Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại Nhà máy

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sữa đậu nành việt nam – vinasoy (Trang 43 - 45)

2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Nhà máy

Nguyên vật liệu được Nhà máy thu mua trên thị trường chủ yếu thông qua các thương lái. Các thương lái này thu gom hàng từ tay của người dân, sau đó sẽ được Nhà máy mua lại.

Đối với đậu nành hạt, khác với các doanh nghiệp khác là nhập khẩu đậu nành 100%, VinaSoy dùng đậu nành thuần Việt nhưng chất lượng vẫn đảm bảo theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Đường kính trắng RS được nhập từ Nhà máy Đường Quảng Phú đây là một lợi thế của Nhà máy, nhưng đến năm 2011 Nhà máy

phải mua từ Nhà máy Đường Phổ Phong vì Nhà máy Đường Quảng Phú đã di chuyển lên An Khê – Gia Lai. Riêng đối với dịch mè đen, Nhà máy phải nhập khẩu 100% từ Hà Quốc. Tuy số lượng sản phẩm của Nhà máy rất ít, nhưng nguyên vật liệu tại Nhà máy là tương đối lớn. Vì Nhà máy chuyên sản xuất sản phẩm từ đậu nành nên nguyên vật liệu của Nhà máy có thời gian lưu trữ tương đối ngắn so với các ngành nghề khác.

Hiện tại chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 80% giá thành sản phẩm. Vì vậy Nhà máy muốn hạ giá thành sản phẩm phải quản lý tốt và giảm chi phí nguyên vật liệu nhưng không được làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, Nhà máy phải thực hiện chặt chẽ ở tất cả các khâu từ khâu thu mua, bảo quản, tiếp nhận, cấp phát,… nguyên vật liệu, hạn chế tối thiểu mất mát và hư hỏng có thể xảy ra.

Hình 2.6: Dòng chuyển hóa nguyên vật liệu tại Nhà máy

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)

Nguyên vật liệu của Nhà máy được dịch chuyển qua các giai đoạn của quá trình chuyển hóa tạo thành sản phẩm sữa đậu nành. Qua đó nguyên vật liệu chiếm giữ vai trò quan trọng trong quá trình dịch chuyển này để tạo nên sản phẩm, các sản phẩm của Nhà máy được sản xuất trên quy trình công nghệ đồng bộ hiện đại, do đó đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường. Vì vậy bộ phận quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy phải chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tiếp nhận cất trữ, vận

Mua sắm V ậ n c huyể n T i ế p nhậ n Bán thành phẩm Kho sản phẩm

Kho nguyên vật liệu

Vận chuyển

Nhà phân phối

Khách hàng Các giai đoạn sản xuất

chuyển và kiểm soát nguyên vật liệu nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực cho việc phục vụ khách hàng đáp ứng mục tiêu của Nhà máy.

2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại Nhà máy

Để thuận tiện cho quá trình sản xuất, quản lý, nguyên vật liệu tại Nhà máy được phân loại như sau:

- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu của Nhà máy khi tham gia vào quá trình sản xuất, là vật chất chủ yếu tạo nên sữa đậu nành của Nhà máy. Các nguyên vật liệu chính này bao gồm: Đậu nành hạt và đường RS.

- Nguyên vật liệu phụ: là đối tượng góp phần tạo ra sự khác biệt mùi vị, chất lượng, đặc tính của sữa đậu nành nó bao gồm: Hương Pandan, Chất ổn định CM, H2O2, NaOH, HNO3, NaHCO3, HCl.

- Nhiên liệu: Dầu FO.

- Nguyên vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu chưa được liệt kê ở trên như: Strip dán hộp giấy, keo dán ống hút, mực in ngày sản phẩm, hộp giấy, túi xốp, thùng carton, ống hút, màng co, băng keo.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sữa đậu nành việt nam – vinasoy (Trang 43 - 45)