Tranh chấp liên quan đến thỏa thuận trọng tài và luật quy định

Một phần của tài liệu Tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu chuyến doc (Trang 33 - 37)

Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp.

Hình thức của điều khoản trọng tài thường sử dụng như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại [tên của TTTT]” (All disputes originated from this contract shall be setted by [name of Arbitration Center]).

Do không nắm rõ được các quy định và điều khoản liên quan tới luật pháp và trọng tài, phía Việt Nam thường xuyên bị thua thiệt trong các tranh chấp liên quan tới nội dung này.

2.6.1 Vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài

Năng lực và thẩm quyền ký kết của các bên là yếu tố quan trọng. Pháp lệnh về trọng tài (2003) quy định khi một bên ký kết thỏa thuận Trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Vấn đề xảy ra trong trường hợp một bên không có năng lực dân sự, ví dụ như khi xảy ra tranh chấp bên đi kiện không chứng minh được sự tồn tại của bên kia thì thỏa thuận trọng tài có thể bị xem là vô hiệu.

Đây là thực tế đã xảy ra đối với tàu Nam Á vào năm 2008. Hợp đồng cho thuê tàu Nam Á được kí với một công ty Hàn Quốc.

Sau khi hết họp đồng, Công ty Nam Á lại nhận được thư đòi thanh toán khoản phí phát sinh trong thời gian cho thuê tàu từ phía một chủ hàng Pakistan. Chủ hàng này đã không nhận được thanh toán từ phía Hàn Quốc. Do đó, chủ hàng yêu cầu chủ tàu phải thanh toán. Trong thời gian đó, đối tác Hàn Quốc tuyên bố phá sản.

Ngày 7/2/2011, khi vừa trả xong hàng ở Karachi, tàu bị tòa án Pakistan ra lệnh bắt giữ.

Do không thể chứng minh cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền lợi, công ty Nam Á đã phải chịu hoàn toàn thiệt hại từ tranh chấp này, cụ thể là phải chịu mức bảo lãnh 230.318USD.

2.6.2 Vấn đề về quy định điều khoản trọng tài

Theo quy định tại Pháp lệnh trọng tài, cũng như từ kết luận thực tế, Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử nếu giữa các bên tồn tại một thỏa thuận chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp, phải một thỏa thuận trọng tài cụ thể, rõ ràng và theo đúng quy định của Pháp luật và Quy tắc tố tụng Trọng tài của TTTT.

Như vậy, nếu không quy định cẩn thận thì việc xử lý sẽ lâm vào bế tắc. Một số khả năng thường xảy ra như sau:

- Điều khoản trọng tài và luật xét xử không rõ ràng.

- Xem nhẹ và không hiểu được ý nghĩa pháp lý của việc lựa chọn cơ quan tài phán.

- Chọn thẩm quyền xét xử là Tòa án một nước nhưng lại yêu cầu phải tuân thủ pháp luật của một nước khác.

Sự không thận trọng đối với điều khoản trọng tài được thể hiện qua 1 số ví dụ: - TACC và TSUNG

Đầu năm 2000, Công ty TACC ở Việt Nam cho thương nhân nước ngoài Tsung thuê tàu LS chở lô hàng nông sản từ Việt Nam đi cảng Busan – Hàn Quốc. Hợp đồng thuê tàu quy định người thuê phải đảm bảo cầu cảng dỡ an toàn. Điều khoản trọng tài của hợp đồng ghi rõ: “Nếu có tranh chấp bằng trọng tài sẽ tiến hành ở Singapore và áp dụng luật Anh” (Arbitration in Singapore and English law to apply).

Theo thông lệ Quốc tế, điều khoản trọng tài như trên là không thể thực hiện, do không quy định rõ các yếu tố cụ thể về tên, địa chỉ, đồng thời lại dẫn chiếu sai nguồn luật

Thực tế chứng minh, khi xảy ra tranh chấp, TACC đã hoàn toàn không thể làm gì Tsung và chấp nhận chịu tổng thiệt hại là 12.000USD

Cũng tương tự như vậy, với một điều khoản rất chung chung với nội dung như sau: “mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bởi trọng tài Việt Nam”. Điều khoản này có trong hợp đồng những không có giá trị: Không quy định rõ hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài (Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, các tổ chức trọng tài kinh tế thuộc các tỉnh và thành phố của Việt Nam hay là một tổ chức trọng tài Quốc tế khác như ICC, SIAC, HKIAC,...). Quy định “tại Việt Nam” trên đây được hiểu là điểm xét xử của trọng tài mà thôi.

Như vậy việc quy định đối với điều khoản trọng tài đòi hỏi phải chặt chẽ và chi tiết, cần chỉ định cụ thể tổ chức, cũng như quy chế xét xử. Tính đến thời điểm hiện tại, theo khảo sát thì ở Việt Nam có 07 TTTT(3) chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

2.6.3 Vấn đề xác định thẩm quyền xét xử và giải quyết tranh chấp.

Đây là nội dung tranh chấp thường gặp khi mua hàng theo điều kiện CIF, quy định về trọng tài giải quyết tranh chấp giữa người thuê tàu và chủ tàu, trong khi tranh chấp thực tế lại xảy ra giữa bên nhận hàng và chủ tàu.

Thực tế ở Việt Nam đã có nhưng trường hợp khi xảy ra tranh chấp, các chủ thể nước ngoài không đồng ý giải quyết sự việc tại Việt Nam hay không chấp nhận lệnh trọng tài hoặc tòa án Việt Nam vì họ viện dẫn quy định của hợp đồng để lập luận.

Quay trở lại ví dụ giữa hãng tàu CHER và VSC của Việt Nam.

Khi nhận được phán quyết của Toà án Hải Phòng, chủ tàu lập luận rằng nếu chủ hàng muốn kiện phải theo đúng hợp đồng thuê tàu và vận đơn là "Mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê tàu này phải được xem xét và giải quyết bằng Trọng tài hàng hải Moscow theo luật Nga". Tòa án Hải Phòng đã bác bỏ lập luận này và ra quyết định cưỡng chế chủ tàu phải giao số hàng còn lại cho người nhận.

Tương tự, tháng 8/1995, tàu Asena treo cờ Panama của chủ tàu Kory Shipping chở hơn 21.000 tấn xi măng đóng bao từ Triều Tiên tới Đà Nẵng. Khi đến nơi, một 3 Phụ lục đính kèm

số lượng lớn xi măng bị ướt do nước biển và nước mưa do tàu không đủ khả năng đi biển. Với tư cách chủ hàng và là người mua, Artexport đã thuê giám định và đòi chủ tàu bồi thường thích đáng. Chủ tàu lẩn tránh trách nhiệm và vì vậy chủ hàng khởi kiện tại tòa án Quảng Nam – Đà Nẵng yêu cầu bắt giữ tàu.

2.6.3 Vai trò của Toà án đối với các hoạt động của các TTTT thương mại

Pháp lệnh 2003 (có sửa đổi trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010) quy định tòa án có thể:

- Chỉ định Trọng tài viên; - Thay đổi Trọng tài viên;

- Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; - Huỷ phán quyết trọng tài.

Trên thực tế, việc tham gia của cơ quan tòa án có tác dụng rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam. Ta có thể tìm hiểu qua 1 vụ việc khá hi hữu là trường hợp của công ty Hoàng Dũng và hợp đồng với EL95

(Công ty Eastland Produce (1995) Pte Ltd Singapore)

Công ty EL95 có quan hệ, ký kết hợp đồng mua cao su với Công ty Hoàng Dũng. Đại diện Công ty EL95 cáo buộc Công ty Hoàng Dũng đã không thực hiện 13 trên tổng số 15 hợp đồng kí kết. Công ty Hoàng Dũng khẳng định không hề kí kết 2 hợp đồng còn lại, và đã hoàn thành trách nhiệm.

Ngày 19/10/2004, SICOM (Trọng tài thuộc Trung tâm Giao dịch hàng hóa Singapore ) đã ra quyết định số 01/2004 phạt Công ty Hoàng Dũng của Việt Nam 118.000 USD.

Ngày 23/4 và ngày 27/7/2007, Tòa sơ thẩm TAND TP HCM và Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã quyết định công nhận cho thi hành phán quyết của SICOM tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sau đó, với sự tham gia của cơ quan công an, vụ việc đã được xem xét lại để đảm bảo quyền lợi cho công ty Hoàng Dũng.

Như vậy dù đã có quyết định của trọng tài, và chấp nhận thi hành án từ phía tòa án 2 cấp, doanh nghiệp vẫn có thể yêu cầu sự bảo về từ phía cơ quan luật pháp.

Mặt khác, việc xem xét nguồn luật quy định của các quốc gia cũng rất quan trọng. Vấn đề thường xảy ra đối với các chủ tàu, thực hiện nghĩa vụ vận tải hàng hóa “nhạy cảm” (ví dụ như khoáng sản). Một vụ việc gần đây đã gây chú ý, khi một

số tàu của Việt Nam bị bắt giữ tại cảng Kupang (Indonesia), vì vận chuyển mangan (hàng cấm theo luật Indonesia).

Đây là trường hợp đối với các tàu Thái Long (tháng 7/2010), tàu Việt Nam 08 (tháng 12/2010)

Thực tế, khi nhận các hợp đồng vận chuyển (tàu chuyến) từ phía đại lí, đại lí đã có lưu ý như sau: “PLEASE MAKE SURE TO THE SHIPPER WHETHER THEY HAVE PERMIT EXPORT FROM MINISTRY TRADE OF INDONESIA, PERMIT FROM GOVERNOR, AND PERMIT FROM POLICE.”

Như vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý, không chỉ đối với các điều kiện từ hợp đồng, mà còn cả những yếu tố pháp lí có liên quan, để tránh những tổn thất không đáng có.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu chuyến doc (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w