1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội

87 1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 412,5 KB

Nội dung

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2001 là năm chuyển giao thiên niên kỷ, năm đầu triển khai thực hiệnNghị quyết Đại hội Đảng IX và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2001-2005 đặt ratrách nhiệm lớn cho cơ quan thuế các cấp

Mặc dù có nhiều yếu tố không thuận lợi, do tình hình xuất khẩu hàng hoágặp nhiều khó khăn, thiên tai lớn xảy ra ở một số tỉnh ĐBSCL và miền Trung nhưng được sự chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ tàichính, sự phối hợp tích cực của các ngành, các cấp, toàn ngành thuế đã nỗ lựcphấn đấu liên tục, chủ động khai thác nguồn thu, tăng cường các biện phápchống thất thu, chống nợ đọng đối với các sắc thuế, các khu vực trong phạm vi

cả nước Để góp phần thực hiện các luật thuế mới, đặc biệt là luật thuế GTGT vàluật thuế TNDN, công tác chỉ đạo và quản lý thu theo quy trình mới đã có nhiềuchuyển biến tích cực, các doanh nghiệp tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế theoquy định, cơ quan thuế xoá bỏ chế độ chuyên quản doanh nghiệp, nhiều biệnpháp nghiệp vụ hành thu được chú trọng củng cố và phát huy

So với năm 2000, tổng thu NSNN tăng 12,1%; trong đó thu nội địa dongành thuế quản lý tăng 10,3%; cả nước có 61/61 địa phương hoàn thành vàhoàn thành vượt dự toán được giao Dù áp dụng các luật thuế và quy trình quản

lý thu thuế mới nhưng nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá ở mức gần7%

Mặc dù nhiều địa phương đã hoàn thành toàn diện ba chỉ tiêu chính(doanh nghiệp Nhà nước, ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài), trong đó số thu từ khu vực ngoài quốc doanh (NQD) năm 2001 tăng12,6% so với năm 2000, nhưng số thuế thu được từ khu vực này vẫn còn thất thunhiều về hộ và doanh thu tính thuế Tình trạng để sót hộ, khoán doanh thu vớimức thuế chưa sát với hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế,

Trang 2

ghi chép sổ sách kế toán chỉ là hình thức đã làm số thu từ khu vực NQD chưatương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức độ kinh doanh ở khu vực này.

Số thu từ khu vực KTNQD chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thuNSNN, song công tác quản lý thuế đối với khu vực này mang ý nghĩa hết sứcquan trọng, không chí góp phần tăng thu cho NSNN mà chính là thực hiện vaitrò quản lý của nhà nước đối với khu vực KTNQD, góp phần thực hiện sự bình

đẳng và công bằng xã hội Xuất phát từ ý nghĩa trên, đề tài: “Giải pháp hoàn

thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội” với mục tiêu: dựa trên cơ sở lý luận cũng như những đánh giá về

thực trạng, ưu nhược điểm của công tác quản lý thu thuế khu vực NQD trongnhững năm qua trên địa bàn thành phố Hà nội - trung tâm văn hoá, chính trị,kinh tế, xã hội của cả nước, một môi trường thuận lợi phát triển kinh tế NQD, từ

đó chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cườngcông tác quản lý thu thuế trên địa bàn

Công tác quản lý thu thuế đối với khu vực NQD rất rộng, đa dạng và phứctạp Phạm vi đề tài chỉ tập trung vào những giải pháp hoàn thiện công tác quản

lý thu đối với hai luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thu nhập doanh nghiệp(TNDN) đối với khu vực NQD trên địa bàn quản lý của Cục thuế Hà nội

Về nội dung của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận có ba phần chính:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh.

Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh.

Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh.

Trang 4

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU

THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH

I Một số vấn đề chung về kinh tế ngoài quốc doanh

Trong định hướng xã hội chủ nghĩa về việc xây dựng nền kinh tế nhiềuthành phần, báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI tạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định yêu cầu:

- Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lựcbên trong và bên ngoài cho CNH - HĐH, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội,cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích pháttriển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh

- Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước,kinh tế hợp tác Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác

xã dần trở thành nền tảng Tạo điều kiện pháp lý và kinh tế thuận lợi để các nhàkinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn laau dài, mở rộng các hình thức liêndoanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong

và ngoài nước, áp dụng phổ biến các hình thức tư bản Nhà nước

Như vậy, trong gần 30 năm ở miền Bắc và gần 10 năm ở miền Nam,KTNQD đã không được chấp nhận, là đối tượng phải cải tạo, xoá bỏ, hạn chế.Đại hội Đảng lần thứ VI với chủ trương xây dựng nề kinh tế thị trường nhiềuthành phần có sự quản lý của Nhà nước, khu vực KTNQD đã được thừa nhận làmột khu vực quan trọng của nền kinh tế

I.1 Kinh tế thị trường và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Việc nghiên cứu KTNQD nói chung và thuế đối với KTNQD nói riêngđều không thể tách rời việc nghiên cứu những đặc điểm của môi trường màKTNQD tồn tại và phát triển Đó chính là nền kinh tế được vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Việc chuyển đổi

từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường là một nội dung bao

Trang 5

trùm nhất của công cuộc đổi mới Cho đến nay, cơ chế thị trường đã đi vào cuộcsống và tạo ra nhiều bién đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội Trong đó, sự tồntại của nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan, cần thiết để giảiphóng sức sản xuất xã hội, giải phóng mọi tiềm năng về vốn, lao động, kinhnghiệm góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

Nếu xét trên giác độ sở hữu và quản lý, nền kinh tế được chia làm hai khuvực: khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Khu vựckinh tế trong nước hiện nay có năm thành phần kinh tế: thành phần kinh tế Nhànước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phầnkinh tế cá thể, thành phần kinh tế tư bản Nhà nước; tất cả tồn tại trên cơ sở baloại hình sở hữu chủ yếu là sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân

Nếu xét trên giác độ chức năng và mục tiêu, nền kinh tế gồm hai khu vực:kinh tế quốc doanh (chủ yếu thực hiện chức năng dịch vụ công cộng vì mục tiêu

là lợi ích chung của toàn xã hội) và kinh tế ngoài quốc doanh (chủ yếu làm chứcnăng kinh doanh vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận) Trong cơ cấu sản xuất xã hội,KTNQD được coi là một thực thể khách quan, gồm các thành phần kinh tế đượcxác định tuỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội và quan điểm chính trị của mỗi quốcgia trong từng giai đoạn khác nhau Tại Việt nam, khu vực KTNQD tồn tại dướicác hình thức: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phàn, hợp tác

xã, tổ sản xuất, hộ kinh doanh cá thể Từ năm 1986 đến nay, khu vực KTNQD

đã tạo ra khoảng 50% tổng sản phẩm trong nước, 1/3 giá trị sản lượng côngnghiệp mỗi năm Khu vực này bộc lộ nhiều vai trò không thể phủ nhận, nhất làtrong tình hình kinh tế hiện nay:

- Thứ nhất, khu vực KTNQD góp phần khai thác những tiềm năng to lớncủa nền kinh tế Cùng với khu vực KTQD, KTNQD là cộng sự đắc lực đào xớinhững mảnh đất màu mỡ của nền kinh tế chưa được sử dụng đến Các doanhnghiệp ngoài quốc doanh có khả năng tập trung vốn, trí tuệ vào các ngành kinh

tế phát triển hay những ngành kinh tế đòi hỏi nhiều hàm lượng tri thức như côngnghệ thông tin cũng như có khả năng lấp đầy những khoảng trống trong các lĩnh

Trang 6

vực sản xuất kinh doanh không cần nhiều vốn và có mức lợi nhuận thấp mà cácnhá đầu tư lớn ít quan tâm tới.

- Thứ hai, khu vực KTNQD là cầu nối quan trọng để nền kinh tế nước tatừng bước hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới bởi lẽ đây làkhu vực năng động và hiệu quả cao

- Thứ ba, khu vực KTNQD góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nềnkinh tế, vấn đề thất nghiệp và tạo ra sự phát triển cân đối trong cơ cấu nền kinh

tế Trung bình ở nước ta mỗi năm khu vực này đem lại việc làm cho hơn mộttriệu người lao động

- Thứ tư, KTNQD giải phóng năng lực sản xuất của người lao động, tạo ranguồn sản phẩm phong phú về số lượng và chất lượng đáp ững mọi nhu cầu của

xã hội Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, KTNQD luôn tập trung cao độtinh thần làm việc, phát huy mọi khả năng sãn có để có thể đem lại hiệu quả caonhất Một mặt, đây là đối thủ cạnh tranh của khu vực KTQD, nếu một trong haibên không năng động, mạnh dạn đổi mới thì lập tức sẽ bị thị trường đào thải;mặt khác, sự kết hợp sản xuất và tiêu thụ giữa hai khu vực tạo ra một dây truyềnsabr xuất lớn trong nền kinh tế, giúp quá trình sản xuất được rút ngắn

- Thứ năm, KTNQD góp phần tăng thu cho NSNN Thuế là nguồn thuchính vào NSNN từ khu vực này Trong năm 2001, tổng thu từ khu vựcKTNQD đạt 102,4% dự toán năm, từ DNNN là 109% và doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài (trừ dầu thô) là 113,5%

- Thứ sáu, KTNQD tạo ra một thị trường vốn tín dụng lớn và hứa hẹnnhiều tiềm năng Với chính sách đổi mới, nền kinh tế tăng trưởng khá, khu vựcKTNQD ngày càng tăng về số lượng và quy mô Tính đến 12/2001, trên địa bàn

Hà nội có 421 công ty cổ phần, 5223 công ty TNHH, 950 doanh nghiệp tư nhân,

543 hợp tác xã và tổ sản xuất, trên 75000 hộ kinh doanh cá thể và 375 là thuộccác loại hình khác

I.2 Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:

Trang 7

KTNQD là khu vực kinh tế bao gồm các tổ chức, cá nhân hoạt động kinhdoanh bằng nguồn vốn của cá nhân hoặc một số cá nhân đóng góp, theo cơ chếthị trường vì mục tiêu lợi nhuận.

-Thứ nhất, KTNQD mang tính sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, do tưnhân quản lý và phân phối lợi nhuận, hiệu quả sản xuất gắn liền với quyền lợi cánhân người sản xuất

- Thứ hai, mục tiêu lớn nhất trong kinh doanh là lợi nhuận, họ có thế sẵnsàng bằng bất kỳ giá nào để kiếm được thật nhiều lợi nhuận với những phương

án kinh doanh táo bạo và mạo hiểm Do vậy nhiều khi gây hậu quả xấu cho xãhội KTNQD thường tự phát và khó quản lý, không ít cơ sở kinh doanh tráiphép, kinh doanh không kê khai nộp thuế, trốn thuế, lợi dụng hoá đơn chứng từxin hoàn thuế sai quy định

- Thứ ba, tổ chức các cơ sở KTNQD phần lớn là quy mô nhỏ do vốn ít, cơcấu gọn nhẹ, linh hoạt, dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trườngkinh doanh Nhân viên thường đảm nhận công việc theo kiểu đa năng, chi phínhân công thấp

Với những vai trò và đặc điểm trên, khu vực KTNQD ngày càng đượckhuyến khích và đảm bảo môi trường thuận lợi để phát triển Tuy vậy, khuyếnkhích phát triển khu vực này không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý, dovậy, hệ thống pháp luật phải được thể chế hoá đầy đủ, rõ ràng cả tầm vĩ mô và vi

mô để có thể phát huy tối đa mặt tíc cực và hạn chế đến mức thấp nhất mặt tiêucực của KTNQD trong cơ chế thị trường

I.3 Các sắc thuế chủ yếu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:

Từ ngày 1/1/1999 thực hiện chương trình cải cách thuế bước hai, hệ thốngthuế của Nhà nước ta bao gồm 10 sắc thuế, trong đó có 4 sắc thuế chủ yếu ápdụng đối với khu vực KTNQD

A Thuế môn bài:

Trang 8

Thuế môn bài mang tính chất là thuế trực thu, động viên sự đóng góp trựctiếp của cơ sở kinh doanh, tạo được một nguồn thu quan trọng cho nhu cầu chitiêu của NSNN ngay từ đầu mỗi năm khi các nguồn thu khác chưa nhiều Thuếmôn bài có tác dụng kiểm kê, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, có căn cứ phânloại quy mô doanh thu lớn, vừa, nhỏ để áp dụng biện pháp quản lý thu thuế thíchhợp.

Thuế môn bài áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có thực tế kinhdoanh Thuế thu mỗi năm một lần và chủ yếu thu vào đầu năm những cơ sởkinh doanh hoạt động trong sáu tháng đầu năm phải nộp mức thuế môn bài cảnăm Nếu bắt đầu hoạt động trong sáu tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế cảnăm

Thuế môn bài hàng năm được quy định trong biểu thuế qua sáu bậc tươngứng với số thu nhập bình quân tháng cao hay thấp

Với mục đích kiểm kê, kiểm soát các cơ sở thực tế kinh doanh, thuế mônbài không có quy định miễn giảm thuế

B Thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch

vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Bản chất của thuế GTGT là loại thuế do người tiêu dùng hàng hoá hoặcdịch vụ chi trả, là một yếu tố cấu thành trong giá thanh toán của sản phẩm hànghoá

Đối tượng của thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinhdoanh và tiêu dùng tại Việt nam (trừ 26 nhóm hàng hoá, dịch vụ quy định tạiThông tư số 122/2000/TT-BTC quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất Thuế suất giá trị giatăng hiện nay ở Việt nam có 4 mức: 0%, 5%, 10%, 20% Cụ thể:

- Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu

Trang 9

- Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu.

- Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ phổ thông

- Thuế suất 20% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ được coi là cao cấpcần điều tiết cao

Hiện nay ở nước ta áp dụng hai phương thức tính thuế GTGT:

Phương pháp khấu trừ áp dụng cho các đối tượng kinh doanh và các doanhnghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tưnhân, công ty cổ phần, hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh khác thuộc diệnthực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định

Phương pháp tính trực tiếp áp dụng đối với các cá nhân sản xuất, hoạt đọngtrong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt nam khôngtheo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về

kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ,các cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý

C Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):

Thuế TTĐB mang tính chất là thuế gián thu áp dụng đối với 8 loại hànghoá và 4 hình thức dịch vụ (quy định trong luật thuế TTĐB) được sản xuất trongnước và nhập khẩukhông thuộc loại thật cần thiết cho nhu cầu đời sống thiết yếunhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng cho NSNN, hạn chế sản xuất,nhập khẩu và tiêu dùng nhiều các mặt hàng này

Những cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB vàkhông phải nộp thuế GTGT Thuế TTĐB chỉ nộp một lần tại khâu sản xuất (đốivới hàng hoá sản xuất trong nước), khâu nhập khấu (đối với hàng hoá nhập khẩuhoặc ở khâu cung ứng dịch vụ (đối với dịch vụ chịu thuế)

Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ chịu thuế vàthuế suất Theo quy định hiện hành, biểu thuế TTĐB có mức thuế suất cao gồm

12 mức thuế suất khác nhau từ 15% đến 100% được phân theo loại hàng hoá và

Trang 10

dịch vụ Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB, thuế suất thuế TTĐB khôngphân biệt hàng hoá nhập khẩu hay hàng hoá sản xuất trong nước.

Thuế TTĐB được xét miến giảm và hoàn thuế trong một số trường hợp cụthể được quy định trong luật thuế

D Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế củacác đối tượng nộp thuế, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch

vụ có thu nhập chịu thuế

Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất Mức thuế suấtchung là 32%, ngoài ra có một số trường hợp đặc biệt mức thuế suất có thể thấphơn hoặc cao hơn được quy định cụ thể trong luật thuế TNDN

II Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh

II.1 Yêu cầu của công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh

Yêu cầu chung của công tác quản lý thu thuế đó là phải thu đúng, thu đủ

và thu kịp thời theo đùng pháp luật Tổng cục thuế đã nghiên cứu, ban hành cácquy trình chế độ nghiệp vụ cho từng loại đối tượng kinh doanh có thực hiện hoáđơn, sổ sách kế toán hoặc khoán thuế thuộc diện quản lý thu thuế theo từng sắcthuế Công tác quản lý thu thuế phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ để nắmchắc cơ sở kinh doanh thực tế, có cớ sở thu thuế đầy đủ về doanh số phát sinhtheo từng cơ sở, từng thời gian, đảm bảo được nguyên tắc lập sổ thuế, thông báothuế và thu thuế đúng với thời gian quy định và cơ sở để giải quyết xử lý nộpchậm, dây dưa tiền thuế, trốn thuế Việc tách công tác quản lý thành ba bộ phậnnhằm tạo được sự hỗ trợ trong tổ chức thuế, vừa chống được thất thu có hiệuquả, vừa khắc phục tuỳ tiện, tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế Một yếu tố

cơ bản để cơ quan thuế xác định được việc thu thuế sát đúng với thực tế hoạtđộng sản xuất kinh doanh là phải đảm bảo được việc thực hiện nghiêm chỉnhchế độ kê khai đăng ký thuế, chế độ hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán ở tất cảcác cơ sở kinh doanh

Trang 11

Ngoài yêu cầu cơ bản trên, công tác quản lý thu thuế đối với nền kinh tếnhiều thành phần còn phải đảm bảo yêu cầu về mặt tài chính tức là đảm bảo tỷ lệđộng viên hợp lý đối với các thành phần kinh tế, thuế là nguồn thu chủ yếu củangân sách, phải bao quát đủ mọi nguồn thu để khai thác động viên cho ngânsách; đảm bảo yêu cầu về mặt kinh tế tức là phải làm cho thuế trở thành công cụchủ yếu của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế; đảm bảo yêu cầu về mặt

xã hội là phải góp phần từng bước thực hiện công bằng xã hội

Để thực hiện tốt những yêu cầu trên, trong công tác quản lý cần phải quán triệt một số quan điểm sau:

Thứ nhất, phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành Công tác thuế lànhiệm vụ chung của chính quyền các cấp, do vậy phải có sự tăng cường chỉ đạo,lãnh đạo của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở Công tác thuế là mộtcông tác chính trị, kinh tế tổng hợp liên quan đến mọi thành phần kinh tế trong

xã hội, là cuộc đấu tranh gay gắt giữa lợi ích cá nhân cục bộ với lợi ích quốc gia,giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức hoạt động sản xuấtkinh doanh Vì vậy không thể tách công tác quản lý thu thuế của ngành thuế rakhỏi sự chỉ đạo của chính quyền các cấp Phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo côngtác thuế là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của địa phương Các ngành nộichính cũng cần xác định mối quan hệ với cơ quan thuế, vừa là phối hợp hỗ trợ,vừa là trách nhiệm cùng cơ quan thuế thực hiện các luật thuế có hiệu quả

Thứ hai là quan điểm đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế Trong cơchế thị trường, mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật để cạnhtranh trong sản xuất kinh doanh Do đó, hệ thống thuế cũng phải được thực hiệnthống nhất nhằm đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp cho NSNN giữacác doanh nghiệp, tầng lớp dân cư Về lâu dài cần nghiên cứu, thu hẹp tiến tớixoá bỏ mọi phân biệt đối xử tràn lan về nghĩa vụ nộp thuế để đảm bảo sự bìnhđăngr và cạnh tranh lành mạnh

Trang 12

Thứ ba là giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích Nhà nước với ngườinộp thuế Do đó phải xác định rõ chức năng của từng sắc thuế và của cả hệthống thuế Mỗi sắc thuế chỉ nên đảm nhận một số chức năng chủ yếu nhất định,đảm bảo cho sắc thuế đó đơn giản, có thể thực hiện đầy đủ, có hiệu quả cao Mộtchính sách thuế được coi là hoàn hảo khi nó đạt được các mục tiêu về mặt tàichính (đưa lại số thu quan trọng cho ngân sách); về mặt xã hội (đảm bảo côngbằng và hợp lý); về mặt kinh tế (có tác dụng khuyến khích và thúc đẩy hoạtđộng sản xuất); về mặt nghiệp vụ (đơn giản, dễ hiểu, dễ làm) Trong cơ chế thịtrường, nền kinh tế phát triển do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là quy luậtcung cầu và quy luật giá trị, do đó thuế có vai trò quan trọng trong điều tiết vĩ

mô chỉ nên tác động ở mức độ vừa phải, góp phần, không phải là công cụ độcnhất Chính sách và biện pháp quản lý về thuế không can thiệp quá sâu vào mọikhía cạnh hoạt động tích cực hay tiêu cực của từng doanh nghiệp và cần tạo môitrường thông thoáng mang tính bình quân để cơ sở kinh doanh có thể chủ động,linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập cao và nộp thuế đầy

đủ theo quy định của pháp luật

Thứ tư là quan điểm quần chúng của Đảng trong tuyên truyền, giáo dục

về thuế Việc tuyên truyền, giáo dục chính sách, chế độ thuế không chỉ là truyềnđạt một chiều từ trên xuống mà thông qua công tác quản lý thường xuyên, cán

bộ thuế phải thấy được những khó khăn thực tế phát sinh trong tổ chức thựchiện Phải lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các nhà doanh nghiệp, trung thựcphản ánh ý kiến lên trên, nghiên cứu, sửa đổi bổ sung để chính sách thuế, chế độthuế ngày càng phù hợp với trình độ và khả năng đóng góp của nhân dân

II.2 Nội dung của công tác quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh: II.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế:

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu thuế bao gồm ba cấp:

- Cấp trung ương: Tổng cục thuế là cơ quan quản lý Nhà nước về thuế(trực thuộc Bộ tài chính)

Trang 13

- Cấp tỉnh hoặc cấp tương đương: Cục thuế chỉ đạo thống nhất việc thựchiện các luật thuế, pháp lện thuế trên địa bàn (trừ thuế xuất nhập khẩu) Cục thuếchịu sự chỉ đạo song trùng của Tổng cục thuế và Uỷ ban nhân dân cùng cấp

- Cấp huyện hoặc cấp tương đương: Chi cục thuế có chức năng trực tiếp

tổ chức công tác thu trên địa bàn theo đúng pháp luật Chi cục thuế chịu sự chỉđạo song trùng của cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp

Đối với việc tăng cường tổ chức bộ máy quản lý có bốn yêu cầu cần phải đáp ứng, đó là:

Thứ nhất, hệ thống quản lý thu thuế phải được kiện toàn, đảm bảo đủ điềukiện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống thuế

Thứ hai, bộ máy quản lý thu thuế phải trở thành hệ thống thống nhất từtrung ương đến địa phương, đảm bảo hiệu lực của hệ thống chính sách thuế

Thứ ba, phẩm chất cách mạng và năng lực toàn diện của cán bộ quản lythu thuế phải được nâng cao về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, về trình độ tổchức quản lý phù hợp với điều kiện mở rộng kinh doanh của tát cả các thànhphần kinh tế và thực hiện một chính sách thuế bình đẳng giữa các thành phầnkinh tế

Thứ tư, quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp chính quyềnphải được xáclập rõ ràng, có sự phân công cụ thể, hợp lý trong tổ chức chỉ đạo và thực hiệncông tác thuế Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp về công tácthuế trên địa bàn lãnh thổ

II.2.2 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý:

Để phát huy tác dụng tích cực của các luật thuế mới đối với nền kinh tế vàthực hiện tốt quy trình quản lý mới, công tác quản lý cần thực hiện các mục tiêusau:

- Đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp, hộ kinhdoanh trong nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tạo

Trang 14

điều kiện đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, thúc đẩy công tác hạch toán kếtoán trong các doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trong nước cũng như trênthị trường quốc tế.

- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, khai thác, phát hiện và khơi thôngcác nguồn thu còn tiềm ẩn, hạn chế tình trạng nợ đọng thuế

- Khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu để giải quyết việc làm chongười lao động

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của cácdoanh nghiệp cũng như các tầng lớp dân chúng trong xã hội

Để đạt được các mục tiêu trên, công tác quản lý thu thuế có những chứcnăng cơ bản sau:

- Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế, chẳnghạn: các thủ tục về kê khai, đăng ký nộp thuế, quyết toán hoàn thuế

- Đôn đốc tổ chức thu thuế

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tượng thuế

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế

- Tuyên truyền giáo dục sâu rộng chính sách, chế độ thuế

Ngoài ra, bộ máy tổ chức còn có những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, thông qua công tác quản lý thu thuế và tình hình biến động vềkinh tế, xã hội, trình Nhà nước có những sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độthuế Hướng dẫn và tổ chức thực hiện thống nhất các quy định thuế chung cảnước

Thứ hai, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ thu các koại thuế hàng năm trêntừng địa bàn và trong phạm vi cả nước, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành toàndiện nhiệm vụ thu thuế được giao

Trang 15

Thứ ba, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất vềthuế.

Thứ tư, quản lý thống nhất trong toàn ngành về biên chế, lao động,lương đối với cán bộ viên chức ngành thuế

II.2.3 Đội ngũ cán bộ:

Mỗi cán bộ thuế phải nắm được lý luận cơ bản về khoa học kinh tế vàkhoa học kỹ thuật để có thể phân tích, đánh giá chính xác tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế của từng cơ sở Từ đó xác định đúng mứcphải nộp trong kỳ

Cán bộ thuế phải có quan điểm chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm

và kỷ luật cao, biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng, chínhquyền các cấp và có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, quần chúng

II.2.4 Quy trình quản lý thu thuế

Theo Quyết định số 1368 TCT/QĐ-TCCB, ngành thuế bắt đầu áp dụngquy trình quản lý, thu thuế mới từ 1/1/1999 đối với các doanh nghiệp quốcdoanh trung ương và địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạtđộng theo luật đầu tư nước ngoài, công ty nước ngoài hoạt động tại Việt namkhông theo luật đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công

ty TNHH, các cơ sở kinh tế tập thể, hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp kinh tế, nhàkhách, nhà nghỉ và các tổ chức kinh tế khác của các cơ quan Nhà nước, Đảng,Đoàn thể, hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân trung ương và địa phương,các hộ cá thể sản xuất kinh doanh đăng ký nộp thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ thuế Nội dung:

II.2.4.1 Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận chính trong quá trình quản

lý thu

Phòng quản lý thu:

Trang 16

- Quản lý đối tượng nộp thuế, theo dõi tình hình biến động về đối tượngnộp thuế trên địa bàn quản lý Phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dựtoán thu, khai thác các nguồn thu trong lĩnh vực được giao quản lý Tham mưu

đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý thuế

- Hướng dẫn đối tượng nộp thuế các thủ tục kê khai đăng ký thuế, kê khaithuế, lập hồ sơ miễn giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế giải đáp thắc mắccủa đối tượng nộp thuế liên quan tới việc tính thuế, thu nộp thuế Lập và tổ chứclưu giữ hồ sơ các doanh nghiệp

- Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai, hồ sơ của doanhnghiệp Liên hệ với đối tượng nộp thuế để chỉnh sửa theo đúng quy định

- Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp đềnghị miễn giảm thuế, hoàn thuế Lập các thủ tục xét miễn, giảm, hoàn thuế,kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế Cung cấp thông tin về kết quả xét miễn, giảm,hoàn thuế và quyết toán thuế cho bộ phận tính thuế

- Thực hiện việc ấn định thuế cho các đối tượng nộp thuế không nộp hoặcnộp chậm tờ khai thuế Xác định các đối tượng nộp thuế cần phát hành lệnh thuhoặc phạt hành chính thuế

- Theo dõi tình hình nộp thuế Phối hợp với phòng TT-XLTT thực hiệnkiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ mua bán của các đối tượng có hiệntượng khai man thuế, trốn lậu thuế

Phòng kế hoạch-kế toán- thống kê và phòng máy tính:

- Phân tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của toànđơn vị Phân bổ kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các chi cục

và các phòng quản lý thu Tham mưu cho lãnh đạo Cục về khai thác các nguồnthu và các biện pháp chỉ đạo thu

- Thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế và quản lý hệ thống cấp mã số đốitượng nộp thuế, in Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Trang 17

- Xử lý tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, in thông báo thuế, nhậngiấy nộp tiền từ kho bạc, chấm nợ Nhận các kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế,quyết toán thuế và các kết quả thanh tra, kiểm tra từ các phòng quản lý thu,phòng TT-XLTT và phòng nghiệp vụ, thực hiện các biện pháp thu nộp thuế.

- Thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế theo chế độ quy định Kiểmtra, đối chiếu số thu với Kho bạc

- Triển khai và phát triển công tác tin học cho Cục thuế và các chi cụcthuế trực thuộc Cục

Phòng thanh tra-xử lý tố tụng:

- Kiểm tra phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch

vụ nhưng không kê khai đăng ký nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế

- Căn cứ vào các thông tin do bộ phận quản lý và bộ phận tính thuế cungcấp về tình hình nộp từ khai thuế, nộp thuế và các nguồn thông tin khác để xácđịnh các đối tượng cần thanh tra, kiểm tra về thuế Lập kế hoạch thanh tra, kiểmtra trình lãnh đạo Cục duyệt Tổ chức lực lượng kiểm tra và tiến hành kiểm tracác đối tượng cần kiểm tra về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kiểm tra

sổ sách, hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá phát hiện kịp thời các hành vikhai man thuế, trốn thuế, đề xuất các biện pháp xử lý theo pháp luật

- Hỗ trợ các phòng quản lý thu thuế để quản lý, đôn đốc thu nộp và thựchiện các biện pháp cưỡng chế thu đối với các đối tượng chấy ỳ, cố tình vi phạmluật thuế

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thu và tính thuế củacác bộ phận quản lý thu và bộ phận tính thuế để kịp thời chấn chỉnh những saisót trong công tác quản lý thu thuế

II.2.4.2 Nội dung quy trình

II.2.4.2.1 Quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Trang 18

Doanh nghiệp ra kinh doanh phải liên hệ với Cục thuế (bộ phận ấn chỉthuế) để nhận và kê khai tờ khai đăng ký thuế theo mẫu quy định Sau đó doanhnghiệp gửi tờ khai đăng ký thuế kèm theo bản sao có công chứng quyết địnhthành lập và giấy phép kinh doanh tới cơ quan thuế để được cấp mã số thuế.

Phòng hành chính sẽ nhận tờ khai đăng ký thuê của doanh nghiệp và nhậncác tệp tờ đăng ký từ các Chi cục gửi lên và ghi sổ nhận đăng ký thuế Phân loại

tờ khai theo từng phòng quản lý thu để chuyển cho phòng quản lý thu và chuyểncác tệp đăng ký thuế của các Chi cục cho phòng KH-KT-TK (MT)

Phòng quản lý thu tiến hành kiểm tra các tờ khai đăng ký thuế, tiến hànhsửa đổi nếu có sai sót và chuyển tờ khai đăng ký thuế đã kiểm tra cho phòngKH-TK-KT (MT) Phòng này nhận các tệp tờ khai và các tờ khai từ Chi cục vàphòng quản lý thu, thực hiện nhập các thông tin vào máy tính Máy tính sẽ gán

mã số thuế cho đối tượng nộp thuế Cán bộ thuế nhập đăng ký thuế sẽ ghi lại mã

số cho đối tượng nộp thuế vào tờ khai đăng ký Phòng KH-TK-KT (MT) truyền

dữ liệu đăng ký thuế về Tổng cục để kiểm tra tránh sự trùng lắp mã số trên toànquốc Sau khi kiểm tra Tổng cục sẽ gửi trả kết quả cho Cục thuế và phòng KH-KT-TK (MT) tiến hành in giấy chứng nhận đăng ký thuế và bảng kê danh sách

mã số đối tượng nộp thuế chuyển cho các phòng quản lý thu và các Chi cục đểgửi tới đối tượng nộp thuế

Phòng hành chính nhận tờ khai thuế, ghi sổ theo dõi và chuyển tờ khaicho các phòng quản lý thu Phòng quản lý thu nhận tờ khai và tiến hành kiểm traphát hiện lỗi Phòng quản lý thu có trách nhiệm liên hệ với đối tượng nộp thuế

để sửa lỗi tờ khai Sau khi kiểm tra tờ khai thuế, phòng quản lý thu tiến hànhphân loại và đóng tệp tờ khai theo ngày kiểm tra và gửi tờ khai ngay trong ngàycho phòng KH-KT-TK (MT) Phòng này tiến hành nhập tờ khai vào máy tính,tiếp tục kiểm tra phát hiện lỗi Đối tượng nộp thuế sẽ phải liên hệ qua điện thoạihoặc trực tiếp đến cơ quan thuế để sửa lỗi Việc sửa lỗi tờ khai thuế GTGT phải

Trang 19

diễn ra trước ngày 15 hàng tháng, sửa lỗi tờ khai thuế TNDN trước ngày 28/2hàng năm Nếu quá thời hạn thì phòng quản lý thu tiến hành ấn định thuế theoluật định.

Phòng KH-KT-TK (MT) tính nợ kỳ trước chuyển sang, tính thuế phải nộp

kỳ này dựa vào tờ khai và danh sách ấn định thuế để in thông báo thuế Thôngbáo thuế in xong được chuyển cho lãnh đạo Cục ký và được sao thành 2 bản: 1bản cho đối tượng nộp thuế giữ và 1 bản chuyển cho phòng quản lý thu lưu giữ

hồ sơ của doanh nghiệp

Các trường hợp nộp chậm tiền thuế, kéo dài sẽ bị tính phạt nộp chậm hoặcphạt hành chính hoặc lập lệnh thu được tiến hành theo Quyết định số 1368 củaTổng Cục thuế

Đối tượng nộp thuế căn cứ tờ khai tính thuế của mình để tự viết giấy nộptiền và nộp thuế vào kho bạc Phòng KH-TK-KT (MT) hàng ngày nhận giấy nộptiền từ các Kho bạc hoặc các Chi cục chyển lên nhập số liệu từ giấy nộp tiền vàomáy tính để theo dõi tình hình nộp thuế của đối tượng nộp thuế Phòng TT-XLTT và các phòng quản lý thu khai thác đối tượng nộp thuế có nghi vấn về kêkhai thuế trên máy tính để tiến hành kiểm tra và xử lý

II.2.4.2.3 Quy trình xử lý hoàn thuế

Đối tượng nộp thuế lập hồ sơ theo quy định để đề nghị hoàn thuế và gửiđến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu

Phòng quản lý thu tiến hành kiểm tra các thủ tục hồ sơ đề nghị hoàn thuếcủa đối tượng nộp thuế và xác định số thuế hoàn trả và lập phiếu trình lãnh đạo

về việc hoàn thuế cho doanh nghiệp Thời gian cơ quan thuế nhận xử lý hồ sơhoàn thuế và ra quyết định hoàn thuế chỉ được kéo dài tôí đa không quá 30 ngày.Trong thời gian 5 ngày kể từ khi nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quanthuế, kho bạc thực hiện thủ tục hoàn thuế, lập chứng từ hoàn thuế và gửi 1 liênchứng từ hoàn thuế cho cơ quan thuế

II.2.4.2.4 Quy trình xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế

Trang 20

Đối tượng nộp thuế thuộc diện được miễn, giảm, tạm giảm thuế theo luậtthuế phải lập hồ sơ đề nghị được miễn, giảm, tạm giảm thuế theo quy định đểgửi cơ quan thuế Phòng quản lý thu có nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích các thủtục lập hồ sơ để nghị miễn, giảm, tạm giảm thuế cho các đối tượng nộp thuế.

Phòng hành chính nhận hồ sơ đề nghi và ghi vào sổ nhận hồ sơ theo mẫu,đóng dấu ngày nhận vào đơn đề nghị và chuyển tới các phòng quản lý thu

Phòng quản lý thu nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra thủ tục hồ sơ để xác định

số thuế được miễn, giảm, tạm giảm Sau đó trình lãnh đạo duyệt Phòng hànhchính nhận được quyết định miễn, giảm, tạm giảm sao thành 3 bản: 1 bản lưu tạiphòng hành chính, 1 bản cho phòng quản lý thu, 1 bản cho đối tượng nộp thuế

Phòng quản lý thu căc cứ vào quyết định miễn, gảm, tạm giảm thuế để lậpdanh sách kết quả miễn, giảm, tạm giảm theo mẫu

Phòng KH-TK-KT (MT) nhận danh sách quyết định nhập số thuế đượcmiễn, giảm, tạm giảm để điều chỉnh số thuế phải nộp từng kỳ của đối tượng nộpthuế

II.2.4.2.5 Quy trình xử lý quyết toán thuế

Đối tượng nộp thuế trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kết thúc năm dươnglịch phải lập và gửi quyết toán thuế cho cơ quan thuế Đối với đối tượng nộpthuế chia, tách, sát nhập, giải thể trong thời hạn 45 ngày kể từ khi có quyết địnhsát nhập, chia tách, giải thể

Phòng hành chính nhận quyết toán thuế, ghi vào sổ theo mẫu và đóng dấungày nhận vào rồi chuyển tới các phòng quản lý thu Phòng quản lý thu có tráchnhiệm kiểm tra số liệu quyết toán thuế và xác định số thuế còn thừa hoặc thuếsau quyết toán của từng đối tượng nộp thuế

Phòng quản lý thu lập danh sách đối tượng nộp thuế nộp chậm hoặckhông nộp quyết toán, trình lãnh đạo quyết định phạt hành chính Chuyển danhsách ghi số tiền phạt hành chính cho phòng KH-TK-KT để theo dõi thu nộp

Trang 21

II.2.4.2.6 Lập hồ sơ đối tượng nộp thuế

Phòng quản lý thu có trách nhiệm tạo lập và quản lý hồ sơ các doanhnghiệp Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cặp hồ sơ lưu trữ các tài liệu như đăng kýthuế, thông báo thuế, các hồ sơ và quyết định hoàn thuế, giảm, tạm giảm, quyếttoán thuế, các biên bản kiểm tra, quyết định xử lý kiểm tra thời gian lưu trữ hồ

sơ trong suốt quá trình tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp, huỷ sau 10 năm kể

từ khi doanh nghiệp có quyết định giải thể, phá sản

Phòng KH-KT-TK (MT) có nhiệm vụ lưu trữ các tờ khai, bảng kê, chứng

từ nộp thuế của đối tượng nộp thuế theo từng sắc thuế, kỳ thuế và theo phòngquản lý thu Thời gian lưu giữ trong vòng 5 năm

II.3 Vai trò của quản lý thu thuế ngoài quốc doanh:

Thuế thu từ khu vực KTNQD chiếm tỷ trọng không lớn trong tổn thuNSNN Công tác quản lý thu thuế KTNQD không chỉ đơn thuần phục vụ chomục tiêu thu ngân sách mà chính là thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối vớikhu vực NQD, thông qua công cụ thuế thực hiện yêu cầu quản lý toàn bộ nềnkinh tế quốc dân nói chung Quản lý thu thuế NQD có vai trò quan trọng trongviệc đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống kinh doanh và phát huy tác dụngcủa các chính sách đó công tác quản lý thu thuế NQD còn đảm bảo công bằng

xã hội và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị và thành phần kinh tế

Thông qua công tác thuế đã góp phần tích cực trong việc tạo môi trườngkinh tế, pháp lý và tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh; thực hiện chứcnăng kiểm soat, định hướng phát triển của Nhà nước đối với khu vực KTNQD;thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng và đúng hướng; thúc đẩycác cơ sở thực hiện hạch toán kinh doanh, huy động triệt để các nguồn vốn ngàycàng có hiệu quả, sử dụng nguồn lao động, thiết bị tốt hơn

Công tác thuế góp phần quan trọng phát huy mặt tốt của nền kinh tế thịtrường và hạn chế mặt trái của nó Một trong những “trục trặc” của cơ chế thịtrường là sự phân hoá thu nhập giữa người giàu và người nghèo, dễ phát sinh tệ

Trang 22

nạn tham nhũng làm tha hoá bản chất đạo đức do kinh doanh chạy theo lợinhuận bất chấp cả luật pháp Hoạt động thu thuế góp phần điều tiết thu nhậpgiữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tạo ra sự cạnhtranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.

Công tác quản lý thu thuế NQD có vai trò giáo dục ý thức và trách nhiệmcủa công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Thông qua công táctuyên truyền pháp luật thuế của ngành thuế đã làm cho mọi người biết và hiểucác quy định của Nhà nước để chấp hành đối tượng nộp thuế thuộc khu vựcKTNQD rất đa dạng và phức tạp, nhiều nơi có trình độ dân trí chưa cao, ý thứcchấp hành luật pháp của nhân dân chưa nghiêm, sự hiểu biết về pháp luật vànhận thức về trách nhiệm nghĩa vụ của công dân chưa đầy đủ, thông qua côngtác quản lý thu thuế cán bộ thuế đã truyền đạt chính sách pháp luật của đảng vàNhà nước, giới thiệu, giải thích chính sách thuế cho đối tượng nộp thuế để họhiểu và tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình Từ đó, đảm bảo thu đúng, thu đủ,thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách

III Kinh nghiệm về quản lý thu thuế ở các nước trên thế giới:

Thứ nhất, về chế độ kê khai, đăng ký và cấp mã số thuế:

Trước khi bắt đầu hoạt động, các cơ sở kinh doanh phải kê khai, đăng kýthuế và nhận một mã số thuế riêng cho đơn vị , được ghi vào máy tính Mọi hoạtđộng kinh doanh đều phải được thường xuyên bổ sung vào hồ sơ theo mã số hoácủa đơn vị, thuận tiện cho việc tra cứu và xác định căn cứ tính thuế Định kỳtheo quy định của cơ quan thuế đối tượng nộp thuế phải lập tờ khai theo mẫu vàtrực tiếp nộp thuế nào kho bạc cùng giấy nộp tiền

Thứ hai, về hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán:

Mọi đơn vị kinh doanh lớn và vừa phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độhoá đơn, số sách kế toán Ngoài việc hoá đơn ghi rõ mã số của đơn vị bán hàng,thuận tiện tra cứu khi cần thiết, nên khuyến khích các đơn vị tự in hoá đơn

Thứ ba, về chính sách:

Trang 23

Chính sách thuế phải được quy định rõ ràng, đầy đủ Từ đó, đối tượng nộpthuế có thể thực hiện tự kiểm tr, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế Cán bộthuế làm công tác kiểm tra các đơn vị nghi vấn và xử lý khi có vi phạm.

Thứ tư, về công tác kiểm tra và cưỡng chế thuế:

Khi kiểm tra, thông qua hệ thống máy tính, phát hiện khai không đúng, sửdụng hai hệ thống sổ sách, sử dụng chứng từ giả, quay vòng chứng từ phải lậpbiên bản và xử lý thích đáng đối với từng loại sai phạm kế hoạch kiểm tra,thanh tra thường xuyên có sự dự tính đến hiệu qủa giữa chi phí bỏ ra và số thuếthu về Tổ chức cưỡng chế thuế được coi là khâu cuối cùng của công tác thuthuế Trường hợp dây dưa tiền thuế bị cưỡng chế thuế qua hình thức trích tiềntrong tài khoản ngân hàng, kê biên tài sản bán đáu giá trường hợp vi phạmnặng, lập hồ sơ chuyển sang toà án hành chính

Thứ năm, về công tác tuyên truyền, giáo dục:

Tuyên truyền, giáo dục phải được tiến hành thường xuyên thông qua đăngđầy đủ các văn bản trên báo, sách và các tờ rơi tóm tắt văn bản đầy đủ Mở rộngcác trung tâm tư vấn thuế

Thứ sáu, về đội ngũ cán bộ:

Cán bộ thuế phải được tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển chặt chẽ, được đàotạo bồi dưỡng đầy đủ theo chức danh cán bộ trong ngành Tiền lương, thưởngkhá cao nhưng xử lý vi phạm cũng nghiêm minh để chống tiêu cực trong ngành

Thứ bảy, về phương tiện vật chất:

Cơ quan thuế phải được trang bị đầy đủ về phương tiện làm việc: trụ sở,phương tiện đi lại, mạng vi tính

Trang 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ

NGOÀI QUỐC DOANH Ở CỤC THUẾ HÀ NỘI

I Khái quát chung về Cục thuế Hà Nội

I.1 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục thuế Hà Nội

Cục thuế Hà nội là một trong 61 Cục thuế trong cả nước được thành lậptheo Quyết định số 314TC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ tàichính về việc thành lập Cục thuế Nhà nước Cục thuế Hà nội ngoài đặc điểm làthực hiện nguyên tắc song trùng lãnh đạo (vừa được sự lãnh đạo trực tiếp củaTổng cục thuế về nghiệp vụ cũng như về chỉ tiêu được giao thực hiện trong năm,vừa được sự lãnh đạo về nhiều mặt của UBND tỉnh, thành phố nơi Cục thuếđóng trụ sở), còn có đặc điểm riêng là đóng trên địa bàn Hà nội-thủ đô của cảnước, nơi có nhiều cơ quan trung ương đóng Do vậy, Cục thuế trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ chịu nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài

Về tổ chức bộ máy hành thu: Cục thuế Hà nội bao gồm 18 phòng (1800người), trong đó có 10 phòng quản lý thu và 8 phòng thực hiện các chức năngkhác, ngoài ra có 12 chi cục thuế quận, huyện ở khắp trên địa bàn Hà nội

Bộ phận lãnh đạo Cục bao gồm:

01 Cục trưởng: có nhiệm vụ quản lý chung, ngoài ra còn trực tiếp chỉ đạo phòngthu thuế đầu tư nước ngoài

04 Cục phó: quản lý các phòng thu theo sự phân công như sau:

01 Cục phó phụ trách các phòng thanh tra, ấn chỉ, phòng thuế trướcbạ

01 Cục phó phụ trách 5 phòng thuế xí nghiệp quốc doanh: thuếgiao thông, bưu điện, xây dựng, nông, lâm, thương nghiệp

01 Cuc phó phụ trách về nghiệp vụ chính sách và 2 phòng thu cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh

01 Cục phó phụ trách phòng đầu tư, kế hoạch, máy tính

Trang 26

Sơ đồ: Bộ máy hành thu

Phòngthu

PhòngNQD

v QDà QDquPhòngNQD

v QDà QDquPhòngnônglâm

Phòngtr

Phòng

Kế hoạch Chi cục thuếBa đình

PhòngNghiệp vụ

Chi cục thuếThanh xuân

Chi cục thuếđống đa

PhòngMáy tính

PhòngTCCB

Phòng

H nh chínhà QD

PhòngTT-XL-TT

Phòng

ấn chỉPhòng

T i và QD ụ

Chi cục thuế

Ho n kià QD ếm

Chi cục thuếTây hồChi cục thuếCầu giấy

Chi cục thuếĐông anh

Chi cục thuếGia lâm

Chi cục thuế

Từ liêm

Chi cục thuếThanh trì

Chi cục thuếSóc sơn

CỤC THUẾ H N À N ỘI

Phòng

t i chínhà QD

ngân h ngà QD

Trang 27

I.2 Tình hình thu ngân sách của Cục thuế Hà nội trong thời gian qua

Dự toán năm 2001 giao cho thành phố Hà nội thu ngân sách nội địa là11.959 tỷ đồng, trong đó nhiệm vụ ngành thuế phải thực hiện là 11.869 tỷ đồng.Tháng 6/2001, tại công văn số 5501 TC/TTC, Bộ tài chính giao dự toán phấnđấu cho thành phố Hà nội 13.832,3 tỷ, trong đó ngành thuế thực hiện 13.532,3 tỷđồng, tăng thêm 1.664 tỷ

Để triển khai nhiệm vụ thu ngân sách măm 2001 đạt kết quả tốt, ngay từđầu năm, ngành thuế Hà nội đã giao nhiệm vụ cho các phòng, các chi cục thuếtăng 5% so với chỉ tiêu pháp lệnh được giao để các đơn vị phấn đấu thu ngay từđầu năm Sau khi nhận được chỉ tiêu phấn đấu của Bộ tài chính, ngành thuế Hànội đã khẩn trương phân bổ để các đơn vị phấn đấu thực hiện Hàng quý, giaonhiệm vụ thu cho các đơn vị kèm theo chỉ tiêu thưởng thi đua; hàng tháng tạicác cuộc giao ban đã kiểm điểm lại kết quả thực hiện nhiệm vụ thu trong tháng

Vì vậy, ngay từ tháng đầu, quý đầu năm, các đơn vị trong ngành đã tổ chức thựchiện tốt nhiệm vụ hàng tháng, quý được giao, góp phần vào việc thực hiệnnhiệm vụ thu ngân sách hàng năm đạt kết quả khá

Cụ thể: kết quả thu ngân sách nội địa năm 2001 của thành phố Hà nội đãhoàn thành vượt mức 13.576 tỷ, đạt 113,52% so với nhiệm vụ pháp lệnh;98,15% so với nhiệm vụ phấn đấu; tăng 6,71% so với thực hiện năm 2000.Ngành thuế Hà nội thực hiện 13.437 tỷ, đạt 113,21% so với nhiệm vụ pháp lệnh;99,3% so với nhiệm vụ phấn đấu, tăng 5,98% so với thực hiện năm 2000 (Biểu

1 phản ánh kết quả chung thu thuế năm 2001 của Cục thuế Hà nội)

Các loại thu do ngành thuế thực hiện đều hoàn thành vượt mức dự toánthu pháp lệnh, đặc biệt thu thuế công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh

là loại thuế từ ngày thành lập ngành thuế đến nay đã hoàn thành vượt mức dựtoán được giao (tăng 105,55% so với dự toán pháp lệnh; 116,75% so với thựchiện năm 2000) Ngoài ra, thu từ DNNN Trung ương tăng 5,37% so với cùng kỳnăm trước, thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,52% so

Trang 28

với thực hiện năm 2000, thu lệ phí trước bạ tăng 27,39% so với thực hiện năm2000 Các khoản thu liên quan đến nhà và đất, ngân sách địa phương đượchưởng điều tiết 100% vượt dự toán tương đối lớn như tiền sử dụng đất (vượt55,06%), tiền thuê đất (55,74%), thuế nhà đất (13,73%), thuế chuyển quyền sửdụng đất (46,27%), tiền bán nhà (110,51%) góp phần tích cực vào ngân sáchTrung ương cũng như

Biểu 1: Kết quả chung thu thuế năm 2001 của Cục thuế Hà nội

TH

2001 so

dự toán PĐ

TH 2001

so TH 2000

Thu từ DNNN Trung ương

Thu từ DNNN địa phương

Thu từ DN có vốn ĐTNN

Thuế công thương ngiêp NQD

Thu lệ phí trước bạ

Thuế nhà đất

Thuế thu nhập cá nhân

Thu xổ số kiến thiết

Thu phí xăng dầu

Thu phí và lệ phí

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

113,52 113,21

103,01107,34105,55134,36113,73100,00103,26111,44128,03146,27155,06

98,15 99,30

95,4195,22100,52121,47113,7395,35103,25102,28115,33146,27155,06

106,71 105,98

97,71116,52116,75127,3988,87102,40103,80113,5888,00127,97136,07

Trang 29

13

14

Thu tiền bán nhà

Thu tiền thuế đất

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

210,51175,04133,52

168,41134,64133,52

181,21106,3844,72

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu năm 2001 của Cục thuế Hà nội)

ngân sách thành phố, phục vụ tốt cho nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế xãhội ở thủ đô theo Nghị quyết 15 của Bộ chính trị và Pháp lệnh về thủ đô

Đến hết tháng 11 đã có 14/22 đơn vị hoàn thành dự toán pháp lệnh, đó làcác phòng giao thông, tài chính, nông lâm, trước bạ và các chi cục thuế Ba đình,Đống đa, Tây hồ, Thanh xuân, Cầu giấy, Thanh trì, Đông anh, Sóc sơn

Kết quả cả năm tất cả 22 dơn vị thu của ngành thuế Hà nội đều hoànthành vượt mức dự toán thu pháp lệnh, nhiều đơn vị đã hoàn thành vượt mức dựtoán phấn đấu Các đơn vị hoàn thành dự toán với tỷ lệ cao nhất là: phòng trước

bạ (34,55%), chi cục thuế Cầu giấy (68,02%) Đơn vị thực hiện vượt mức chỉtiêu cao nhất là phòng tài chính ngân hàng vượt 510 tỷ, phòng giao thông vượt

472 tỷ (Biểu 2 phản ánh kết quả thu ngân sách của các phòng, các chi cục thuế)

Sở dĩ ngành thuế Hà nội có kết quả thu như trên nguyên nhân chính là dotình hình kinh tế cả nước và thành phố Hà nội đạt được nhiều kết quả khả quan,duy trì ổn định và phát triển Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, giá cả,hàng hoá xuất nhập khẩu giảm, suy thoái kinh tế thế giới nhưng kinh tế vẫn đạtđược những mục tiêu chủ yếu trong Nghị quyết của HĐND thành phố đề ra, sovới năm trước, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng

Biểu 2: Kết quả thu ngân sách các phòng, các chi cục thuế năm 2001

Đơn vi: phần trăm

Dự toán phấnđấu

So năm2000

Trang 30

Chi cục thuế Hoàn kiếm

Chi cục thuế Hai bà trưng

Chi cục thuế Đống đa

Chi cục thuế Ba đình

Chi cục thuế Tây hồ

Chi cục thuế Thanh xuân

Chi cục thuế Cầu giấy

Chi cục thuế Từ liêm

Chi cục thuế Thanh trì

Chi cục thuế Gia lâm

Chi cục thuế Đông anh

Chi cục thuế Sóc sơn

103,12114,16119,95106,75102,65113,16124,81134,55106,21112,66104,12112,97114,37117,17112,20146,68160,19143,49135,35130,84141,94154,10

101,8197,1198,4799,2492,5996,2672,59130,81101,25107,2598,26106,11107,88109,44103,70124,41124,62131,97121,7811444119,76135,47

104,87108,4398,42109,23109,5693,82122,18116,22110,23120,40107,94114,32111,26100,26110,69136,04149,58125,12123,20113,00102,75100,97

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu năm 2001 của Cục thuế Hà nội)

Trang 31

II Đặc điểm hoạt đông khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội

Từ 16 ngành nghề của 67 doanh nghiệp thành lập năm 1991, đến nay, cácdoanh nghiệp NQD đã hoạt động trên 350 ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực củanền kinh tế Các doanh nghiệp này góp phần phát triển các ngành công nghiệp,thương mại, dịch vụ của Hà nội từng bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tạo hướng phát triển các ngành nghề truyền thống

Tính đến ngày 31/2/2002, Cục thuế Hà nội đang trực tiếp quản lý 5.399doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại văn phòng cục được thành lập theo luật công

ty, luật doanh nghiệp tư nhân, trong đó tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực gia cônghàng may mặc, lắp ráp điện tử, tiểu thủ công nghệp, thủ công mỹ nghệ, thươngmại, dịch vụ, vận tải, du lịch Trong đó bao gồm 421 công ty cổ phần, 5223 công

ty TNHH, 393 hợp tác xã, 150 tổ sản xuất, 305 chi nhánh, 950 doanh nghiệp tưnhân và 375 là các loại hình khác

Đối với tình hình quản lý của các chi cục thuế: Về hộ kinh doanh cá thể

do các chi cục thuế quản lý, năm 2001, tổng số hộ quản lý thu thuế môn bài toànthành phố Hà nội là 62.814 hộ, đạt 90% so với số hộ qua điều tra thống kê; trong

đó số hộ quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN là 45.776 hộ; hộ thuộc diệnmiễn thuế TNDN và không thu thuế GTGT do thu nhập thấp là 17.038 hộ

Bảng 3: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh do các chi

Trang 32

1.03840124100100132

(Nguồn: Niên giám thống kê Hà nội).

Về các doanh nghiệp NQD, tổng số 9.724 là số doanh nghiệp NQD hiệnđang được quản lý bởi các chi cục thuế quận huyện, tình hình cụ thể của khốidoanh nghiệp này được thể hiện trong bảng 3

Với quy mô trên, hàng năm cùng với khu vực kinh tế Quốc doanh, khuvực KTNQD đã góp phần thúc đẩy sản xuất tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá,dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân và giải quyết một khối lượng lớn việclàm cho người lao động Cơ cấu sản phẩm trong nước thuộc KTNQD hàng nămluôn đạt trên 20% tổng sản phẩm xã hội Tuy vậy, các cơ sở ngoài quốc doanhchủ yếu tập trung ở nội thành chiếm 90%, số còn lại phân bổ ở các huyện ngoạithành

Có thể nói, sự xuất hiện và phát triển của các công ty, doanh nghiệp, hợptác xã, hộ cá thể trên địa bàn Hà nội đã góp phần khắc phục một số khó khăn vềhuy động vốn, giải quyết việc làm cho người lao động Hàng hoá sản xuất ra đadạng, phong phú về chủng loại, chất lượng, lưu chuyển nhanh chóng, thúc đẩysản xuất, ổn định giá cả Các nhà quản lý Nhà nước cũng đỡ mất thời gian vềmột số lĩnh vực mà kinh tế Quốc doanh không đảm nhận được Hoạt động trongkhu vức KTNQD thường hướng vào những ngành hàng tương đối dễ làm, dễtiêu thụ, lợi nhuận khá, thu hồi vốn nhanh (chế biến nông sản, thực phẩm, vậtliệu dân dụng, hàng may mặc xuất khẩu )

Trang 33

Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2001 đã thống nhất đánh giá năm

2001 toàn ngành thuế hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ thu NSNN, nhất

là khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, là năm có tốc độthu tăng cao nhất so với trước đây, tăng 12% so với năm 2000 Trên địa bàn Hànội, thu thuế khu vực KTNQD là một lĩnh vực đầy khó khăn và nóng bỏng,nhưng đến tháng 9/2001 đã thu đạt kết quả mà những năm trước đâychưa baogiừ đạt đước: đạt 77% dự toán pháp lệnh, 74% dự toán phấn đấu, tăng 18% sovới cùng kỳ năm trước Để hạn chế tình trạng thất thu đối với khu vực này, cụcthuế đã chỉ đạo các phòng, chi cục thuế tăng cường các biện pháp quản lý đốitượng, quản lý doanh thu và thực hiện các quy trình quản lý thu thuế, đẩy mạnhcông tác kiểm tra chống thất thu, kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra việc kê khainộp thuế

Tuy nhiên, KTNQD vẫn còn nhiều mặt yếu kém, hạn chế Vấn dề nổi bật

là tình trạng thiếu vốn, nguyên liệu, môi trường hoạt động, địa điểm kinh doanh,thông tin, khả năng tiếp cận thị trường, trình độ quản lý, kiến thức khoa học kỹthuật Quy mô sản xuất nhìn chung chưa lớn, trang thiết bị lạc hậu, chưa cóđiều kiện vững chắc để hoà nhập một cách thuận lợi, dễ dàng vào kinh tế thịtrường, đặc biệt là thị trường thế giới Tổ chức kinh doanh còn bị hạn chế về sứccạnh tranh Trình độ quản lý hạn chế trong phạm vi chủ gia đình hơn là trình độchủ doanh nghiệp vừa và lớn Một số doanh nghiệp hoạt động mang tính chấttiêu cực, chệch hướng, làm ăn phi pháp, lừa đảo, làm hàng giả, đầu tư ngầm,tranh thủ khe hở của các luật thuế để chiếm đoạt tiền Nhà nước Nhiều doanhnghiệp lợi dụng quy trình tự tính thuế, tự giác kê khai thuế để trốn thuế, kê khaikhông đúng kinh doanh thực tế, lập bảng kê khai khống để gian lận thuế, tìnhtrạng mua bán không xuất hoá đơn, lập hoá đơn liên 2 cao hơn liên 1 để chiếmđoạt tiền thuế, bán hoá đơn khống Tháng 9/2001, Cục thuế Hà nội đẫ đưa rakiểm tra 17.000 lượt hộ, đã xử lý vi phạm chế độ sổ sách kế toán đối với 795 hộ,truy thu và phạt 675 triệu đồng Tình trạng thất thu thuế còn nhiều cả về đốitượng nộp thuế và doanh thu tính thuế

Trang 34

Mặc dù đã có nhiều cố gắng thể hiện ở những kết quả khả quan nhưngkhu vực KTNQD nói chung và trên địa bàn Hà nội nói riêng vẫn cần phải đượcquan tâm nhiều hơn nữa Sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng của khuvực KTNQD khiến công tác quản lý thu thuế NQD khá phức tạp và gặp nhiềukhó khăn (mỗi cán bộ quản lý 35-40 doanh nghiệp), đòi hỏi ngành thuế Hà nộiphải vươn lên và củng cố về mọi mặt.

III Thực trạng công tác quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

ở Cục thuế Hà Nội

III.1 Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh trong thời gian qua

Một cách tổng quát, sự phát triển về quy mô và số lượng các cơ sởKTNQD trong thời gian qua đã đóng góp không nhỏ vào tổng thu NSNN trênđịa bàn Hà nội Bảng 4 thể hiện tỷ trọng thu của khu vực NQD so với tổng thucác năm trên địa bàn

Trang 35

Bảng 4: Tỷ trọng thu ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội.

Đơn vị: triệu Việt nam đồng

(Nguồn: Niên giám thống kê Hà nội 2001).

Sở dĩ số thu năm 1999, 2000 giảm xuống là do sự thay đổi căn bản về cơchế chính sách thu (kinh doanh hàng xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuếGTGT 0%, thuế suất thuế TNDN 32% giảm so với thuế lợi tức trước đây đối vớihàng ăn uống, dịch vụ, thương nghiệp) Đây là thời kỳ hoạt động sản xuất gặpnhiều khó khăn, sức mua giảm nên ảnh hưởng tới kết quả thu ngân sách Năm

1999, số thu thuế từ khu vực này là 463.012 tỷ, đạt 77,17% dự toán năm, đạt88,32% so với năm 1998 Đồng thời, sự bất mãn từ phía các đối tượng nộp thuếGTGT đối với những sản phẩm trước đây chịu thuế doanh thu ở mức 0,5%, 1%,2% nay lên 10% trên giá chưa có thuế, mặc dù khấu trừ thuế đầu vào nhưng thuếGTGT vẫn cao hơn thuế doanh thu phải nộp trước kia rất nhiều

Trang 36

Bảng 5: Tốc độ thu đối với khu vực ngoài quốc doanh theo sắc thuế.

102,3593,38

107,65116,56Thuế TTĐB

TĐ: CTN-NQD

99,43107,73

95,12107,73

99,76101,89Thuế TNDN

TĐ: CTN-NQD

109,79121,1

93,41108,22

106,76118,27Thuế môn bài

TĐ: CTN-NQD

111,65112,29

105,66105,63

108,64109,47Thu khác

TĐ: Khu vực

CTN-NQD

409,76118,79

135,85118,79

271,49119,49

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu năm 2001).

Đến năm 2000, ngay từ đầu năm, Cục thuế Hà nội đã chỉ đạo các chi cụcthuế và hai phòng quản lý NQD tăng cường các biện pháp quản lý đối tượng nộpthuế nhằm hạn chế tối đa tình trạng thất thu Tuy nhiên, đến hết năm 2000, sốthuế thu chỉ đạt 460 tỷ, tăng 84% dự toán và 100% so cùng kỳ Nguyên nhânchủ yếu của việc không đạt được dự toán thu năm 2000 về mặt khách quan là do

dự toán thu năm 2000 cấp trên giao cho Hà nội cao (tăng 23% so với thực hiệnnăm 1999), ngoài ra do tính tự giác của doanh nghiệp không cao, trốn lậu thuếnhiều, chấp hành chế độ sổ sách hoá đơn chưa nghiêm, để tránh sự kiểm soátcủa cơ quan thuế nên nhiều doanh nghiệp thường thay đổi địa chỉ kinh doanh,văn phòng, tình trạng sát nhập vào công ty, doanh nghiệp tư nhân của các hộkinh doanh cá thể để trốn thuế Về mặt chủ quan xuất phát từ bộ máy quản lý,

Trang 37

do các doanh nghiệp được quản lý tập trung và cơ sở lại phát triển nhanh, nhiều,lực lượng cán bộ thuế quá mỏng, địa bàn rộng, phân tán nên quản lý khó; sựphối hợp giữa quận huyện với cơ quan thuế còn hạn chế.

Do tình hình trên, để thực hiện thu ngân sách từ khu vực KTNQD đạt kếtquả tốt, năm 2001, Cục thuế Hà nội đã chỉ đạo thu quyết liệt ngay từ đầu năm,giao nhiệm vụ thu cho các đơn vị tăng 5% so với nhiệm vụ pháp lệnh Bộ tàichính giao Từ cuối năm 2000, Cục thuế đã chỉ đạo các chi cục thuế và haiphòng quản lý thu NQD tiến hành kiểm tra, rà soát lại đối tượng nộp thuế, doanhthu tính thuế để thực hiện ấn định, lập sổ bộ thuế, tăng cường kiểm tra chốngthất thu ngân sách, kiểm tra quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp thu theophương pháp khấu trừ Đứng trước đối tượng nộp thuế quá lớn, Cục thuế đã chủđộng báo cáo Tổng cục thuế phương án phân cấp cho các chi cục thuế quản lý,trong năm đã thực hiện chuyển gần 3000 đối tượng là các doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ, ăn uống, nhà nghỉ, các hợp tác xã, tổ sản xuất cho các chi cụcthuế; công tác kế toán hộ kinh doanh được đẩy mạnh; thực hiện chỉ thị số15/2001/CT-TTG (11/6/2001) của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành thố đãchỉ đạo thành lập các Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách ở tất cả các quận,huyện do cơ quan thuế làm thường trực, do đó công tác chống thất thu ngân sách

đã được tăng cường, các khoản thuế tồn đọng được phân loại và đôn đóc ráo riếtnộp vào NSNN Năm 2001, thu ngân sách từ khu vực này đạt 527 tỷ đồng, đạt105,55% dự toán pháp lệnh; 100,52% dự toán phấn đấu; tăng 16,75% so vớithực hiện năm 2000 Kết quả cụ thể về tốc độ thu các loại thuế đối với khu vựccông thương nghiệp - ngoài quốc doanh (CTN-NQD) trong 2001 được thể hiệntrong bảng 4

Để tăng cường kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinhdoanh công thương nghiệp chống thất thu thuế, từ năm 1996, Cục thuế Hà nội

đã trình UBND thành phố Hà nội ban hành quyết định 551 giao chỉ tiêu về số hộcho từng quận huyện phải đưa vào diện mở sổ sách kế toán Việc chỉ đạo đẩymạnh triển khai chế độ kế toán hộ kinh doanh đã đưa trên cả nước là 100.000 hộ

Trang 38

kinh doanh lớn vào thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, trong đó hơn

4000 hộ chuyển sang thu thuế theo phương pháp kê khai, khoảng 2000 hộ đãđăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Phần lớn các hộ thực hiện

kế toán hoá đơn đều có doanh thu và số thuế mới cao hơn mức cơ quan thuế ấnđịnh trước đây Bảng 6 là kết quả triển khai kế toán hộ kinh doanh trên địa bàn

Hà nội năm 2001

Như vậy, thực hiện quy trình quản lý mới, thực hiện chế độ sổ sách kếtoán và hoá đơn chứng từ nghiêm chỉnh, đội ngũ cán bộ thuế quản lý doanhnghiệp đủ trình độ hướng dẫn, kiểm tra quản lý các đối tượng nộp thuế, nhìnchung, các doanh nghiệp NQD đã chấp hành tương đối đầy đủ các luật thuế mới,hàng tháng có trên 95% só doanh nghiệp nộp tờ khai thuế theo quy định, tăng từ10-15% so với thuế doanh thu trước đây Nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt chế

độ hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán, kê khai rất đúng với hoạt động thực tế.Công tác đôn đốc thu nộp có nhiều tiến bộ, đa số doanh nghiệp đã chấp hành tốtviệc nộp thuế đúng hạn theo thông báo thuế, hạn chế tình trạng nợ đọng thuếtriền miên như trước đây Đặc biệt, năm 1999, tình trạng nợ đọng thuế của khuvực NQD là 19.959 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 1998 Tuy vậy, đến hết tháng12/2001, số thuế nợ đọng khu vưc NQD là trên 40 tỷ đồng (tương đương 1 thángthuế) Nhiều doanh nghiệp có số thuế nợ đọng lớn là: Công ty chế biến nông sảnSóc sơn nợ 2,3 tỷ, Công ty XNK Bắc Sơn nợ 14 tỷ Số thuế thu được từ cácdoanh nghiệp NQN do hai phòng quản lý đến tháng 11/2001 lần lượt là: 104.173triệu đồng và 114.166 triệu đồng là cố gắng rất lớn, cả 12 chi cục thuế quậnhuyện đều hoàn thành dự toán pháp lệnh, nhiều chi cục thuế vượt chỉ tiêu dựtoán phấn đấu: Thanh xuân (117%), Cầu giấy (110,7%), Đông anh (108,7%)

Tóm lại, ngành thuế Hà nội đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong côngtác thu và quản lý thu thuế đôi với khu vực KTNQD Tuy vậy, tình trạng thất thu

ở khu vực này vẫn còn nhiều, việc kiểm soát quản lý của cơ quan thuế gặp nhiềukhó khăn do nhiều nguyên nhân, cơ chế mua bán, thanh toán bằng tiền mặt,ngân phiếu không qua tài khoản ngân hàng phổ biến, biên chế cán bộ mỏng dẫn

Trang 39

tới số thu từ khu vực này còn hạn chế, chưa tương xứng với quy mô và tốc độphát triển Trong năm 2000, bình quân một doanh nghiệp nộp các loại thuế choNSNN như sau: doanh nghiệp Nhà nước Trung ương với 11,7 tỷ, doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài là 3,7 tỷ, doanh nghiệp Nhà nước địa phương là 1,6 tỷ,thấp nhất là doanh nghiệp NQD đạt 376,6 triệu đồng

III.2 Về tổ chức bộ máy quản lý thu

Thực hiện các luật thuế mới, Bộ tài chính đã có Thông tư số 110 hướngdẫn các cục thuế phải cải tiến, kiện toàn bộ máy tổ chức phù hợp với các luậtthuế mới Theo Thông tư này, từ năm 1999, Cục thuế các tỉnh, thành phố sẽ trực

Bảng 6: Kết quả triển khai kế toán hộ kinh doanh

Số hộtriểnkhaikếtoánhộ(đến12/2001)

năm 2001

Hộkhấutrừ

HộnộptrựctiếptrênGTGT

Hộkêkhai

Hộấnđịnh

Lượthộkiểmtra

Lượ

t hộxửlý

Truythuthuế vàphạt

32

17.108

2

5.178

32.805

2.066

1.257.100Hoàn

kiếm

4.92

0

6.234

7

1.512

9.644

4Hai

1

1.390

6.425

Trang 40

3.659

7Tây

(Nguồn: Báo cáo công tác kế toán hộ kinh doanh năm 2001).

tiếp quản lý các doanh nghiệp NQD mà các chi cục thuế quận huyện đang quản

lý như: công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ sản xuất thựchiện chế độ sổ sách kế toán thu thuế theo phương pháp khấu trừ Việc chuyểncác doanh nghiệp NQD lên Cục thuế quản lý là đáp ứng yêu cầu của cải cáchthuế bước II với mục tiêu thực hiện hiện đại hoá (máy tính hoá) trong quản lýthuế từ đăng ký, kê khai nộp thuế, tính thuế, ra thông báo thuế, theo dõi nộp thuếđến chỉ định thanh tra, kiểm tra Mặt khác, phù hợp với thực tiễn đối tượng nộp

Ngày đăng: 28/03/2013, 11:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đối với tình hình quản lý của các chi cục thuế: Về hộ kinh doanh cá thể do các chi cục thuế quản lý, năm 2001, tổng số hộ quản lý thu thuế môn bài toàn  thành phố Hà nội là 62.814 hộ, đạt 90% so với số hộ qua điều tra thống kê; trong  đó số hộ quản lý thu - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
i với tình hình quản lý của các chi cục thuế: Về hộ kinh doanh cá thể do các chi cục thuế quản lý, năm 2001, tổng số hộ quản lý thu thuế môn bài toàn thành phố Hà nội là 62.814 hộ, đạt 90% so với số hộ qua điều tra thống kê; trong đó số hộ quản lý thu (Trang 32)
Bảng 3: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh do các chi  cục thuế quản lý (tính đến 2/2002). - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
Bảng 3 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh do các chi cục thuế quản lý (tính đến 2/2002) (Trang 32)
Bảng 4: Tỷ trọng thu ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội. - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
Bảng 4 Tỷ trọng thu ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội (Trang 36)
Bảng 4: Tỷ trọng thu ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội. - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
Bảng 4 Tỷ trọng thu ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội (Trang 36)
Bảng 5: Tốc độ thu đối với khu vực ngoài quốc doanh theo sắc thuế. - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
Bảng 5 Tốc độ thu đối với khu vực ngoài quốc doanh theo sắc thuế (Trang 37)
Bảng 5: Tốc độ thu đối với khu vực ngoài quốc doanh theo sắc thuế. - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
Bảng 5 Tốc độ thu đối với khu vực ngoài quốc doanh theo sắc thuế (Trang 37)
Bảng 6: Kết quả triển khai kế toán hộ kinh doanh - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
Bảng 6 Kết quả triển khai kế toán hộ kinh doanh (Trang 40)
Bảng 7: Số thu khu vực KTNQD do văn phòng Cục thuế Hà nội quản lý - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
Bảng 7 Số thu khu vực KTNQD do văn phòng Cục thuế Hà nội quản lý (Trang 43)
Bảng 7: Số thu khu vực KTNQD do văn phòng Cục thuế Hà nội quản lý - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
Bảng 7 Số thu khu vực KTNQD do văn phòng Cục thuế Hà nội quản lý (Trang 43)
Biểu 11: Tình hình hoàn thuế của các doanh nghiệp NQD do Cục thuế quản lý - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội
i ểu 11: Tình hình hoàn thuế của các doanh nghiệp NQD do Cục thuế quản lý (Trang 57)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w