phân tích quy trình thanh toán tín dụng chứng từ và thực trạng sử dụng phương thức này tại các ngân hàng thương mại vn

31 893 1
phân tích quy trình thanh toán tín dụng chứng từ và thực trạng sử dụng phương thức này tại các ngân hàng thương mại vn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG &  Phân tích quy trình thanh toán tín dụng chứng từ Thực trạng sử dụng phương thức này tại các NHTM VN      GVHD :  SVTH : NGUYỄN THỊ KIM NGÂN 03012408 NGUYỄN THÁI BÌNH 030124080073 ĐẶNG QUANG ĐẠI 030124080167 NGUYỄN KIM QUANG 03012408 MỤC LỤC Mục lục 1 I. Giới thiệu về tín dụng chứng từ 2 1. Khái niệm 2 2. Các bên tham gia 3 II. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 4 Bước 1 4 Bước 2 4 Bước 3 5 Bước 4 7 Bước 5 7 Bước 6 7 Bước 7 7 Bước 8 8 Bước 9 8 Bước 10 8 Bước 11 8 III. Thực trạng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM VN 9 Phụ lục 11 Tài liệu tham khảo 2 I. Giới thiệu về tín dụng chứng từ Trong các phương thức thanh toán trước, các ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán mà không có cam kết chắc chắn và không hủy ngang về việc thu tiền cho nhà xuất khẩu, và khi đó, quyền lợi của nhà xuất khẩu không được đảm bảo. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, nhà xuất khẩu phải sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nội dung phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP - Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) do Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC - International Commercial of Chamber) ban hành. Và văn bản mới nhất do ICC ban hành là UCP 600 có giá trị hiệu lực từ ngày 25/10/2006. UCP là một văn bản pháp lý quốc tế không mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng, tuy nhiên nó đã được các giới kinh doanh thương mại và các ngân hàng ở các nước áp dụng. Trong phương thức, các ngân hàng vừa là người trung gian vừa là người đại diện nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, từ đó đảm bảo rằng nhà xuất khẩu chắc chắn sẽ thu được tiền, còn nhà nhập khẩu sẽ nhận được hàng hóa theo đúng với những quy định đã thỏa thuận. Với những ưu điểm này, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức thanh toán tốt nhất cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. 1. Khái niệm Theo điều 2 UCP 600, “Tín dụng chứng từ (Documentary Credits) là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Điều này được hiểu như sau: phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ phát hành một bức thư gọi là thư tín dụng (L/C) cam kết hoặc cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất trình những chứng từ theo quy định của L/C chứng minh người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ trong 1 khoảng thời gian nhất định được quy định trong L/C. Mặc khác, với khái niệm trên còn cho thấy thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lý quan trọng nhất trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. Trong khi đó, chứng từ là các văn bản giấy tờ ghi lại nội dung của một sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ phát sinh. Vì vậy, tín dụng chứng từ được hiểu là khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, nếu trong tài khoản của nhà nhập khẩu tại ngân hàng phát hành nhỏ hơn số 3 tiền thanh toán (nhỏ hơn giá trị của L/C) thì ngân hàng sẽ cho khách hàng (nhà xuất khẩu) vay với số tiền bằng số tiền còn thiếu. Khi này, ngân hàng sẽ dùng L/C làm vật thế chấp khoản tiền cho vay.  !"#!$%&'()*+ thư tín dụng (L/C) mặc dù được thành lập trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa nhà nhập khẩu (người mua) và nhà xuất khẩu (người bán) nhưng ngay sau khi nó được mở theo yêu cầu của khách hàng (nhà nhập khẩu) thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. &,! /-)01$%& chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán cho người thụ hưởng, và là căn cứ duy nhất để nhà nhập khẩu trả tiền hay từ chối trả tiền cho ngân hàng. Lúc này, các ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hàng hóa thật sự. Do đó, các chứng từ giữ vai trò rất quan trọng , là căn cứ để chứng minh về giá trị hàng hóa mà người bán đã giao cho người mua, là cơ sở để ngân hàng chấp nhận và thanh toán tiền hàng cho người bán, và cũng là căn cứ để người bán đòi tiền thanh toán từ ngân hàng . 234'* 5#!$%& trong quan hệ giữa người yêu cầu mở L/C với ngân hàng phát hành và quan hệ giữa ngân hàng phát hành với nhà xuất khẩu. Thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng phát hành về việc yêu cầu mở L/C được coi là một hợp đồng kinh tế dịch vụ. Và nhà nhập khẩu phải làm đơn yêu cầu mở L/C, đồng thời phải trả một khoản phí cho việc mở L/C và ký quỹ một số tiền nhất định tùy theo quy định của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng phát hành căn cứ để mở L/C cho nhà xuất khẩu và chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do nhà xuất khẩu trình. Nếu chứng từ phù hợp với điều kiện của L/C thì ngân hàng sẽ nhận chứng từ và thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, sau đó ngân hàng sẽ thu lại tiền của nhà nhập khẩu và giao chứng từ cho nhà nhập khẩu đi lấy hàng. 2. Các bên tham gia Có 4 bên tham gia vào quá trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, gồm: • Người yêu cầu mở L/C (The Applicant): thường là người mua, nhà nhập khẩu. • Người thụ hưởng L/C (The Beneficiary): là người bán hay là nhà xuất khẩu. • Ngân hàng phát hành L/C (The Issuing Bank): là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, ở bên nước nhà nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại (hợp đồng mua bán). • Ngân hàng thông báo L/C (The Advising Bank): là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, thông báo cho nhà xuất khẩu biết L/C đã mở. Ngân hàng này thường ở nước nhà xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành L/C. Ngoài ra, còn các ngân hàng khác có thể tham gia: 4 • Ngân hàng xác nhận (The Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình cùng ngân hàng phát hành, sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu khi ngân hàng phát hành không đủ khả năng thanh toán. Là ngân hàng có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. • Ngân hàng được chỉ định (The Nominated Bank): là ngân hàng được chỉ định trong L/C, cho phép ngân hàng đó thực hiện việc thanh toán, được chiết khấu, hoặc chấp nhận bộ chứng từ của người thụ hưởng phù hợp với qui định của L/C. Gồm:  Ngân hàng được chỉ định thanh toán (Paying Bank ).  Ngân hàng được chỉ định chiết khấu (Negotiating Bank).  Ngân hàng được chỉ định chấp nhận (Accepting Bank). • Ngân hàng bồi hoàn (The Reimbursing Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm thực hiện thanh toán gía trị L/C cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Thông thường, ngân hàng này chỉ tham gia giao dịch trong trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau. II. Quy trình thanh toán TD chứng từ 6078: hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký hợp đồng thương mại. Trong quá trình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu sẽ ký hợp đồng thương mại với nhau. Và nếu nhà xuất khẩu yêu cầu được thanh toán tiền hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ thì trong hợp đồng thương mại bắt buộc phải có điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Đồng thời, khi này mỗi bên xuất khẩu và nhập khẩu sẽ tự lựa chọn ngân hàng để giúp họ thực hiện các giao dịch có liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Trong đó, ngân hàng do nhà nhập khẩu chọn sẽ là ngân hàng phát hành L/C, còn do nhà xuất khẩu chọn là ngân hàng thông báo. 6079 : nhà nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở L/C tại ngân hàng phục vụ mình và mở cho nhà xuất khẩu hưởng. Nhà nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại để viết đơn xin mở L/C đến ngân hàng phục vụ mình. Khi viết đơn xin mở L/C, nhà nhập khẩu cần lưu ý một số nội dung : viết đúng theo mẫu đơn xin mở của ngân hàng phát hành; cần thận trọng khi đưa các điều kiện đối với nhà xuất khẩu trong đơn mở L/C, và phải đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên (nhập khẩu và xuất khẩu) và tôn trọng các điều khoản của hợp đồng thương mại; đơn xin 5 Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu (3) (7) (8) (5) (1) (2) (10) (11) (4)(6)(9) mở L/C sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng phát hành L/C và người yêu cầu mở L/C; đồng thời, nội dung của đơn này sẽ là cơ sở để ngân hàng gửi L/C người thụ hưởng, và đơn được chia thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.(Mẫu đơn đề nghị mở tín dụng thư–phụ lục 1). Điều kiện để ngân hàng phát hành phát hành L/C: - Khách hàng (người yêu cầu mở L/C) phải có đầy đủ các giấy tờ thủ tục hợp pháp để nhận hàng từ người bán: có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu về mặt hàng xin nhập khẩu, có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại, không nợ thuế xuất nhập khẩu, … - Khách hàng là doanh nghiệp có năng lực, uy tín và tiềm năng trong lĩnh vực mà mình hoạt động, và có quan hệ thân thiết với ngân hàng phát hành. - Khách hàng phải nộp đủ tiền ký quỹ và các khoản phí theo yêu cầu của ngân hàng trước khi phát hành L/C (ký quỹ có thể là 100% trị giá thư tín dụng trong trường hợp thanh toán ngay hoặc <100% trị giá thư tín dụng trong trường hợp thanh toán có kỳ hạn (trả chậm)). Và số tiền này sẽ được dùng để thanh toán L/C đã mở khi đến hạn. Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành L/C: khi bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của L/C, ngân hàng bắt buộc phải chấp nhận thanh toán vô điều kiện toàn bộ số tiền mua hàng đã ghi trong L/C, các văn bản kèm theo và các chi phí có liên quan đến L/C dù hàng hoá có bị tổn thất một phần hay toàn bộ, hàng hoá không đến được hoặc không được phép nhập vào Việt Nam vì bất cứ lý do gì. Khi này, ngân hàng có thể trích tiền từ tài khoản của khách hàng đã ký quỹ hoặc cho khách hàng vay để thanh toán cho người bán mà không cần thông báo và đợi sự chấp nhận của khách hàng. Quyền của ngân hàng phát hành: phần chênh lệch giữa phần ký quỹ và trị giá L/C là phần của ngân hàng phát hành bảo lãnh cho khách hàng. Vì thế, nếu khách hàng chưa hoàn tất việc thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng được quyền giữ các chứng từ và hàng hoá được gửi cùng L/C hoặc tài sản mà khách hàng cầm cố, thế chấp cho ngân hàng để đảm bảo cho khoản tiền còn nợ. Và ngân hàng có quyền bán một phần hay toàn bộ lô hàng hoặc tài sản cầm cố, thế chấp để thu nợ mà không cân thông báo cho khách hàng. Nếu tiền bán không đủ trả nợ, ngân hàng sẽ trực tiếp đòi nợ khách hàng. Đồng thời, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng mua ngoại tệ tại ngân hàng theo giá giao ngay (Spot) hoặc kỳ hạn (trả chậm) (Forward) theo thời điểm để thuận tiện cho việc thanh toán L/C. 607:: nếu đáp ứng đủ yêu cầu ngân hàng phát hành L/C thì ngân hàng sẽ tiến hành mở L/C và thông báo qua ngân hàng thông báo ở nước nhà xuất khẩu về việc mở L/C và chuyển 1 bản gốc cho nhà xuất khẩu. Việc mở L/C qua nhà xuất khẩu có thể thực hiện bằng : * Đường hàng không bưu chính:chuyển trực tiếp L/C bản gốc đến NH thông báo (Mẫu L/C-Phụ lục 2). 6 * Điện tín (telex). * Thông qua hệ thống Swift (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication - Hiệp hội vễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới), chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các cơ quan chuyên bán buôn tài chính. Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. SWIFT được các ngân hàng trên thế giới sử dụng phổ biến là do: - Nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn. - Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch. - Chi phí cho một điện giao dịch thấp. - Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với cộng đồng ngân hàng trên thế giới. Mã số của hệ thống SWIFT có từ 8 đến 11 ký tự: 4 ký tự đầu nhận diện ngân hàng, 2 ký tự kế nhận diện quốc gia, 2 ký tự nhận diện địa phương, 3 ký tự chót nếu có thì nhận diện chi nhánh (nếu là chi nhánh chính thì 3 ký tự chót là “XXX”) (Mã nhận diện các ngân hàng trên thế giới tại hệ thống SWIFT - Phụ lục 3). Ví dụ, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (Bank for Foreign Trade of Vietnam). Mã SWIFT: BFTVVNVX, với BFTV nhận diện Bank for Foreign Trade of Vietnam, VN là mã nhận diện nước Việt Nam, VX là mã nhận diện bất cứ thành phố nào ở Việt Nam, 3 ký tự chót không dùng. ; $%&*0(<"=-*">??%>?8: loại điện 700 được gửi từ ngân hàng phát hành tới ngân hàng thông báo. Điện 700 được sử dụng để chỉ ra các điều khoản của một L/C do ngân hàng phát hành tạo ra. Khi L/C vượt quá độ dài cho phép của mẫu điện 700, thì phần vượt trội đó sẽ được chuyển sang một hoặc một số mẫu điện 701 (tối đa là ba điện 701 được sử dụng để phát hành một L/C). (Nội dung theo điện MT700/MT701–Phụ lục 4). Độ dài tối đa của bức điện nạp vào là 10.000 ký tự và đầu ra là 10.600 ký tự. &. @A#!./0B* C"#!>??%>?8: hoặc trường 39A hoặc trường 39B có thể được thể hiện nhưng không được thể hiện đồng thời cả hai. Hoặc trường 42C và trường 42D thể hiện đồng thời, hoặc chỉ thể hiện trường 42C, hoặc chỉ thể hiện trường 42D, các cách thể hiện khác là không được phép. Hoặc thể hiện trường 44C, hoặc thể hiện trường 44D, nhưng không được thể hiện đồng thời cả hai trường. D @AEF./0B/-G*">??%>?8 (Phụ lục 5). Ví dụ về phát hành L/C thông qua SWIFT (Phụ lục 6). 607H: ngân hàng thông báo L/C thông báo cho nhà xuất khẩu biết rằng L/C đã mở. Ngân hàng thông báo khi nhận được L/C của ngân hàng phát hành L/C sẽ gửi đến tiến hành kiểm tra xác thực của L/C rồi chuyển bản L/C gốc và công văn thông báo (Phụ lục 7) cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn 7 bản nguyên mẫu (không thay đổi so với ban đầu). Nếu gởi bằng thư thì kiểm chữ ký, gửi bằng điện thì kiểm mã (theo điều 7 – UCP 600). Nhưng trên thực tế, ngân hàng thông báo có thể có quyền từ chối không thông báo L/C vì một lý do không thể kiểm tra được tính xác thực của L/C như không kiểm tra được chữ ký hoặc mã khoá điện Telex, thì ngân hàng thông báo phải báo ngay quyết định đó cho ngân hàng phát hành, không được chậm trễ (bằng phương tiện telex, fax, swift). 607I : dựa vào nội dung của L/C, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu. Nhà xuất khẩu khi nhận được L/C trong tay do ngân hàng thông báo gửi đến, phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu kỹ càng với hợp đồng mua bán (hợp đồng thương mại) đã ký trước đây. Đây là khâu quan trọng đối với nhà xuất khẩu vì L/C dù giống hay không giống hợp đồng thì khi thanh toán phải thực hiện điều khoản của L/C. Do đó, sau khi kiểm tra nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị nhà nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung. Nếu không yêu cầu điều chỉnh, bổ sung thì với sai sót một trong những điều khoản trong L/C thì sẽ không được thanh toán. Có thể đề nghị bằng cách : điện trực tiếp cho nhà nhập khẩu, hoặc điện cho ngân hàng phát hành L/C thông qua ngân hàng thông báo. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, sửa đổi, bổ sung thì tiến hành giao hàng, và chi phí tu chỉnh L/C thường do nhà xuất khẩu chịu. (Giấy đề nghị tu chỉnh L/C – Phụ lục 8). Những nội dung cần kiểm tra trên L/C: thời gian mở L/C, ngân hàng phát hành, loại L/C, thời hạn, điều kiện giao hàng, địa điểm gửi nhận hàng, bộ chứng từ thanh toán, điều kiện đặc biệt khác như phí, …. Đặc biệt, nếu dùng telex thì phải có câu : “Full details to follow” hoặc ghi là “ The mail comfirmation is to be the operative credit instrument” thì telex chưa có giá trị phải đợi thư mới có giá trị. 607J: nhà xuất khẩu sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán. 607>: ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ sang để ngân hàng phát hành xem xét trả tiền. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, nhà xuất khẩu sẽ lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng với những điều khoản trong L/C, và xuất trình cho ngân hàng chỉ định để yêu cầu thanh toán. Bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng thanh toán gồm có: giấy xuất trình chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu (Phụ lục 9) và các chứng từ chi tiết liên quan với những điều khoản ghi trong L/C. Nếu cần tiền trang trải chi phí thì có thể yêu cầu ngân hàng chiết khấu chứng từ (Phụ lục 10). Khi ngân hàng thông báo nhận được chứng từ cùng bản gốc L/C do nhà xuất khẩu gửi đến, ngân hàng thông báo cần thực hiện: kiểm tra chi tiết từng loại chứng từ; xem lại ngày xuất trình chứng từ có nằm trong thời hạn hiệu lực và đúng theo quy định của L/C hay không?; kiểm tra các loại chứng từ đã được xuất trình đủ chưa?; kiểm tra tổng quát bằng cách đọc lại L/C một lần nữa để xem bộ chứng từ có điều gì không thoả mãn L/C không. Các sai sót của chứng từ bị phát hiện đều được vào phiếu kiểm chứng từ xuất khẩu (Phụ lục 11). KFLMG;E! CCN4/!sau khi kiểm tra nếu bộ chứng từ không có saisót: sẽ được chuyển sang thực hiện các bước kế tiếp. Nếu bộ chứng từ có sai sót, thì chia ra các trường hợp: - Sai sót có thể sửa chữa được:thường do người lập chứng từ đánh nhầm hoặc đánh sai lỗi chính tả các thông tin trên chứng từ. Tuy có vẻ không quan trọng nhưng ngân hàng phát hành có thể trì hoãn việc thanh toán 8 thậm chí từ chối thanh toán. Hoặc do thiếu kinh nghiệm trong việc lập chứng từ nên người lập đã hiểu sai nội dung và thể hiện sai nội dung mà L/C quy định. - Các sai sót không thể sửa chữa đượcliên quan đến hàng hoá như chất lượng hàng hoá hoặc liên quan các thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước hay các cơ quan khác nên không sửa chữa được. Ngoài ra, còn có trường hợp: giao hàng thiếu hoặc quá số lượng yêu cầu, giao hàng trễ, L/C hết hạn hiệu lực, xuất trình chứng từ trễ hạn, cách thức giao hàng và phương thức vận chuyển không phù hợp với L/C, … 607O : ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi Có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán. Ngân hàng phát hành L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do nhà xuất khẩu gửi đến tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C đã mở trước đây. Nếu thấy phù hợp ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu theo lệnh của ngân hàng chiết khấu. Nếu mua hàng trả chậm thì ngân hàng phát hành sẽ gửi điện chấp nhận thanh tóan về ngân hàng thông báo. Nhưng chỉ được kiểm tra trong 7 ngày (Điều 13-UCP 600), nếu quá thời hạn trên ngân hàng phát hành phải thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nếu kiểm tra bộ chứng từ nếu phát hiện sai hay không phù hợp thì ngân hàng phát hành sẽ không thanh toán. Nếu các nghiệp vụ trên được thực hiện bởi ngân hàng được chỉ định thì sau khi hoàn tất nghiệp vụ, bộ chứng từ sẽ được chuyển giao về ngân hàng phát hành kèm theo yêu cầu bồi hoàn. 607P: ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu. Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu, ngân hàng thông báo sẽ báo có cho nhà xuất khẩu và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối của ngân hàng phát hành. 6078?: ngân hàng phát hành L/C trích tài khoản và báo nợ cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng phát hành yêu cầu người yêu cầu mở L/C phải thanh toán và chuyển bộ chứng từ cho người này. Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng phát hành sẽ giải quyết dựa trên cơ sở pháp lý là đơn xin mở tín dụng. 60788: nhà nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng phát hành trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận hàng. Nhà nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều qui định trong L/C , thì hoàn trả tiền cho ngân hàng; nếu thấy không phù hợp có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng . III. Thực trạng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM VN Cùng với việc phát triển hình thức thanh toán tín dụng chứng từ , ngân hàng đã thay đổi rất nhiều trong khâu nhân sự , mà đặc biệt là phòng thanh toán quốc tế : các nhân viên phải được bồi dưỡng tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác để đáp ứng các thanh toán trên toàn thế giới , phải mở rộng xúc tiến mối quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên khắp thế giới , dẫn đến chi phí tăng nhanh , song do áp lực cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác không chỉ trong nước mà còn nhiều ngân hàng nước ngoài mở tại VN , buộc các ngân hàng không tăng phí quá cao để giữ chân khách hàng . Nhưng hiện nay tín dụng chứng từ bên cạnh nhiều lợi ích mà nó mang lại thì cũng mang lại nhiều rắc rối phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau : 9 Thứ nhất , do doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu ở vị trí địa lý khác nhau và môi trường kinh doanh khác nhau, ngôn ngữ, trình độ cũng khác nhau nên đòi hỏi quy trình thanh toán phải rất tỉ mỉ và thường máy móc , luôn tuân theo một trình tự nghiêm ngặt , bất kỳ một sai sót nhỏ nào trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để bên đối tác từ chối thanh toán tiền . Sai sót nhiều nhất là trong khâu soạn thảo L/C, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ như lỗi sơ sót của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in ấn và được biết đến là “ sai lầm 3 C ”: lỗi không chính xác (not correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complete); lỗi không nhất quán (not consistant). Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu có chủ đích xấu đã cài một số điều khoản không khả thi để bắt lỗi chứng từ, làm cơ sở từ chối nhận hàng (do hợp đồng thương mại bị ký hớ), hoặc là cơ sở để giảm giá. Do vậy, những L/C dài, nhiều nội dung, yêu cầu nhiều chứng từ và sử dụng ngôn ngữ khó hiểu rất dễ dẫn đến hiểu sai và nhầm lẫn. Thứ hai , chi phí tốn kém vì ngoài phí thông báo hoặc phí tu chỉnh , nhà xuất khẩu còn bị khấu trừ phí sai sót , các khoản phí liên quan đến việc xử lý chứng từ sai sót , phần lãi vay / chiết khấu mà nhà xuất khẩu phải trả cho ngân hàng trong thời hạn thanh toán Thứ ba , thực tế có thể thấy các doanh nghiệp VN vẫn còn chưa nắm vững nghiệp vụ ngoại thương , chưa hiểu tường tận về luật kinh tế , thủ tục tố tụng nên khi có tranh chấp giữa các bên thì luôn chịu thiệt thòi , không khiếu nại kịp thời , đúng chỗ , và cũng chưa nắm rõ các quy định của UCP bởi đa số các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu nhận thức UCP là văn bản nghiệp vụ quốc tế dành riêng cho các ngân hàng vì vậy họ cho rằng chỉ cần tuân thủ hợp đồng thương mại quốc tế và những yêu cầu của L/C là đủ và chỉ quan tâm đến việc lấy đủ tiền hàng . Nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách về quy trình giao dịch bằng L/C hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm , thiếu sự kết hợp đồng bộ và hoạt động không hiệu quả , đồng thời thiếu sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc kiểm tra, giám sát chu trình lập , kiểm tra các điều kiện điều khoản và thanh toán bằng bộ chứng từ Theo thống kê thì có tới 70% giám đốc doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa qua đào tao chính quy chuyên nghiệp . Song song đó như ta đã biết giao dịch bằng L/C luôn gắn với một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cụ thể bởi hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là cơ sở để hình thành L/C nhưng một khi L/C được phát hành thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại quốc tế ngay cả khi L/C đó dẫn chiếu đến hợp đồng phái sinh ra nó. Như vậy, nếu doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho họ ngay cả khi doanh nghiệp nhập khẩu khiếu nại hàng hoá thực tế không đúng như hợp đồng, thậm chí hàng hoá không được giao -“ rủi ro bạn hàng ảo ” . Hiện nay , chỉ có một số ít các ngân hàng lớn như VIETCOMBANK , Sacombank, ACB … là tổ chức tốt khâu tư vấn cho khách hàng về tín dụng chứng từ , đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng . Nhưng đã nói tới thanh toán quốc tế thì không thể tránh khỏi nhiều rủi ro tiềm ẩn , điển hình như nếu ngân hàng đứng ra bảo 10 [...]... % trị giá L/C và số tiền chênh lệch giữa trị giá L/C và số tiền ký quỹ sẽ trừ vào hạn mức tín dụng ACB cấp cho chúng tơi ‫־‬ Khác: 13 Tín dụng thư này áp dụng Các Quy tắc và Thực hành Thống nhất về Tín dụng chứng từ ấn bản số 600 ( The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, ICC publication number 600) do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành và các quy định của pháp... TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Kính Gởi : Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Tên đơn vò : Đòa chỉ : 28 Hôm nay , Chúng tôi gởi kèm theo đây bộ chứng từ thanh toán gồm : Chứng từ Số Bản Chứng từ Số Bản Draft Invoice Insp Cert B/L P/L C/O Health Phyto Fumi Cert Cert Cert Qual Cert Quant Cert Thuộc tín dụng thư số : Ngày Hóa đơn số : Ngày Trò giá bộ chứng từ : Đề nghò Quý Ngân hàng thực hiện đòi tiền Ngân hàng. ..  Các điều khoản khác vẫn khơng thay đổi  Đề nghị Ngân hàng tự động trích tài khoản của chúng tơi để ký quỹ thêm (nếu có phát sinh)  Phí tu chỉnh tính vào tài khoản của  Chúng tơi  Người thụ hưởng Ngày …….tháng……năm 200 Ý KIẾN CỦA NGÂN HÀNG KẾ TỐN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC 9 Phụ lục số 9 – Giấy xuất trình chứng từ thanh tốn hàng xuất khẩu của Eximbank GIẤY XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN... - Ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị: bất kỳ ngân hàng nào bằng hình thức chiết khấu - Mơ tả hàng hóa: 100 máy tính Blizzard K-99T Điều kiện cơ sớ giao hàng: FOB, Newyork - Các chứng từ u cầu xuất trình: 2 bản gốc của hóa đơn thương mại đã được ký 2 bản gốc của danh sách đóng gói 25 Trọn bộ vận đơn đường biển được ủy thác theo lệnh của ngân hàng Vietcombank, cước phí vận chuyển trả sau -Chứng từ. .. thời gian gửi hàng/ nhận hàng hoặc bốc hàng lên tàu Field 45A: Description of Goods and/or Services Thể hiện việc mơ tả hàng hóa Các điều kiện cơ sở giao hàng như FOB, CFR, CIF,… phải thể hiện Field 46A: Documents Required Thể hiện các chứng từ mà L/C u cầu xuất trình Nếu ngày phát hành chứng từ vận tải chậm nhất được u cầu, thì ngày này phải quy định tại chứng từ liên quan ở trường này Field 47A:... khơng thanh tốn được thì ngân hàng trước hết phải tự mình đứng ra thương lượng với bên nước ngồi để xin gia hạn , làm ngân hàng tăng chi phí , thời gian và có thể làm giảm uy tín của chính ngân hàng Trường hợp xấu nhất là phía nước ngồi khơng đồng ý , ngân hàng đành phải chấp nhận thanh tốn thay cho bên mua , sau đó ghi nợ cho bên mua số tiền đã thanh tốn , nhưng nếu con nợ phá sản thì ngân hàng sẽ... ấn định Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh tốn L/C Field 23: Reference to Pre-Advice Nếu một L/C được phát hành bằng MT700 và đã được thơng báo sơ bộ trước đó, thì trường này phải bao gồm từ “PREADV” tiếp theo là dấu “/” và tham chiếu... hợp các chi phí này được quy định trong L/C do người thụ hưởng chịu nhưng người thụ hưởng từ chối thanh tốn 3 Khi ACB nhận được điện đòi tiền (nếu L/C có điều khoản đòi tiền bằng điện được phép-TTR allowed- hoặc khi chúng tơi u cầu ACB phát hành L/C xác nhận và cho phép ngân hàng xác nhận đòi tiền bằng điện) hoặc khi bộ chứng từ phù hợp được xuất trình cho ngân hàng được chỉ định, chúng tơi cam kết thanh. .. ro rất lớn đối với các ngân hàng là do việc thanh tốn chỉ dựa trên chứng từ có sẵn mà khơng dựa vào tình hình giao dịch thực tế dẫn đến nhiều hành vi lừa đảo gian lận : “ rủi ro chứng từ “ , đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều cơng ty ma với nhiều thủ thuật lừa đảo ngày càng tinh vi Đồng thời hiện nay cũng chưa có quy định chặt chẽ nào về việc thẩm định các phương án mở l/c trả chậm và khả năng trả nợ... -Địa điểm xuất trình chứng từ: tại nước của người thụ hưởng -Giá trị L/C: 50,000USD -Thời hạn của hối phiếu theo L/C: ngay khi thấy 100% giá trị hóa đơn -Người trả tiền hối phiếu: ngân hàng phát hành -Địa điểm gửi hàng/ nhận hàng hoặc bốc hàng lên tàu: US Port -Địa điểm hàng đến cuối cùng: Vietnamese Port -Ngày gửi hàng muộn nhất: 31/06/2007 -Khoảng thời gian bốc hàng lên tàu: 1 tuần -Ngân hàng thơng báo: . khẩu phải sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nội dung phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo bản Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP. 8 III. Thực trạng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM VN 9 Phụ lục 11 Tài liệu tham khảo 2 I. Giới thiệu về tín dụng chứng từ Trong các phương thức thanh toán trước, các ngân hàng. HỌC NGÂN HÀNG &  Phân tích quy trình thanh toán tín dụng chứng từ Thực trạng sử dụng phương thức này tại các NHTM VN      GVHD :  SVTH : NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Ngày đăng: 19/12/2014, 22:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • --------

  • GIẤY ĐỀ NGHỊ TU CHỈNH TÍN DỤNG THƯ

    • Ý KIẾN CỦA NGÂN HÀNG KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan