Sau khi đã xác định lượng tiêu dùng nguyên vật liệu cho kỳ kế hoạch, phòng Kế hoạch – Kinh doanh lên phương án thu mua. Nguyên vật liệu của Nhà máy được thu mua ở nhiều nơi khác nhau với các nhà cung cấp cũng khác nhau, do đó đòi hỏi cần phải có tính thống nhất trong việc quyết định số lượng nguyên vật liệu cần mua. Phong Kế hoạch – Kinh doanh sẽ tiến hành phân công và giao nhiệm vụ cho nhân viên thu mua nguyên vật liệu, đối với các nguyên vật liệu có tính chất thu gom sẽ được cử các nhân viên thu mua có nhiều kinh nghiệm.
Dựa vào các tiêu chuẩn của phòng Kỹ thuật – Sản xuất kết hợp với số lượng của phòng Kế hoạch – Kinh doanh nhân viên đến tận các doanh nghiệp, đại lý, thương lái mua với số lượng và chất lượng đã đề ra. Do đặc thù của đậu nành là thường không đồng đều về chất lượng, tỷ lệ hạt, độ khô hạt,… nên phải tiến hành trích mẫu kiểm tra trước khi ra quyết định thu mua. Quá trình trích mẫu để kiểm tra được thực hiện theo hình thức thống kê toán học thể hiện qua các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra bằng thị giác trước khi lấy mẫu
→ Nhân viên thu mua nguyên vật liệu của Nhà máy sau khi đã lựa chọn một số bao đậu nành bất kỳ tiến hành mở dây buộc, nếu quan sát thấy lượng nguyên vật liệu lẫn nhiều tạp chất như vỏ đậu, hạt lép, hạt nảy mầm, đá sạn,… thì nhân viên thu mua sẽ từ chối ngay; nếu đảm bảo chất lượng thì sẽ tiến hành trích lấy mẫu. Đây là giai đoạn đầu tiên nhưng rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác sau này.
Bước 2: Trích lấy mẫu để kiểm tra
→ Mẫu sẽ được lấy ngẫu nhiên từ các bao đậu nành, các mẫu này được trộn vào nhau. Kết thúc bước này nhân viên thu mua có được một lượng mẫu đúng đủ theo yêu cầu của phòng Kỹ thuật – Sản xuất. Số lượng trích lấy mẫu thường là 5 kg đối với đậu nành hạt. Riêng với các loại nguyên vật liệu khác thì tùy thuộc vào sự đồng ý của nhà cung ứng cũng như tính chất của nguyên vật liệu mà số lượng trích mẫu sẽ khác nhau. Mẫu sau khi được trích ra sẽ được thực hiện qua bước 3.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra mẫu nguyên vật liệu
→ Mẫu sau khi được lấy ra sẽ được cân và xác định độ ẩm có trong đậu nành hạt. Sau đó, đậu nành hạt sẽ được phân loại hạt không đảm bảo chất lượng như hạt nhỏ, hạt lép, hạt bị đen, ẩm mốc,… Sau đó sẽ tiến hành tính phần trăm tỷ lệ hạt không đạt tiêu chuẩn.
Bước 4: Quyết định thu mua
→ Mẫu sau khi kiểm tra nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được thu mua theo giá cả đã định. Ngược lại, nhân viên thu mua sẽ từ chối việc mua những nguyên vật liệu này.
Trong vài năm gần đây diện tích trồng đậu nành của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có dấu hiệu giảm sút. Một trong các nguyên nhân là do bà con nông dân chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác, bên cạnh đó tình hình khí hậu cũng không đảm bảo tốt cho đậu nành phát triển. Nhiều loại hoa màu bị sâu bệnh phát nhất là bị rầy làm cho chất lượng của đậu nành suy giảm.
Bảng 2.11: Diện tích, sản lượng đậu nành trong cả nước qua các năm
Năm ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích 1.000 ha 165,6 182,5 203,6 185,8 151,8 134,9 130,7 119,4
Năng suất tạ/ha 13,3 13,3 14,3 13,9 14,2 15,6 15,6 16,3
Sản lượng 1.000 tấn 220,2 242,7 291,1 258,3 215,6 210,4 203,9 194,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo thống kê mới nhất của tổng cục thống kê Việt Nam thì diện tích trồng đậu nành năm 2010 giảm 11.300 ha so với năm 2009. Một bộ phận nhỏ bà con trồng xen canh hai vụ lúa hai vụ màu nhưng cũng không mang lại kết quả mong muốn, khi thu hoạch đậu nành thì đến khâu làm đất trồng lúa khó thực hiện ở khâu làm đất. Nguyên nhân vì đậu nành được trồng trên các líp nhỏ và có rãnh thoát nước tiêu úng đặc biệt là vụ thu đông (từ tháng 8 đến tháng 10) đo đó bà con đã chuyển sang trồng hai vụ lúa xen canh một vụ màu.
Nhìn vào bảng trên chúng ta cũng có thể thấy diện tích gieo trồng đậu nành trong cả nước từ năm 2005 trở lại đây cũng có dấu hiệu suy giảm về diện tích. Năng suất tuy có tăng do áp dụng phương thức canh tác mới có hiệu quả nhưng với tỷ lệ giảm của diện tích trồng đậu nành đã kéo theo sự suy giảm của sản lượng trong cả nước. Năm 2005, diện tích trồng đậu nành là 203.600 ha với năng suất 14,3 tạ/ha thì sản lượng lên tới 291.100 tấn/ha. Nhưng đến năm 2010, diện tích trồng đậu nành này giảm đi và chỉ còn 119.400 ha, sản lượng của năm này đạt 194.600 tấn giảm 96.500 tấn tương ứng với mức độ giảm là 33,15% so với năm 2005.
Một số người dân trồng xen canh cây cà phê với đậu nành thì nay đã chuyển sang trồng xen canh cà phê với gừng hoặc lạc vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và ít tốn công chăm sóc. Đây là một trong những lý do khiến cho lượng đậu nành thu
mua từ các thương lái giảm sút. Để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh hoạt động liên tục Nhà máy phải chấp nhận mua với giá cao hơn để giữ chân các nông dân trồng hoa màu.
Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện tình hình trồng đậu nành ở Việt Nam
165,6 182,5 203,6 185,8 151,8 134,9 130,7 119,4 220,2 242,7 291,1 258,3 215,6 210,4 203,9 194,6 13,3 13,3 14,3 13,9 14,2 15,6 15,6 16,3 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0 10 20 30 40 50 60
Diện tích Sản lượng Năng suất
Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy sản lượng và diện tích đậu nành của Việt Nam cao nhất là năm 2005. Năm 2005, diện tích trồng đậu nành là 291.100 ha, sản lượng thu hoạch là 203.600 tấn. Sản lượng thấp nhất trong những năm gần đây là năm 2010
(chỉ đạt 194.600 tấn) theo nhận định thì sản lượng này sẽ có thể giảm xuống.
Ở các tỉnh miền Bắc, khoảng 10 năm trước, đậu nành là cây trồng thế mạnh góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích cây trồng này giảm mạnh, mất dần chỗ đứng trong cơ cấu cây trồng hàng năm. Theo một số người dân nơi đây, nguyên nhân của tình trạng này là do đậu nành bị sâu bệnh hại nhiều, năng suất không cao.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2010, diện tích đậu nành hè toàn tỉnh Bắc Giang hơn 700 ha, giảm hơn 100 ha so với năm ngoái, chỉ bằng một phần nhỏ so với những năm trước đây. Sở dĩ diện tích cây đậu nành ngày càng thu hẹp do trước đây nông dân thực hiện công thức luân canh lúa xuân – đậu nành hè – lúa tái giá – cây vụ đông. Nay công thức canh tác này khiến nông dân vất vả, hiệu quả không cao bởi trà lúa tái giá thường bị sâu bệnh gây hại nặng, năng suất thấp nên nông dân chuyển đổi sang luân canh 3 vụ/năm: lúa xuân – lúa mùa – cây vụ đông. Cùng đó là chưa có nhiều giống đậu nành mới vượt trội về năng suất, bình quân chỉ đạt 60 – 70 kg/sào, có ruộng bị sâu bệnh chỉ cho 45 kg/sào.
Năm
Giá thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tăng cao, trong khi giá đậu nành tăng không đáng kể, hiện bán ở mức 9 – 10 nghìn đồng/kg, mỗi sào chỉ thu được bình quân 700 – 800 nghìn đồng. Thêm nữa thời vụ trồng đậu nành yêu cầu khắt khe lại đúng vào thời điểm thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng nên người trồng đậu nành rất vất vả. Thời gian thu hoạch vào cuối tháng bảy âm lịch hay có mưa lớn lại không có phương tiện bảo quản, hạt đậu dễ bị thối, mốc, chất lượng kém, giá bán thấp,…
Ở các tỉnh thuộc miền Trung, đậu nành hầu như chỉ được nông dân trồng vào vụ mùa và trồng xen với cây bắp hoặc những cây ngắn ngày khác. Lý do khiến diện tích đậu nành liên tục giảm xuống theo từng năm là vì hiệu quả kinh tế của chúng quá thấp so với những cây trồng khác, trong khi khâu gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch đều chưa được cơ giới hóa nên đòi hỏi khá nhiều công lao động.
Một số hộ nông dân trồng đậu nành đã nhận định rằng việc trồng đậu nành xen với bắp và rau chỉ nhằm cải tạo đồng đất đồng thời cắt đứt một số mầm bệnh của bắp, rau. Nếu tính lợi nhuận của đậu nành được mùa cũng chỉ lời 9 - 10 triệu đồng/ha/vụ, chỉ bằng khoảng 50% so với trồng bắp vụ mùa, trong khi công thu hoạch rất vất vả. Ngoài ra, khi trồng thì giống phải mua hoàn toàn do đậu nành giống không thể để lâu quá 3 tháng.
Trong giai đoạn kinh tế như hiện nay, việc đặt Nhà máy vào mối quan hệ kinh doanh với nhiều doanh nghiệp ngày càng phức tạp. Nhà máy thu mua hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau và có cả những nguyên vật liệu thu mua từ nước ngoài. Do đó, Việc tạo mối quan hệ với người bán quan trọng hầu như với tất cả các dạng của sản xuất. Nó không những ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi hiện tại của Nhà máy mà còn ảnh hưởng tới vị thế chiến lược của Nhà máy sau này. Phòng ban Kế hoạch – Kinh doanh cần phải xác định rõ ràng, đầy đủ các đặc điểm của người bán.
Bảng 2.12: Tình hình thu mua đậu nành hạt của các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 09/08 10/09 Năng lực sản xuất Lít 20.000.000 40.000.000 60,000,000 100,00 50,00 Đậu nành cần thiết Kg 25.768 40.178 58,139 55,92 44,70 Thực tế mua Kg 31.278 46.205 58,860 47,73 27,39 Giá mua Đồng/Kg 9.600 11.200 14.000 16,67 25,00 SLSP sữa tiêu thụ Lít 21.941.881 29.909.367 65.841.134 36,31 120,14
Nhìn vào bảng trên ta thấy, năng lực sản xuất của Nhà máy tăng lên đáng kể đảm bảo công suất cho sản xuất. Năm 2008 công suất thiết bị là 20 triệu lít/năm, sang năm 2009 là 40 triệu lít/năm tăng 100% so với năm 2008. Để đáp ứng tình hình tăng cao của nhu cầu sửa trên thị trường (năm 2010 tăng 120,14% so với năm 2009) Nhà
máy chủ động nâng công suất lên 60 triệu lít/năm và cuối năm 2010 là 80 triệu lít/năm. Cùng với việc nâng cao công suất sản xuất theo thực tế tiêu thụ của thị trường, Nhà máy đã xác định lượng nguyên vật liệu mua để đáp ứng yêu cầu đó. Năm 2008 đậu nành cần thiết cho sản xuất là 25.768 kg, sang năm 2009 con số đo là 40.178 kg tăng 14.410 kg tương ứng với tốc độ tăng là 55,92% so với năm 2008.
Giá mua nguyên vật liệu của Nhà máy cũng có sự gia tăng. Năm 2008 giá mua đậu nành hạt là 9.600 đồng/kg, sang năm 2009 là 11.200 đồng/kg tăng 16,67% so với năm 2008. Qua năm 2010 giá mua đậu nành cũng có sự tăng lên rõ rệt, giá mua năm 2010 là 14.000 đồng/kg tăng 25,00% so với năm 2009. Các nguyên nhân chủ yếu của việc tăng giá mua đậu nành hạt nói riêng và các nguyên vật liệu khác nói chung là do tình hình lạm phát mất giá của đồng Việt Nam, tình hình khan hiếm đậu nành do nông dân chuyển dịch canh tác sang các loại hoa màu khác, thương lái ép giá,…
Tình hình thu mua nguyên vật liệu của Nhà máy chưa đến lúc báo động nhưng mức dự trữ an toàn của Nhà máy là chưa có. Nhà máy chưa lập cho mình lượng dự trữ an toàn, dự trữ thường xuyên, đặc biệt là lượng dự trữ theo mùa vụ vì đậu nành mang tính mùa vụ cao. Để thấy rõ hơn ta xem xét tình hình thu mua nguyên vật liệu của Nhà máy qua bảng sau:
Bảng 2.13: Tình hình thu mua nguyên vật liệu quý 4/2010
ĐVT: Đồng +/- % 1. Nguyên vật liệu chính 197.630.401 209.305.000 +11.674.600 105,91 Đậu nành hạt 124.981.564 135.820.000 +10.838.436 108,67 Đường RS 60.703.824 61.015.000 +311.177 100,51 Dịch mè đen 11.945.013 12.470.000 +524.987 104,40 2. Nguyên vật liệu phụ 23.854.477 24.203.000 +348.523 101,46
3. Nhiên liệu (dầu FO) 6.905.124 7.080.000 +174.876 102,53
4. Nguyên vật liệu khác 420.935.687 424.501.500 +3.565.813 100,85 Tổng cộng 649.325.689 665.089.500 +15.763.811 102,43 Tỷ lệ mua sắm Thực hiện Kế hoạch Nguyên vật liệu
Nhìn vào bảng trên cho ta thấy, lượng nguyên vật liệu ở kỳ thực hiện thu mua của Nhà máy cao hơn so với kế hoạch đề ra nhưng lượng cao hơn này không đáng kể so với lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất. Giá trị nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất theo kế hoạch là 197.630.401 đồng, theo thực tế thu mua là 209.305.000 đồng tăng 11.674.600 đồng tức tăng 105,91% so với kế hoạch đặt ra. Trong đó đậu nành hạt tăng cao hơn so với đường RS và dịch mè đen. Nguyên nhân là do năm 2010 lượng đường của Nhà máy Đường Quảng Phú cung cấp đảm bảo cho việc sản xuất tại Nhà máy. Nhưng năm 2011 Nhà máy cần phải chú ý đến nguyên vật liệu này khi mà Nhà máy Đường đã di chuyển lên An Khê – Gia Lai buộc Nhà máy phải nhập đường từ Nhà máy Đường Quảng Phú.
Tình hình thu mua nguyên vật liệu phụ của Nhà máy cũng có nhiều tiến triển khá. Nhà máy có nhiều lựa chọn nguyên vật liệu này, các nguyên vật liệu này được Nhà máy thu mua và gia công trong tỉnh như chất ổn định CM, muối NHCO3, Bazo NaOH một phần phải đặt hàng từ thành phố Hồ Chí Minh như các loại axit HNO3, Dung dịch HCl, nước nặng H2O2. Riêng đối với các loại vật liệu khác như hộp giấy, strip dán hộp giấy, thùng carton được đặt hàng gia công sẵn, Nhà máy chỉ cần đưa vào sử dụng.
Bảng 2.14: Giá mua của một số nguyên vật liệu chủ yếu của Nhà máy
STT Nguyên vật liệu ĐVT Đơn giá mua
1 Đậu nành hạt Kg 14.000 2 Đường RS Kg 7.000 3 Hương Pandan Kg 243.000 4 Chất ổn định CM Kg 90.000 5 Peroxide Kg 7.000 6 Bazo NaOH Kg 8.000 7 Acid Kg 6.000 8 Muối Kg 6.000 9 Dung dịch HCl Kg 12.000 10 Hộp giấy Cái 750 11 Ống hút Cái 23
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)
Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy các chất phụ gia dùng để sản xuất sữa đậu nành có đơn giá mua rất cao. Nhà máy cần tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong
nước để thay thế những nguyên vật liệu nhập khẩu khi mà chất lượng của nó không có gì thay đổi. Hương Pandan có đơn giá mua là 243.000 đồng/kg, sau đó là dịch mè đen được nhập khẩu với đơn giá là 75.000 đồng/kg. Hiện tại trường Đại học Đà Lạt đã thành công trong việc chiết xuất dịch mè đen với chất lượng ngang tầm với chất lượng mè đen tại Hàn Quốc. Nhà máy cần tìm hiểu và thay thế nguồn nguyên vật liệu ngoại nhập này bằng nguyên liệu có giá rẻ hơn nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu của nó.
Nguyên vật liệu được đưa vào chế biến tại Nhà máy thông qua quy trình khép kín hiện đại của Thụy Điển. Quy trình công nghệ này đã đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường về mẫu mã, chất lượng. Các doanh nghiệp sản xuất sữa đậu nành trong nước sử dụng các công nghệ không giống nhau, trình độ công nhân, nguyên vật liệu, lợi nhuận mục tiêu, chiến lược giá,… cũng khác nhau nên sản xuất ra những sản phẩm có phẩm chất chất lượng khác nhau. Do đó, giá bán của các doanh nghiệp này là khác nhau:
Bảng 2.15: Thông tin giá cả các loại sữa đậu nành trên thị trường
ĐVT: Đồng
Quy cách Giá bán
Doanh nghiệp Sản phẩm Dung tích
(ml) Bao bì Thùng (hộp/bịch) P(đb) (hộp/bịch) P(td) (hộp/bịch) 200 Hộp 50 2.700 3.200 Fami 200 Bịch 50 2.400 2.600 VinaSoy Mè đen 200 Hộp 36 3.200 3.500 200 Hộp 48 2.900 3.300 Vinamilk Vfresh 220 Bịch 50 2.500 2.700 200 Hộp 48 2.300 2.500 Tribeco Soya 180 Bịch 48 2.000 2.300 Tân Hiệp Phát Soya N1 250 Hộp 48 2.500 2.700