HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu tiểu luận môn luật kinh doanh luật các vấn đề chung của doanh nghiệp (Trang 26)

1.1 Hợp nhất

Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2.3 Thủ tục hợp nhất, sáp nhập công ty được quy định như sau

Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập DN được xây dựng dựa vào luật DN 2005 và điều lệ công ty. Gồm các nội dung cơ bản sau:

a. Tên, địa chỉ trụ sở chính.

b. Nguyên tắc và thủ tục chia, tách tài sản.

c. Phương án sử dụng lao động.

d. Thời gian và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần…..

e. Cách giải quyết nghĩa vụ công ty chia tách .

Hợp đồng phải gởi đến tất cả các chủ nợ và báo cho người lao động trong 15 ngày kể từ ngày thông qua.

Công ty mới cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác..

Công ty mới có thị phần 30%-50% thì đại diện c.ty cũ phải xin ý kiến cơ quan quản lý cạnh tranh. Trên 50% cấm hoàn toàn trừ một số quy định có trong luật cạnh tranh.

3. CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY (Điều 154, 155)

Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại. Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (sau đây gọi là công ty được chuyển đổi) thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi là công ty chuyển đổi).

Quyết định chuyển đổi cũng gồm một số nội dung cơ bản như chia tách doanh nghiệp.

a) Quyết định phải gởi đến tất cả các chủ nợ và báo cho người lao động trong 15 ngày kể từ ngày thông qua.

b) Trong 15 ngày c.ty gởi hồ sơ chuyển đổi cho cơ quan ĐKKD hay cấp giấy đầu tư. (NĐ 43-2010)

Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác..

CHƯƠNG IV: GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH GIẢI THỂ1.1 Khái niệm 1.1 Khái niệm

Giải thể là một thủ tục mang tính chất hành chính nhằm chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp về mặt pháp lý và thực tiễn.

1.2 Mục đích

Giải thể trước hết là công việc nội bộ của doanh nghiệp, nhưng để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, các cổ đông hoặc thành viên của công ty mà Nhà nước phải quyết định và can thiệp vào các quyết định giải thể của doanh nghiệp

2. CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ VÀ ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ2.1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây 2.1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2.2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác

3. THỦ TỤC GIẢI THỂ

Theo điều 158 Luật Doanh Nghiệp thì việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:

3.1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Mẫu quyết định giải thể được liệt kê ở phần phụ lục 2

3.2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

3.3 Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Bố cáo giải thể mẫu được liệt kê ở phần phụ lục 3

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

3.4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

3.5. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

3.6. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

4. NHỮNG HOẠT ĐỘNG BỊ CẤM TỪ KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây: (theo Điều 159 Luật Doanh Nghiệp 2005)

a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;

b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

d) Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;

e) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

f) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

5. SO SÁNH GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN

Khi nhắc đến khái niệm Giải thể, người ta thường nghĩ ngay đến khái niệm Phá sản và đôi lúc cũng có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm. Để làm rõ điều này, bài viết xin được so sánh sự giống và khác nhau giữa hai khái niệm.

5.1 Giống nhau

a. Giải thể và phá sản về cơ bản đều là hai phương thức làm chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp cả về mặt pháp lý và thực tiễn.

b. Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c. Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản

5.2 Khác nhau:

Giải Thể Phá sản

• Giải thể có yếu tố tự quyết của chủ doanh nghiệp

• Giải thể theo quyết định của DN

• Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ, Thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép

• Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể

• Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới.

• Phá sản là hiện tượng ngoài mong muốn

• Phá sản theo quyết định của Tòa án

• Phá sản sẽ chuyển quyền điều hành cho một ủy ban tạm thời quản lý để giải quyết tình trạng công nợ trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý một cách hợp lý cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài sản đó

• Giám đốc doanh nghiệp phá sản phải ngừng giữ chức giám đốc ở một doanh nghiệp khác ít nhất là hai năm.

CHƯƠNG V: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Về đăng ký kinh doanh

1. Ưu điểm

Quy định cụ thể về cách đặt tên DN, rút ngắn thời gian ĐKKD từ 15 ngày xuống còn 10 ngày đối với thành lập mới DN và 7 ngày đối với đăng ký thành lập chi nhánh, VP DD hoặc thay đổi nội dung ĐKKD.

2. Nhược điểm

Thủ tục thực tế lòng thòng. Nên chăng luật cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiến hành các phương pháp xử lý online để đỡ mất chi phí mòn giày. Nên tăng thêm quy định yêu cầu công khai và minh bạch hóa.

Nên xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh, thiết lập một hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh thống nhất từ Trung Ương đến cấp tỉnh và cơ quan này chuyên phụ trách việc đăng ký kinh doanh.

Mặt khác, để tốt hơn người dân cần chuẩn bị các bộ hồ sơ để đồng thời gửi các nơi. Người dân không chỉ nhìn nhận mọi việc qua góc độ là quyền mình được hưởng mà cần phẩn xem xét trên khía cạnh trách nhiệm và nghĩa vụ cần phải thực hiện các hoạt động đó của mình nữa.

Hiện nay, việc đăng ký tên hộ kinh doanh được bảo hộ trong phạm vi quận/huyện, tên DNTN, Cty TNHH, CTCP và hợp danh được bảo vệ trong phạm vi của tỉnh, nơi doanh nghiệp đó đăng ký kinh doanh. Từ đó có nhiều doanh nghiệp bị trùng tên giữa các tỉnh. Việc đăng ký bảo hộ tên của các doanh nghiệp trên toàn quốc (Tránh trùng nhau) cần có một ban đăng ký kinh doanh riêng đảm bảo tính thống nhất, và bảo hộ tên thương hiệu của doanh nghiệp trên toàn quốc. Doanh nghiệp muốn bảo hộ tên của mình trên địa phương thì đóng tiền mức riêng, trên toàn quốc thì phải đóng phí. (Theo

II. Đặt các DN thuộc mọi thành phần kinh tế vào một khung pháp lý chung.

1. Ưu điểm

Tạo môi trường pháp lý minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.

2. Nhược điểm

Đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào những thử thách rất lớn. Muốn cạnh tranh trên đấu trường này, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hết sức và đương nhiên cũng cần có những hỗ trợ rất lớn từ phía chính phủ cho các doanh nghiệp nội địa.

III. Quy định về chứng chỉ hành nghề đối với Giám Đốc

Cả 3 điều: Khoản 4 Điều 16 Khoản 5 Điều 18 và Khoản 5 Điều 19 đều quy định với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc phải có chứng chỉ đó. Tuy nhiên, đó là điều vô lý và đã được giải thích rằng, do sơ suất trong việc soạn văn bản đã có sự nhầm lẫn chuyển chữ “hoặc” thành chữ “và”. Khoản 3 Điều 6 dự thảo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật DN đã đưa ra phương án bằng cách quy định chung chung “Đối với DN kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi giám đốc hoặc người đứng đầu DN phải có chứng chỉ hành nghề thì giám đốc của DN đó phải có chứng chỉ hành nghề”. (Theo http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com).

Theo đó, sẽ dễ dàng nhận thấy hiện tượng “lách luật” sẽ diễn ra bởi một số người lạm dụng sơ hở của luật để mưu lợi. Luật Doanh Nghiệp nên đưa ra danh mục những ngành nghề cụ thể mà những ngành này yêu cầu giám đốc buộc phải có chứng chỉ hành nghề rõ ràng.

IV. Các nhà đầu tư nước ngoài bị bắt buộc phải sử dụng duy nhất hình thức công ty TNHH.

Thiết nghĩ luật nên cho phép được quyền tự chủ lựa chọn các loại hình DN để kinh doanh, trong giới hạn cho phép của luật.

PHỤ LỤC

1. Mẫu đăng kí kinh doanh ( Công ty TNHH hai thành viên trở lên):

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

---

ĐƠN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Tôi là: (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa) ... Nam/Nữ Chức danh: ...

Sinh ngày: .../.../... Dân tộc:... Quốc tịch: ...

………..

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ... .... .... .... .... .... .... .... .... .

Ngày cấp: .../.... ..../. ... Nơi cấp: ... .... .... .... .... .... .... .... .... ....

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ...

...

Chỗ ở hiện tại...

...

Điện thoại:... .... Fax...

Email:...Website:...

Đại diện theo pháp luật của công ty Đăng ký kinh doanh công ty TNHH với nội dung sau: 1. Tên công ty: (ghi bằng chữ in hoa)...

...

Tên giao dịch: ... ... ... ... ... .

Tên viết tắt: ...

2. Địa chỉ trụ sở chính: ...

...

Điện thoại: ... ... Fax: ...

Email:...Website:... 3. Ngành, nghề kinh doanh ... ... ... ... 4. Vốn điều lệ: ... -Tổng số: ...

- Phần vốn góp của mỗi thành viên được liệt kê tại Danh sách thành viên. 5. Tên, địa chỉ chi nhánh: ...

6. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện: ... ... Tôi và các thành viên cam kết:

- Không thuộc diện quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Doanh nghiệp; - Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty;

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

..., ngày ...tháng...năm ...

Đại diện theo pháp luật của công ty

(Ký và ghi rõ họ tên) Kèm theo đơn: - ... - ... 2. Quyết định giải thể TÊN DN Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tư Do - Hạnh Phúc

--- ..., ngày………… tháng……… năm………..

QUYẾT ĐỊNH (V/v Giải thể doanh nghiệp)

Căn cứ Điều 111 và Điều 112 của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000. Căn cứ Điều ……….của Điều lệ công ty ………được thông qua ngày ... Căn cứ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp………

Một phần của tài liệu tiểu luận môn luật kinh doanh luật các vấn đề chung của doanh nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w