoản phản ánh nội dung cơ bản của hợp đồng và những điều khoản khác liên quan đến việc mua bán sẽ tạo nên một HĐMBHHQT. Từ đây có thể suy ra HĐMBHHQT là một văn bản pháp lý chứa đựng các điều khoản thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia mua bán, kết cấu chung của một văn bản hợp đồng có thể bao gồm: * Phần mở đầu: - Tên hợp đồng mua bán hàng hóa, ngày tháng ký hợp đồng. - Tên, địa chỉ, các số máy điện thoại, Fax, Telex, E mail của bên bán và bên mua. - Những thông tin về người đại diện ký kết. - Những căn cứ xác lập hợp đồng. * Phần nội dung: Thường gồm 3 cụm điều khoản: (4) Điều 24 luật thương mại Việt Nam (5) Điều 27 khoản 2 luật thương mại Việt Nam (6) Đìều 3 khoản 15 luật thương mại Việt Nam (7) Đìêu 11 công ước CISG Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 7 - Những điều khoản chủ yếu: là những điều khoản căn bản, nhất thiết phải có trong hợp đồng, các điều khoản này đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của hợp đồng như tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán… - Những điều khoản thường lệ (hay còn gọi là điều khoản đương nhiên): là những điều khoản mà nội dung của chúng đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Những điều khoản này có thể đưa vào hợp đồng mà cũng có thể không cần đưa vào hợp đồng. Ví dụ như: bên mua là phía Việt Nam có thể tuyên bố là ngoài những điều khoản về chất lượng hàng hóa đã thỏa thuận thì bên bán phải đảm bảo hàng hóa. Các bên có thể không cần thỏa thuận hiệu lực của hợp đồng vì qui định chung là hợp đồng có hiệu lực khi bên cui61 cùng trong hợp đồng đặt bút ký (áp dụng cho hợp đồng giao kết trực tiếp). - Những điều khoản tùy nghi: là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết tự ý lực chọn với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Thông qua những điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao cho thuận lợi mà vẫn đảm bảo được quyền yêu cầu của các bên. Ví dụ: các bên thỏa thuận khi vi phạm hợp đồng xảy ra có thể tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng tùy theo tuyên bố của bên bị vi phạm. * Phần ký kết hợp đồng: đây là phần cuối cùng của hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng thể hiện sự chấp thuận của mình đối với những điều khoản đã thỏa thuận trên. Đến đây, HĐMBHHQT được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh. Như đã tìm hiểu thì MBHHQT được phát triển từ mua bán hàng hóa trong nước, HĐMBHHQT được phát triển từ hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, các nội dung trong kết cấu hợp đồng trên vẫn có thể tồn tại trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Vậy thì để xác định là một HĐMBHHQT phải xét đến tính quốc tế của hợp đồng. Khi xác định về tính chất của hợp đồng thì khác với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, HĐMBHHQT có tính quốc tế hay như BLDS VN đề cập là có yếu tố nước ngoài (8) . Yếu tố nước ngoài được thể hiện khi có sự hiện diện của một trong ba dấu hiệu: - Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. - Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Không có qui định về HĐMBHHQT nên luật Việt Nam cũng không đề cập đến như thế nào là tính quốc tế của hợp đồng. Do đó, tiếp tục dựa vào qui định BLDS để xét (8) Đìêu 758 Bộ luật Dân sự Việt Nam Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 8 thì HĐMBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài, yếu tố nước ngoài được xét đến là quốc tịch, nơi cư trú, nơi đăng ký trụ sở thương mại của chủ thể hợp đồng, nơi có tài sản hay các quan hệ xung quanh hợp đồng có liên quan đến sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài. Với việc qui ước về yếu tố nước ngoài như thế, Việt Nam khá rõ ràng trong việc xác định tính chất quốc tế của hợp đồng. Việc xác định này so với các qui định của pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia khác là tương tự nhau, nhưng qui định ở Việt Nam là cụ thể, chặt chẽ nhất. Ở công ước CISG, một công ước điều chỉnh về HĐMBHHQT chỉ đề cập tính quốc tế là các bên ký hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau, “nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ” (9) . Theo công ước thì vấn đề quốc tịch của các bên không có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng, trong khi vấn đề quốc tịch lại liên quan trực tiếp đến quốc gia khác, chịu sự chi phối nhiều từ pháp luật nước ngoài. Còn ở Pháp, việc xác định tính quốc tế của hợp đồng rất chung chung, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn mà không chỉ ra những dấu hiệu cụ thể, chỉ là dựa trên tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý (10) . Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo ra sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giiữa hai nước. Nói các khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch hoặc nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán… Dù có những khác biệt nhất định về xác định tính quốc tế của hợp đồng nhưng công ước CISG, luật Pháp hay những qui định cụ thể của luật Việt Nam, tất cả đều xoay quanh việc có liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật điều chỉnh những vấn đề xung quanh hợp đồng. Tổng hợp những đặc điểm khi xét tính quốc tế hay yếu tố nước ngoài của HĐMBHHQT giúp ta giải thích được những nội dung liên quan đến HĐMBHHQT mà một hợp đồng trong nước không có, đó là những điểm: - Hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHQT là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước, tức là có thể được chuyển từ nuớc này sang nước khác; và - Tiền tệ dùng để thanh toán giữa người mua và người bán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên; và (9) Điều 10 công ước CISG (10) Các tiêu chí xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Nguyễn Vũ Hoàng - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11 – 2003 Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 9 - Tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quanh việc giao kết và thực hiện hợp đồng có thể do tòa án của một nước hoặc do một tổ chức trọng tài có thẩm quyền xét xử; và - Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng) mang tính chất phức tạp, đa dạng: nếu là hợp đồng trong nước thì nó chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước đó nhưng là một HĐMBHHQT thì nó có thể áp dụng luật Việt Nam (khi có thỏa thuận) nếu khơng thì phải áp dụng điều ước quốc tế, tập qn quốc tế, luật nước ngồi hoặc thậm chí cả án lệ (tiền lệ pháp). Tính chất quốc tế và sự phức tạp trong MBHHQT nói trên giúp ta hiểu rằng, luật áp dụng cho hợp đồng khơng phải ln là luật Việt Nam. Do đó, khi các chủ thể Việt Nam hay gọi thơng thường là các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động MBHHQT, nhất là khi thương thảo hợp đồng cần nắm vững các điều kiện thương mại, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiện thương mại là có thể gây tác hại cho các bên ký hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh. Hợp đồng được ký kết và đã được xác định tính quốc tế, nếu một bên trong hợp đồng là chủ thể Việt Nam thì căn cứ Việt Nam là bên nhập hay bên xuất hàng hóa ta các tên gọi cho hợp đồng và chính là hình thức mua bán. Theo luật thương mại Việt Nam thì “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu” (11) Luật Việt Nam khơng định nghĩa về HĐMBHHQT nhưng lại liệt kê các hình thức cụ thể trong MBHHQT và các hình thức này được thực hiện thơng qua HĐMBHHQT. Tìm hiểu ý nghĩa của các hình thức trên cho ta thấy được nội dung hợp đồng thơng qua tên gọi của hợp đồng đồng thời phân định rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng. Theo điều 28 luật thương mại Việt Nam thì hình thức xuất khẩu “là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hai quan riêng theo qui định của pháp luật”. Còn hình thức nhập khẩu hàng hóa là việc “hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngồi hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật”. Qua hai hình thức trên cho thấy, trong xuất khẩu hàng hóa thì hợp đồng xuất khẩu được xác lập giữa các bên. Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa ra nước (11) Điều 27 Luật thương mại Việt Nam Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 10 ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang người mua. Hàng hóa được làm thủ tục xuất khẩu khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu vào một nước khác. Còn hợp đồng nhập khẩu hàng hóa được phát sinh là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để đưa hàng đó vào Việt Nam nhằm phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong nước. Hàng hóa được làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu. Đây là hai hình thức mua bán nổi bật nhất trong MBHHQT Việt Nam. Theo điều 29 luật thương mại Việt Nam loại hợp đồng tạm nhập, tái xuất là hợp đồng xuất khẩu chính những hàng hóa mà trước kia đã nhập từ nước ngoài, không qua tái chế biến hay sản xuất gì ở trong nước Việt Nam. Tạm nhập, tái xuất là việc Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Như vậy thì, tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Loại HĐMBHHQT tiếp theo là hợp đồng tạm xuất, tái nhập. Đây thực chất là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất mà trước kia đã xuất ra nước ngoài. Việc tái nhập khẩu không có ý nghóa lớn trong ngoại thương của các nước. Loại cuối cùng là chuyển khẩu, đó là hợp đồng “mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam” (12)) . Hình thức chuyển khẩu cũng được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Những hình thức trên của MBHHQT được qui định trong luật Việt Nam giúp ta giải quyết được những vấn đề cơ bản xung quanh HĐMBHHQT như tên của hợp đồng ln gắn liền với từng loại hình thức, những điểm đặc trưng trong mỗi hình thức phân định quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ thể Việt Nam. Tóm lại, giao dịch mua bán là hoạt động diễn ra thường xun trong đời sống xã hội. Mua bán từ việc xuất phát do nhu cầu trao đổi tài sản phục vụ cuộc sống đến hoạt động mua bán hàng hóa mang mục đích kinh doanh. Hoạt động mua bán có sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Cơng cụ pháp lý được sử dụng trong việc trao đổi hàng hóa này chính (12) Điều 30 Luật thuơng mại Việt Nam Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 11 là HĐMBHHQT. Có thể khẳng định rằng HĐMBHHQT giữ vai trò chủ đạo và là điều kiện tiên quyết để diễn ra MBHHQT. HĐMBHHQT đóng vai trị quan trọng nhưng đồng thời tính rủi ro trong khi thực hiện hợp đồng cũng rất lớn, để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, các chủ thể cần xây dựng một hợp đồng hợp pháp với đầy đủ chi tiết. Qua việc tìm hiểu những vấn đề liên quan thì kết cấu hoàn chỉnh của một HĐMBHHQT theo luật Việt Nam sẽ có yếu tố nước ngoài có tên gọi tương ứng với các hình thức MBHHQT theo điều 27 luật thương mại Việt Nam. Còn nội dung hợp đồng, trên cơ sơ nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận giữa các bên trong việc xác lập và thực hiện hợp đồng nên chủ thể hợp đồng thỏa thuận điều khoản càng chi tiết thì càng đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của mình nếu có xảy ra tranh chấp. Luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế không qui định nội dung bắt buộc, do đó phụ thuộc vào sự thương lượng của các bên nhằm đưa ra các điều khoản, tuy nhiên Bộ luật dân sự Việt Nam có hướng dẫn một số nội dung cần thiết trong hợp đồng ở điều 402. Dựa vào hường dẫn này ta thấy, thông thường, một HĐMBHHQT có những nội dung dưới đây có thể được xem là đầy đủ và chi tiết: * Phần mở đầu: - Tên hợp đồng mua bán hàng hóa, ngày tháng ký hợp đồng. - Tên, địa chỉ, các số máy điện thoại, Fax, Telex, E mail của bên bán và bên mua. - Những thông tin về người đại diện ký kết. Bên bán có hàng hóa muốn bán và bên mua chấp nhận mua hàng của bên bán thì sẽ đi đến việc thỏa thuận những điều khoản trong phần nội dung: * Phần nội dung: - Tên hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa. - Giá cả. - Phương thức giao hàng. - Hình thức thanh toán. - Bao bì và ký hiệu mã. - Bảo hành. - Phạt và bồi thường thiệt hại. - Bảo hiểm. - Các phương thức giải quyết tranh chấp và luật áp dụng cho hợp đồng. - Một số điều khoản khác. * Phần ký kết: Đến đây, HĐMBHHQT đã được hoàn chỉnh, tồn tại dưới dạng văn bản chứa đựng các điều khoản mà các bên thỏa thuận. Văn bản hợp đồng có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà đã thỏa thuận và ký kết trong hợp Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 12 đồng. Như vậy, xét về mặt tính chất pháp lý, HĐMBHHQT là một hợp đồng song vụ, có bồi hồn và là một hợp đồng ước hẹn, các bên giao kết với nhau sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia và có được những quyền tương ứng. Do đó, khi ký kết và thực hiện hợp đồng các bên phải nắm được những quyền và nghĩa vụ cụ thể của mình nhằm thực đúng những nghĩa vụ ấy tránh trường hợp vi phạm chính những điều mình đã cam kết, đồng thời sử dụng quyền để u cầu đối tác thực hiện nghĩa vụ khi có dấu hiệu vi phạm từ phía họ. Quyền và nghĩa vụ các bên được phát sinh sau khi các bên ký hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là tồn bộ nghĩa vụ của họ xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thế nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng…, phần nội dung của hợp đồng chính là phần thể hiện rõ nhất. Hợp đồng được ký kết sẽ xác định được bên bán và bên mua, mỗi bên sẽ thực hiện những nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận ở phần nội dung. 1.2 Quyền, nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHHQT và căn cứ xác định vi phạm hợp đồng: 1.2.1: Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên trong hợp đồng: Hợp đồng được ký kết, quyền và nghóa vụ của các bên được xác lập, từ đó các bên thực hiện đúng quyền và nghóa vụ của mình. Ý nghóa của việc thực hiện đúng quyền và nghóa vụ của các bên tất cả đều nhằm mục đích hoàn tất việc mua bán. Do vậy, luật Việt Nam cũng như các nước đều có chung những qui đònh về quyền và nghóa vụ chủ yếu của các bên trong hợp đồng. 1.2.1.1 Đối với bên bán: Luật thương mại Việt Nam qui định “bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy đònh trong hợp đồng”. (13) Giao hàng là nghóa vụ cơ bản của người bán, nghĩa vụ giao hàng của người bán thể hiện qua việc người bán phải giao đúng hàng, giao hàng đúng đòa điểm, thời gian, đúng số lượng và chất lượng như đã giao kết trong hợp đồng. Kết hợp với việc giao hàng thì người bán phải giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa như giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bảo hiểm hay các giấy tờ hải quan nhằm đảm bảo cho việc kiểm tra hàng hóa và chuyển quyền sở hữu cho bên mua. Tuy nhiên, người bán có thể giao trước hoặc sau khi giao hàng tùy theo thỏa thuận các bên. 1.2.1.2 Đối với bên mua: (13) Điều 34 Luật thương mại Việt Nam [...]... tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên Một HĐMBHHQT được xác lập, quyền và nghóa vụ các bên phát sinh theo hợp đồng đó Các bên trong hợp đồng tiến hành thực hiện các quyền và nghóa vụ ấy cho nhau Khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng, không thực hiện đúng nghóa vụ của mình ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia thì phải chòu trách nhiệm Vấn đề chòu trách nhiệm dựa vào sự... đồng thương mại quốc tế (PICC) GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng 32 SVTH: Nguyễn Hồng Phát Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên 2.2 Trách nhiệm các bên khi vi phạm hợp đồng xảy ra: Khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra thì vi c thực hiện hợp đồng khơng còn được tiến hành theo như dự tính ban đầu của mỗi bên được nữa Vi c khơng thực hiện hợp đồng của bên bán sẽ gây những... Trên thực tế, trường hợp này là phổ biến 2.2.2 Phạt vi phạm: Phạt vi phạm là vi c bên bị vi phạm u cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận Nhưng nếu bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm thì khơng phải trả tiền phạt vi phạm này Áp dụng chế tài phạt vi phạm được thực hiện thơng qua mức phạt vi phạm Mức phạt vi phạm đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc... cơng vi c hết sức quan trọng là tổ chức thực hiện các hợp đồng đó Khi thực hiện hợp đồng, bên bán và bên mua làm nhiệm vụ chủ yếu của mình theo nghóa vụ qui đònh trong hợp đồng: - Bên bán làm các vi c để giao hàng và chứng từ cho người mua - Bên mua nhận hàng và trả tiền cho người bán theo hợp đồng Tuy nhiên, khi thực hiện hợp đồng các bên lại không thực hiện đúng nghóa vụ của mình dẫn đến hành vi VPHĐ... thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch, các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật, thiếu sót của hàng hóa và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý Bên bị vi phạm phải nhận hàng và thanh tốn tiền hàng nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên Trường hợp bên vi phạm. ..Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên Trong q trình thực hiện hợp đồng, bên bán có nghĩa vụ giao hàng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng (14) và thanh tốn tiền hàng Nghĩa vụ nhận hàng của người bán được thể hiện qua vi c sẵn sàng tiếp nhận hàng và tiếp nhận hàng Sở dĩ có hành vi sẵn sàng tiếp nhận hàng là vì động thái này thể hiện sự đảm bảo rằng bên mua đã có... mức độ vi phạm Thậm chí khi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại lớn bên bị vi phạm sẽ áp dụng kết hợp nhiều loại chế tài cùng một lúc 2.2.1 Trách nhiệm các bên khi áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng : Buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng là vi c bên bị vi phạm u cầu bên vi phạm thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng đã thỏa thuận với nhau hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được... BÊN: 2.1 Các hành vi vi phạm hợp đồng: Như đã tìm hiểu những nội dung về vi phạm hợp đồng, hành vi vi phạm hợp đồng đều liên quan đến vi c khơng thực hiện hợp đồng của các bên trong HĐMBHHQT Bên vi phạm là bên khơng hồn thành một hay nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, kể cả vi c thực hiện khơng đúng quy cách, thực hiện chậm hoặc hồn tồn khơng thực hiện hợp đồng dẫn đến hậu quả là vi phạm hợp đồng. .. nhiệm các bên Hiện nay có xu thế chung là có sự hài hòa giữa hai hệ thống pháp luật Ở các nước thụơc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đã bắt đầu tham khảo án lệ khi giải quyết tranh chấp hợp đồng GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng 21 SVTH: Nguyễn Hồng Phát Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên CHƯƠNG 2: CÁC HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ VI C CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁC BÊN:... về phạt vi phạm (37) Điều 7.4.13 Ngun tắc Hợp đồng thương mại quốc tế PICC GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng 36 SVTH: Nguyễn Hồng Phát Đề tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên Để tìm tiếng nói chung trong những hợp đồng thương mại quốc tế Khoản 1 của điều 7.4.13 “Khoản tiền bồi thường được ấn định trước cho vi c vi phạm hợp đồng trong Ngun tắc hợp đồng thương mại quốc tế theo . tài: Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên GVHD: Th.s Diệp Ngọc Dũng SVTH: Nguyễn Hồng Phát 3 CHƯƠNG 1: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG. 1.1.2 Mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1.1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế (MBHHQT): MBHHQT được hiểu thơng thường là vi c mua bán hàng hóa có liên quan đến một quốc. HỢP ĐỒNG 1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1.1.1 Tìm hiểu về mua bán và mua bán hàng hóa: Theo luật thương mại Vi t Nam, mua bán hàng hóa được định nghĩa: Mua bán hàng hóa là hoạt động

Ngày đăng: 21/12/2014, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w