Nó là phương tiện giao lưu khôngthể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các địaphương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn hóa
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
1 Tiếng Việt - ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc ViệtNam Năm 1969, Quyết định 153 – CP của thủ tướng chính phủ đã cụ thể hóa vai trò
TV trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: “Tất cả các dân tộc trên lãnh thổ ViệtNam đều cần học và dùng tiếng, chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cả nước Nhànước cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số học biết nhanh tiếng, chữ phổ thông” VàQuyết định 53 – CP của Hội đồng chính phủ (1980) nêu rõ: “Tiếng và chữ phổ thông làngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam Nó là phương tiện giao lưu khôngthể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các địaphương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học kỹthuật… Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc”.Cho nên học sinh dân tộc Khmer cũng giống như những HS các dân tộc khác khi đếntrường đều sử dụng chung một ngôn ngữ, đó là tiếng Việt
2 Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang – nơi giao thoa giữa hai ngôn ngữ
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang, năm học 1992 – 1993, có 354 họcsinh với các lớp 6, 7, 8 Đến năm học 1996 – 1997, trường có lớp 12 đầu tiên Trongnhững năm gần đây, trường đã ổn định, mỗi khối có 3 lớp từ khối 6 đến khối 12 vớitổng số 684 học sinh Phần lớn học sinh của trường là người dân tộc Khmer Trong đóchỉ có khoảng 10% là học sinh người Kinh thuộc diện chính sách và khoảng 20% là họcsinh dân tộc Khmer có cha hoặc mẹ gốc người Kinh Ở đây, các em sinh sống và họctập trong một cộng đồng thu nhỏ của dân tộc mình Cho nên khi tiếp xúc với tiếng Việttrong học tập, các em có điều kiện thuận lợi hơn so với những học sinh dân tộc Khmerđang học ở các trường phổ thông khác Vì các em được giao tiếp bằng song ngữ : tiếngViệt – tiếng Khmer Bên cạnh đó, một số giáo viên người dân tộc Khmer, kể cả giáoviên người Kinh được học tiếng Khmer đã giúp các em giải tỏa được một phần nàotrong việc tiếp thu kiến thức Nhưng nhìn chung, học sinh dân tộc Khmer vẫn còn gặpnhiều khó khăn khi học tiếng Việt
Đối với học sinh dân tộc Khmer, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai Ngôn ngữ thứnhất là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ dân tộc Khmer mà các em sử dụng để giao tiếp trongphạm vi đời sống phum sóc của cộng đồng dân tộc mình Tiếng Việt , tuy là ngôn ngữthứ hai đối với người dân tộc Khmer nhưng là ngôn ngữ chung của cộng đồng các dântộc Việt Nam Khi tiếp xúc với chương trình giáo dục phổ thông, HS dân tộc Khmer lạigặp sự bất đồng ngôn ngữ nên sử dụng tiếng Việt còn nhiều hạn chế về phát âm, dùng
từ, đặt câu Đồng thời do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt – tiếng Khmer làm nảy sinh hiệntượng giao thoa ngôn ngữ Do đó, quá trình tiếp xúc với tiếng Việt trong nhà trườngphổ thông của học sinh dân tộc Khmer bị “rào cản ngôn ngữ” Trong các văn bản nói vàviết của học sinh thường sai phạm qui tắc tiếng Việt Các em mắc lỗi chính tả, từ vựng,ngữ pháp tiếng Việt nhiều hơn so với học sinh người Kinh Đây là một bài toán khó chonhững giáo viên đang giảng dạy ở các trường phổ thông có học sinh dân tộc
3 Lịch sử nghiên cứu – lỗi chính tả, ngữ pháp
3.1 Những bài viết về lỗi chính tả, ngữ pháp
Trang 2Nguyễn Minh Thuyết, “Ngôn ngữ” số 3, năm 1974, nêu lên một số kiểu lỗi ngữ
pháp và cách sửa chữa trong bài “Mấy gợi ý về việc phân tích sửa chữa lỗi ngữ pháp cho học sinh” Nguyễn Xuân Khoa, “Ngôn ngữ” số 1, năm 1975, trình bày một số lỗi về qui tắc cấu tạo câu trong bài “Lỗi ngữ pháp của học sinh – nguyên nhân và cách sửa chữa” Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang, “Câu sai và câu mơ hồ”, 1993, đưa ra cách lý
giải khá mới mẻ về câu sai Các tác giả đi vào phân tích, lý giải hiện tượng câu sai và câu
mơ hồ “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” do nhóm Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu,
Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai sử dụng phương pháp thựcnghiệm xuất phát từ việc điều tra lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp qua 5.000 bài viết củahọc sinh sinh viên và những bài trên các báo “Tuổi trẻ”, “Thanh niên”, “Công an”, “Kiếnthức ngày nay”… tìm hiểu nguyên nhân, phân loại lỗi, phân tích từng loại lỗi rồi đưa racác bài tập có đáp án để người viết sử dụng rèn luyện và khắc phục
Trong “Tài liệu tham khảo soạn, giảng kỹ năng Làm Văn lớp 10”, Vụ giáo dục
THPT, năm 1984, có bài viết “Chữa câu sai”, người viết nêu ra một số kiểu lỗi ngữ phápnhư: “câu thiếu chủ ngữ”, “câu thiếu vị ngữ”, “câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ”, “câu sai dochưa biết sử dụng các cặp từ quan hệ”, “thừa chủ ngữ” và “câu lủng củng, rườm rà” Đốivới mỗi kiểu lỗi sai, tác giả dẫn ra một vài ví dụ và hướng dẫn cách sửa cụ thể Nội dung
có giá trị gợi ý thiết thực cho GV khi dạy các tiết chữa câu sai
3.2 Những bài viết về lỗi chính tả, ngữ pháp trong sách giáo khoa
Sách giáo khoa “Làm Văn lớp 10”, năm 1991, Đinh Cao và Lê A đề cập lỗi câu sai
và lỗi dùng từ sai Các tác giả còn đưa ra “phương hướng sửa chữa câu sai” và “các thaotác chữa lỗi về từ” Nhìn chung, các tác giả trình bày khá cụ thể
Sách giáo khoa “Tiếng Việt lớp 10”, hợp nhất chỉnh lý năm 2000, các tác giả Diệp
Quang Ban, Đỗ Hữu Châu (tiết 4, 13, 27) có các bài “Yêu cầu chung về hành văn của cácvăn bản”, “Lựa chọn từ ngữ” và “Lỗi về câu” Các bài tập đa dạng phong phú
Sách giáo khoa hiện hành, nhìn một cách tổng thể, chương trình Ngữ văn THPTkết cấu theo hướng tích hợp trong sự phân chia ba phân môn : Văn học – Tiếng Việt –Làm văn Cả ba phân môn ấy, từ lớp 10 đến lớp 12, không có một bài dạy nào dành chocách khắc phục lỗi dùng từ đặt câu một cách cụ thể như sách giáo khoa trước đây (đã nói
ở phần trên) Nếu có thì chỉ có ở một vài bài : “Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt” (Ngữ văn 10, tập 1), “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Ngữ văn 12, tập 1) Thực ra, nó
cũng chưa đi sâu vào việc giúp cho học sinh nhận biết và sửa chữa những lỗi chính tả, từngữ, câu Còn chương trình Ngữ văn THCS, sách giáo khoa Ngữ văn 6 có được một sốbài dạy : “Chữa lỗi dùng từ”, “Chữa lỗi chủ ngữ và vị ngữ” Theo Phân phối chương trìnhgiảm tải môn Ngữ văn – THCS, chương trình Ngữ văn 7 có thêm được một tiết dạychương trình địa phương : “Rèn luyện chính tả (Viết đúng âm đầu, âm chính, âm cuối)”(nhưng chúng tôi cũng chưa thấy phần thiết kế nội dung bài dạy của Sở gửi về) Nhìnchung, ta thấy ở cấp THCS có quan tâm đến việc chữa lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả củahọc sinh phổ thông Độ sâu và độ khắc còn tùy thuộc vào sự truyền tải của mỗi giáo viêndạy văn chúng ta
3.3 Những bài viết về lỗi chính tả, ngữ pháp của học sinh dân tộc thiểu số
Dường như ta chưa thấy một quyển sách nào viết về lỗi sử dụng tiếng Việt củahọc sinh dân tộc thiểu số Trên tạp chí, chuyên san, Internet chỉ có rải rác một vài bàiviết về lỗi dùng từ, dùng câu của học sinh dân tộc ở các tỉnh miền ngoài Nhất là chưa
có một bài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu của họcsinh dân tộc Khmer Theo những tư liệu ở thư viện của nhà trường, trên Internet, chúng
Trang 3tôi chỉ thấy một vài quyển sách mang tính phục vụ cho tiếng Khmer như, Ngữ pháp tiếng Khmer, NXB Văn hoá dân tộc của Lâm Sai, Thạch Xa Rắt, Sô Phin (1998), Tiếng Khmer (ngữ âm – từ vựng – ngữ pháp), NXB Khoa học xã hội của Thái Văn Chải (1997), Từ điển tiếng Việt cho học sinh dân tộc, NXB Giáo dục Nguyễn Như Ý (chủ
biên) (2001)
Tóm lại, việc nghiên cứu lỗi hành văn ở các bình diện, các cấp độ lại chưa cómột bề dày đáng kể Chủ yếu chỉ có một số bài viết ngắn về lỗi chính tả, dùng từ, ngữpháp… đăng rải rác trên các tạp chí, báo chí, sách giáo khoa Điểm qua các bài viết, tathấy các tác giả đã có những đóng góp đáng trân trọng trong việc tiếp cận, nghiên cứucác lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp… Nhưng các nhà ngôn ngữ học chưa nghiên cứucác lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp đối với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số khi họctiếng Việt Bởi vì hiện nay, đối tượng này cũng chiếm một phần không nhỏ trong cáctrường phổ thông Và học sinh dân tộc thiểu số đến với tiếng Việt lại mắc các lỗi chính
tả dùng từ đặt câu mang tính trầm trọng hơn
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, tình trạng học sinh các cấp viết sai lỗi chính tả, ngữ pháp đang lên đếnmức báo động Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp dưới mà thậm chíngay cả sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cũng mắc phải Đó là
do học sinh chưa thích học, chưa thích đọc sách báo lại thiếu ý thức rèn luyện ngôn ngữtiếng Việt nâng cao kiến thức Và khả năng vận dụng ngôn từ của các em còn yếu kém,mắc nhiều lỗi về chữ và nghĩa của câu Có học sinh khi kiểm tra đã quen ỉ lại vào sáchhọc tốt mà học thuộc lòng và chép y nguyên lời giải vào bài kiểm tra nên không pháthuy được tính tích cực của mình Khi tự viết một bài làm văn thì học sinh lại mắc nhiềulỗi về chính tả, ngữ pháp Và cũng do sự chủ quan, lơ là việc rèn luyện kỹ năng viếtchính tả của một số thầy cô đã không dành thời gian để sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho
học sinh Lúc chấm bài kiểm tra, thầy cô chỉ ghi lời phê chung chung như : Bài viết sơ sài, câu văn lủng củng,… nên khi học sinh xem bài thì không biết mình mắc những lỗi
cụ thể nào Bên cạnh đó, nhiều thầy cô dạy các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa…lại không quan tâm sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho học sinh Vì họ cho rằng đây là tráchnhiệm của giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn Thậm chí có thầy cô khi chấm bài chỉ cáccon điểm 9, điểm 10… chứ không có một lời nhận xét, đánh giá và góp ý
Phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt trong tích hợp Ngữ văn cho học sinhTHPT đã được đề cập trong nhà trường Tuy vậy, phương pháp này vẫn chưa được ứngdụng có hệ thống trong chương trình Ngữ văn Nhất là chưa có một chương trình ứngdụng cụ thể, đặc thù dạy học cho học sinh THPT dân tộc Khmer Cho nên trong nhữngnăm qua, giáo viên bộ môn Ngữ văn ở trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang và cảnhững giáo viên dạy trên địa bàn các huyện có học sinh Khmer cư trú đang gặp nhiềukhó khăn trên con đường đi tìm những phương cách tháo gỡ tình trạng này Nó trởthành một vấn đề bức thiết ở trường phổ thông, nhất là những trường phổ thông ở vùngsâu vùng núi Đứng trước tình hình ấy, tôi đã nghiên cứu và tìm ra những biện phápthiết thực, phù hợp để khắc phục những lỗi về chính tả, ngữ pháp tiếng Việt của họcsinh THPT dân tộc Khmer qua dạy học Ngữ văn Nhờ thế, nó giúp các em hạn chế việcmắc lỗi tiếng Việt và góp phần thực thi đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trườngTHPT hiện nay
III PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 4Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ nghiên cứu khoa học về các lỗi cơ bản chính tả,ngữ pháp tiếng Việt của học sinh trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang qua mônNgữ văn
Đối tượng nghiên cứu của tôi chỉ tập trung vào đối tượng học sinh lớp 12A1,12A3 thông qua các bài kiểm tra định kì môn Ngữ Văn của học sinh mà tôi được phâncông giảng dạy
Từ đó, bản thân đánh giá, nhận xét và tìm những hướng khắc phục các lỗi chính
tả, ngữ pháp cho học sinh dân tộc Khmer Những biện pháp đưa ra không quá khó đốivới cả thầy lẫn trò Nó đòi hỏi sự nhiệt tình ở tất cả thầy cô giáo, không chỉ riêng giáoviên dạy bộ môn Ngữ văn; đòi hỏi sự chịu khó, miệt mài của học sinh không chỉ ở lớp
mà còn ở nhà, ở ngoài xã hội Nó giúp cho các em hòa nhập vào cộng đồng chung củadân tộc một cách dễ dàng khi giao tiếp bằng tiếng Việt
IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thứ nhất là sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu lỗi chính tả, đặt câu để chohọc sinh Khmer khắc phục được dựa trên cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt và dưới cáinhìn từ ngôn ngữ Khmer, sự giao thoa giữa hai ngôn ngữ Việt – Khmer
Thứ hai là những kết quả nghiên cứu đều dựa trên thực tiễn của quá trình dạyhọc ở trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang; dựa trên thực tế qua cách diễn đạttrong văn nói, văn viết của học sinh mà tôi được trực tiếp giảng dạy, thấy được sự tiến
bộ của học sinh Bởi vì trong quá trình giảng dạy, tôi luôn bám sát vào đối tượng dạyhọc của mình : hiểu học sinh, cảm thông cho học sinh, tìm những phương pháp khắcphục đơn giản mà gần gũi, dễ làm, dễ nhớ…
Thứ ba là những biện pháp đưa ra cả thầy và trò đều thực hiện dễ dàng Học sinhtiếp nhận mau chóng, đi đến sự thay đổi nhiều đối với bản thân
PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Hiện tượng giao thoa trong tiếng Khmer
Trong quá trình giao tiếp với tiếng Việt lâu đời, tiếng Khmer dễ dàng có một sựtrộn mã, giao thao với tiếng Việt Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa haingôn ngữ đưa đến biến đổi nhất định trong cả hai ngôn ngữ đồng thời hoặc nối tiếp ởcác bình diện ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp… Mọi cá nhân đều sử dụng trên một mã đểgiao tiếp Bất cứ khi nào có nhu cầu nói năng trong một tình huống giao tiếp cụ thể, thìcũng có thể quyết định chuyển từ một mã này sang một mã khác, hay phối hợp các mãlại với nhau Trong nghiên cứu ngôn ngữ xã hội học, hiện tượng chọn mã trong giaotiếp liên quan đến các ngôn ngữ tham gia vào trạng thái song ngữ Từ đó, hiện tượnghoà mã và chuyển mã trong sự giao thoa ngôn ngữ Khmer – Việt
2 Hiện tượng hòa mã
Hòa mã ở cộng đồng song ngữ Khmer – tiếng Việt là việc một số các yếu tốtiếng Việt được sử dụng trong các phát ngôn Khmer, hoặc ngược lại, sử dụng một sốyếu tố tiếng Khmer trong phát ngôn tiếng Việt của người Khmer Những yếu tố bênngoài của một ngôn ngữ được sử dụng khi đối tượng đang nói một ngôn ngữ khácthường tập trung ở cấp độ từ ngữ Tuy nhiên quá trình tiếp xúc lâu dài và hòa mãthường xuyên, hay trong những tình huống giao tiếp đặc thù, có thể làm xuất hiện cảnhững yếu tố ngữ đoạn hay những yếu tố có tính chất siêu ngôn ngữ
Trang 5Tiếp xúc với học sinh dân tộc Khmer, chúng tôi thấy có nhiều câu nói kiểu như:
- “Ting qyuển tập tâu!” (Đi mua quyển tập!)
- “On không thuộc bài lucru!” (Em không thuộc bài, thưa thầy!)
- “Khnhum tâu thành pho hơi!” (Tôi đã đi thành phố rồi!)
Hoặc:
- “Thưa thầy, bạn ấy mơ mêrin của bạn!”
- “Bài tập khó, tôi thơ vơ min ban”
- “Trong người pibáth, tôi không ngủ được!”
Các yếu tố tiếng Việt: “quyển tập”, “không thuộc bài”, “thành phố”… vận dụng vào trong phát ngôn Khmer hoặc những yếu tố Khmer như “mơ mêrin” (xem bài), “thơ
vơ min ban” (không làm bài được), “pibáth” (khó chịu) xen lẫn vào tiếng Việt được học
sinh dân tộc Khmer dùng một cách tự nhiên khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô Đâykhông phải là hiện tượng lạ mà phổ biến ở các vùng song ngữ Khmer - tiếng Việt Cácyếu tố hòa lẫn ấy có thể gọi là vấn đề sử dụng từ vay mượn giữa hai ngôn ngữ
3 Hiện tượng chuyển mã
Hiện tượng chuyển mã có thể hiểu là sự thay đổi ngôn ngữ hay phương ngữtrong quá trình giao tiếp Đó là sự chuyển mã giữa tiếng Khmer và tiếng Việt Một cánhân song ngữ đang sử dụng một mã ngôn ngữ nào đó có thể chuyển sang nói một mãngôn ngữ khác khi một số tác động từ văn cảnh hay ngoài ngữ cảnh xảy ra Và kết quảcủa sự chuyển đổi đó mang lại ít nhất một phát ngôn bằng ngôn ngữ thứ hai, hay có thể
là cả một đoạn hội thoại hoặc một phần còn lại của hội thoại Như vậy, chuyển mã làmột hiện tượng ngôn ngữ có động cơ của người nói Chẳng hạn, khi chúng tôi đến vậnđộng học sinh dân tộc Khmer nghỉ học trở lại trường Phụ huynh và học sinh nghỉ họcđang bàn chuyện với nhau bằng tiếng Khmer về việc nghỉ học hay không nghỉ học.Nhưng phụ huynh và học sinh ấy quay sang nói chuyện với chúng tôi lại bằng tiếngViệt Trong khi phụ huynh nói chuyện tiếp tục với con mình bằng tiếng Khmer
Từ sự chuyển mã, giữa tiếng Khmer và tiếng Việt có hiện tượng giao thoa Sựphát triển của tiếng Khmer đang hướng về phía tiếng Việt Đó là nhu cầu chính đáng vàlôgich của cộng đồng Khmer trong quá trình phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội
4 Những điểm tương đồng cơ bản giữa tiếng Khmer và tiếng Việt
Tiếng Việt và tiếng Khmer là hai ngôn ngữ có quan hệ cội nguồn, cùng thuộcngữ hệ Môn – Khmer, họ Nam Á; thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến hình
Âm tiết đơn, tiếng Khmer giống âm tiết tiếng Việt về phương diện âm đoạn, chỉ khác làkhông mang thanh điệu
Về mặt từ, tiếng Việt và tiếng Khme có nét tương đồng rất nhiều Từ đơn nghĩa –
từ có một nghĩa duy nhất, ví dụ: “kro bây” – “con trâu”, “chằng rứt” – “con dế”, “tia” –
“con vịt”… Và từ đa nghĩa – từ có hai nghĩa trở lên,ví dụ: tiếng Khmer có từ “chôh” có
nhiều lớp nghĩa: 1 xuống (nghĩa đen), 2 hao tốn, 3 tỏ ý đồng tình (nghĩa bóng); thìtiếng Việt cũng có nhiều từ đa nghĩa như vậy như từ “súng”: 1 cây súng (nghĩa đen), 2.bông súng (nghĩa bóng)… Từ đó, tiếng Khmer cũng giống như tiếng Việt đều có từ
đồng âm và từ đồng nghĩa Từ đồng như : xi, hôp, nhăm, xôi, xep, pi xa, tô tuôl tiên… giống như tiếng Việt : ăn, dùng, xơi… Từ đồng như ba (cha), ba (con trai), ba (con bò đực), ba (tuôn ra)… Như vậy, về mặt từ đồng nghĩa và từ đồng âm, tiếng Khmer giống
tiếng Việt Ngoài ra, tiếng Khmer còn có sự vay mượn từ tiếng Việt do có quan hệ lâuđời, ngày càng nhiều Từ vay mượn gốc Việt thường thấy là những từ thông dụng:
“kada ngưa” (ván ngựa), “chhe keo” (xe kéo), “ngươc” (ngược ngạo), “nhak” (nhát)…
Trang 6Ngoài ra có những từ thuộc về kinh tế, xã hội, kỹ thuật… như “hơp tac hoa” (hợp tác hóa), “nong nghiêp” (nông nghiệp),“bi thư” (bí thư), “đang uy” (đảng ủy), “bô đôi” (bộ đội), “san xuât” (sản xuất), “nghia vu” (nghĩa vụ)… Tiếng Khmer mượn từ của tiếng
Việt là do nhu cầu tất yếu làm phong phú từ vựng của mình Tuy nhiên, nếu những từnào trong tiếng dân tộc Khmer đã có, thì lại có hai cách sử dụng: khi thì dùng từ này khi
thì dùng từ kia Ví dụ: “Bộ đội” – “tia hiên”, “huyện” - “xrôk”, “tỉnh” – “khet”, “chính phủ” – “răch chă ka”…
Về mặt ngữ pháp, tiếng Khmer cũng giống tiếng Việt trong cách đặt câu Câuchia theo cách nói năng gồm có câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm
Ví dụ: - “Âu puk via chia chiêng đek.” (Bố nó là thợ rèn.)
- “Boong tâu phchua tê?” (Anh đi cày không?)
- “Riên mê riên tâu!” (Học bài đi!)
- “Ay da, chhư xlăp tâu ban!” (Ôi, đau chết đi được!)
Còn câu chia theo cấu trúc, tiếng Khmer có hai loại câu : câu đơn và câu ghépcũng không khác gì câu của tiếng Việt
Ví dụ: - “Boong tâu lêng.” (Anh đi chơi.)
- “Lă o nah!” (Đẹp quá!)
- “Nôna miên nôông col tâu phchua, nôna miên rô noh.” (Ai có cày đi cày, ai có
bừa đi bừa.)
- “Phia xa Việt Nam nưng phia xa Khmer miên om bô chia muôi knia.” (Tiếng
Việt và tiếng Khmer cùng một ngữ he.)
Những nét tương đồng ít nhiều giữa tiếng Khmer - tiếng Việt tạo nên hiện tượnggiao thoa trong ngôn ngữ Khmer Đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho họcsinh dân tộc Khmer khi học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông Học sinh dân tộcKhmer phải thấy được thế mạnh về nét tương đồng rất nhiều của ngôn ngữ dân tộcmình so với ngôn ngữ của các dân tộc khác khi đến với tiếng Việt để tiếp thu kiến thức
dễ dàng Tuy vậy, học sinh dân tộc Khmer học tiếng Việt vẫn là học ngôn ngữ thứ hainên còn gặp nhiều khó khăn
5 Những “rào cản ngôn ngữ” của học sinh dân tộc Khmer khi học tiếng Việt
Khi đến trường, học sinh dân tộc Kinh đã có vốn tiếng Việt không nhiều nhưng
đủ để tìm hiểu thế giới xung quanh Học sinh đi học bằng ngôn ngữ quen thuộc trướckhi đến trường, với một vốn từ khoảng 4.000 – 5.000 từ và những cấu trúc cơ bản củatiếng mẹ đẻ Ngoài ra, học sinh có thời gian và cơ hội sử dụng tiếng Việt liên tục vớinhiều người và nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống Còn học sinh dân tộc, trướckhi đi học, các em chỉ mới nắm bắt tiếng Khmer và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ
đẻ không phải bằng tiếng Việt Vốn tiếng Việt của các em rất ít hoặc không có gì Nếu
có một vốn tiếng Việt thì các em chưa chuẩn xác trong phát âm và sử dụng Khi đếntrường, các em mới bắt đầu sử dụng tiếng Việt và phải học tiếng Việt trên cơ sở kinhnghiệm của tiếng mẹ đẻ Trải qua các cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở đến THPT,các em đã tích luỹ được một vốn tiếng Việt kha khá so với lúc trước đây nhưng so vớihọc sinh người Kinh thì vẫn còn hạn chế
Trong môi trường học, tiếng Việt cũng bị bó hẹp đối với học sinh dân tộcKhmer Khi học tiếng Việt, học sinh người Kinh có nhiều cơ hội giao tiếp với mọingười ở mọi lúc, mọi nơi, trong và ngoài nhà trường Nó được tiếp cận những lĩnh vựckhi đối thoại đa dạng Khi đó, chúng được học hỏi và điều chỉnh cách nói cho phù hợp
Trang 7Trong khi đĩ, học sinh dân tộc Khmer hầu như khơng thể cĩ chất lượng, số lượng vàmật độ các cuộc giao tiếp tiếng Việt nhiều như học sinh người Kinh Ở trường học, họcsinh dân tộc Khmer chỉ tiếp xúc duy nhất với giáo viên – những người nắm vững tiếngViệt Do số học sinh trong lớp tương đối khá đơng nên cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việtgiữa học sinh và giáo viên cĩ giới hạn Nội dung các vấn đề được đề cập trong giao tiếpchủ yếu chỉ liên quan đến bài học, trong khi các vấn đề của đời sống ngơn ngữ lại luơnluơn sơi động và đa dạng Mơi trường ngơn ngữ trong phạm vi nhà trường dường như làmơi trường duy nhất mà học sinh dân tộc Khmer cĩ thể học tập và sử dụng tiếng Việt.Các em thiếu hẳn mơi trường ngơn ngữ tự nhiên ngồi trường Học sinh thiếu điều kiện
để rèn luyện ngơn ngữ, nhất là ngơn ngữ sử dụng trong giao tiếp Khi rời khỏi lớp họctrở về với cộng đồng, các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ, bởi ở đây, tiếng mẹ đẻ là ngơnngữ giao tiếp thường ngày
Quá trình học tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer luơn chịu ảnh hưởng từtiếng mẹ đẻ Theo xu hướng tự nhiên, những thĩi quen sử dụng tiếng mẹ đẻ được họcsinh dân tộc đưa vào trong quá trình học tiếng Việt Các em trao đổi với bạn bè tronglớp cũng bằng tiếng mẹ đẻ của mình Hệ quả là những yếu tố giống nhau giữa tiếngViệt và tiếng mẹ đẻ tạo điều kiện thuận lợi, nhưng những yếu tố khác nhau lại cản trở,gây khĩ khăn cho học sinh Khmer khi học tiếng Việt Đĩ cũng là nguyên nhân khiếnnhiều học sinh dân tộc Khmer mắc các lỗi sử dụng tiếng Việt như lỗi phát âm, chính tả,dùng từ, sử dụng câu… Nếu theo trình tự chiếm lĩnh ngơn ngữ của mỗi con người thìtiếng mẹ đẻ được xem là ngơn ngữ thứ nhất Những ngơn ngữ được học sau tiếng mẹ đẻ
là ngơn ngữ thứ hai Và ngoại ngữ được coi là ngơn ngữ thứ hai Do vậy những nguyêntắc dạy ngơn ngữ thứ hai thường dựa trên những nguyên tắc dạy ngoại ngữ Học sinhngười Kinh học tiếng Việt là học tiếng mẹ đẻ, là ngơn ngữ thứ nhất Cịn học sinh dântộc Khmer học tiếng Việt là ngơn ngữ thứ hai Tức là học sinh dân tộc Khmer phải họcđến hai ngơn ngữ, khĩ khăn nhiều hơn học sinh người Kinh Tuy nhiên, đối với họcsinh dân tộc, tiếng Việt khơng phải là tiếng nước ngồi mà là tiếng quốc gia Bởi các
em cĩ mơi trường học tiếng Việt rất khác với mơi trường học ngoại ngữ; thêm nữa tiếngViệt là phương tiện giao tiếp đồng thời là cơng cụ để tiếp thu kiến thức của các em
Theo báo “Nơng thơn ngày nay”, số 160, ra ngày 05/07/2007 ghi nhận “Học sinh
các dân tộc thiểu số tiếp nhận kiến thức trong chương trình sách giáo khoa bằng tiếngphổ thơng vất vả như học thêm ngoại ngữ” Và theo thống kê của Tổ chức Cứu trợ trẻ
em của Anh tại Việt Nam, cĩ những trường, gần 30% HS chưa thành thạo tiếng Việt
Cĩ những em học lớp 12 mà tiếng phổ thơng chưa sõi Đĩ là tình hình chung của nhữngtrường lớp cĩ HS dân tộc thiểu số cắp sách đến trường
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1 Hiện trạng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh Khmer
Sự khĩ khăn của học sinh dân tộc Khmer khi học tiếng Việt cũng khơng phải lànhỏ Vốn từ ngữ tiếng Việt của học sinh cịn nghèo nàn Các em tiếp thu bài học chậm,khơng theo kịp trình độ chung… Từ đĩ, khi học tiếng Việt, các em mắc phải nhiều lỗitiếng Việt hơn những học sinh người Kinh Đây là điều tất yếu Nhưng vi phạm các lỗitrong qui tắc tiếng Việt lại mang tính trầm trọng hơn
1.1 Lỗi chính tả khi đọc
Khi đọc bài, tuy ở trình độ phổ thơng nhưng khả năng đọc của các em cịn nhiềuhạn chế Một số em đọc chậm, vừa đọc vừa đánh vần từng chữ Đặc biệt khi học tác
Trang 8phẩm văn học, các em chưa diễn tả được giọng điệu của tác phẩm, chưa thể hiện cáchngắt nhịp trong thơ Trầm trọng nhất là các em phát âm sai thanh điệu tiếng Việt Chẳng
hạn như “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” đọc thành “Nhớ vê rừng núi nhớ chơi với”,
“hơi thơ rất liền mạch” đọc là “hơi thơ rất liền mách”… Đó là do các em quen phát âm
theo tiếng dân tộc Khmer không có thanh điệu Nên đa phần học sinh Khmer phát âmtiếng Việt không có thanh điệu hay phát âm sai lệch thanh điệu Và còn một yếu tố kháquan trọng là do vay mượn tiếng Việt rồi đọc thành tiếng dân tộc (sự giao thoa), vì phầnlớn tiếng dân tộc vay mượn tiếng Việt để diễn đạt Nó trở thành một thói quen làm cho
sự phát âm của các em khó điều chỉnh Vả lại, các em chỉ sử dụng tiếng Việt với thầy
cô là chính, còn tiếng Khmer lại sử dụng rộng rãi hơn với gia đình, bạn bè, phum sóc
Có những lúc, các em hòa trộn giữa hai ngôn ngữ Việt – Khmer trong quá trình giaotiếp nên độ chính xác về qui tắc sử dụng ngôn ngữ không cao
1.2 Lỗi chính tả, ngữ pháp khi viết
Trong học kì I của năm học 2011 – 2012 này, tôi đã tiến hành khảo sát các bàikiểm tra định kỳ của học sinh ở 2 lớp : 12A1, 12A3 của trường THPT Dân Tộc Nội Trú
An Giang Cụ thể là lớp 12A1 có 32 HS, lớp 12A3 có 29 HS Mỗi lớp có ba bài kiểmtra định kì : 02 bài viết làm văn nghị luận xã hội (01 bài làm ở lớp, 01 bài làm ở nhà),
01 bài viết làm văn nghị luận văn học (làm ở lớp), Như vậy, tôi đã khảo sát trên tổng số
là 366 bài làm văn của học sinh Các nội dung được khảo sát là các lỗi cơ bản về chính
tả, ngữ pháp trong các bài viết Về chính tả, khảo sát các lỗi về dấu thanh điệu, lỗi chính
tả từ Còn về ngữ pháp, khảo sát các lỗi về câu sai do có cấu trúc không hoàn chỉnh :thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu nòng cốt C – V…
Học sinh Khmer nói như thế nào thì các em viết giống như khi nói Vì thế, các
em mắc các lỗi chính tả rất nhiều trong các bài làm kiểm tra, bài thi của mình Số họcsinh mắc lỗi này không ít Điển hình bài viết làm văn số 1 của lớp 12A1 có đến 25/32học sinh mắc lỗi này, chiếm đến 78,1% Còn bài viết làm văn số 1 của lớp 12A3 lại cóđến 25/29 học sinh mắc lỗi, chiếm 86,2% Trong đó, số lỗi trên 20 lỗi cũng là điều đángbáo động : 12A1 với 15,6%, 12A3 với 35,9% của cả ba bài làm ở mỗi lớp Có nhữngbài viết chỉ tính sai về lỗi thanh điệu có thể lên đến hơn 50 lỗi Ngoại trừ những từthông thường thì các em không bị sai phạm Chúng tôi thấy rằng học sinh mắc tất cả các
bộ phận của chính tả tiếng Việt từ thanh điệu đến phụ âm đầu, đến âm chính và âmcuối Trong đó lỗi về thanh điệu là nhiều nhất Nhưng trong quá trình giảng dạy, cốgắng sửa chữa của thầy cô và của chính bản thân của các em, ta thấy rằng các em đã cómột phần nào đó gắng sức sửa chữa để giảm bớt việc sai lỗi chính tả trong nói và viết
Còn đối với lỗi đặt câu, văn bản nói – viết của học sinh dân tộc Khmer mắc phảitương đối hơi khá nhiều, hơn hẳn học sinh người Kinh Nhưng so với lỗi chính tả thì nólại ít hơn Lỗi viết câu mà ta thường là các lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếukết cấu C – V nòng cốt Trong đó, lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ lại chiếm một tỉ lệ khá cao.Chẳng hạn như ở bài viết làm văn số 1 và 2, các em đều mắc phải ở những lỗi nàytương đương với nhau Lớp 12A1, lỗi này chiếm từ 31,2% đến 34,3%; còn lớp 12A3 lạichiếm từ 31,0% đến 37,9% Ta thấy chỉ có lỗi về đặt câu thiếu vị ngữ là chiếm tỉ lệ ítnhất Chính vì vậy, nó làm cho câu văn viết của các em bị què cụt, không hoàn chỉnh.Khi mắc các lỗi như thế, các em vẫn không hề nhận ra Hoặc giáo viên có sửa chữanhưng các em vẫn không nhớ Nó giống như một thói quen, khó lòng khắc phục
1.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này
Trang 9Như ở phần trên đã phân tích, ta thấy có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng học tiếng Việt của học sinh Khmer Khi tiếp xúc với giáo viên dạy Ngữ văn
để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mắc lỗi nhiều của học sinh thì chúng tôi được biết làhọc sinh dân tộc Khmer có thói quen nghĩ sao viết thế, văn viết như văn nói Nên khiviết, học sinh không ý thức việc đặt câu làm sao cho câu không bị vi phạm qui tắc kếthợp hay câu bị cấu trúc không hoàn chỉnh Bản thân hệ thống quy tắc chính tả tiếngViệt còn chứa nhiều điều bất hợp lý như cùng một âm được diễn đạt bằng nhiều chữ cáikhác nhau (C/K/Q, d/gi) nhiều cặp phụ âm, nhiều vần có cách phát âm gần giống nhau(x/s, tr/ch, gi/d, au - âu…), khiến cho học sinh dân tộc (ngay cả học sinh người Kinh)không phân biệt được khi viết Hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của học sinhdân tộc có sự khác biệt Học sinh dân tộc thường sử dụng cách phát âm của tiếng mẹ đẻ
để phát âm và tiếp nhận âm tiếng Việt trong khi thực hành viết bài văn bằng tiếng Việt
Và hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc có sự khác biệt.Học sinh dân tộc thường sử dụng cách phát âm của tiếng mẹ đẻ để phát âm và tiếp nhận
âm tiếng Việt trong khi thực hành viết bài văn bằng tiếng Việt Ngoài ra, khả năng tưduy, am hiểu của học sinh về đời sống người Việt còn nhiều hạn chế Ý thức học tậpcủa các em cũng chưa cao Và kinh tế vùng địa lý còn nhiều khó khăn cũng ảnh hưởngđến khả năng học tập nói chung và khả năng sử dụng tiếng Việt nói riêng ở các em.Trước tình hình đó, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp tiếng Việt của học sinh THPT dântộc Khmer mắc phải rất nhiều Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã nêu ởtrên Và sửa chữa những lỗi sai sót là một trong những mặt hoạt động thực hành tiếngViệt Trong hoạt động sửa chữa cũng thực hiện được cả mục đích củng cố những kiếnthức lý thuyết, cả mục đích luyện tập các kỹ năng và trình độ sử dụng Cho nên trongquá trình dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông từ trước đến nay cũng đang chú ýđến sửa chữa các lỗi sai này
III NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Đối với giáo viên
1.1 Giáo viên nắm chắc các yêu cầu về qui tắc tiếng Việt
1.1.1 Yêu cầu phát âm và viết đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ
Trong tiếng Việt, trường hợp dễ nhầm lẫn hình thức âm thanh của các từ khácnhau là từ gốc Hán Ví dụ : “bàng quan” (thờ ơ, không quan tâm), “bàng quang” (bọngđái trong cơ thể) Đối với học sinh Khmer, yêu cầu này là yêu cầu đầu tiên phải đượcchú ý thường xuyên Có ý thức như thế, học sinh mới khắc phục được những hạn chế
về cách phát âm không ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ khi học và nói tiếng Việt
Trang 101.1.2 Yêu cầu viết đúng ngữ pháp câu tiếng Việt
Câu đặt ra phải theo qui tắc ngữ pháp tiếng Việt Yêu cầu này chú trọng đến haikhía cạnh chính : đầy đủ thành phần và sắp xếp đúng trật tự các thành phần trong câu.Những câu thiếu thành phần thường là những câu sai ngữ pháp
Ví dụ 1: Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa -> Bằng hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa.
Ví dụ 2 : Các câu : Bạn Nam ăn ít Bạn Nam ít ăn Bạn Nam ăn nhiều (có trật tự sắp xếp đúng ngữ pháp) nhưng câu : Bạn Nam nhiều ăn (không có trật tự sắp xếp đúng
với qui tắc ngữ pháp tiếng Việt)
Câu đặt ra phải quan hệ ngữ nghĩa với tư duy Yêu cầu này đòi hỏi người nóiphải nói những câu phản ánh đúng thực tế khách quan; sự sắp xếp các thành phần câucũng phải hợp lô – gích
Ví dụ : Người chiến sĩ bị thương hai lần, một lần ở đùi và một lần ở Quảng Trị
-> câu sai không lô – gích
Hai yêu cầu trên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ Cái điều kiện đủ phải là câuđặt ra phải chứa thông tin Vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, mà giao tiếp về bản chất làquá trình trao đổi thông tin Quá trình trao đổi thông tin thật sự có hiệu quả khi ngườinói (viết) đưa ra được những thông tin mới đối với người nghe (đọc) Vì thế, khi đặtcâu, người nói (viết), ngoài việc phải chú ý đến cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghãi
mà còn phải đặc biệt chú ý đến lượng thông tin mà mình nói (viết) ra
Ví dụ : Nó đá bóng bằng chân Nó nhìn tôi bằng mắt -> là những câu tuy thỏa
mãn về yêu cầu cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa nhưng lại không đáp ứng đượcyêu cầu về thông tin (không thông báo được cái gì mới)
1.2 Khắc phục lỗi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt cho học sinh qua các tiết dạy môn Ngữ văn
1.2.1 Trong các tiết dạy trên lớp, chúng ta chú trọng phần đọc tác phẩm văn học,
đọc lý thuyết và bài tập trong các tiết Tiếng Việt và Làm văn Giáo viên dành mộtkhoảng thời gian đầu giờ từ 10 đến 15 phút để gọi học sinh đọc những phần trọng tâmcủa bài học Có khi ta dành hẳn cả một tiết để các em đọc tác phẩm trong chương trình
Đầu năm học, giáo viên hỏi thăm ý kiến của các giáo viên dạy năm học trước vàban cán sự lớp để nắm được tình hình học sinh còn yếu kém về phát âm tiếng Việt Khi
có danh sách học sinh phát âm còn sai quá nhiều, ta sẽ tập trung tăng cường rèn luyệnngôn ngữ đọc – nói cho các em này để giảm bớt cái sai sót khi sử dụng tiếng Việt
Đối với những bài dạy của phân môn Tiếng Việt, Làm văn, giáo viên cho các emyếu tiếng Việt đọc thay phiên từng lý thuyết, từng bài tập Đối với các tiết dạy tác phẩmvăn chương, giáo viên chia từng đoạn theo nội dung để đọc Giáo viên đọc mẫu trướcmột đoạn với yêu cầu : rõ ràng, truyền cảm và không quên cố gắng phát âm đúng chuẩntiếng Việt Sau đó, giáo viên gọi các em thay phiên nhau đọc Chúng ta tập trung gọinhững học sinh đọc thường bị sai chính tả tiếng Việt, nhất là sai thanh điệu Giáo viên
và các học sinh khác chăm chú lắng nghe Khi học sinh đọc sai (phát âm sai), giáo viêncho học sinh đọc lại những từ ngữ bị sai Nếu học sinh còn đọc sai, giáo viên đọc mẫulại hoặc có thể gọi một học sinh khác đọc lại từ ngữ đó cho học sinh đang đứng đọcnghe và đọc lại Việc làm này có thể mất thời gian nhưng nó cũng là cách chữa lỗi đọcsai chính tả về thanh điệu của học sinh dân tộc Khmer Có khi giáo viên để cho học sinhđọc lại từ ngữ đó từ 3 đến 5 lần Học sinh đọc đến khi nào đọc đúng từ ngữ đó thìngưng Và cũng không ngoại trừ trường hợp giáo viên phải đánh vần từ ngữ ấy để học