b Hệ thống các chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn - Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHT
Trang 1I Tính cấp thiết của đề tài
Ngành nghề nông thôn là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế
ở khu vực nông thôn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở khu vực nông thôn
Ngành nghề nông thôn giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn Việt Nam, không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân mà còn tạo nên những dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng, miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác
Ngày nay, trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới, sức ép dư thừa lao động ở nông thôn và sự chuyển dịch lao động ra thành phố ngày càng lớn, chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị có nguy cơ ngày một gia tăng Vì vậy, phát triển ngành nghề nông thôn không chỉ ngày càng quan trọng đối với khu vực nông thôn
mà còn góp phần phát triển bền vững nền kinh tế xã hội chung của cả nước
Đã từ lâu Đảng và Nhà nhà nước đã có những chính sách nhằm phát triển ngành nghề ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn việt nam mới, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp và tăng dần tỷ trọng các ngành nghề khác Tuy nhiên ở mỗi địa phương có những đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau nên việc thực hiện những chính sách chung do nhà nước ban hành đem lại những hiệu quả khác nhau Nhìn một cách tổng thể, việc đưa chính sách áp dụng vào phát triển kinh tế nông thôn đã đem lại những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế nông thôn, những không phải những chính sách ấy
đã được thực hiện và đem lại hiệu quả tốt Vậy để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng thực hiện các chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn, tôi xin lựa
chọn đề tài : " Thực Trạng thực hiện chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn"
Trang 2II Nội Dung 2.1 Chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn việt nam.
a) Khái niệm
Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là một chính sách kinh tế trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm những định hướng những hỗ trợ và đồng thời cũng là công cụ quản lý của nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn
b) Hệ thống các chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn
- Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá IX đã xác định việc phát triển Ngành nghề nông thôn là một trong những biện pháp để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn
- Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
- Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNN
về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số
66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ và phát triển ngành nghề nông thôn
- Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/4/2007 của Bộ NN&PTNN về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề
c) Vai trò của các chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn.
- Phát triển ngành nghề nông thôn luôn có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn bền vững
Trang 3- Phát triển ngành nghề nông thôn tạo ra nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cho lao động nông thôn, xóa đói giảm nghèo
- Phát triển ngành nghề nông thôn góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
- Phát triển ngành nghề nông thôn góp phần ổn định trật tự xã hội và hạn chế các vấn đề xấu trong mối quan hệ xã hội ở nông thôn
- Phát triển ngành nghề nông thôn là động lực thúc đẩy Chương trình xây dựng Nông thôn mới và Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị
3 Thực trạng thực hiện chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn 3.1 Thực trạng thực hiện chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn.
Các hoạt động ngành nghề nông thôn chủ yếu tập trung ở 5 nhóm ngành chính sau:
- Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;
- Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;
- Nhóm tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ;
- Nhóm công nghiệp;
- Nhóm gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh
Trong các năm qua, hoạt động ngành nghề nông thôn luôn được chú trọng phát triển Từ năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn, trên cơ
sở đó, các tỉnh thành đã xây dựng các chính sách thực hiện theo Nghị định, trong đó chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển ngành nghề (tập trung váo 3 lĩnh vực: bảo tồn và phát triển làng nghề, phát triển làng nghề gắn với du lịch và phát triển làng nghề mới)
Cũng trong năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn Ngân hàng Nhà nước
Trang 4đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Đồng thời hoạt động ngành nghề nông thôn được xếp vào lĩnh vực được hưởng các ưu đãi trong chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhờ đó, dư nợ cho vay để phát triển ngành nghề nông thôn trong các năm qua đã tăng mạnh, từ 20.500 tỉ đồng (31/12/2006)
đã tăng lên 53.200 tỉ đồng (3/2011), đạt gấp 2,6 lần
Bên cạnh đó, các ngành, các cấp đã có nhiều hoạt động thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn Ngành công thương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình khuyến công quốc gia, trong 5 năm từ 2006 đến
2010, đã đào tạo nghề cho trên 400.000 người với tỉ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 94%, đã tạo điều kiện cho các hiệp hội tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã tổ chức các hoạt động lồng ghép vào chương trình mục tiêu quốc gia như nghiên cứu, điều tra và bảo tồn các làng nghề truyền thống tiêu biểu, phát triển hoạt động du lịch gắn với làng nghề nhằm quảng
bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm ngành nghề thủ công mỹ nghệ
Theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay cả nước có 4.575 làng có nghề với khoảng 900.000 hộ dân tham gia hoạt động và trên 22.000 doanh nghiệp, trong đó có 1.324 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận Số lượng làng nghề tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, trong đó 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất lần lượt là Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương và Thái Bình, chiếm 60% tổng số làng có nghề của cả nước Hoạt động ngành nghề nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn Năm
2010, giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn ước đạt trên 80.000 tỉ đồng, mang lại thu nhập bình quân từ 450.000 đồng đến 4,5 triệu đồng/người/tháng, cao hơn so hoạt động thuần nông
Trang 53.2 Những thuận lợi và khó khăn cho quá trình thực hiện chính sách a) Những thuận lợi
- Nguồn lao động dồi dào là thế mạnh của nông thôn việt nam, vì thế khi thực hiện các chính sách đầu tư phát triển ngành nghề ở nông thôn thì lao động không thiếu
- Các làng nghề truyền thống nhiều, đa dạng là thuận lợi cho việc thực hiện chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn Tại nhiều làng nghề trong thành phố vẫn còn đội ngũ nghệ nhân với tay nghề cao, giàu tâm huyết
và có khả năng truyền dạy nghề cho lớp thợ trẻ
- Là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng văn hóa khác nhau, việc kết hợp phát triển làng nghề gắn với du lịch là mục tiêu có thể đạt được trong chính sách phát triển ngành nghề nông thôn
b) Những khó khăn
- Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản kinh doanh của các chủ hộ, cơ sở sản xuất; trình độ kiến thức và tay nghề của người lao động trong các làng nghề còn hạn chế
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, đó là sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực Bên cạnh đó, do thiếu thông tin về thị trường nên việc mở rộng tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ nước ta còn phát triển chậm Các sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với du lịch còn ít; các làng nghề chưa gắn với các tour du lịch để tăng cường giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm
- Do quá trình đô thị hoá và chuyển dịch lao động nông thôn vào các khu công nghiệp nên lao động làng nghề biến động, lao động có tay nghề cao tìm việc làm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp
Trang 6- Hệ thống giao thông đến các làng nghề, đặc biệt hệ thống thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm, hệ thống các ngành sản xuất hỗ trợ, nhất là trong các khâu sản xuất, khai thác và xử lý nguyên vật liệu phục vụ cho các loại ngành nghề dù đã được tăng cường vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ; chưa có các trung tâm đào tạo, cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ, trung tâm xúc tiếp thương mại, bảo tàng về nghề thủ công mỹ nghệ
- Môi trường một số làng nghề đã và đang có thể bị ô nhiễm do sự phát triển tự phát và sử dụng những công nghệ sản xuất lạc hậu Bên cạnh
đó, nguồn chất thải rắn và khí độc thải ra trong quá trình sản xuất cũng hầu như không được xử lý, có thể đưa đến tình trạng ô nhiễm nặng nề ở một số khu vực sản xuất tập trung dân cư Chi phí cho việc khắc phục ô nhiễm làng nghề là vấn đề phải đặt ra Các cơ sở sản xuất với kỹ thuật sản xuất thủ công, cơ khí lạc hậu và trình độ khoa học công nghệ trong nước hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, chi phí khắc phục là khá tốn kém, làm tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh Chính vì vậy, phải thấy bảo vệ môi trường làng nghề là công việc khó khăn, đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng đồng và cơ quan quản lý của các cấp chính quyền
3.3 Ưu điểm và hạn chế khi thực hiện chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.
Từ những thuận lợi và khó khăn khách quan trên, khi thực hiện chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn trong những năm qua chúng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, xong cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định
a) Ưu điểm
- Việc phát triển các làng nghề nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhằm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn, góp phần xoá đói giảm nghèo
Trang 7- Giá trị sản phẩm của nhiều làng nghề khá cao so với giá trị các sản phẩm nông nghiệp
- Các địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đến tận cơ sở sản xuất nhất là đường giao thông, điện…
- Hệ thống chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ngày càng được hoàn thiện, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006, về phát triển ngành nghề nông thôn
- Các cơ sở ngành nghề nông thôn có thể phát triển ở nhiều loại hình từ
hộ sản xuất gia đình, đến những doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ tổ hợp tác đến hợp tác xã; có thể làm vệ tinh cho những tập đoàn kinh tế lớn, có khả năng linh hoạt giải quyết những đơn đặt hàng lớn
b) Hạn chế
- Hoạt động quản lý ngành nghề nông thôn đang có sự chồng chéo giữa các cơ quan từ TW đến địa phương
- Chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Thông tư số 112/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính chưa thực sự đến được với người dân và các làng nghề nói chung; nguồn kinh phí cho hoạt động làng nghề còn hạn chế, nhất là trong thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; đầu tư máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động (LĐ) hạ giá thành sản phẩm
- Công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho LĐ làng nghề chưa được chú trọng triển khai thực hiện Kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng tại làng nghề chủ yếu là thủ công, cổ truyền, mức độ cơ giới hoá còn thấp
- Mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn với các nhà khoa học, nhà đầu tư và thị trường còn lỏng lẻo, chưa gắn bó chặt chẽ
- Chính sách vay vốn còn hạn chế khi các hộ, HTX và doanh nghiệp
về ngành nghề nông thôn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chủ yếu về mặt cơ chế tín dụng và thủ tục vay vốn
Trang 8- Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn còn chưa thực hiện mạnh mẽ việc áp dụng và đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất, nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành, cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm
4 Một số giải pháp để tiếp tục phát triển ngành nghề ở nông thôn
Để đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, là công cụ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn cần tập trung vào giải quyêt một số vấn đề sau:
a) Xây dựng Chương trình, dự án, đề án đầu tư
Chương trình mục tiêu phát triển mỗi làng một sản phẩm trên địa bàn các tỉnh thành giai đoạn 2011-2015 nhằm phát triển vùng nông thôn một cách tương xứng với tiềm năng sẵn có ; giảm chênh lệch thu nhập, mức sống khá xa giữa nông thôn và thành thị; góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm truyền thống; tạo việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn
b) Giải pháp về quy hoạch
- Xây dựng quy hoạch, bảo tồn, phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng mỗi làng một sản phẩm, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và nông thôn
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020
- Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề được xây dựng, triển khai thực hiện tại từng quận huyện phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của quận huyện và thành phố; trong đó chú trọng bảo tồn và phát triển làng nghề, vùng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường
Trang 9- Đối với quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nghề thủ công, triển khai xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đầu tư, gây dựng lại các giống cây nguyên liệu có chất lượng cao cung cấp cho các làng nghề, trong đó đặc biệt chú trọng áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để gieo trồng, chăm sóc, khai thác các loại nguyên liệu cho các nghề thủ công
- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội ở Trung ương và Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được hưởng lợi cùng tham gia vào quá trình lập và thực hiện các chương trình, dự
án theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
- Việc cấp giấy phép hoạt động của các cơ sở sản xuất làng nghề phải trên cơ sở có đầy đủ cơ sở hạ tầng và hệ thống xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí)
để đảm bảo môi trường sinh thái Thực hiện các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường Về công nghệ sản xuất: hướng dẫn thay đổi và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường
c) Giải pháp về đầu tư, tín dụng
Đẩy mạnh công tác triển khai giới thiệu, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, tổ ngành nghề, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tiếp cận được nguồn vốn vay
có hỗ trợ lãi suất
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông và Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2011 của liên bộ Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông, nhằm hỗ trợ, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất của một số cơ sở, tổ ngành nghề, tổ hợp tác, HTX làng nghề, ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của làng nghề, ngành nghề nông thôn
Trang 10d) Giải pháp về phát triển kinh tế hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã
Kinh tế hộ là nền tảng phát triển làng nghề, nhưng kinh tế hộ với những hạn chế vốn có của nó, không thể phát triển được Con đường tất yếu
là phải phát triển hộ sản xuất trở thành các cơ sở trong làng nghề, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, liên kết hình thành tổ hợp tác, HTX để nâng cao tính cạnh tranh Đây là biện pháp có hiệu quả lớn để đẩy mạnh công nghiệp hóa, không cần nhiều vốn đầu tư mà giải quyết được nhiều lao động, đồng thời có thể tranh thủ được công nghệ hiện đại, thích hợp của các nước Liên kết hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã kết nối với doanh nghiệp nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ
e) Giải pháp về xúc tiến thương mại
- Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm đối với HTX làng nghề
- Hỗ trợ giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc sắc của từng địa phương thông qua các hội chợ, hoạt động triển lãm do Bộ Nông nghiệp
và PTNT, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, tổ chức định
kỳ hàng năm Đồng thời, lồng ghép giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn thông qua hội thi tìm hiểu về Chương trình xây dựng nông thôn mới, hội thi tìm hiểu về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn,
- Hỗ trợ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm được xác định là sản phẩm chủ lực của làng nghề ở địa phương
- Đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, doanh nghiệp, làng nghề xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ
- Tiếp tục hỗ trợ các HTX làng nghề giới thiệu sản phẩm làng nghề đến người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị của Liên hiệp HTX thương mại