2.1 Giới thiệu chung về công ty đa quốc gia Toyota 2.2 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với công ty đa quốc gia toyota 3.1 Phương hướng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.. Tuy
Trang 1MỤC LỤC
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA
1.1 Khái quát về toàn cầu hóa
1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa
1.1.2 Lịch sử của toàn cầu hoá
1.2 Bản chất của toàn cầu hóa
1.3 Ý nghĩa của toàn cầu hóa
CHƯƠNG II:CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TOYOTA
2.1 Giới thiệu chung về công ty đa quốc gia Toyota
2.2 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với công ty đa quốc gia toyota
3.1 Phương hướng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam
3.2 Các giải pháp phát triển đối với các doanh nghiệp Việt Nam
KẾT BÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trườngcủa các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới Chính đặc điểmnày tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực Cácđịnh chế và tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho kinh tếquốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giảiquyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiệnmột cách đơn lẻ Tuy thế, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồntại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa.Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặttrái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động Trong khi
đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi nó là cơ hộimang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó Cho dù vậy,toàn cầu hóa vẫn đã và đang diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay khác, với các mức
độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước, nếu nhìn
về dài hạn Gia nhập WTO là cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn đối với nền kinh tế cácquốc gia, đăc biêt là các công ty đa quốc gia như Toyota
Xuất phát từ thực tế trên, chủ đề: “Phân tích cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các doanh nghiệp Phân tích trường hợp công ty đa quốc gia Toyota.”
Chủ đề nhằm phân tích cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa của toàn cầu hóa đối vớidoanh nghiệp Toyota Tổng hợp và đưa ra các số liệu thống kê nhằm phác họa những nét
cơ bản nhất về cơ hội, thách thức, đồng thời cũng đưa ra những điểm mạnh, điểm yếucủa công ty đa quốc gia Toyota khi chịu sự ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa
Từ những kiến thức đã tổng hợp và phân tích, chủ đề mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
và phương hướng phát triển của công ty khi chịu sự tác động của quá trình toàn cầu hóa
Trang 3CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA
1.1 Khái quát về toàn cầu hóa.
1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa (Wikipedia tiếng việt) là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xãhội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữacác quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy môtoàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tácđộng của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nóiriêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầukéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá
Toàn cầu hóa là quá trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thế giới, đó là sự ảnhhưởng tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trong các lĩnh vực khác nhau của đờisống xã hội, trước hết và chủ yếu là lĩnh vực kinh tế trên phạm vi toàn cầuToàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại khôngngừng giữa các quốc gia và các cá nhân Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vựckinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hoákinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoá nói chung
1.1.2 Lịch sử của toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15, sau khi có nhữngcuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thếgiới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522 Cũng như việc xuất hiện các trụcđường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ không phải làhiện tượng gần đây Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũngđược đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây,
cà chua và thuốc lá)
Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế về thị trường tự
do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưu thông hàng hoá Thời kỳ bắt đầudùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ
Trang 419 thường được chính thức gọi là "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá".
"Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thếgiới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930
Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do GATT khởixướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏcác hạn chế đối với "thương mại tự do" Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thànhlập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại.Các hiệp ước thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastrichtcủa châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằmmục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại Từ thập kỷ 1970, các tác độngcủa thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực
1.2 Bản chất của toàn cầu hóa.
- Với tính cách là một xu thế lịch sử, toàn cầu hoá được quyết định bởi sự phát triểnmạnh mẽ, mang tính bước ngoặt của lực lượng sản xuất trong thời đại cách mạng khoahọc công nghệ
- Toàn cầu hoá vừa mang bản chất khách quan, vừa chứa đựng tính chất tự do tư bản; vừatích cực vừa tiêu cực; vừa đem lại thời cơ, thuận lợi và nguy cơ, thách thức đối với cácquốc gia dân tộc, nhất là các nước kém phát triển và đang phát triển
- Toàn cầu hoá là một quá trình vừa hợp tác rộng mở, vừa đấu tranh gay gắt, phức tạpgiữa các quốc gia, tập đoàn, cộng đồng, cá nhân với nhau
- Để bảo vệ lợi ích quốc gia trong quá trình tham gia toàn cầu hoá, các nước trên thế giới
đã và đang triển khai mạnh mẽ quá trình khu vực hoá
1.3 Ý nghĩa của toàn cầu hóa.
Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các phương tiệnvận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20
"Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là:
Trang 5• Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnhvực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn,cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫnnhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàncầu,
• Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thànhviên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá mộtnền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế
• Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc sử dụng cácphương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêuchuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau
• Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang pháttriển
• TCH thúc đẩy mạnh, nhanh sự phát triển đặc biệt là sự xã hội hóa các LLSX đưa lại sựtăng trưởng kinh tế cao
• TCH thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới
• TCH thúc đẩy tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự hợp tác giữa các doanhnghiệp
• TCH thúc đẩy sự gia tăng lưu thông quốc tế về vốn
CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUÁ
TRÌNH TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐA
QUỐC GIA TOYOTA.
2.1 Giới thiệu chung về công ty đa quốc gia Toyota
Toyota Motor Corporation là một công ty đa quốc gia có
trụ sở tại Nhật Bản, hiện là công ty lớn thứ hai trên thế giới
sau tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors, Mỹ, và là công
ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam, thành công của
Trang 6Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màuvăn hoá truyền thống của người Nhật Bản Về mặt công nhận quốc tế, hãng Toyota là nhàsản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong nhóm top 10 xếp hạng công nhận tên BrandZ
Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quậnAiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam Năm 1936, gia đình SakichiToyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản
Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bảnquyền thương mại
Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc về mặtthương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô Toyotakhông có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company,tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức
độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực côngnghệ ôtô thế giới
Logo toàn cầu hiện nay của Toyota
Năm 1947: Tăng tốc
Những chiếc ô tô thương mại đầu tiên do Toyota sản xuất là xe tải BM, xe tải nhỏ SB và
xe con SA Đây cũng là thời gian Toyota sản xuất chiếc xe thứ 100.000 trong nước.Crown đầu tiên sang Mỹ và thành lập
Sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi đầu thập niên, Toyota đã xuất lô xe Crown đầu tiên sang Mỹ và thành lập công ty Toyota Motor Sales tại Mỹ
Năm 1950, công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co được thành lập và đến năm 1956 là hệthống phân phối Toyopet
Năm 1965: Bắt đầu gây chú ý
Năm 1962, chiếc xe thứ 1 triệu của Toyota xuất xưởng Năm 1965, công ty đã mở rộng
Trang 7sản xuất sang Brazil và Thái Lan, và vinh dự được nhận Giải Deming Prize danh tiếngcho chất lượng và quy trình sản xuất.
Năm 1966: Xe Corolla trình làng
Năm 1966, Toyota đã cho ra mắt mẫu xe Corolla Hiện nay, xe Toyota có bán ở hơn 140nước, với tổng doanh số đã đạt trên 30 triệu chiếc, biến đây trở thành mẫu xe bán chạynhất thế giới
1979: Đẩy mạnh xuất khẩu
Việc mở thêm 4 nhà máy mới tại Nhật Bản trong suốt những năm 70 đã nâng tổng số xexuất khẩu của Toyota lên 10 triệu chiếc vào năm 1979 Với tầm nhìn xa, Toyota thành lậpTrung tâm Nghiên cứu Thiết kế Calty tại Mỹ vào năm 1973
Thập niên 80: Hợp tác hiệu quả và bền vững
Năm 1984, nhà máy liên doanh Toyota-GM tại Mỹ, mang tên New United MotorManufacturing, Inc., bắt đầu đi vào sản xuất Bốn năm sau, nhà máy Toyota MotorManufacturing ở Kentucky , Mỹ, cho xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên
Năm 1989: Thâm nhập thị trường xe sang
Nhằm dọn đường cho dự án chinh phục thị trường xe hạng sang, Toyota thiết lập mạnglưới đại lý phân phối xe Lexus tại Mỹ
Trang 8Năm 1997:Bắt đầu chiến dịch “xanh”
Prius, mẫu hybrid đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn, chính thức có mặt trên thịtrường Nhật Bản vào năm 1997 và có mặt trên toàn thế giới 4 năm sau đó Năm 1999,Toyota niêm yết tên trên sàn chứng khoán London và New York
Năm 2001-2002: Tiến sang Trung Quốc
Toyota tiếp tục mở rộng hoạt động Năm 2001, Toyota bắt đầu sản xuất tại nhà máySichuan Toyota ở Tứ Xuyên, Trung Quốc Năm 2002, Toyota ký thỏa thuận hợp tác vớitập đoàn ô tô FAW của Trung Quốc nhằm tăng sản lượng tại đây
Kết thúc quý 1/2007, Toyota đã lần đầu tiên vượt qua General Motors để tạm thời trởthành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Thành công này của Toyota không phải là điều
dễ dàng đạt được trong một sớm một chiều, mà là thành quả của hơn 70 năm nỗ lực, vớikhông ít khó khăn
2.2 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với công ty đa quốc gia toyota
2.2.1 Điểm mạnh.
Trong quá trình toàn cầu hóa công ty đa quốc gia Toyota có một số điểm mạnh cụ thể là:
Toyota nổi tiếng trong việc sản xuất những chiếc xe chất lượng cao và vừa túi tiền
Đây không chỉ là kết quả của sự tận tâm trong công việc mà đó chính là triết lý của tậpđoàn được phát triển bởi người sáng lập công ty Sakichi Toyoda tin rằng sự thành công
sẽ có được nếu luôn hướng về tương lai và nổ lực để thực hiện định hướng đó Chính vìvậy ông đã sử dụng phương pháp luôn luôn hoàn thiện Kaizen
và Lexus với 87/100 điểm Tiếp đến là Lincoln và Mercedes-Benz với 86/100 điểm
“Toyota vốn nổi tiếng với những dòng xe có giá bán hợp túi tiền Do đó, lọt vào tốp 5nhãn hiệu ôtô được lòng khách hàng nhất là một thành tích thực sự bất ngờ của Toyota,
Trang 9đặc biệt là khi đánh bật cả những tên tuổi lớn của phân khúc xe sang như BMW”, ôngClaes Fornell, người sáng lập chỉ số hài lòng của khách hàng đối với các nhãn hiệu ôtô,phát biểu.
So với năm ngoái, Toyota
đã tăng 3,7% về mặt điểm
số 87/100 là điểm số cao
nhất mà Toyota từng
giành được kể từ năm
2006 đến nay Trong khi
nhưng Toyota lại vươn
lên vị trí đầu tiên về mức
độ hài lòng của khách
hàng Mỹ
Xuất hiện sớm tại Việt
Nam với những sản phẩm mang tính cách mạngToyota đã trở nên phổ biến, đa dạng vàphong phú hơn rất nhiều Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu màToyota dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đườngphố Việt Nam, cứ 10 ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota
Xe của Toyota được biết đến với chất lượng vượt trội và đáng tin cậy
Danh tiếng này có được do công ty sử dụng các linh kiện tốt nhất, quy trình sản xuất luônđược cải tiến và đội ngũ nhân lực giỏi Với mô hình đa sản xuất (multi-model), mỗi thànhviên trong quy trình sản xuất đều có thể thực hiện công việc ở nhiều vị trí khác nhau.Chính vì vậy, mỗi khi gặp phải một sự cố thì dây chuyền sẽ được ngừng và khắc phụcngay lập tức Quy trình này đã cho phép Toyota áp dụng phương pháp “Just in Time”.Với phương pháp này thì chỉ một số lượng tối thiểu linh kiện được dự trữ nên đã tiếtkiệm được thời gian và chi phí lưu kho… Tất cả các phương pháp này đều được áp dụngthành công nên sản phẩm Toyota đã nhanh chóng chiếm được vị trí hàng đầu trên thịtrường
Chiến lược kinh doanh đúng đắn
Trang 10Vớchiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc vềmặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô Toyotakhông có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company,tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức
độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực côngnghệ ôtô thế giới
2.2.2 Điểm yếu
Trong quá trình toàn cầu hóa bên cạnh các điểm mạnh còn có các điểm yếu mà công ty
đa quốc Toyota cần chú ý:
Suy thoái kinh tế làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn Tại Mỹ nơi đãtừng mang lại thành công về doanh thu lớn cho các hãng ô tô cũng giảm rõ rệt Toyotagiảm 25%
Thời gian gần đây các hang xe không ngừng đưa ra sản phẩm mới cạnh tranh nhau trongtừng mẫu mã ,chi tiếtsảnphẩm ,bảohành , phânphối , dịch vụ chăm sóc khách hàng, đảmbảo độ an toàn của xe.Không chỉ không đảm bảo về chất lượng xe , mà động cơ thiết bịcủa xe cũng không vượt trội hơn so với các xe của hang khác : động cơ yếu hơn đối thủcạnh tranh , ăn xăng hơn, mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn , trang thiết bị kém an toàn ,kém ổn định ở tốc độ cao Ta lấy 1 ví dụ so sánh xe Toyota Fortuner với các đối thủ khácnhư Honda
- Động cơ yếu hơn các đối thủ khác
Fortuner V dung động cơ xăng 2,7L 4 xy lanh thẳng hàng 158 mã lực, mô-men xoắn cựcđại 177,7 lb/ft tại tốc độ vòng tua 3800 vòng/phútcùnghộpsốtựđộng 4 cấp
Trongkhiđó, Honda CRV dùngđộngcơ dung tíchnhỏhơn - 2.4L DOHC i-VTEC, nhưng
cho công suất tới 168 mã lực và mô-men xoắn cực đại 161lb/ft tại 4.200 vòng/phútcùng hộp số tự động 5 cấp; động cơ xăng V6 2,7L của Santa Fe cho công suất 185 mã lực
và mô-men 183lb/ft tại 4000 vòng/phút
- Ăn xăng hơn
Mức tiêu thụ nhiên liệu của bản máy xăng 2.7 do Toyota Việt Nam công bốlà 12,23L/100km; mức do AutoPro thử bản nhập khẩu cấu hình tương đương là 13L/100km đường
Trang 11trường, 17L/100km đường phố Mức tươn gứng của CRV là 9L/100km đường trường và14L/100km đường thành phố; Santa Fe 2.7 là 10L/100km đường trường, 16L/100kmđường phố.
- Trang thiết bị kém an toànhơn
Fortuner không có ổn định xe điện tử và cụm đồng chỉ hiện thị với những tính năng cơbản nhất
Fortuner được trang bị 2 túi khí trước và phanh ABS, không có phân phối lực phanh điện
tử hay ổn định xe điện tử như CRV và Santa Fe (bảncómứcgiátươngđuơng)
Báo cáo quý 1/2011 lợi nhuận của Toyota giảm 77% và không có khả năng phục hồi.Lượng xe thiếu hụt khiến những khách hàng truyền thống chọn hãng khác Toyo ta có thểmất khách hàng vĩnh viễn
Chủ tịch Toyota đã công khai thừa nhận rằng tốc độ tăng trưởng toàn cầu nhanh chóng của tập đoàn là một phần nguyênnhân dẫn đến các vấn đề về chất lượng sản phẩm trong thời gian gần đây.
2.2.2.2 Hạn chế về nguồn nhân lực
Dân số già nua khiến nước Nhật khó tạo nên những sức bật đột biến Trong nhà máy củaToyota cũng thấy rất nhiều người già và có những cô gái lái xe tải hạng nặng
Rồi những nhân viên sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số, vốn chuyên cần và lành nghề,
đã bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2007 Như vậy Toyota đã bị “chảy máu nhân tài”, đặc biệt lànhân lực gắn bó lâu nhất với hệ thống sản xuất vốn làm nên thành công cho hãng
2.2.2.3 Mô hình quản trị của Toyota còn yếu kém
Người khổng lồ Toyota đã không theo kịp bánh xe của toàn cầu hóa, họ vẫn điều hành tất
cả từ tổng hành dinh tại Nhật Bản, kéo theo việc không kiểm soát được các nhà cung cấp
Sự cố kỹ thuật trong dòng xe hiện đại nhất của hãng này bộc lộ rõ nét những nhược điểm
" Vụ để một kiện hàng chứa 96 động cơ lại bị bỏ quên tại cảng Hải Phòng trong hơn hainăm, đó là do sự yếu kém trong quản lý của bộ phận nhập hàng, và là một sai sót nghiêmtrọng trong hoạt độngquản lý Ngoài ra côcó sai sg ty còn có sai sót nữa là chưa thiết lậpđược hệ thống kênh thông tin cần thiết và có trách nhiệm trong nội bộ công ty cũng nhưvới khách hàng và các đại lý, các bộ phận chức năng và những người phụ trách đã khôngthông báo tới những khách hàng mua lô xe lắp động cơ này trước khi bàn giao xe.’’ Nó
đã thể hiện điểm yếu trong mô hình quản lý của Toyota
Theo các chuyên gia ôtô Hàn Quốc, thất bại của Toyota trước hết bắt nguồn từ những nỗlực “toàn cầu hóa” không hợp lý Với tham vọng vươn lên vị trí số 1 thế giới, hãng đã mởrộng sản xuất một cách không kiểm soát
Trang 12Trong quá trình đó một loạt nhân viên vốn am hiểu hệ thống sản xuất của hãng đã trởthành đối tượng của tái cơ cấu, tinh giản biên chế và phải ra đi Suy thoái kinh tế toàn cầu
đã buộc Toyota phải cắt giảm nhân viên chính thức và sử dụng lao động bán thời gianthiếu kinh nghiệm
2.2.3 Cơ hội
Hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội mới và những tháchthức mới cho các doanh nghiệp Những cơ hội đó có thể kể đến là: Có một thị trườngrộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ pháttriển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹtiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ; có điều kiện tiếp nhận côngnghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư
2.2.3.1 Thị trường rộng lớn
Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường tiêu thụ và thị trường về nguồn nguyên vật liệu.Trong giao lưu thương mại thị trường rộng lớn là cơ hội để các doanh nghiệp tăng doanhthu và lợi nhuận từ việc buôn bán, trao đổi các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, … của mìnhcho thị trường các nước khác trên thế giới.Trong quá khứ, Toyota chỉ giới hạn hoạt độngcủa mình tại Nhật Nhưng hiện nay Toyota lại theo đuổi một chiến dịch toàn cầu hóađầy tham vọng Từ 20 nhà máy tại 14 nước, hiện công ty đã có 47 nhà máy ở
26 nước, không kể Nhật Sắp tớicông ty sẽ tiếp tục mở thêm nhà máy tại Mexico,Tiệp Khắc và Mỹ Toyota đang thử nghiệm giảm thời gian hoàn thiện mẫu xe mới (tínhbằng tháng) và làm việc với nhà cung cấp để tiết giảm chi phí cho phụ tùng
Ngay từ năm 2004, TMV đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất khẩu phụtùng tới các nước trong mạng lướiToyota toàn cầu với thị trường xuất khẩu gồm
10 nước và vùng lãnh thổ là Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, ẤnĐộ,Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan Kim ngạch xuất khẩu phụtùng mỗi năm của TMV đạt trung bình 20triệu USD/năm Theo kế hoạch, con số này sẽtăng lên 25 triệu USD năm 2008 và 30 triệu USD vào năm 2009 “Việc xuất khẩu phụtùng là một đóng góp lớn của Toyota vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành ô tôViệt Nam, tăng tỷ lệ nội địa hóavà mở ra một thời kỳ mới mà Việt Nam có thể tham giavào hệ thống phân phối toàn cầu của Toyota”
2.3.3.2 Thu hút vốn đầu tư, các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Quá trình toàn cầu hóa với làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các chủ đầu tư nước ngoài, cácnguồn tài trợ vốn từ các tổ chức lớn như Ngân hàng thế giới (WB),…là cơ hội rõ ràng đểcác doanh nghiệp giải tỏa cơn khát vốn bấy lâu