Định hướng hoạt động của Nhà máy trong thời gian tới

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sữa đậu nành việt nam – vinasoy (Trang 71 - 75)

3.1.1. Căn cứ để đưa ra định hướng hoạt động

3.1.1.1. Tình hình tiêu dùng sản phẩm nước giải khát trong thời gian qua

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng 300 loại nước giải khát các loại, mỗi loại đều đánh vào những thị hiếu khác nhau như giải nhiệt, đẹp da, giảm béo, chữa bệnh,... Trước đây thị trường nước giải khát ở nước ta đa phần là sản phẩm nước uống có gas, rất ít những sản phẩm chiết xuất từ trái cây và không có gas. Nhưng mấy năm gần đây do xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm nước không gas nên doanh nghiệp nước giải khát đã thay đổi cơ cấu sản xuất và đưa ra hàng loạt các sản phẩm nước giải khát không có gas, trà xanh, trà thảo mộc trên thị trường.

Đa phần người tiêu dùng quan niệm nước hoa quả không chỉ mang tính giải khát mà còn rất bổ dưỡng, nhiều vitamin, tốt cho cơ thể. Xu hướng này thể hiện rõ khi khảo sát sự mua sắm qua các siêu thị. Doanh số trong tháng 4 và tháng 5/2010 của siêu thị BigC đã tăng nhiều gấp đôi so với trước đó. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang quan tâm nhiều đến các sản phẩm làm từ thiên nhiên và trái cây nhiều hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm nước giải khát cũng giữ giá khá ổn định, không tăng đột biến và mang tính thời vụ như một số sản phẩm khác nên mức độ tiêu dùng cũng ổn định hơn.

Các nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình tiêu thụ nước giải khát ở Việt Nam tăng nhanh là do: Thứ nhất, Việt Nam đang có một nền chính trị ổn định. Thứ hai là cơ cấu dân số trẻ, ham học hỏi, rất thích hợp để phát triển ngành nước giải khát. Sau cùng là tiềm năng dồi dào và năng động của nguồn nhân lực trong nước. Tuy nhiên, không vì tình hình tiêu thụ tăng nhanh như thế mà các doanh nghiệp ở Việt Nam lơ là việc nâng cao chất lượng mà phải mang đến những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Sự cạnh tranh trên thị trường đồ uống ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu, nhằm đưa ra những sản phẩm mới có chất lượng cao. Qua đó, các doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu các sản phẩm mới thông qua các nguyên vật liệu từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Qua xu hướng trên cho ta thấy, sữa đậu nành có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đây cũng chính là một trong những cơ hội mà Nhà máy cần khai thác triệt để. Một trong những lý do là sản phẩm của Nhà máy được chế biến trên quy trình công nghệ hiện đại và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Các sản phẩm này luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, riêng các sản phẩm trôi nổi tự chế biến trên thị trường chưa được kiểm định của cơ quan y tế đã dần bị người tiêu dùng tẩy chay, chuyển hướng sang dùng những sản phẩm uy tín chất lượng hơn.

Đây là một điều kiện để Nhà máy phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. Trên thị trường cũng có một số doanh nghiệp cũng khá thành công trên lĩnh vực này như Vinamilk, Tribeco, Tân Hiệp Phát,… Các doanh nghiệp này chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm sữa tươi nhưng cũng đã nhanh chóng bổ sữa đậu nành vào danh mục sản phẩm của mình.

3.1.1.2. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – đe dọa của Nhà máy

Mô hình phân tích SWOT là một trong những công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT được viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),

Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ,...

Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy được thành lập chưa lâu nhưng cũng đã có nhiều điểm mạnh bên cạnh những điểm yếu khi bước vào thị trường. Do đó, Nhà máy đã có những cơ hội để phát triển quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng để phát huy tối đa những cơ hội đó, Nhà máy cần khắc phục mức độ ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài khi mà các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát phát triển khá mạnh mẽ.

Có thể tổng kết những ưu điểm cũng như hạn chế bên trong cũng như bên ngoài của Nhà máy trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà ta chú trọng chủ yếu phần quản lý nguyên vật liệu thông qua ma trận SWOT. Từ đó có thể giúp cho Nhà máy nhìn nhận đúng hơn về hướng phát triển và liên kết của mình trong tương lai với việc kết hợp các yếu tố của ma trận như sau:

Các cơ hội (O)

1. NGK có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

2. Được sự hỗ trợ từ Công ty để phát triển.

3. Lai tạo được nhiều giống đậu nành có năng suất cao. 4. Có nhiều trường Đại học đào tạo ở Quảng Ngãi.

Các nguy cơ (T)

1. Nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 2. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

3. Diện tích trồng đậu nành ngày càng giảm. 4. Giá cả các nguyên vật liệu ngày càng tăng cao.

Điểm mạnh (S)

1. Năng lực tài chính lớn. 2. Thương hiệu mạnh. 3. Đậu nành hạt thu mua 100% từ trong nước.

4. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ học vấn cao.

Phối hợp (S/O:)

S1,4O3 → Hoàn thiện hơn công tác quản lý nguyên vật liệu.

S1,3O1,3 → Đầu tư những vùng trồng nguyên liệu đậu nành.

Phối hợp (S/T)

S1,3,4T2,3 → Tự tạo nguồn nguyên vật liệu để chủ động hơn trong sản xuất. S1,2,3T1,3 → Thiết kế sản phẩm mới qua việc tìm ra nguyên vật liệu mới.

Điểm yếu (W)

1. Trình độ công nhân yếu kém.

2. Định mức tiêu hao vẫn còn tăng so với kế hoạch. 3. Quản lý kho bãi tại Nhà máy còn nhiều bất cập. 4. Công suất chưa khai thác hết.

Phối hợp (W/O) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

W1,2O2,3,4 → Hoàn thiện việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

W1,3,4O2,4 → Tối ưu hệ thống kho bãi và bảo quản nguyên vật liệu cho Nhà máy.

Phối hợp (W/T)

W4T1 → Khai thác tối đa công suất sản xuất của Nhà máy.

W1,4T2,3,4 → Xây dựng và rà soát kỹ định mức tiêu hao.

Như vậy qua ma trận SWOT, ta phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp với những yếu tố bên trong Nhà máy. Với việc kết hợp các yếu tố môi trường bên ngoài cùng các yếu tố bên ngoài tương ứng và định hướng những giải pháp mang tính khoa học, thực tế, và tính khả thi,... Qua đó, Nhà máy có thể lựa chọn cho mình các chiến lược, giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện hơn công tác quản lý nguyên vật liệu tương ứng với việc đầu tư những vùng trồng nguyên liệu đậu nành nhằm tận dụng những cơ hội và những điểm mạnh của Nhà máy; hoặc Nhà máy có thể hoàn thiện việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu và tối ưu hệ thống kho bãi và bảo quản nguyên vật liệu, đây là giải pháp mang tính cấp bách và Nhà máy cần phải thực hiện,...

3.1.2. Định hướng phát triển của Nhà máy trong thời gian tới

Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy là Nhà máy chuyên sản xuất và cung ứng sữa đậu nành, do đó Ban Lãnh đạo của Nhà máy đã đặt ra tầm nhìn và khẳng định vị thế dẫn đầu thi trường về sữa đậu nành tại Việt Nam. Nhà máy không ngừng sáng tạo để mang đến cho khách hàng sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và tận tâm. Bước vào năm 2011, Nhà máy đã đặt ra cho mình một số mục tiêu cụ thể như sau:

- Đầu tư nâng công suất dây chuyền thiết bị máy móc lên 100 triệu lít/năm. Sản lượng tiêu thụ 70 triệu lít.

- Doanh thu bán hàng đạt trên 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận thu được là 15 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân của công nhân viên là 3.700.000 đồng/tháng, và đảm bảo các quyền lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,...

- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước, thị phần chiếm được phải trên 90% về sữa đậu nành.

- Xây dựng thêm một Nhà phân phối tại Miền Nam nhằm cung ứng sản phẩm một cách nhanh nhất.

- Tìm kiếm các Nhà cung ứng có thể cung cấp kịp thời nguyên vật liệu. - Phát triển thêm sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Mục tiêu chất lượng của Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy đề ra năm 2011:

- Xây dựng môi trường làm việc với nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc và nâng cao kỹ năng kiến thức cho cán bộ công nhân viên.

- Giữ vững thương hiệu VinaSoy là thương hiệu sữa đậu nành dẫn đầu tại Việt Nam.

- Xây dựng và triển khai tốt việc áp dụng hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp.

- Giảm thiểu số lượng sản phẩm hỏng đi ½ so với năm 2010, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm một cách tốt nhất trong việc lưu kho trước khi xuất xưởng ra thị trường.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sữa đậu nành việt nam – vinasoy (Trang 71 - 75)