thuế Hà Nội
II.1. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới:
Để thực hiện các luật thuế và quy trình quản lý thu thuế mới có hiệu quả, hoàn thành chỉ tiêu dự toán thu ngân sách năm 2002 được giao tăng cao so với thực hiện năm 2001, ngành thuế Hà nội tiếp tục phối hợp với các Sở, Ban, ngành thực hiện các nội dung sau:
1. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng để đẩy mạnh hơn nữa việc thường xuyên tuyên truyền các luật thuế mới.
2. Rà soát toàn bộ các đối tượng đã được cấp mã số thuế nhưng chưa gửi tờ khai thuế theo quy định để nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghêm túc.
3. Giải quyết kịp thời việc hoàn thuế theo đúng quy định của luật thuế, đồng thời đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế theo thông báo thuế.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ và hạch toán kế toán, kê khai nộp thuế có nghi vấn để kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường vi phạm. Tiếp tục theo dõi và nắm diễn biến trong quá trình thực hiện các luật thuế để kịp thời phát hiện vướng mắc phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý. Đồng thời tập trung chỉ đạo giúp doanh nghiệp sắp xếp lại sản xuất, xây dựng phương án kinh doanh, xử lý giá đầu vào, đầu ra hợp lý để thực hiện nghiêm ngặt luật thuế.
5. Phối hợp với cơ quan Kho bạc để tổ chức việc thu thuế trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đảm bảo các thủ tục nộp thuế được kịp thời, nhanh chóng cho đối tượng nộp thuế. Tiến hành việc nối mạng thông tin giữa cơ quan Kho bạc với Cục thuế để thường xuyên đối chiếu kịp thời số thuế đã nộp.
6. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ thuế và trang bị thêm phương tiện kỹ thuật để hoàn thành được nhiệm vụ Nhà nước giao.
7. Tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp để nắm vững những khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.
8. Ban chỉ đạo thực hiện các luật thuế mới Thành phố và các quận huyện đẩy mạnh hoạt động, theo dõi chỉ đạo các ngành thuế, tài chính, hải quan, quản lý thị trường và các ngành liên quan khác trong việc thực hiện các luật thuế, quản lý thu thuế, quản lý thị trường, giá cả. xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thuế, về thị trường, giá cả. Phát hiện, tổng hợp những khó khăn vướng mắc của các cơ sở kinh doanh và đề xuất các biện pháp xử lý. Duy trì thường xuyên chế độ báo cáo theo định kỳ.
II.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh.
II.2.1. Tiếp tục tăng cường, củng cố các phòng thu thuộc văn phòng Cục thuế và các đội thuế phường xã.
Việc tăng cường củng cố các phòng thu và các đội thuế có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tập trung lực lượng quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế trên từng địa bàn, thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo chống thất thu có hiệu quả về số cơ sở kinh doanh, về doanh thu, về nợ đọng dây dưa, phát huy tác dụng của công tác thuế góp phần củng cố chính quyền địa phương.
Hai phòng quản lý thu các doanh nghiệp NQD thuộc Cục thuế Hà nội, với biên chế mỗi phòng mỏng, quản lý thu số doanh nghiệp nhiều gấp 5-6 lần so với đầu mối quản lý của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, địa bàn quản lý của mỗi phòng lại phân tán tại các quận huyện nên không có điều kiện để quản lý sâu xát. cần thiết tăng thêm biên chế các phòng, mỗi phòng chỉ theo dõi từ 1.200 đến 1.400 doanh nghiệp, bố trí cán bộ thuế theo những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người, tăng cường đưa tin học vào công tác quản lý sẽ nâng cao hiệu quả quản lý để quản lý tốt hơn hiện nay.
Tại 12 quận huyện đang trực tiếp quản lý trên 12.614 hộ kinh doanh, ngoài 5.131 doanh nghiệp NQD đến nay các chi cục thuế còn được phân cấp thêm 4.570 doanh nghiệp từ Cục thuế Hà nội, do vây, việc củng cố, kiện toàn Đội thuế phường, xã, phát huy hiệu quả hoạt động cảu mô hình này có ý nghĩa lớn nhằm quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế trên địa bàn, chống thất thu về hộ và mức thuế có hiệu quả. Mỗi phường, xã có một đội thuế đảm bảo tinh gọn, gắn liền với chính quyền cơ sở để quản lý sâu sát các đối tượng. Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng tư vấn thuế trong công tác nắm hộ, nắm doanh thu và đôn đốc thu nộp thuế. Các đội thuế cần làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền cơ sở trong công tác chỉ đạo thuếếp tục bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thuế và đội trưởng thường xuyên tập huấn về chính sách có tổ chức kiểm tra, thi sát hạch để giúp cán bộ tự quan tâm nắm vững chính sách thuế, tổ chức thi chọn đội trưởng quản lý giỏi và thực hiện chuyển vùng đối
với những cán bộ quản lý để hạn chế tình trạng nể nang tình cảm đối với hộ kinh doanh. Ngoài ra, việc xác định mức doanh thu khoán đối với hộ kinh doanh cá thể có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chống thất thu thuế. Yêu cầu của việc xác định doanh thu khoán là phải sát với thực tế kinh doanh, phải đảm bảo công bằng giữa các hộ kinh doanh cùng ngành hàng, hạn chế đến mức tối đa tình trạng thất thu thuế do mức doanh thu khoán quá thấp. Đồng thời, đảm bảo cân đối về mức doanh thu giữa các hộ kinh doanh trong chợ với các hộ kinh doanh ngoài đươngf phố, tránh tình trạng do định mức doanh thu trong các chợ cao hơn ngoài đường phố mà các hộ đã bỏ chợ để ra ngoài kinh doanh. Muốn vậy, các đội thuế phường, xã phải phối hợp với các Hội đồng tư vấn thuế, Ban quản lý chợ, công an, tổ chức các hộ kinh doanh nhỏ vào từng tổ kinh doanh theo địa bàn đường phố, theo ngành nghề, dãy chợ, thuận tiện cho việc sinh hoạt nghe phổ biến các chính sách, chế độ thuế, về quản lý kinh tế tài chính trật tự an ninh...Tiến hành điều tra, sắp xếp các hộ kinh doanh có quy mô tương đối giống nhau vào thành các nhóm, trong mỗi nhóm chọn một số hộ điển hình, bám sát điều tra trực tiếp trong một số ngày đông khách, vắng khách, bình thường để có căn cứ dự kiến doanh thu bình quân cả tháng, từ đó, xem xét, bàn bạc một cách dân chủ để xác định mức thuế khoán cho từng nhóm hoặc từng hộ cụ thể ngày càng bám sát với thực tế.
Cán bộ quản lý thu thuế và đội thuế phường xã phải theo dõi chặt chẽ ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh, đây là cơ sở ban đầu để cán bộ thuế có cái nhìn tổng thể về đối tường quản lý. Đồng thời, hàng tháng, căn cứ vào thông báo thuế đã phát hành cho các đối tượng nộp thuế để tiến hành việc đôn đốc các cơ sở kinh doanh trực tiếp nộp đủ số tiền thuế đã ghi trên thông báo vào Kho bạc, theo dõi số thuế chưa nộp để tiếp tục đôn đốc các cơ sở kinh doanh nộp đủ và kịp thời trong tháng. Hết tháng phải thông báo UBND phường xã và Hội đồng tư vấn thuế về kết quả thu và số thuế tồn đọng, để xuất hiện các biện pháp giải quyết nợ đọng thuế.
Trong thời gian qua, quy trình quản lý tách ba bộ phận (bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế, đôn đốc thu nộp thuế và các khoản thu nộp khác do cơ quan thuế phụ trách; bộ phận tính thuế, lập sổ thuế, trình lãnh đạo cơ quan duyệt các mức doanh thu, mức thuế, phát hành thông báo thuế, theo dõi thu nộp thuế; bộ phận kiểm tra, thanh tra theo dõi việc thực hiện các quy trình công tác của các bộ phận quản lý, bộ phận kế toán, tiến hành xử lý các vi phạm chính sách thuế, chế độ thuế) đã được thực hiện và phát huy tác dụng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc và tồn tại. Việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế theo ba bộ phận phải đi vào thực chất nhằm tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng xã hội trong việc thực hiện các luật thuế. Phát huy tính độc lập trong chuyên môn hoá để nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong quản lý, thu nộp thuế, có sự hỗ trợ tích cực giữa các bộ phận, khắc phục những nhược điểm, sơ hở trong từng bộ phận công tác, đảm bảo tổ chức quản lý thu thuế thống nhất trong cả nước, từng bước cải tiến các nghiệp vụ hành thu theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ và hiện đại.
Bộ phận quản lý: cần phối hợp với chính quyền phường xã và hội đồng tư vấn thuế và các ngành có liên quan điều tra, năm chắc các hộ, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, tiến hành phân loại cơ sở theo quy mô, tính chất, ngành nghề để áp dụng biện pháp quản lý thích hợp. Cụ thể phải nắm các hộ đang sản xuất kinh doanh (có đăng ký thuế, không có đăng ký thuế, đã nộp thuế, chưa nộp thuế...), các hộ mới ra hoạt động, bỏ kinh doanh, xin nghỉ kinh doanh, giải thể, sát nhập, phân tán, di chuyển địa điểm..., phải hướng dẫn, giải thích cho các cơ sở thực hiện đăng ký nộp thuế, hướng dẫn làm tờ khai nộp thuế và thu hồi tờ khai (đối với các cơ sở nộp thuế theo kê khai). Lập hồ sơ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn để theo dõi quản lý. Tiếp nhận đơn xin nghỉ sản xuất kinh doanh, xin giải thể, xin sát nhập, chuyển địa điểm, kiểm tra nội dung đơn và theo dõi tình hình nghỉ, giải thể, sát nhập, phân tán, di chuyển để xử lý trường hợp vi phạm. Lập
danh sách những cơ sở xin nghỉ, giải thể để trình lãnh đạo giải quyết những vấn đề tồn tại cần thiết đúng quy trình của Nhà nước.
Đối với các hộ nộp thuế theo chế độ khoán doanh thu thì vấn đề quan trọng là thường xuyên bám sát điều tra tình hình hoạt động của các hộ điển hình để có sự đánh giái đúng tình hình tăng, giảm doanh thu so với mức khoán và so với thực tiến kinh doanh của thời gian trước. Từ đó đưa ra lấy ý kiến của tổ kinh doanh và dự kiến điều chỉnh doanh thu, mức thuế đối với hộ kinh doanh điển hình, đại diện từng nhóm kinh doanh. Thực hiện việc điều chỉnh doanh thu thưpờng xuyên và đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục thuế, chi cục thuế đối với những hộ hoạt động trong những ngành nghề, mặt hàng phát triển. Sau khi bộ phận kế toán tính thuế, lập sổ thuế trình lãnh đạo duyệt và viết thông báo, bộ phận quản lý có nhiệm vụ nhận thông báo thuế nhuyển đến tận tay từng đối tượng nộp thuế và yêu cầu đối tượng ký nhận thông báo. Phối hợp với UBND phường xã, tổ trưởng dân phố, thôn, xóm, ban quản lý chợ chọn địa điểm bố trí thu, thông báo cho hộ kinh doanh trực tiếp mang tiền đến nộp, vận động hộ kinh doanh nộp tiền thuế đúng lịch và địa điểm thu. Bố trí cán bộ phụ trách từng công việc: viết biên lai, thu tiền thuế, chấm sổ thuế, tổ chưc theo dõi thu nộp thuế, chấm sổ thuế kịp thời, chính xác. Tiến hành thanh toán biên lai, nộp thuế theo đúng lịch tại cơ quan Kho bạc. Lập danh sách những hộ nợ đọng thuế, số tiền thuế đọng, phối hợp với bộ phận kiểm tra, xử lý theo quy định của luật thuế.
Đối với các đối tượng nộp thuế theo chế độ kê khai: phải hướng dẫn cơ sở thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, sổ sách kế toán, lập tờ khai doanh thu, tờ khai thuế GTGT và tờ khai thu nhập chịu thuế theo mẫu quy định, cán bộ quản lý nhận tờ khai, kiểm tra các chỉ tiêu kê khai, đối chiếu với thực tế kinh doanh qua công tác quản lý thường xuyên, ký xác nhận và tờ khai. Để phát hiện kịp thời những gian dối trong kê khai, bộ phận quản lý cần thực hiện những công việc sau: thu thập các chứng từ, sổ sách kế toán để chuẩn bị công tác kiểm tra, so sánh đối chiếu, cụ thể là các boá cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kỳ báo cáo và các kỳ trước, các hợp đồng ký kết với khách hàng về cung cấp sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ, các hoá đơn bán hàng, các chứng từ vận chuyển liên quan, các bảng thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng bán hàng, cung cấp theo vụ, dịch vụ các chứng từ thanh toán các hợp đồng, khế ước tín dụng, các sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết tiêu thụ, sổ chi tiết về thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, các sổ kế toán và sổ tài khoản. Tiến hành kiểm tra, so sánh, đối chiếu quá trình phát sinh doanh thu, kiểm tra căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ qua hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, các chứng từ vân chuyển, cân đối lại hàng tồn kho, số hàng thực tế đã nhập, tính toán lại giá trị hàng mua vào thực tế, kiểm tra độ chính xác, tính trung thực, kịp thời của các giấy tờ trên. Sau khi bộ phận kế toán tính thuế và ra thông báo thuế, bộ phận quản lý chuyển thông báo tới tận tay cơ sở, có ký nhận của cơ sở, đôn đốc các đối tượng nộp thuế nộp thuế đúng vào Kho bạc. Thống kê các cơ sở kinh doanh đã nộp thuế từng ngày, những cơ sở chưa nộp thuế để đề nghị bộ phận kế toán ra thông báo thuế lần 2 và xử lý phạt chậm.
Bộ phận kế toán nghiệp vụ: cần củng cố và kiện toàn để nâng cao chất lượng đáp ứng kịp thời thông tin phục vụ công tác chỉ đạo của lãnh đạo, đồng thời phát huy vai trò tham mưu. Sau khi tiếp nhận tờ khai nộp thuế của các cơ sở kinh doanh, thông qua các thông tin về doanh nghiệp, so sánh doanh thu của các cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô tiế hành tính thuế trên máy tính và kiểm tra độ chính xác của tờ khai thuế để ra thông báo thuế. Cán bộ thuộc bộ phận này phải nắm chắc về pháp lệnh kế toán thống kê, nghiệp vụ, chính sách thuế và sử dụng máy vi tính thành thạo để có thể xử lý các thông tin một cáh chính xác, phát hiện những gian dối trong tự khai, tự tính thuế của doanh nghiệp.
Bộ phận kiểm tra: cần được bổ sung cả về chất lượng và số lượng để thực hiện tốt công tác kiểm tra. Tăng cường kiểm tra, thanh tra các đối tượng nộp thuế, phát hiện các cơ sở trốn lậu thuế, thực hiện các thủ tục cưỡng chế thuế. Tăng cường công tác thanh tra nội bộ về việc chấp hành các quy định của luật
thuế, thực hiện quy trìng quản lý thuế và 10 điều kỷ luật của cán bộ thuế nhằm kịp thời trấn chỉnh đội ngũ cán bộ thuế.
Ba bộ phận trên có những nhiệm vụ độc lập nhưng đồng thời lại có các môi quan hệ mật thiết với nhau, thường xuyên cung cấp thông tin cho nhau, cùng bàn bạc giải quyết những vướng mắc phát sinh. Kết quả công việc của bộ phận này là căn cứ, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận khác, cùng hỗ trợ đảm bảo các quy trình quản lý được thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh, khép kín.
II.2.3. Tiếp tục đưa việc thực hiện chế độ sổ sách, hoá đơn, chế độ kế toán vào nề nếp
Có thể nói việc thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công các luật thuế mới và quy trình thực