Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sữa đậu nành việt nam – vinasoy (Trang 38 - 43)

2.1.5.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây

Để thấy rõ kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trước tiên ta tiến hành phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ rồi sau đó mới tiến hành xét đến giá trị. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Hình 2.4: Thị phần sữa đậu nành hộp giấy của Nhà máy qua các năm gần đây

60 65 70 75 80 2007 2008 2009 2010 2011 % Năm

Thị phần của sữa đậu nành hộp giấy của Nhà máy tăng đều qua các năm. Từ năm 2005, thị phần của VinaSoy luôn đạt trên 50% và luôn chiếm vị trí dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành trong nhiều năm. Năm 2009, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động nhưng nhờ có những chiến lược kinh doanh đúng đắn đã giúp Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy tăng trưởng mạnh mẽ chiếm 70% thị phần sữa đậu nành hộp giấy, tăng gần gấp đôi so với những năm trước khi đổi mới.

Đến năm 2010, khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi thì thị phần chiếm 75% thị phần sữa của cả nước. Đây là tín hiệu lạc quan cho Nhà máy để nhà máy tiếp tục mở rộng và phát triển thị phần của mình khi mà nền kinh tế dần ổn định nhằm thị phần hiện có của mình. Điều đó đã được chứng tỏ ở năm 2011 thị phần sữa đậu nành của Nhà máy lên đến 80% Nhà máy cần có chiến lược phát triển, giữ vững và chiếm lấy thị phần tiềm năng của mình.

Để rõ hơn ta hãy phân tích số liệu cụ thể về tình hình tiêu thụ của Nhà máy trong những năm gần đây:

Bảng 2.1: Sản lượng tiêu thụ của Nhà máy qua các năm

ĐVT: lít Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Fami hộp 17.448.165 24.800.697 43.214.610 Fami bịch 1.404.540 2.146.045 7.479.452 Mè đen VinaSoy 1.320.056 2.014.218 14.023.972

Tổng lượng sữa thương mại 20.172.761 28.960.960 64.718.034

Khuyến mại và chào hàng 945.000 948.407 1.123.100

Sữa học đường (Dự án) 824.120 0 0

Tổng lượng sữa tiêu thụ 21.941.881 29.909.367 65.841.134

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)

Sản phẩm Fami bịch thì tiêu thụ chậm hơn, chủ yếu là cung cấp cho chương trình dinh dưỡng học đường ở năm 2008 trở về trước. Năm 2008, sản phẩm Fami bịch tiêu thụ được 1.404.540 lít (7.022.700 bịch), chiếm 6,96% tổng lượng sữa thương mại. Năm 2009 sữa Fami bịch tiêu thụ được 2.146.045 lít tăng 741.505 lít và tương ứng với 52,79% so với năm 2080. Năm 2010, sản phẩm này tăng mạnh lượng tiêu thụ được 7.479.452 lít (5.333.407 bịch) chiếm 11,56% trong tổng lượng sữa tiêu thụ.

Sữa đậu nành Mè đen VinaSoy vừa mới được tung ra thị trường cuối năm 2006, nhưng trong những năm gần đây sản phẩm này được nhiều người tiêu dùng chọn lựa, năm 2008 tiêu thụ được 1.320.056 lít (6.600.280 hộp) chiếm 6,54% tổng sản lượng sữa tiêu thụ. Năm 2009 tiêu thụ 2.014.218 lít (10.071.090 hộp) tăng 694.162 lít so với năm 2008. Năm 2010 tiêu thụ tăng mạnh và đạt 14.023.972 lít tăng 12.009.754 lít so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 596.25%. Chiếm tỷ trọng 21,67% trong tổng lượng sữa thương mại.

Cũng qua bảng số liệu trên cho ta thấy sản lượng tiêu thụ của Nhà máy tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 tăng 8.778.199 lít so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng 43,56%. Tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2010 là 64.718.034 lít, tăng 35.757.074 lít tương ứng với tốc độ tăng 123,47% so với 2009.

Trong năm 2010 tổng sản lượng tiêu thụ là 65.841.134 lít, sữa cấp cho chương trình dinh dưỡng học đường theo dự án với viện dinh dưỡng Hoa Kỳ năm 2008 là 824.120 lít chiếm 6,48%, lượng sữa cung cấp cho chiến dịch khuyến mại chào hàng năm 2010 là 1.123.100 lít chiếm 1.71% tổng sản lượng sữa tiêu thụ.

Do dự án chương trình sữa học đường ký kết giữa Nhà máy và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã hết cùng với sản lượng không đủ cung cấp cho thị trường nên Nhà máy ngừng cung cấp sữa học đường kể từ năm 2009.

2.1.5.2. Tình hình doanh thu của Nhà máy trong những năm gần đây

Doanh thu là khoản tiền thu về do việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, đầu tư các hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Tuy Nhà máy trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn về việc cung ứng nguyên vật liệu nhưng doanh thu Nhà máy vẫn không ngừng gia tăng. Các sản phẩm mà Nhà máy tung ra thị trường luôn được khách hàng đón nhận một cách nhiệt tình.

Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ sữa thương mại của Nhà máy theo doanh thu

ĐVT: Đồng Năm 2008 2009 2010 Fami hộp 235.550.231.973 334.809.414.713 583.397.241.700 Fami bịch 16.854.479.753 25.752.543.425 89.753.421.800 Mè đen 21.120.888.274 32.227.489.861 224.383.554.500 Tổng 273.525.600.000 392.789.448.000 897.534.218.000

Nhìn vào bảng trên cho ta thấy năm 2008 doanh thu của Nhà máy là 273.525.600.000 đồng đến năm 2009 con số đó là 392.789.448.000 đồng tăng 119.263.848.000 đồng tức tăng 43,60%, nhưng đến năm 2010 doanh thu của Nhà máy tăng lên đáng kể tăng 504.744.770.000 đồng so với năm 2009 đạt mức 897.534.218.000 đồng tức tăng 128,50%.

Sản lượng sữa thương mại đến cuối năm 2008 đạt gần 11 triệu lít/năm mang về doanh thu 273.525.600.000 đồng. Trong đó doanh thu từ sản phẩm Fami hộp là 235.550.231.973 đồng, chiếm 86,12%; Fami bịch là 16.854.479.753 đồng chiếm 6,16%; Riêng đối với mặt hàng Sữa đậu nành Mè đen VinaSoy là 21.120.888.274 đồng chiếm 7,72%. Năm 2009 doanh thu mang về là 334.809.414.713 đồng tăng 85.24% so với năm 2008.

Bước sang năm 2010, sản lượng sữa thương mại đạt hơn 35 triệu lít, doanh thu đạt trên 897 tỷ đồng. Doanh thu từ Fami hộp đạt 583.397.241.700 đồng, tăng 74,25% so với năm 2009 và chiếm 65,00% tổng cơ cấu doanh thu. Qua biểu đồ tổng doanh thu cho ta thấy sản lượng tiêu thụ sữa bắt đầu tăng mạnh là do Nhà máy có những chính sách đúng trong việc phát triển sản phẩm sữa đậu nành Fami hộp đặc biệt là sữa đậu nành Mè đen VinaSoy.

Bảng 2.3: Tình hình doanh thu của Nhà máy qua các năm

Chỉ ti êu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Doanh thu bán hàng & CCDV 273.525.600 392.789.448 897.534.218

2. Doanh thu hoạt động tài chính 563.000 124.020 347.069

3. Thu nhập khác 210.000 230.000 415.200

TỔNG DOANH THU 274.298.600 393.143.468 898.296.487

ĐVT: 1.000 đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhìn vào bảng trên ta thấy các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu. Doanh thu từ hoạt động tài chính có sự biến động rõ rệt, năm 2008 là 563.000.000 đồng chiếm 0,21% tổng doanh thu, đến năm 2009 giảm 438.980.000 đồng chỉ còn 124.020.000 đồng chiếm 0,03% tổng doanh thu. Sang năm 2010 tăng 223.049.000 đồng đạt mức 347.069.000 đồng chiếm tỷ trọng 0,04% tổng doanh thu.

Các khoản thu nhập khác có sự tăng lên nhưng tốc độ tăng có phần giảm so với tốc độ tăng của tổng doanh thu, năm 2008 thu nhập khác là 210.000.000 đồng chiếm 0,08% tổng doanh thu, đến năm 2009 tăng 20.000.000 đồng lên mức 230.000.000 đồng chiếm 0,06% tổng doanh thu. Sang năm 2010 tăng 185.200.000 đồng đạt mức 415.200.000 đồng chiếm tỷ trọng 0,05% tổng doanh thu.

Tổng doanh thu của Nhà máy có sự tăng lên đáng kể nhất là năm 2010. Năm 2008 tổng các khoản thu về là 274.298.600.000 đồng sang năm 2009 tăng 118.844.868.000 đồng đạt mức 393.143.468.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 43,33%. Năm 2010 tổng các khoản thu về tăng lên đáng kể đạt mức 898.296.487.000 đồng tăng 505.153.019.000 đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng là 128,49%.

Để thấy rõ tốc độ tăng của doanh thu, ta có thể xem biểu đồ thể hiện doanh thu của Nhà máy qua các năm như sau:

Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của Nhà máy

188 274 393 896 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 Năm

Nhìn vào hình trên ta có thể thấy doanh thu từ năm 2007 đến năm 2009 có sự tăng lên đều đặn, riêng năm 2010 tăng lên vượt bậc đạt 896 tỷ đồng hơn gấp đôi so với năm 2009.

2.1.5.3. Tình hình lợi nhuận của Nhà máy trong những năm gần đây

Lợi nhuận kế toán trước thuế của Nhà máy năm 2008 là 5.029.600.000 đồng, sang năm 2009 đạt mức 12.000.868.000 đồng tăng 138,60% so với năm 2008. Sang

năm 2010 con số đó là 5.592.822.000 đồng giảm 6.408.046.000 đồng so với năm 2009. Các nguyên nhân chính một phần là do giá vốn hàng bán tăng cao tăng 137,35%, chi phí bán hàng tăng 145,55%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 61,37% trong khi các doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ tăng 179,85% nhưng tỷ trọng của nó không đáng kể trong cơ cấu doanh thu.

Bảng 2.4: Tình hình lợi nhuận của Nhà máy qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 5.069.600 11.970.868 9.566.822

2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -2.437.000 -6.875.980 -17.054.131

3. Lợi nhuận khác -40.000 30.000 26.000

4. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.029.600 12.000.868 9.592.822

5. Lợi nhuận sau thuế 3.772.200 9.000.651 7.194.617

ĐVT: 1.000 đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Lợi nhuận sau thuế của Nhà máy năm 2008 là 3.772.200.000 đồng, năm 2009 đạt mức 9.000.651.000 đồng. Năm 2010 giảm chỉ còn 7.194.617.000 đồng. Nguyên nhân chính làm có sự sụt giảm này là do giá vốn hàng bán tăng cao (tăng 137,35%) so

với 2009, chi phí bán hàng tăng 145,55%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 61,37% trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ tăng 179,85% nhưng tỷ trọng của nó không đáng kể trong cơ cấu tổng doanh thu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sữa đậu nành việt nam – vinasoy (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)