Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 157 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
157
Dung lượng
4,14 MB
Nội dung
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Hạt tiêu là một loại gia vị được yêu thích trên toàn thế giới. Nó được mệnh danh là “vua của các loại gia vị” (Maju và cs. 2012; Thangaselvabal và cs., 2008). Hạt tiêu có vị cay, tính nóng nên là một loại thuốc cổ truyền quan trọng và được sử dụng để điều trị tiêu đờm, cảm lạnh, nôn mữa, ỉa chảy, hen xuyễn, khó thở, đờm tắc (Đỗ Tất Lợi, 2004; Ahmad và cs, 2011; Hussain và cs., 2011). Bên cạnh đó, tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, xua đuổi sâu bọ (Đỗ Tất Lợi, 2004). Ngoài ra, tiêu còn dùng trong chế biến thực phẩm và nước hoa (Ahmad, 2011; Maju và cs., 2012). Những năm gần đây, hiện tượng hồ tiêu chết hàng loạt những vùng trồng tiêu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Trị, Quảng Bình …nhưng chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nào được nông dân áp dụng. Nhiều nơi nông dân phải phá bỏ vườn tiêu, tốn nhiều công lao động để đào trụ, cây choái, phải đầu tư vốn để trồng các loại cây trồng khác và gặp khó khăn trong chuyển đổi cây trồng hoặc nhiều nơi vẫn để trống các vườn hồ tiêu bị bệnh chết nhanh. Bên cạnh đó những năm qua cũng cho thấy giá tiêu rất bất ổn có thời điểm rớt giá xuống 18.000 đ/kg tiêu khô. Người nông dân đang chạy theo giá tiêu, khi tiêu rớt giá bỏ mặc cây hồ tiêu không đầu tư. Nhưng khi hồ tiêu được giá như thời điểm hiện nay giá tiêu đạt 120.000đ/kg tiêu khô (Báo nông nghiệp Việt Nam ngày 27/4/2012) thì người nông dân đầu tư quá nhiều làm cho cây hồ tiêu bội thực nên công tác chọn giống không rõ nguồn gốc và kỹ thuật nhân giống không đảm bảo, tình trạng dịch hại phát sinh. Nhiều nông dân đã ồ ạt phá bỏ cà phê để trồng hồ tiêu do giá hồ tiêu được giá (Báo nông nghiệp Việt Nam ngày 21/4/2012). Đặc biệt, hiện nay Việt Nam là nước đứng đầu trong xuất khẩu hồ tiêu và trong 2 - 3 năm trở lại đây hồ tiêu được giá, bà con nông dân bắt đầu khôi phục lại các vườn tiêu bị bệnh và trồng mới nhưng các biện pháp kỹ thuật áp dụng để hạn chế và ngăn ngừa bệnh chết nhanh chưa đảm bảo. Trong hội nghị lần thứ 4 của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) tổ chức ngày 26/4/2012, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã cảnh báo về việc nếu Việt Nam không có các biện pháp phòng ngừa bệnh chết nhanh hồ tiêu thì sản xuất hồ tiêu Việt Nam sẽ có kịch bản tương tự như Ấn Độ và Indonesia bị bệnh chết nhanh lây lan, phá huỷ nặng nề, sản lượng sụt giảm một cách nhanh chóng và đến nay sản xuất hồ tiêu vẫn chưa có thể khôi phục lại được. Bằng phương pháp nhân giống thông thường như: chiết, ghép, giâm cành hoặc trồng bằng hạt, người ta đã thay thế những cây tiêu chết trong vườn (Nguyễn Thị Kim Linh và cs., 2006) và gia tăng diện tích ở các vùng trồng tiêu. Tuy nhiên, các phương pháp này còn hạn chế như tốn nhiều thời gian (Hussain và cs., 2011), hệ số nhân giống thấp mà cây giống khi đem trồng vẫn mang theo mầm bệnh và làm lây lan bệnh virus từ cây này sang cây khác, từ vườn này sang vườn khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác (Nguyễn Thị Kim Linh và cs., 2006). Để khắc phục những hạn chế trên, nuôi cấy mô và tế bào thực vật là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây tiêu có hiệu quả cao. Ngoài việc nhân giống nhanh, tạo ra được một số lượng lớn cây con đồng đều có sức sống tốt, sạch bệnh trong thời gian ngắn, phương pháp này còn cho phép giữ được những tính trạng quý của cây mẹ và chủ động cung cấp nguồn giống vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vì vậy, nhân giống in vitro cây hồ tiêu 1 (Piper nigrum L.) góp phần đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giống hồ tiêu. Các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở Vùng gò đồi Bắc Trung Bộ là: - Các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây hồ tiêu chưa được áp dụng đúng mức. Nhất là việc áp dụng quản lý, phòng trừ bệnh hại cây trồng và trồng cây che phủ. - Chế biến hồ tiêu ở Vùng gò đồi Bắc Trung Bộ còn hạn chế, chủ yếu là hồ tiêu đen. Chế biến tiêu trắng hầu như chưa được nghiên cứu và chuyển giao cho bà con; - Chưa xây dựng và phát triển được các kênh tiêu thụ, thương mại hồ tiêu ở vùng và có các liên kết trong sản xuất và kinh doanh. 1.2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh Phân hữu cơ vi sinh (phân HCVS) là sản phẩm của quá trình ủ, sản phẩm phân HCVS phải đảm bảo các điều kiện như: chất hữu cơ ổn định (dạng mùn), không mang mầm bệnh, cỏ dại và các loại nhiễm bẩn khác có hại cho đất và cây trồng. Phân HCVS thường chứa các chất hữu cơ bền vững, sinh khối vi sinh vật đã chết và một số vi sinh vật còn sống cùng với các sản phẩm khác của phản ứng hóa học khác giữa các vật liệu trên. Trichoderma là loại nấm sống chủ yếu trong đất, rất phong phú và đa dạng chủng loại. Trichoderma lấy dinh dưỡng để phát triển bằng cách hoại sinh (phân hủy chất hữu cơ) và kí sinh (tấn công nấm, vi khuẩn, và tuyến trùng gây bệnh). Trichodermacạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống của các đối thủ, hoặc ức chế và tiêu diệt bằng cách tiết ra các enzyme và chất kháng sinh để tiêu diệt nấm, vi khuẩn đối kháng, làm bất hoạt các enzyme gây bệnh. Do sở hữu các đặc tính này cho nên người ta còn gọi nấm Trichoderma là nấm đối kháng. Trichoderma còn có thể hình thành khuẩn lạc tập trung quanh vùng rễ, giúp rễ cây hấp thụ dinh dưỡng và nước tốt hơn khi gặp điều kiện khắc nghiệt bằng việc gia tăng phát triển của rễ và cây trồng. Nông dân Việt Nam đã sử dụng phân bón hữu cơ từ rất lâu trước khi có phân bón vô cơ (đạm, lân, kali, canxi, vi lượng). Cho đến nay, mặc dù sản xuất nông nghiệp đã và đang sử dụng một lượng phân vô cơ rất lớn nhưng phân hữu cơ vẫn được trọng dụng để bón lót cho hầu hết các loại cây trồng và đặc biệt cho các loại đất đã bị thoái hóa, nghèo mùn như đất bạc màu, đất cát, đất phù sa chua, Bón phân hữu cơ cho cây trồng sẽ ổn định năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, tăng sức khỏe cộng đồng khi sử dụng sản phẩm nông nghiệp bón phân hữu cơ. Phân hữu cơ nguyên chất như: phân gia súc, phân xanh, phân bắc sẽ ủ cho chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn cho người sử dụng Sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong trồng trọt được đánh giá là một biện pháp phù hợp, an toàn và tiết kiệm trong nông nghiệp. Thông qua tác dụng phòng ngừa một số bệnh hại nên nấm Trichoderma giúp giảm một phần thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm ô nhiễm môi trường, giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, giúp đất tơi xốp, giữ độ phì đất lâu dài và cho sản phẩm sạch, an toàn không có dư lượng thuốc hóa học, giúp người nông dân tiết kiệm được tiền bạc hơn khi sử dụng các thuốc hóa học khác. Phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ quá trình ủ rác sinh hoạt khi bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu của đất: tăng chất hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất, tạo môi trường sống thuận 2 lợi cho hệ sinh vật đất. Việc bổ sung phân HCVS vào đất cho thấy giảm một số bệnh thực vật bởi tuyến trùng, vi khuẩn và nấm bệnh trong hệ thống canh tác nông nghiệp. Trichoderma là một sản phẩm giàu vi sinh vật, thành phần các loài vi sinh vật trong mỗi loại khác nhau và rất đa dạng. Các loại phân ủ bón cho cây trồng có tác dụng nhanh hơn phân nguyên chất chưa ủ. Khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng, quá trình phân hủy trong đất giúp: - Cải thiện cơ cấu đất: phân hữu cơ vi sinh khi bón vào đất sẽ làm cho nơi có đất sét, đất bạc màu và đất quánh rã ra, rồi khi gặp lại với đất cát lại làm cho cát rời dính lại với nhau, từ đó làm cho đất thông khí dễ dàng. Phân HCVS còn cải tạo tính chất cơ lý hoá của đất, chống xói mòn, chống chai hoá đất. - Quân bình độ pH trong đất: Phân HCVS cung ứng đầy đủ các chất hữu cơ để chống lại sự thay đổi pH. - Tạo sự màu mỡ trong đất: Phân HCVS chứa nitơ, photpho, magiê, lưu huỳnh…quá trình phân hủy tiết ra các chất dinh dưỡng, làm đất tăng sự hấp thụ khoáng chất. Phân bố dinh dưỡng hợp lý, giúp phục hồi đất bạc màu, đất đã khai thác lâu năm và đất đã sử dụng nhiều phân bón hóa học. Việc bổ sung phân HCVS vào đất đã cho thấy kháng một số bệnh thực vật bởi tuyến trùng, vi khuẩn hoặc nấm bệnh trong hệ thống canh tác nông nghiệp (Hoitink và Fahy, 1986; Ringer, 1998). Phân HCVS tạo môi trường tốt cho các loại vi khuẩn có lợi trong đất sinh sống, có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng tốt cho các loại vi sinh vật sinh sống trong đất, từ đó tạo môi trường cho các loại côn trùng và những loài vi sinh vật chống lại nấm bệnh và tuyến trùng ký sinh thực vật cũng như tiêu diệt các loại côn trùng phá hoại đất, hoặc tác động xấu đến cây trồng (Andrés và cs, 2003). Các nhà khoa học đã tìm ra và chứng minh được khả năng kiểm soát và ngăn chặn các mầm bệnh của phân HCVS. Tiềm năng tự nhiên của phân HCVS có thể được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 4 yếu tố: cạnh tranh dinh dưỡng thông qua các vi sinh vật có lợi; sản sinh kháng sinh nhờ hệ vi sinh vật có lợi; sự cạnh tranh đối kháng giữa vi sinh vật có lợi với các tác nhân gây bệnh; và cuối cùng là kích thích hoạt tính của các gen kháng trong cây (EPA, 1997). Cơ chế tác động của phân HCVS lên tuyến trùng ký sinh thực vật Alam và Jairajpuri (1990) đã đưa ra cơ chế tác động của neem nói riêng và của phân hữu cơ nói chung lên tuyến trùng ký sinh thực vật như sau: (Randhawa và Parmar, 1995). - Làm thay đổi các đặc tính lý hóa của đất, ngăn chặn sự phát triển của tuyến trùng. - Phóng thích những chất dinh dưỡng làm bộ rễ phát triển nhanh hơn, làm cây trưởng thành toàn diện và điều này sẽ giúp cho cây thoát khỏi sự tấn công của tuyến trùng. - Kích thích tăng sức đề kháng của thực vật chống lại các tuyến trùng ký sinh thực vật. - Gia tăng những động vật ăn thịt và hoạt động ký sinh của khu hệ vi sinh vật đất. - Những chất độc được tạo ra trong suốt quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. 3 Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô tả tác động của neem và phân hữu cơ lên nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật (N.S. Randhawa, B.S. Parmar, 1995) Cơ chế liên quan đến khả năng ngăn ngừa mầm bệnh của phân HCVS dựa trên: cạnh tranh đối kháng - chất kháng sinh - sự đa dạng các vi sinh vật ký sinh (Hoitink và cs, 1996). Hơn nữa, hiệu quả ngăn ngừa của phân HCVS còn được xác định bởi sự tác động tổng hợp của ba tác nhân: vật lý - hóa học - sinh học. Các tác nhân vật lý và hóa học như mối tương quan giữa nước và không khí hoặc giữa giá trị pH và tỷ suất dẫn điện có trong thành phần dinh dưỡng có tác động làm tăng hoặc giảm tình trạng ban đầu của cây. Tuy nhiên, chính các tác nhân sinh học đóng vai trò chính yếu dựa trên các tác động không chuyên biệt như kích thích sự gia tăng hoạt động của các vi sinh vật có lợi hoặc các tác động chuyên biệt liên quan đến sự đa dạng và thành phần kết cấu mật độ các vi sinh vật (Hoitink và Boehm, 1997). Sơ đồ 1.2. Sơ đồ mô tả hệ thống các tác động của phân HCVS đến vùng rễ (Seminar proceedings, 2001) 4 Theo Nico và cs (2003), trong quá trình phân hủy phân HCVS đã tiết ra các độc tố đối với tuyến trùng như: các hợp chất tanin, phenolic (pyrocatechol, caffeic acid, và vanillic acid) và các acid béo (Cayuela và cs., 2008). Còn theo Hoitink một số các tác nhân sinh học được phân lập trong quá trình phân hủy phân HCVS: Trichoderma hamatum 382 (T382), Pseudomonas spp. và Pantoea agglomerans, các chủng Bacillus tiết ra hệ thống tính kháng cho cây là cơ chế của việc làm giảm các tác nhân gây bệnh ký sinh thực vật. Trong đó, T. hamatum 382 (T382) có hoạt tính kháng mạnh nhất, sau đó là các chủng Bacillus, Pseudomonas spp. và Pantoea agglomerans có hoạt tính kháng kém hơn (Hoitink, 2004). Phân bón nói chung và phân HCVS nói riêng có thể làm giảm mật độ cũng như sự đa dạng của tuyến trùng được giải thích như sau: các sản phẩm của quá trình phân hủy phân bón, phân HCVS trực tiếp tiết ra các độc tố đối với tuyến trùng; sự bổ sung phân bón, phân HCVS làm tăng các vi sinh vật có hoạt tính kháng sinh hoặc làm tăng các loài nấm, vi khuẩn ăn thịt và ký sinh đối với nhóm tuyến trùng. Phân bón có thể làm giảm sự sống của tuyến trùng thông qua tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên của đất (Kaplan và Noe, 1993). Cũng có rất nhiều cơ chế trong kiểm soát bệnh ở thực vật đang được các nhà nghiên cứu tranh luận. Ở hầu hết các phân HCVS, các vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng hoặc sản sinh ra kháng sinh từ đó ngăn chặn được sự phát triển của mầm bệnh gây ra bởi Pythium và Phytophthora. Ở một số ít khác, các vi sinh vật khác sẽ ký sinh lên tác nhân gây bệnh như Rhizoctonia gây bệnh thối úng. Và cuối cùng, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng “tính chống chịu thu được ngấm qua rễ” (systemic acquired resistance) có thể đóng một vai trò nào đó. Khi cây được lớn lên với sự bổ sung phân HCVS thường xuyên sẽ hấp thu một lượng lớn các enzyme được cho là có quan hệ tích cực đến hoạt động có lợi của các vi sinh vật (Hoitink và cs., 1997). Triển vọng của việc ứng dụng phân HCVS trong kiểm soát tuyến trùng ký sinh thực vật Như ta đã biết phân phân HCVS bao gồm cả phế thải nông nghiệp (phế thải trong chăn nuôi và trồng trọt) và phế thải ngành công nghiệp (phế thải trong chế biến thực phẩm,…) và cả các phế thải trong sinh hoạt của con người, tất cả là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, chính chúng lại được quan tâm và đánh giá là những nguồn phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng, bao gồm các thành phần dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây (Wilkison,1979). Quá trình phân hủy của phân HCVS được đánh giá là sự lựa chọn hợp lý và rẻ tiền cho cả việc làm màu mỡ đất đai cũng như việc kiểm soát tuyến trùng ký sinh thực vật. Đây cũng chính là biện pháp xử lý nguồn phế thải an toàn và hiệu quả mà không gây ra các vấn đề về môi trường và rất hữu ích trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng (Akhtan và Alam, 1993). Mặc dù sử dụng phân HCVS về mặt phòng trừ tuyến trùng có hiệu quả thấp hơn so với các loại thuốc hóa học, nhưng ngược lại, biện pháp này có thể đem lại hiệu quả kinh tế hơn do nguồn nguyên liệu rẻ và sẵn có. Và điều đặc biệt là không gây tác hại xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe của con người. Tình hình sản xuất và nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh có bổ sung chế phẩm Trichoderma trên cây hồ tiêu Biện pháp sinh học có thể nói đơn giản là sử dụng các sinh vật để khống chế sinh vật hại và rộng hơn là dùng các sinh vật và các sản phẩm của chúng để kìm hãm sinh vật gây hại. 5 Có thể nói biện pháp sinh học là một biện pháp chủ lực trong quản lý dịch hại tổng hợp hiện nay (Anandaraj và Sarma, 2003); (Tran, 2007). Theo Anandaraj (1997) khả năng đối kháng của nấm Trichoderma sp., Gliocladium và các vi sinh vật sống trong đất với P. capsici rất thấp. Vì thế, biện pháp bổ sung chất hữu cơ có nhiều vi sinh vật đối kháng hay sử dụng các chế phẩm sinh học từ các vi sinh vật này sẽ hạn chế sự phát triển của nấm P. capsici trong đất (Anandaraj, 2000). Có thể trồng các loài Allium như A. fistulosum, A. ascalonicum, A. shoenorapsum, A. sativum xung quanh cây hồ tiêu vì rễ các cây này tiết ra các chất ngăn cản sự nảy mầm của bào tử động, đồng thời kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất như các loài Trichoderma spp. và vi khuẩn. Trichoderma harzianum nếu được sử dụng phối hợp phân hữu cơ có thể hạn chế sự phát triển của bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu (Manohara và cs., 2002). Nhiều loài nấm đối kháng đã được các tác giả khuyến cáo sử dụng để hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora spp. gây bệnh héo chết nhanh trên cây tiêu như: Trichoderma sp., Gliocladium (Witkowska và cs, 2002). Diby và cs (2005); Anandaraj và cs (2003) nhận thấy nấm Trichoderma harzianum IISR-1369, IISR-1370 phân lập từ vùng rễ cây tiêu có khả năng hạn chế nấm P. capsici và kích thích sinh trưởng cây tiêu. Trichoderma sp. là một loại vi nấm được phân lập từ đất, thường hiện diện ở vùng xung quanh hệ thống của rễ cây. Đây là loại nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng trên nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Nhờ vậy, nhiều loài Trichoderma spp. đã được nghiên cứu như là một tác nhân phòng trừ sinh học và đã được thương mại hóa thành thuốc trừ bệnh sinh học, phân sinh học và chất cải tạo đất (Harman và cs, 2004). Theo Nguyễn Văn Đĩnh và cs (2007) biện pháp phòng trừ sinh học là một biện pháp tiềm năng và chủ lực trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng nói chung. Nguyễn Thân (2004) kết luận việc sử dụng nấm Trichoderma virens dòng T41 có hiệu lực mạnh trong phòng trừ nấm Phytophthora spp. gây bệnh chết nhanh cây hồ tiêu, bệnh xì mủ cây sầu riêng. Tại Việt Nam, Trần Kim Loang và cs (2008) đã chọn lọc được 5 isolates nấm Trichoderma sp. từ rễ và đất trồng tiêu tại Tây Nguyên có khả năng đối kháng cao với nấm Phytophthora spp. gây hại trên cây tiêu tại đây. Chế phẩm Tricô-VTN của các tác giả khi được sử dụng với nồng độ 0,3-0,4% có thể hạn chế sự gây hại của nấm Phytophthora spp. trên cây tiêu và cây ca cao trong nhà lưới. Bên cạnh đó, chế phẩm này cũng cho thấy có hiệu lực cao trên đồng ruộng khi được sử dụng với lượng 40 g/gốc tiêu/năm. 1.2.2. Nghiên cứu về cây che phủ Cây che phủ được sử dụng trong hệ thống cây trồng bởi vì chúng cải thiện được dinh dưỡng đất, độ ẩm đất và nâng cao hiệu suất cây trồng. Các tác động ngắn hạn bao gồm kiểm soát được quần thể cỏ dại và dịch bệnh. Putnam and DeFrank (1983); Mangan và cs (1995), cây che phủ tạo ra các hiệu ứng làm cân bằng bức xạ (Facelli, Pickett, 1991), ẩm độ đất, nhiệt độ (Bristow, 1988), và hàm lượng đạm sẵn có (Echenkamp và Moomaw, 1989). Tất cả các tác động đó đều làm nâng cao hiệu suất cây trồng. Các lớp che phủ còn tạo ra một môi trường sống cho các loài côn trùng có lợi (Orr và cs., 1997; Reader, 1991; Stinner, House, 1990). Malaysia trồng cây che phủ để ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại dưới những luống trồng tiêu trên trụ chết. Cây che phủ có tác dụng ngăn chặn xói mòn đất và cải tạo lý, hóa tính đất. Hai cây che phủ quan trọng trồng phổ biến ở Sarawak là Centrosema pubescens và Arachis pintoi (George và cs, 2005). 6 Ở Ấn Độ, cây che phủ hầu như ít được trồng ở các hệ thống canh tác. Một số nơi có trồng cây che phủ, một số cây được khuyến cáo như: Calapogonium mucunoides và Mimosa invisa. Duy trì cây che phủ có thân bò trên mặt đất có hiệu quả làm giảm bệnh hại rễ do nấm Phytophthora spp. Ở Indonesia, việc trồng cây che phủ không phải là một hình thức phổ biến. Tuy nhiên, vài năm qua, trồng cây lạc dại được nông dân chấp nhận. Thân những cây che phủ này làm thức ăn cho bò và dê, nông dân hiện trồng cây che phủ trong vườn tiêu kết hợp với chăn nuôi để tăng thêm thu nhập. Cây che phủ đất như đậu phộng ma (Arachis pintoi), cỏ Stylo (Stylosanthes guianenis) ngoài tác dụng che phủ đất còn tổng hợp một lượng đạm đáng kể cho đất, cắt định kỳ cỏ Stylo làm thức ăn cho trâu bò. Vào mùa khô dùng rơm rạ hoặc cỏ khô tủ quanh gốc tiêu giúp giữ ẩm, kéo dài chu kỳ và giảm lượng nước tưới. Biện pháp sinh học nhằm kiểm soát cỏ dại là thay thế cỏ dại bằng việc quản lý những loài cây che phủ (Teasdale, 1996 ). Theo Mammootty và Neema (2006), trồng cây che phủ được khuyến cáo làm giảm sự lây lan của bệnh do nấm Phytophthora spp. Nghiên cứu được thực hiện bởi Ramachandran và cs (1990) cho thấy trồng cây che phủ (cỏ và Mimosa sp.) giảm sự di chuyển hoặc lây lan của sinh vật gây hại có trong đất và gia tăng hoạt động của các vi sinh vật đối kháng đối với bệnh thối rễ trong vườn tiêu. Để hạn chế nguồn nấm bệnh lây lan từ đất lên thân cây tiêu nên để đất được che phủ bằng một số cây họ đậu hoặc cỏ (Ramachandranet và cs, 1991; Sarma và cs, 1982). Tuy nhiên, các nghiên cứu của Anandaraj (1997) tại Ấn Độ cho thấy biện pháp phủ đất sẽ làm gia tăng sự phát triển của nguồn nấm Phytophthora capsici trong đất. Tại Malaysia, các nghiên cứu của Ahmed (1993) cho thấy cây tiêu được trồng trong điều kiện làm sạch cỏ phát triển tốt hơn khi được che phủ đất bằng cây Desmodium trifolium (Anandaraj, 2000). Báo cáo Campuchia cho thấy trồng cây che phủ làm gia tăng năng suất (Litzenberge, Lip, 1961). Mặc dù cây che phủ làm giảm sự gây hại của tuyến trùng lên cây tiêu, cây tiêu được hồi phục nhưng không làm giảm mật số tuyến trùng. Trong khi đó, biện pháp trồng cây Macroptilium atropurpureus che phủ đất giữa hàng và tủ gốc bằng cỏ tranh (Imperata cylindrica) đã được khuyến cáo để giảm mật số tuyến trùng Meloidogyne incognita trong đất trồng tiêu vùng Amazone (Ichinohe, 1980, 1984). Biện pháp tủ gốc bằng lá cây Gliricidia cũng làm giảm mật số tuyến trùng nốt sưng trên cây tiêu tại Srilanca (Ratnasoma và cs, 1991). Có thể trồng các loài Allium như A. fistulosum, A. ascalonicum, A. shoenorapsum, A. sativum xung quanh cây hồ tiêu vì rễ các cây này tiết ra các chất ngăn cản sự nảy mầm của bào tử động đồng thời kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất như các loài Trichoderma spp. và vi khuẩn. Trichodermaharzianum nếu được sử dụng phối hợp phân hữu cơ có thể hạn chế sự phát triển của bệnh héo chết nhanh trên cây hồ tiêu (Manohara và cs, 2002). Trồng cây che phủ như là Arachis pintoi được khuyến cáo và hạn chế cỏ dại, hạn chế nấm P. capsici và ngăn chặn sự lây lan P. capsici lên những lá tiêu gần mặt đất trong mùa mưa. Sự ra hoa của Arachis pintoi như là nguồn dinh dưỡng thu hút một số thiên địch tự nhiên hiện diện xung quanh vườn tiêu (Manoharas và cs, 2004). Anandaraj (2000) cho thấy rằng mật số Phytophthora capsici gia tăng khi che phủ cỏ và thực vật chết. Kết luận tương tự được tìm thấy ở Malaysia, trong nghiên cứu với 7 Desmodium trifolium (L.). Dutta (1977) khi nghiên cứu ảnh hưởng của cây họ đậu che bóng và phủ đất trồng xen với chè đã nhận xét: việc duy trì hợp lý cây phủ đất sẽ ngăn chặn quá trình mất đạm bởi quá trình nitrat hóa. Đốn tỉa hoặc cày vùi cây họ đậu cho chè đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn, tiết kiệm nhiều công vận chuyển, bốc dỡ, trả lại cho đất hàm lượng dinh dưỡng mà cây họ đậu đã sử dụng, đồng thời cung cấp thêm cho đất một lượng lớn chất hữu cơ do cây họ đậu tổng hợp được. Việc nghiên cứu tập đoàn cây che phủ bảo vệ và cải tạo đất, đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Các loại cây được khuyến cáo trồng vào các khoảng trống của vườn hồ tiêu chỉ để lại khoảng trống dưới tán xung quanh gốc tiêu, cách gốc khoảng 60 cm. Làm sạch cỏ xung quanh gốc. Các loại cây che phủ thích hợp là: lạc dại (Arachis pintoi), đậu ma (Centrocema pubesens), đậu lông (Calopogonium mucunoides), cúc nút áo (Wedelia chinensis) (Cục Trồng trọt, 2009). Kết quả nghiên cứu tại Bình Dương và Đăk Lăk cho thấy sử dụng đậu phộng dại che phủ đất cho cây tiêu đạt hiệu quả cao nhất, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp. Đậu phộng dại sinh trưởng và phát triển tốt, khi lớn độ che phủ đất tăng lên đến 92%, hoàn toàn có thể lấn át được cỏ dại, cải tạo đất, chống xói mòn, rất thích hợp với những vùng đất xấu, có độ dốc cao (Nguyễn Tăng Tôn, 2009). Ở Quảng Trị thì việc trồng cây che phủ trên các vườn hồ tiêu để hạn chế dịch bệnh lây lan chưa được áp dụng. Cây lạc Arachis pintoi (lạc dại) Tên khoa học: Arachis pintoi. Thuộc họ: Fabaceae. Đ ặc tính di truyền: (2n = 20), tự thụ phấn, rất ít xảy ra sự thụ phấn chéo. Tên thường gọi: Úc: pinto peanut; Tây Ban Nha: Maní forrajero perenne; Bồ Đào Nha: Amendoim forrageiro; Indonesia: Kacang pinto; Thái Lan: Thua lisong tao. Xuất xứ: Từ miền trung Brazil (cửa sông Jequitinhonh). Đã được trồng ở Argentina, Colombia, Mỹ, gần đây trồng ở Đ ông - Nam Châu Á, Trung Mỹ và Thái Bình Dương Là một loại có thân ngầm, lâu năm và có rễ cọc ăn sâu vào lòng đất và tạo thành thảm dày từ thân bò. Ban đầu thân mọc nghiêng, sau đó bò rạp, có thể cao đến 50 cm phụ thuộc vào môi trường và cách quản lý. Lá có 4 lá chét, kích thước 4,4 cm × 3,5 cm. Hoa từ nách lá, cuống ngắn, cánh cờ rộng 12-17 mm, màu vàng tươi hoặc vàng nhạt tuỳ theo giống. Ra hoa quanh năm (hoa có màu vàng tươi). Quả (củ) ra ở cuối cuống hoa, thường có 1 hạt, đôi khi có 2 hạt. Cuống hoa dài trung bình 10-15 cm hoặc hơn. Kích thước củ phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, tuy nhiên trung bình khoảng 4 mm × 5 mm. Trọng lượng nghìn hạt khoảng 70- 80 g. Là cây họ đậu có nốt sần và khả năng cố đ ịnh đ ạm. Ở Việt Nam cây lạc Arachis pintoi, còn được gọi là cỏ lạc- lạc dại. Giống lạc Arachis pintoi thuộc dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi phía Bắc (SAM) nhập vào Việt Nam từ năm 1999 và bắt đầu nghiên cứu ứng dụng tại xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đ ồn, tỉnh Bắc Kạn. Giống này còn được Trường Đại học tổng hợp Hohenheim - Cộng hòa Liên bang Đ ức - đưa vào tập đoàn cây họ đậu phục vụ lớp tập huấn về đánh giá dinh dưỡng và khả năng cải tạo đất của các loại cây họ đậu nhiệt đới được tổ chức tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam từ 12 đến 15 tháng 4 năm 1999. Khả năng ứng dụng Trồng ở các đồng cỏ lâu năm nơi gia súc được chăn thả ở mật độ cao; che phủ đất ở các khu đất trống và trồng dưới tán cây cao ( đ ặc biệt là cây ăn quả như cam, bưởi, xoài, ); làm cây cảnh ở các khu đất trống như dải phân cách trên các trục đường giao thông, 8 trước cửa khách sạn, trong công viên, Trong nông lâm nghiệp, lạc lưu niên che phủ đất LN99 là cây cố định đạm nên có tác dụng che phủ đ ất, chống xói mòn, bảo vệ và cải tạo đất đồng thời cũng là cây thức ăn gia súc Tình hình nghiên cứu và ứng dụng cây lạc dại ở Việt Nam Ở Việt Nam, lạc dại được du nhập thông qua một số dự án hợp tác quốc tế, đặc biệt là các chương trình nghiên cứu cây thức ăn gia súc với CIAT. Tuy nhiên, hiện nay cây lạc dại được nghiên cứu và phát triển chủ yếu thông qua dự án “Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi phía Bắc Việt Nam” do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) và CIRAD hợp tác thực hiện tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Sau đó lạc dại đã được Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) tiếp tục nghiên cứu ứng dụng ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Hiện nay, lạc dại được trồng nhiều ở Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La); Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên Đông (Điện Biên), Chợ Đồn (Bắc Kạn); NOMAFSI (Phú Thọ); Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) và các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Nông, Đắc Lak, Gia Lai). 1.2.3. Các nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống in vitro cây hồ tiêu Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu in vitro cây hồ tiêu thành công được ghi nhận như nuôi cấy đỉnh chồi (Nazeem và cs., 1992; Philip và cs., 1992; Babu và cs., 1993; Joseph và cs., 1996), lá (Sujatha và cs., 2003), đoạn thân mang chồi ngủ (Bhat và cs., 1992.), rễ (Bhat và cs., 1995) và hạt (Nair và Gupta, 2006). Các cây con tái sinh từ callus có nguồn gốc từ cây trồng từ hạt và đỉnh chồi cũng đã được báo cáo, nhưng hầu hết đều không thành công. Như vậy, loại mẫu cấy rất quan trọng trong việc xác định khả năng nảy mầm và tái sinh của cây. Hơn nữa, độ tuổi sinh lý mẫu cấy, loại mẫu cấy và kích thước mẫu cấy cũng ảnh hưởng đến sự hình thành cơ quan in vitro. Năm 1984, Mathews và cs. tiến hành nghiên cứu in vitro khả năng phát sinh hình thái từ các loại mẫu vật khác nhau của cây tiêu. Kết quả, tác giả nhận thấy rằng: trừ mô lá và bao phấn, callus được hình thành từ tất cả các mẫu cấy trên môi trường MS có bổ sung tổ hợp auxin, cytokinin. Khả năng tái sinh chồi xảy ra khi nuôi cấy đỉnh chồi của cây con trên môi trường MS có bổ sung IAA 1,0 mg/l và BA 1,0 mg /l. Chồi in vitro đem tạo rễ trên môi trường ½ MS có bổ sung 0,2 mg/l NAA. Đến năm 1992, Philip và cs. đã sử dụng nhiều loại môi trường, chất điều hòa sinh trưởng và các phương pháp khử trùng khác nhau để nghiên cứu vi nhân giống tiêu đen thông qua nuôi cấy đỉnh chồi. Kết quả cho thấy, hạt giống thường bị nhiễm nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh. Do đó, khử trùng bề mặt lặp đi lặp lại đã ức chế được sự phát triển của vi khuẩn nhưng không thể loại bỏ nó. BA riêng lẻ hoặc kết hợp với IBA và sulfat adenosine (AdSO 4 ) làm tăng khả năng phát triển của đỉnh chồi nuôi cấy. Đỉnh chồi phát triển tốt nhất trên môi trường MS có chứa 1,5 mg/l BAP; môi trường thích hợp cho chồi nách sinh trưởng và phát triển chứa 1,5 mg/l BAP và 3,0 mg/l IBA. Chồi cao 4 - 5 cm được cấy lên môi trường ½ MS có bổ sung 1,0 mg/l NAA để tạo rễ. Sau khoảng 4 tuần, cây tái sinh hoàn chỉnh được chuyển sang chậu có chứa compost (than bùn : cát : đất với tỷ lệ 2:1:1), phủ nilon trong hai tuần trước khi đưa đến nhà kính. Nghiên cứu khả năng tái sinh cây từ phôi soma tiêu đen, Joseph và cs. (1996) nhận 9 thấy từ lúc hình thành callus, phát triển phôi soma cho đến giai đoạn nảy mầm của phôi mất khoảng 8 tháng trong môi trường rắn; trong khi chỉ mất 8 tuần trong môi trường bán lỏng. Đồng thời, nhóm tác giả cũng cho rằng các chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh là không cần thiết cho sự tăng sinh callus hay sự phát triển của phôi soma. Hầu hết các thí nghiệm đều sử dụng môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin, cytokinin. Nguồn auxin có thể là IBA, NAA, IAA và nguồn cytokinin gồm BA, kinetin. Năm 2003, Sujatha và Babu đã tiến hành nghiên cứu phát sinh hình thái bằng nuôi cấy mảnh lá cây hồ tiêu trên môi trường MS có bổ sung IAA và BA. Ngoài ra, bạc nitrat (AgNO 3 ) 5 - 15 ppm đã được nhóm tác giả sử dụng trong môi trường nhằm làm tăng khả năng tạo chồi. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Nair và Gupta (2006) môi trường SH có bổ sung 3,0 - 4,5% sucrose thuận lợi cho sự phát triển của phôi và ở nồng độ sucrose 4,5% một số phôi sớm nảy mầm. Năm 2008, Moura và cs. đã dùng hạt để khảo sát ảnh hưởng cytokinin và than hoạt tính lên khả năng tạo chồi cây tiêu. Trong môi trường bổ sung 0,2% than hoạt tính, nhóm tác giả nhận thấy không có sự khác biệt trong cảm ứng chồi với nồng độ BAP sử dụng. Điều này chỉ ra rằng than hoạt tính làm giảm tác dụng của BAP. Theo Ebert và Taylor (1990), than hoạt tính có tác dụng hấp phụ cao chất điều hòa sinh trưởng có trong môi trường nuôi cấy. Do đó, nó giải thích lý do tại sao có sự khác biệt giữa số lượng trung bình của chồi ở cùng nồng độ BAP có và không có than hoạt tính. Như vậy, than hoạt tính có thể được sử dụng để làm giảm quá trình oxy hóa của các mô. Than hoạt tính được sử dụng trong giai đoạn cuối cùng của quá trình vi nhân giống để tạo rễ và huấn luyện cây trước khi đưa ra ngoài. Năm 2011, Hussain và cs. đã tiến hành nghiên cứu nuôi cấy mô cây tiêu tại Pakistan. Nhóm tác giả đã sử dụng thân, lá và đỉnh chồi của cây tiêu để nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật (2,4-D, BA, IBA). Kết quả cho thấy, tỷ lệ callus hình thành thấp trên môi trường bổ sung 2,4-D hoặc IBA ở các nồng độ (0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0 và 3,5 mg/l). Trong khi đó, trên môi trường MS có bổ sung BA 1,5 mg/l thì 100% callus được hình thành từ đỉnh chồi. Tái sinh chồi trên môi trường MS có BA 0,5 mg/l thì 100% chồi hình thành sau 14 ngày nuôi cấy. Rễ bắt đầu xuất hiện sau 8 ngày nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung IBA 1,5 mg/l. Cây con hoàn chỉnh được chuyển vào chậu có chứa phân, cát, và đất theo tỷ lệ 1:1:1. Sau 2 tuần huấn luyện thích nghi với điều kiện môi trường, cây được chuyển sang trồng ở nhà kính. Cũng trong năm này, Ahmad và cs. (2011) đã dùng cuống lá để nghiên cứu khả năng tái sinh cây tiêu đen trên môi trường MS có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng với các nồng độ khác nhau. Cảm ứng callus tốt nhất (85%) trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l BA sau 4 tuần nuôi cấy. Sau đó, nhóm tác giả cấy chuyền các callus sang môi trường tương tự để tái sinh chồi. Khả năng tái sinh chồi cao nhất (92%) được ghi nhận ở nồng độ BA 0,5 mg/l sau 5 tuần cấy. Số chồi tạo hình thành là 8,1 chồi/mẫu cấy. Ngoài ra, tỷ lệ tạo rễ cao nhất (95%) khi sử dụng môi trường có bổ sung 2,0 mg/l IBA. Năm 2012, Maju và cs. lại cho rằng khi hạt bắt đầu nảy mầm, môi trường cơ bản SH hoặc MS là tốt hơn so với môi trường cơ bản bổ sung các chất kích thích sinh trưởng. Ngay cả việc bổ sung nồng độ thấp BA (0,1 - 0,2 mg/l) ảnh hưởng không tốt đến sự nảy mầm và hơn nữa cũng ảnh hường đến sự phát triển rễ của các cây con. Hạt chín cảm ứng nảy mầm tốt hơn 10 [...]... cho cây hồ tiêu nhưng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kinh tế tế-kỹ thuật để phát triển cây hồ tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới ở vùng gò đồi Bắc Trung bộ có vai trò cấp thiết 28 1.4 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Mục tiêu chung Xác định được các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển cây hồ tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới ở vùng gò. .. giữa các biến trong mô hình Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của thế giới Hồ tiêu là một loại nông sản có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao Trên thị trường thế giới, các sản phẩm hồ tiêu được giao dịch dưới các dạng sau: tiêu đen, tiêu trắng (tiêu sọ), tiêu xanh, nhựa dầu tiêu Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới không ngừng gia tăng, trong khi đó hồ tiêu chỉ trồng thích hợp ở vùng. .. bảo quản ở nông hộ và doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu Trên thị trường quốc tế, các chỉ tiêu chất lượng cho thương mại hồ tiêu do các nước nhập khẩu và sản xuất hồ tiêu đưa ra Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam thời gian thu hoạch hồ tiêu diễn ra 2-3 tháng ở vùng Tây nguyên và Đông Nam Bộ và 4-5 tháng ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ Tiêu được hái bằng tay và thu hoạch 2-3 đợt trong. .. Phytophthora capsici Tại Ấn Độ, Anandaraj (2000) thấy rằng rễ tơ của cây tiêu phát triển nhiều nhất vào tháng 7 và tập trung ở tầng 0-40 cm từ gốc tiêu và ở độ sâu 40 cm Những nghiên cứu ở Indonesia cũng cho kết quả tương tự, có 63,8% rễ tơ ở tầng 0-50 cm Các kết quả này cho thấy, các yếu tố thời tiết trong mùa mưa không chỉ thích hợp cho nấm bệnh phát triển mà còn giúp cây tiêu tạo ra các bộ phận non mẫn... loại hồ tiêu chủ yếu dựa vào kích thước hạt, các tiêu chuẩn được áp dụng ở Ấn Độ cho hồ tiêu xuất khẩu (Pruthi, 1993) Hồ tiêu có thể được chế biến ở các dạng sau để làm tăng giá trị sản phẩm: Hồ tiêu xanh khô: Thomas và Gopalakrishnan (1992) phát triển một quy trình chế biến liên quan đến làm trắng hồ tiêu (Blanching) và sunphite kết hợp với kiểm soát sấy và giảm ẩm độ để đảm bảo màu xanh của hồ tiêu Hồ. .. thừa các kết quả nghiên cứu về cây hồ tiêu được công bố trong và ngoài nước để tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu tiếp theo phù hợp với điểm nghiên cứu, tránh trùng lặp 2 Cách tiếp cận vùng: Khảo sát điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội, tập quán canh tác, các biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp phòng trừ dịch hại và các giải pháp kinh tế-kỹ thuật khác đã áp dụng để phát triển cây hồ tiêu ở vùng. .. hoạch và còn gặp vấn đề về môi trường trong quá trình sản xuất có thể gây ô nhiễm môi trường mùi hôi thối bốc lên trong quá trình ủ ngâm và lên men Để đánh giá chất lượng hồ tiêu Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kết hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng hồ tiêu bao gồm: TCVN7036-2002 tiêu đen và TCVN7037-2002 tiêu trắng Bên cạch đó hồ tiêu Việt... giâm vào bầu Chỉ tiêu theo dõi: Sinh trưởng phát triển (tỉ lệ bật hom, thân, cành, lá, số rễ, chiều dài rễ, tỉ lệ sống), tỉ lệ sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế 1.6.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại cây che phủ đất đến sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu Hiện nay theo chúng tôi được biết việc trồng cây che phủ trên các vườn hồ tiêu chưa được áp dụng ở Quảng Trị Chính... thị trường trung gian và chất lượng không đạt tiêu chuẩn vì phần lớn hạt tiêu Việt Nam được chế biến thủ công là chủ yếu Kênh tiêu thụ hồ tiêu có bốn thành phần tham gia với 2 kênh tiêu thụ, trong đó kênh tiêu thụ (1) tiêu thụ phần lớn lượng tiêu sản xuất ra (1) Người trồng tiêu- Người thu gom-Đại lý thu mua-Doanh nghiệp chế biến hồ tiêu xuất khẩu (theo tiêu chuẩn FAQ/ASTA)-Xuất khẩu /Tiêu thụ trong nước... tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây hồ tiêu 1.6.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện tạimột số xã trồng hồ tiêu trọng điểm ở Quảng Trị Các mẫu sâu bệnh hại, mẫu đất trồng tiêu, năng suất được thu thập và thực hiện tại Đại học Huế và các cơ quan khác cùng tham gia Các thí nghiệm nuôi cấy mô, các chỉ tiêu hoá sinh được thực hiện tại tại Khoa Cơ khí Công nghệ, Trường Đại học . thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giống hồ tiêu. Các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở Vùng gò đồi Bắc Trung Bộ là: - Các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây hồ tiêu chưa. dụng quản lý, phòng trừ bệnh hại cây trồng và trồng cây che phủ. - Chế biến hồ tiêu ở Vùng gò đồi Bắc Trung Bộ còn hạn chế, chủ yếu là hồ tiêu đen. Chế biến tiêu trắng hầu như chưa được nghiên. xuất hồ tiêu đưa ra. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam thời gian thu hoạch hồ tiêu diễn ra 2-3 tháng ở vùng Tây nguyên và Đông Nam Bộ và 4-5 tháng ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung