Trình bày nội dung “Phân tích hoàn cảnh và cơ hội Marketing”. Sử dụng mô hình SWOT phân tích cơ hội Marketing của sản phẩm bất kỳ tại doanh nghiệp. Nhận xét và đưa ra giải pháp

16 19 0
Trình bày nội dung “Phân tích hoàn cảnh và cơ hội Marketing”. Sử dụng mô hình SWOT phân tích cơ hội Marketing của sản phẩm bất kỳ tại doanh nghiệp. Nhận xét và đưa ra giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Đề tài bài tập lớn Trình bày nội dung “Phân tích hoàn cảnh và cơ hội Marketing” Sử dụng mô hình SWOT phân tích cơ hội Marketing của sản phẩm bất kỳ tại doanh nghiệp Nhận xét và đưa ra giải pháp Họ và tên sinh viên Nguyễn Thùy Hương Tên học phần Marketing chiến lược Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2022 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I TRÌNH BÀY NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH VÀ CƠ HỘI MARKETING 2 1 1 Phân tích t.

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Đề tài bài tập lớn: Trình bày nội dung “Phân tích hoàn cảnh và cơ hội Marketing” Sử dụng mô hình SWOT phân tích cơ hội Marketing của sản phẩm bất kỳ tại doanh nghiệp Nhận xét và đưa ra giải pháp Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thùy Hương Tên học phần: Marketing chiến lược Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2022 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TRÌNH BÀY NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH VÀ CƠ HỘI MARKETING 2 1.1 Phân tích thị trường .2 1.2 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành và cạnh tranh 3  Các nhà cung cấp 4  Các đối thủ cạnh tranh 4  Các trung gian marketing bao gồm các trung gian thương mại và các tổ chức bổ trợ 4  Các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội 4 1.3 Phân tích các yếu tố thuộc về môi trường marketing vĩ mô .8 CHƯƠNG II: SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT PHÂN TÍCH CƠ HỘI MARKETING CỦA SẢN PHẨM BẤT KỲ TẠI DOANH NGHIỆP NHẬN XÉT VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP .10 2.1 Cơ hội marketing của sản phẩm sữa tươi tiệt trùng tại doanh nghiệp Vinamilk .10 2.2 Nhận xét và đưa ra giải pháp 11 2.2.1 Nhận xét: 11 2.2.2 Giải pháp: 11 KẾT LUẬN .13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 2 LỜI MỞ ĐẦU Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn phát triển trong lĩnh vực của họ thì đều cần có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo Bởi không một con tàu nào ra khơi mà không cần bản đồ cũng như doanh nghiệp cần chiến lược kinh doanh để định hướng phát triển như một nền tảng cốt lõi cho sự tồn tại và thực hiện Vậy hoạch định chiến lược marketing là gì? Hoạch định chiến lược marketing là doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing và xác định các biện pháp marketing cụ thể vào thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã lựa chọn Nhưng bước đầu tiên để đưa ra được một chiến lược marketing hoàn hảo thì các nhà quản trị marketing nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung phải phân tích được hoàn cảnh và cơ hội marketing vào thị trường mình đã chọn 1 CHƯƠNG I: TRÌNH BÀY NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH VÀ CƠ HỘI MARKETING 1.1 Phân tích thị trường - Thị trường là quá trình nghiên cứu thị trường để hiểu các cơ hội, thách thức và cách khách hàng và khách hàng tiềm năng phản hồi các sản phẩm hoặc dịch vụ - Phân tích thị trường của doanh nghiệp gồm: + Quy mô thị trường: Là tổng số lượng bán hàng hoặc khách hàng tối đa mà doanh nghiệp có thể nhận diện được, thường được đo lường trong suốt một năm  Nắm bắt được quy mô thị trường tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu cần phải bỏ ra chi phí là bao nhiêu, lợi nhuận thu về ra sao,…  Ngay cả khi doanh nghiệp không cần thuyết phục các nhà đầu tư thì việc hiểu tiềm năng thị trường là điều cần thiết cho một loạt các quyết định chiến lược khác nhau, trong các lĩnh vực như: Phát triển sản phẩm; Hợp tác và phân phối; Thiết kế tổ chức và các kỹ năng quan trọng của nhân viên  Có 4 bước để xác định quy mô thị trường: 1 Xác định khách hàng mục tiêu 2 Ước tính số lượng khách hàng mục tiêu 3 Xác định tỉ lệ thâm nhập 4 Tính toán quy mô thị trường tiềm năng: Khối lượng và giá trị + Cơ cấu thị trường: là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó các quan hệ kinh tế tác động lên mọi hoạt động của nhà sản xuất và 1 người tiêu dùng trong quá trình trao đổi  Có ba cách cơ cấu thị trường cơ bản là: Cơ chế chỉ huy tập trung, cơ chế thị trường tự do và cơ chế hỗn hợp 2  Đặc trưng của cơ cấu thị trường gồm: 1 Việc phân bố sử dụng các nguồn tài nguyên, nguyên liệu đầu vào về cơ bản được giải quyết theo quy luật của kinh tế thị trường mà cốt lõi là quy luật cung cầu 2 Các mối quan hệ kinh tế thị trường đều được tiền tệ hoá 3 Động lực chính phát triển kinh tế là lợi nhuận thu được 4 Việc sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm do hai phía cung và cầu quyết định 5 Môi trường, động lực, phương tiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển là cạnh tranh 6 Nhà sản xuất là nhân vật trung tâm và khách hàng chi phối người bán trên thị trường 7 Có sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội 8 Có bất cập cần có sự điều tiết của nhà nước như môi trường, khủng khoảng và nhiều vấn đề xã hội 9 Có xu hướng phát triển kinh tế mang tính hội nhập khu vực và quốc tế + Sự vận động của thị trường: + Các đặc điểm hành vi của thị trường: có 3 đặc điểm 1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 2 Thị trường độc quyền thuần túy 3 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo 1.2 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành và cạnh tranh - Môi trường ngành và cạnh tranh bao gồm tất cả các công ty và cá nhân có lợi ích liên quan trong thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Các loại doanh nghiệp và tổ chức trong môi trường ngành và cạnh tranh gồm: 3  Các nhà cung cấp  Các đối thủ cạnh tranh  Các trung gian marketing bao gồm các trung gian thương mại và các tổ chức bổ trợ  Các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội a Khi phân tích môi trường ngành cần quan tâm: - Các nhà cung cấp: Doanh nghiệp phải phân tích được tiềm lực, khả năng, sức mạnh, điểm yếu, mục tiêu, chiến lược của các nhà cung cấp để lựa chọn được nhà cung cấp tối ưu cho mình Doanh nghiệp phải tính được ảnh hưởng của các nhà cung cấp đến hoạt động kinh doanh của mình và đưa ra được tiêu chuẩn để lựa chọn nhà cung cấp - Các đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh bao gồm trước hết là các công ty khác trong cùng ngành cạnh tranh với doanh nghiệp về cả các nguồn lực lẫn doanh số bán Nhà quản trị marketing, trước hết, phải phân tích được cấu trúc cạnh tranh trong ngành Thông thường đối với một sản phẩm doanh nghiệp phải xác định được 4 cấp độ cạnh tranh sau:  Cạnh tranh giữa các thương hiệu  Cạnh tranh về hình thức sản phầm  Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế  Cạnh tranh giữa các nhu cầu hay cạnh tranh về ngân sách tiêu dùng - Các trung gian marketing: các trung gian thương mại, các tổ chức bổ trợ  Bao gồm các nhà bán buôn, bán lẻ, các tổ chức dịch vụ như tư vấn, nghiên cứu marketing, ngân hàng, công ty tài chỉnh, bảo hiểm tham gia vào quá trình marketing của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm 4  Các trung gian là các nhà kinh doanh độc lập, họ có mục tiêu, sức mạnh và chiến lược riêng trên thị trường Nhà quản trị marketing phải nghiên cứu kĩ về các trung gian để có thể lựa chọn và sử dụng họ tốt nhất trong hệ thống marketing của doanh nghiệp trên thị trường - Các công chúng của thị trường: bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội, các cơ quan chính quyền, lực lượng quần chúng đông đảo, thông qua các hoạt động ảnh hưởng đến dư luận như vận động ủng hộ hoặc chống lại các hoạt động marketing của doanh nghiệp, qua đó tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp b Các nhà cung cấp: - Nhà cung cấp là người cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, linh kiện, lao động và lượng hàng hóa dự trữ khác cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình - Khi nhà cung cấp có sự không chắc chắn về các hạn chế về nguồn cung, điều đó thường tạo áp lực lên các doanh nghiệp và họ buộc phải duy trì hàng tồn kho cao, dẫn đến tăng chi phí  Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp là một phương trình quyền lực Cả hai đều phụ thuộc vào nhau để tồn tại Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có quan hệ lành mạnh và hòa thuận với các nhà cung cấp của mình Đây là điều cần thiết để tổ chức hoạt động trơn tru Ví dụ, nếu công ty có bất đồng với một nhà cung cấp nguyên liệu thô, nó có thể trì hoãn toàn bộ quá trình sản xuất của họ nhiều ngày c Các trung gian Marketing - Là hình thức các cá nhân, hay tổ chức cùng với các nhà sản xuất tham gia vào việc phân phối các sản phẩm và kết nối với người tiêu dùng Thông qua trung gian marketing, các cá nhân, tổ chức có thể tiến hành quảng bá và truyền thông về các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu Từ đó, giúp doanh nghiệp tiếp cận 5 nhanh chóng tới người tiêu dùng Để đạt hiệu quả về trung gian marketing, đòi hỏi các nhà sản xuất cần phải có những đặc điểm sau:  Sản phẩm tốt và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng  Luôn có kế hoạch mở rộng và cải tiến danh mục sản phẩm của mình  Có mối quan hệ tốt với nhà cung ứng nguyên liệu, trung gian tài chính,… - Nhà bán buôn, bán lẻ: Tại đây, các trung gian sẽ tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi về địa điểm lưu trữ cũng như phạm vi tiếp cận với người tiêu dùng, bởi họ luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi Ngoài ra, trung gian phân phối sản phẩm còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian mua hàng cũng như những lợi ích khác - Các tổ chức dịch vụ: tư vấn, nghiên cứu MKT, ngân hàng, công ty tài chính bảo hiểm,…  Các nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị: Các trung gian cung cấp các dịch vụ tiếp thị sẽ bao gồm các công ty truyền thông, công ty nghiên cứu, tư vấn và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp,… Với những công ty không đủ tiềm lực và quy mô, thông thường, họ sẽ phải thuê những công ty ngoài để hỗ trợ mình trong các chiến dịch truyền thông  Trung gian liên quan đến tài chính: Để sử dụng các trung gian tài chính hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra những chính sách phù hợp và thiết lập được mối quan hệ lâu dài với họ Lựa chọn những đơn vị có uy tín để tránh những rủi ro không đáng có Những trung gian liên quan đến tài chính có thể bạn quan tâm như ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng,… => Trung gian marketing – yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tối đa hoá các hoạt động Marketing trên thị trường Hy vọng những thông tin vừa nêu trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống trung gian này d Công chúng 6 - Là mọi nhóm người có quan tâm hoặc ảnh hưởng thực tế hay tiềm tàng đến khả năng của doanh nghiệp trong việc thành đạt những mục tiêu của mình Công chúng có thể tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Vì thế các doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giải quyết các quan hệ với công chúng chủ yếu Bộ phận quan hệ với công chúng của doanh nghiệp có trách nhiệm lập kế hoạch, theo dõi thái độ của công chúng thuộc các tổ chức, dàn xếp và xử lý dư luận, phân phối thông tin và giao tiếp để tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp - Các nhóm công chúng rất đa dạng, bao gồm các cộng đồng, giới truyền thông, chính phủ, địa phương, nội bộ doanh nghiệp => Các nhà bảo vệ môi trường, các nhóm bảo vệ người tiêu dùng, báo chí và truyền thông, người dân địa phương là một số ví dụ điển hình của công chúng Thái độ hoặc hành vi của những thành phần này có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các đơn vị kinh doanh Chẳng hạn như nếu các phương tiện truyền thông đưa ra một số báo cáo có lợi về một công ty cụ thể, giá cổ phiếu của công ty đó có thể sẽ tăng theo e Đối thủ cạnh tranh - Là những cá nhân, đơn vị có cùng phân khúc khách hàng hoặc cùng kinh doanh một loại mặt hàng giống bạn hoặc đưa ra mức giá tương đồng với sản phẩm của doanh nghiệp của bạn Họ là những đối thủ của bạn trên thương trường - Trong một nền kinh tế, bản thân doanh nghiệp sẽ không phải là một đơn vị/tổ chức duy nhất có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng Vì cũng có rất nhiều khác cũng cung cấp một loại sản phẩm/dịch vụ - Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp sẽ bao gồm toàn bộ tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động ở trong cùng ngành và cùng khu vực thị trường 7 với doanh nghiệp Bản chất và cường độ cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Sự khác biệt hóa sản phẩm là điều giúp công ty vượt qua sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường - Đối với một doanh nghiệp để tồn tại trong thị trường cạnh tranh, cần phải theo dõi chặt chẽ các động thái và hành động trong tương lai của đối thủ cạnh tranh (cả hiện tại và tiềm năng) để chuẩn bị trước, cũng như dự đoán phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với các động thái của công ty Hơn nữa, phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp duy trì hoặc cải thiện thị phần và vị thế - Ngoài đối thủ cạnh tranh hiện tại thì đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng tác động rất nhiều đến các doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện tại chưa tham gia vào việc cạnh tranh nhưng trong tương lai có khả năng cao sẽ gia nhập vào ngành 1.3 Phân tích các yếu tố thuộc về môi trường marketing vĩ mô - Là tập hợp các yếu tố và điều kiện bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp Chúng ta không thể kiểm soát và đoán trước được những ảnh hưởng, tác động (tiêu cực hoặc tích cực) của chúng đến môi trường kinh doanh và hoạt động Marketing của doanh nghiệp - Môi trường kinh tế: là tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sức mua, hành vi tiêu dùng của con người Đây được xem là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người dân, các doanh nghiệp và chính phủ Do đó, hoạt động Marketing của doanh nghiệp cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng Ví dụ: Lạm phát sẽ phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế, được đo lường thông qua các chỉ số tiêu dùng CPI Đây là một trong những ảnh hưởng xấu, tác động tiêu cực đến hoạt động xoay đồng vốn hoặc định giá sản phẩm, trả công cho 8 nhân viên của doanh nghiệp Tình trạng lạm phát có thể đến từ những nguyên nhân về tiền tệ, tín dụng hoặc xu thế giá cả hàng hóa ngày một tăng cao, chi phí sản xuất đắt đỏ,… - Môi trường công nghệ: gồm những mô hình ứng dụng linh hoạt, hỗ trợ con người trong các hoạt động hàng ngày, bao gồm sinh hoạt, lao động, sản xuất Những mô hình này có thể là các công cụ, thiết bị máy móc, phần mềm, năng lượng,… Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người vô vàn những điều kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp Ví dụ: Sự ra đời của các thiết bị công nghệ hiện đại làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, đe dọa những sản phẩm lạc hậu khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách đổi mới, nâng cấp thì mới có thể tồn tại và phát triển - Môi trường văn hóa, xã hội: là một bộ phận có vai trò quan trọng đối với môi trường kinh doanh Xã hội hình thành nên các chuẩn mực, niềm tin, giá trị, thái độ và nguyên tắc của con người Trong đó, môi trường văn hóa gồm những yếu tố tác động đến giá trị cơ bản trong nhận thức, tính cách, nhu cầu của những người đang sinh sống trong xã hội Chính vì thế, những yếu tố văn hóa chính là nhân tố để định hình niềm tin, giá trị cơ bản của cá nhân Thông qua văn hóa – xã hội sẽ tác động đến quan điểm, cách nhìn nhận của người tiêu dùng về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp Do đó, những thay đổi về đặc điểm văn hóa – xã hội trong các chiến lược Marketing là yếu tố tất yếu để doanh nghiệp tiếp cận, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng - Môi trường pháp luật, chính trị: Đây là môi trường có ảnh hưởng lớn tới hoạt động Marketing của các doanh nghiệp Môi trường pháp lý và chính trị bao gồm: hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan pháp luật, cơ chế điều hành của Nhà nước Những tác động từ môi 9 trường này đến doanh nghiệp sẽ thể hiện vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế quốc dân Ví dụ: Những cuộc bạo động diễn ra tại một số nước Trung Á ngày một nhiều Điều này vô tình làm rào cản khiến các doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường Từ đó, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp CHƯƠNG II: SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT PHÂN TÍCH CƠ HỘI MARKETING CỦA SẢN PHẨM BẤT KỲ TẠI DOANH NGHIỆP NHẬN XÉT VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP * Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng của doanh nghiệp Vinamilk 2.1 Cơ hội marketing của sản phẩm sữa tươi tiệt trùng tại doanh nghiệp Vinamilk - Nguồn nguyên liệu cung cấp đang được hỗ trợ từ chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm: + Hiện nay chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam nhằm thúc đẩy thị trường sữa trong nước phát triển + Đây là một cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất + Tính từ năm 2018 doanh nghiệpVinamilk đã dẫn đầu với 55% thị phần trong đó có 35% thị phần là sữa tươi Trong ba năm từ tháng 2-2018 đến tháng 1- 2021, Vinamilk liên tiếp là công ty dẫn đầu thị trường ở ngành hàng sữa tươi Trong một ngành hàng lớn, có tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh cao như sữa tươi, thì việc duy trì marketing và sự tập trung để củng cố các dòng sản phẩm thế mạnh, mang tính “thương hiệu” cũng là những yếu tố tạo ra “sức bền” cho Vinamilk trong việc duy trì vị trí số 1 của mình, đặc biệt là trải qua một giai đoạn đầy biến động vì Covid-19 10 - Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn chính là cơ hội trong mô hình ma trận SWOT của Vinamilk: + Trung bình mỗi năm, mức tiêu thụ sữa của 1 người là 14 lít/năm Đây được xem là cơ hội và tiềm năng lớn để sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk vươn xa trong ngành sữa + Thêm vào đó, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nên nhu cầu sữa là rất lớn và hiện tại Vinamilk đang là thương hiệu sữa tươi số 1 Việt Nam nên sẽ có nhiều cơ hội để tăng trưởng và mở rộng thị phần – Một cơ hội trông thấy trong mô hình ma trận SWOT của Vinamilk - Đối thủ cạnh tranh đang dần suy yếu và tư duy sử dụng sữa của người Việt đang dần thay đổi: - Có rất nhiều thương hiệu sữa Việt sản xuất sữa tươi ra thị trường, tạo sự đa dạng và cạnh tranh sản phẩm, những cũng vì thế mà xảy ra nhiều sự việc về an toàn thực phẩm, sản phẩm kém chất lượng gây mất uy tín với người tiêu dùng khiến họ quay về sử dụng những thương hiệu sữa nhập ngoại xách tay hay thương hiệu sữa tươi tên tuổi trong nước như Vinamilk - Những cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt” góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh của các thương hiệu trong nước, trong đó có Vinamilk Đây là cơ hội tốt để Vinamilk tăng tốc bứt phá, khẳng định thương hiệu số 1 về sữa tươi tại Việt Nam Đồng thời là điểm sáng trong mô hình ma trận SWOT của Vinamilk 2.2 Nhận xét và đưa ra giải pháp 2.2.1 Nhận xét: - Mặc dù thị trường sữa Việt có sự cạnh tranh ngày một gay gắt từ các thương hiệu sữa trong và ngoài nước khác, thế nhưng với những gì mà Vinamilk đã làm được thì quả là đáng nể - Cho đến thời điểm hiện tại, Vinamilk vẫn được coi là thương hiệu số 1 về sữa tươi Việt Nam với độ phủ rộng khắp toàn quốc cùng nhiều sản phẩm sữa chất lượng và đã được xuất khẩu, bày bán trên những kệ hàng nước ngoài 11 2.2.2 Giải pháp: - Chưa tự chủ được nguyên liệu để sản xuất: + Do nhu cầu sử dụng sữa tươi của người dùng ngày càng tăng cao, nguồn nguyên liệu của trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản Chính vì vậy cũng kéo theo chi phí đầu vào tăng và giá thành sản phẩm cũng tăng lên  Vinamilk cần đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu của người dân trong nước - Nhu cầu của người dùng + Nhu cầu ngày một khắt khe hơn từ người dùng cùng với sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu sữa ngoại, nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Hà Lan… Ngoài ra Việt Nam có nhiều chính sách “mở cửa”, cắt giảm thuế với nhiều mặt hàng, trong đó có cả sản phẩm sữa Đó là cơ hội lớn để các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt, mở ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng  Vinamilk cần đẩy mạnh phát triển về chất lượng sản phẩm, giá thành, quá trình marketing.Tập trung để củng cố sản phẩm bằng việc đổi mới bao bì, đa dạng hương vị, ra mắt các dòng ít đường, tách béo… phù hợp với xu hướng, thị hiếu của thị trường 12 KẾT LUẬN Muốn doanh nghiệp thành công và phát triển thì phải có một chiến lược marketing hoàn hảo Mà bước đầu tiên là phải hiểu được hoàn cảnh cũng như cơ hội marketing để có thể phát triển một cách tốt nhất, đó cũng là bước mở đầu để đi đến thành công Tuy chỉ là một phần nhỏ nhưng rất quan trọng và không thể vắng bóng trên con đường đi đến thành công của mỗi doanh nghiệp 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình marketing chiến lược của bộ môn Marketing khoa kinh tế tài nguyên và môi trường 2 Market size – Quy mô thị trường là gì? Cách tính quy mô thị trường (đăng ngày 11/11/2020) https://dtmconsulting.vn/market-size-quy-mo- thi-truong/ 3 Cơ cấu thị trường là gì? Đặc trưng và hình thức cơ cấu thị trường là gì? (bởi Lệ Trọng Đại) https://letrongdai.vn/co-cau-thi-truong-la-gi/ 4 Môi trường ngành và cạnh tranh (Industry Environment And Competition) là gì? (đăng ngày 10/9/2019) https://vietnambiz.vn/moi- truong-nganh-va-canh-tranh-industry-environment-and-competition-la-gi- 20190910180519153.htm 5 Trung gian marketing là gì Các ví dụ về trung gian marketing (đăng ngày 25/11/2021 bởi Thùy Trang) https://marketingai.vn/trung-gian- marketing-la-gi/ 6 Môi trường vĩ mô là gì? Ví dụ về môi trường vĩ mô trong Marketing? (bởi Trà My) https://wiki.tino.org/moi-truong-vi-mo-la-gi/ 7 Ma trận SWOT của Vinamilk: Những nhận định, review chi tiết (2021) (đăng ngày 27/8/2021 bởi Thanh Hương) https://marketing24h.vn/ma- tran-swot-cua-vinamilk/ 14 ... trường marketing vĩ mơ .8 CHƯƠNG II: SỬ DỤNG MƠ HÌNH SWOT PHÂN TÍCH CƠ HỘI MARKETING CỦA SẢN PHẨM BẤT KỲ TẠI DOANH NGHIỆP NHẬN XÉT VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP .10 2.1 Cơ hội marketing sản phẩm. .. khiến doanh nghiệp khơng thể hoạt động bình thường Từ đó, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi nhuận doanh nghiệp CHƯƠNG II: SỬ DỤNG MƠ HÌNH SWOT PHÂN TÍCH CƠ HỘI MARKETING CỦA SẢN PHẨM BẤT KỲ TẠI DOANH. .. lược marketing hồn hảo nhà quản trị marketing nói riêng doanh nghiệp nói chung phải phân tích hoàn cảnh hội marketing vào thị trường chọn CHƯƠNG I: TRÌNH BÀY NỘI DUNG PHÂN TÍCH

Ngày đăng: 27/05/2022, 18:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan