1.3.1. Nhân tố chủ quan
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho tại doanh nghiệp đang sử dụng. - Quy trình kiểm tra, bảo quản, xử lý,… nguyên vật liệu tại kho doanh nghiệp. - Lượng nguyên vật liệu hiện có trong kho.
- Thái độ, phong cách, trình độ,… của công nhân viên liên quan tới kho nguyên vật liệu.
1.3.2. Nhân tố khách quan
- Ảnh hưởng của các nhân tố như thời tiết, khí hậu, địa hình,… tại kho nguyên vật liệu.
- Tiến độ thực hiện của các bộ phận sản xuất, hoặc mức độ phức tạp của công trình đang thi công.
- Sự tác động của giá cả nguyên vật liệu bên ngoài thị trường. - Đặc tính của nguyên vật liệu.
1.4. Phương thức sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu
1.4.1. Quan điểm về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu
Có thể nói, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đã trở thành một nguyên tắc, một thói quen, một chính sách kinh tế của các doanh nghiệp. Theo nhận định của Chính phủ, tình hình kinh tế thế giới hiện đang diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường có xu hướng tiếp tục tăng cao.
Trong khi đó, với tình hình trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống. Một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như: điện, xăng dầu,… vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế thị trường buộc phải điều chỉnh tăng. Chính vì vấn đề này mà chúng ta phải biết cách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguyên vật liệu một cách khoa học nhất.
1.4.2. Một số biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu
- Hợp lý hoá sản xuất, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, thực hiện đúng các chế độ về bảo quản sử dụng máy móc thiết bị. Xem xét lại việc hạch toán nguyên vật liệu, xây dựng chế độ thưởng phạt nhằm kích thích sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Giảm thiểu mọi hao hụt mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra. Để thực hiện tốt phương hướng này cần nâng cao trách nhiệm trong công tác thu mua, vận chuyển, bao gói, bốc dở, kiểm nghiệm nguyên vật liệu trong kho bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh.
- Cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị sao cho phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như công nghệ hiện tại trên thế giới, tổ chức sản xuất hợp lý cũng góp phần giảm các tổn thất trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó cần phải tổ chức các buổi đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ trình độ tay nghề của công nhân.
- Sử dụng nguyên vật liệu thay thế: Việc lựa chọn nguyên vật liệu thay thế được tiến hành cả trong khâu cung ứng và thiết kế chế tạo sản phẩm. Đây là một biện pháp quan trọng, nó cho phép sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn trong nước (hoặc nguyên vật liệu địa phương) nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và đặc biệt là phải bảo đảm chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất.
1.5. Sự cần thiết phải quản lý nguyên vật liệu
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm,…
- Để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu để từ đó có kế hoạch bổ sung, dự trữ kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Nguồn nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng, quy cách, chủng loại, đáp ứng kịp thời và ngăn ngừa các hiện tượng hao hụt, lãng phí vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Qua đó, giảm được mức tiêu hao vật liệu, giảm chi phí nguyên vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra không những có chất lượng cao mà giá thành hạ sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM – VINASOY
2.1. Tổng quan về Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam
Tên doanh nghiệp : Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy. Tên giao dịch : Vietnam Soya Milk Product Factory.
Trụ sở : 02 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Quảng Ngãi, T. Quảng Ngãi.
Điện Thoại : 0553.826.665
Fax : 0553.810.391
Email : daunanhvn@vinasoy.com.vn. (Logo Nhà máy)
Website : http://www.vinasoy.com.vn.
Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam là nhà máy trực thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng sữa đậu nành. Nhà máy có chế độ hạch toán kế toán độc và có tư cách pháp nhân.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam
Tiền thân của Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy là Nhà máy Sữa Trường Xuân được xây dựng năm 1996 và đưa vào hoạt động chính thức tháng 7/1997 theo Quyết định thành lập số 349/ĐQN-TCKLĐ/QĐ ngày 29/05/1997 về việc thành lập và giao nhiệm vụ cho phân xưởng sữa, kem và sữa chua.
Đến tháng 3/1999 Nhà máy Sữa Trường Xuân sáp nhập vào Nhà máy Nước khoáng Thiên nhiên Thạch Bích theo Quyết định 448/ĐQN-TCLĐ/QĐ ngày 19/08/1999 của ông Nguyễn Xuân Huế về việc sáp nhập Nhà máy Sữa vào Nhà máy Nước khoáng Thiên nhiên Thạch Bích. Lễ bàn giao sáp nhập Nhà máy Sữa vào Nhà máy Nước khoáng Thiên nhiên Thạch Bích vào ngày 11/09/1999 tại Nhà máy Sữa theo Quyết định 502/ĐQN-TCLĐ/QĐ ngày 10/09/1999.
Đến tháng 01/2003 Nhà máy Sữa Trường Xuân được tách ra khỏi Nhà máy Nước khoáng Thiên nhiên Thạch Bích theo Quyết định số 15/QĐ-ĐQN-TCLĐ công bố ngày 06/01/2003, do ông Võ Thành Đàng – Giám đốc Nhà máy ký và có hiệu lực kể từ ngày 06/01/2003. Đến tháng 05/2005 Nhà máy Sữa Trường Xuân đổi tên thành Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy theo Quyết định 265QĐ/ĐQN-TCLĐ
ngày 16/05/2005. Đến tháng 01/2006 thành lập Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy theo Quyết định 026QĐ/CPĐQN-HĐQT ngày 04/01/2006 về việc thành lập Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy.
Đến tháng 12/2010 Nhà máy tiếp tục phát triển đi lên để đáp ứng nhu cầu sữa ngày càng cao của thị trường.
Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn, với:
Tổng diện tích : 13.774 m2.
- Diện tích sản xuất : 2 × 4.200 m2 - Diện tích làm việc : 2 × 2.450 m2 - Diện tích cây xanh : 474 m2
Tổng vốn kinh doanh : 176.542 triệu đồng.
- Vốn cố định : 85.662 triệu đồng - Vốn lưu động : 90.880 triệu đồng
Lao động : 323 người.
Năng lực sản xuất : 80 triệu lít/năm.
Vì Nhà máy được thành lập chưa lâu nên vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng Nhà máy đã từng bước khắc phục và đẩy mạnh sản xuất, đưa sản phẩm ra thăm dò thị trường để dần ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời Nhà máy cũng từng bước hoàn thiện trang thiết bị máy móc và không ngừng đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến nay, Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy đã có những bước phát triển vững chắc, trở thành doanh nghiệp hàng đầu về ngành hàng sữa đậu nành tại Việt Nam.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của Nhà máy
Chức năng
Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy có chức năng sản xuất và cung ứng các loại sữa từ đậu nành để phục vụ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng trên khắp cả nước.
Nhiệm vụ
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký.
Đầu tư và khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu đậu nành có sẵn ở khu vực miền Trung, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.
Không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên cả nước.
Bảo tồn và phát triển vốn của Nhà máy, hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với Nhà nước. Tuân thủ Pháp luật cũng như các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ, công nhân. Luôn đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho công nhân.
2.1.2.2. Các loại hàng hoá và dịch vụ hiện tại của Nhà máy
Nhà máy đã và đang nghiên cứu, sản xuất các loại sản phẩm từ đậu nành để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện tại Nhà máy đang sản xuất 03 loại sản phẩm: Sữa đậu nành Fami hộp 200 ml; Sữa đậu nành Mè đen VinaSoy 200 ml; Sữa đậu nành Fami bịch 200 ml.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý ở Nhà máy
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
: Quan hệ lãnh đạo và báo cáo. : Quan hệ phối hợp.
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Số cấp quản lý
Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam - VinaSoy tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng gồm có 3 cấp quản lý:
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT TRƯỞNG PHÒNG KT – SX TRƯỞNG PHÒNG NC – PT & PTSP TRƯỞNG PHÒNG TC – HC TRƯỞNG PHÒNG TC – KT TRƯỞNG PHÒNG KH – KD PHÓ PHÒNG KT – SX (1, 2) PHÓ PHÒNG TC – KT PHÓ PHÒNG KH – KD TRƯỞNG CA SẢN XUẤT NHÓM TRƯỞNG CO SỮA TỔ TRƯỞNG BH – TT (1,2)
- Ban Lãnh đạo. - Các phòng ban.
- Các tổ trưởng sản xuất, bán hàng và tiếp thị.
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong bộ máy quản lý Giám đốc
Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Nhà máy, xây dựng Nhà máy vững mạnh về mọi mặt, có quan hệ tốt và uy tín đối với khách hàng.
Đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh cũng như các chính sách, chế độ đối với người lao động, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước, và cũng là trưởng ban quản lý và điều hành hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO : 9001-2000 và hệ thống tiêu chuẩn HACCP.
Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân tổ chức và quần chúng Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ trong Nhà máy theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành và sự định hướng của Đảng.
Phó Giám đốc kỹ thuật
Là người phụ trách toàn bộ khâu máy móc, thiết bị kỹ thuật, trực tiếp điều hành, quản lý các phòng: Phòng KT-SX, Phòng NC-PT và Phân tích sản phẩm.
+ Đôn đốc nhắc nhở cán bộ công nhân viên trong toàn Nhà máy thực hiện nghiêm kỹ luật lao động, an toàn lao động, giờ giấc làm việc, tác phong công nhân.
+ Thay mặt Giám đốc điều hành công tác sản xuất chế biến sản phẩm theo kế hoạch đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định. Phối hợp hoạt động với các phòng ban nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và quy chế Nhà nước ban hành.
Phòng Kỹ thuật - Sản xuất
Xây dựng kế hoạch sản xuất, trực tiếp bảo dưỡng máy móc thiết bị, triển khai các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất, tổng kết, phân tích kết quả các quá trình sản xuất.
Phòng Nghiên cứu - Phát triển và Phân tích Sản phẩm
Có chức năng kiểm tra và quản lý nguyên liệu, thành phẩm, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn về môi trường, kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, nghiên cứu sản phẩm mới.
Phòng Tài chính - Kế toán
Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các hoạt động kinh tế phát sinh, kế hoạch thu, chi tài chính. Cung cấp số liệu cần thiết cho ban giám đốc về tình hình
quản lý vốn, tài sản và hiệu quả kinh doanh nhằm giúp ban giám đốc có những thông tin chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính hoạt động kinh doanh của toàn Nhà máy.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
Tổng hợp và xác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo chỉ đạo của Giám đốc Nhà máy.
+ Tổng hợp phân tích và đánh giá kết quả thực hiện đề xuất phương án, biện pháp nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.
+ Tổng hợp nhu cầu, cân đối kế hoạch cung ứng, sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất theo sự phân cấp của Nhà máy.
+ Xác lập kế hoạch hoạt động của Nhà máy theo định kỳ.
+ Tổ chức quản lý mạng lưới tiếp nhận, thanh toán nợ đầu tư theo biểu mẫu thống nhất trong mạng vi tính.
+ Tổ chức và thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm. + Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu.
Bộ phận Tổ chức - Hành chính
Đảm bảo công tác hành chính; quản lý nhân sự, sắp xếp bố trí lao động, đề bạt nâng lương, điều hành công tác bảo vệ cơ quan; xây dựng nội quy, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Nhà máy.
+ Quản lý các hồ sơ, văn bản đến và đi một cách an toàn khoa học. + Chuẩn bị các văn bản về hành chính quản trị doanh nghiệp.
Như vậy, mỗi bộ phận chức năng trong Nhà máy tuy thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mục đích chung là đảm bảo sao cho quá trình sản xuất và kinh doanh của Nhà máy mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí nhất. Do đó, đòi hỏi mỗi bộ phận thực hiện tốt chức năng của mình và tạo mối quan hệ thống nhất, đoàn kết phối hợp cùng nhau hoạt động nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
2.1.4. Công nghệ và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy 2.1.4.1. Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành 2.1.4.1. Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành
Xuất phát từ nhu cầu hiện nay của thị trường, Nhà máy đã chủ động nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sau nhiều lần đổi mới, ngày nay với hệ thống máy tính nối mạng toàn Nhà máy, tất cả mọi công việc điều được thực hiện trên máy tính. Có thể nói đây là một bước tiến quan trọng trong việc vận dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Điều này giúp cho Nhà máy giải quyết được các công việc nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và sẽ giúp tăng năng suất lao động.
Hình 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Sản xuất)
Đậu nành hạt Làm sạch đậu Tạp chất Nghiền đậu Trích ly Khử hoạt tính ENZIME Xử lý nước Nước
Gia nhiệt nước
Đường Thùng trộn 10.000 lít Phụ gia Hương Đồng hóa Thùng trữ Làm lạnh Tiệt trùng Thùng chứa vô trùng Chiết rót vô trùng Bao bì giấy Dán ống hút Co lốc Đóng thùng Kho chứa
Dây chuyền thiết bị của VinaSoy do tập đoàn Tetrapak - Thụy Điển cung cấp. Đây là hệ thống dây chuyền khép kín tự động sản xuất sữa đậu nành hiện đại, đồng bộ nhất tại Việt Nam. Kết hợp với việc áp dụng phù hợp công nghệ Tetra – Alwinsoy, hệ