0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Biện pháp nhằm giải quyết các tranh chấp

Một phần của tài liệu TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN DOC (Trang 37 -42 )

- Điều kiện tiên quyết khẳng định sự thành công hay thất bại của một vụ khiếu nại hay kiện tụng là phải xác định “đúng người đúng việc”. Bên kiện cần xác định rõ ràng quyền lợi của mình bị phương hại do cái gì gây nên? Thuộc trách nhiệm của ai? Và được quy định ở đâu?...

- Khi xảy ra tranh chấp, các bên nên tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia để có giải pháp giải quyết cho đúng và phù hợp. Tùy từng trường hợp mà có thểáp dụng biện pháp này hay biện pháp khác, thậm chí áp dụng đồng thời các biện pháp nhằm đạt được mục đích của mình khi tranh chấp xảy ra.

- Khiếu nại, thương lượng hoà giải vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất trong tất cả các phương pháp giải quyết tranh chấp. Việc đưa vụ việc ra trọng tài, toà án xét xử thường rất mất thời gian, tốn kém chi phí mà kết quả đạt được không cao.

- Khởi kiện ra trọng tài, tòa án là biện pháp cuối cùng được sử dụng. Khi đã đưa vụ việc ra xét xử, cần đặc biệt lưu ý các yếu tố liên quan đến nguồn luât, để tránh thua thiệt không đáng có

KẾT LUẬN

Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung và ngành vận tải quốc tế nói riêng, phương thức thuê tàu chuyến cũng luôn có những thay đổi phù hợp . Tuy nhiên bên cạnh những ích lợi mà nó mang lại, phương thức này cũng còn tồn tại những vấn đề tiềm ẩn mà điển hình nhất là những tranh chấp đa dạng và phức tạp luôn luôn có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả thương mại và hao tổn nhiều chi phí, sức lực của các bên liên quan.

Hợp đồng thuê tàu chuyến là cơ sở là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa người tham gia ký kết. Khi đàm phán ký kết hợp đồng, các bên đều mong muốn hợp đồng được thực hiện một cách suôn sẻ để đạt được kết quả thuận lợi trong kinh doanh. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất đặt ra là làm sao hạn chế đến mức tối đa những tranh chấp, bất đồng phát sinh đồng thời khi phải đương đầu với tranh chấp, doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình đối với hàng hóa và tài sản của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS.Nguyễn Hồng Đàm (2005), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương. NXB lý luận chính trị, Hà Nội

2. PGS. TS. Nguyễn Như Tiến, Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu chuyến. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

3. Bộ luật hàng hải Việt Nam Số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 4. Luật Trọng tài Thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010. 5. Quy tắc HAGUE-VISBY (1968)

6. Trung tâm trọng tài quốc tế Singapo, “SIAC_Annual_Report_2010” http://www.siac.com

7. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam“50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc” http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/anpham44.aspx

8. “Hợp đồng thuê tàu chuyến” http://www.vietship.vn/showthread.php? t=147

9. “Bài học tàu Việt Nam vận chuyển mangan bị bắt giữ tại Indonesia”

http://www.vietship.vn/showthread.php?t=12918

10. “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam”

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

Phụ lục 1:Một số lưu ý đối với từng nội dung tranh chấp 1. Liên quan đến tàu chuyên chở

- Cần phải tìm hiểu thông tin một cách cẩn thận về hãng tàu cũng như con tàu chở hàng.

- Nếu hàng hóa bị hư hỏng khi tàu đã dời bến thì không nên khiếu nại chủ tàu về lõi “tàu không dủ khả năng đi biển”. Vì trách nhiện chuẩn bị con tàu “có khả năng đi biển” của chủ tàu kết thúc khi con tàu bắt đầu hành trình.

- Khi hàng hóa bị hư hỏng, chủ hàng phải xem đó là do ẩn tỳ hay nội tỳ. Nếu là do nội tỳ của con tàu thì chủ tàu khó chối bỏ trách nhiếm. Nếu là do ẩn tỳ thì chủ tàu được miễn trách.

- Khi phát hiện hàng hóa bị hư hỏng, cũng cần phải lưu ý xem đó là lỗi hàng vận hay là lỗi thương mại. Nếu là lỗi thương mại thì chủ tàu khó có thể khước từ trách nhiệm.

2. Về thanh toán cước phí

Vấn đề cước khống là vấn đề phức tạp và thường xuyên xảy ra tranh chấp. Thông thường người thuê tàu không chịu thanh toán cước khống với nhiều lý do khác nhau. Việc hàng không được xếp lên tàu đủ số lượng như được quy định trong hợp đồng cũng có thể do nhiều lý do khách quan đem lại. Vì vậy, để tránh xảy ra tranh chấp đòi cước khống, hai bên chủ tàu và người thuê cần thỏa thuận trách nhiệm của mình như: Người thuê có trách nhiệm cung cấp hàng đầy đủ như đã thông báo. Khi tàu đến nhận hàng mà chủ tàu không giao đủ hàng theo số lượng thông báo thì chủ tàu vẫn có thể tính cước khống cho lượng hàng không được giao.

Một vấn đề nữa liên quan đến tranh chấp thanh toán cước phí là việc bắt giữ hàng đòi cước. Khi hợp đồng thuê tàu quy định tiền cước phải được trả trong vòng vài ngày sau khi ký vận đơn thì người xếp hàng hoặc người thuê tàu có thể đòi thuyền trưởng phát hành vận đơn có xác nhận là cước đã trả trước ngay sau khi bốc hàng xong lên tàu dù cho lúc đó họ chưa trả tiền cước và cũng chưa đến lúc phải trả. Nếu thuyền trưởng làm theo yêu cầu của người xếp hàng hoặc người thuê tàu mà phát hành vận đơn với xác nhận là cước đã trả trước thì đã tước bỏ quyền của chủ

tàu được cầm giữ hàng hoá để đòi tiền cước khi tới thời hạn thanh toán mà cước vẫn chưa được trả. Để tránh xảy ra tình huống như vậy, đôi khi thuyền trưởng cũng có thể làm vận đơn theo yêu cầu của người xếp hàng bằng cách thuyền trưởng cứ ký vận đơn với xác nhận "cước đã trả trước" nhưng lại ra lệnh cho đại lý tàu giữ lại và chỉ giao vận đơn này cho người xếp hàng khi nào họ đã trả hết tiền cước. Một giải pháp khác cũng có thể được thực hiện là: thuyền trưởng đòi phải có ngân hàng bảo đảm mới ký vận đơn. Nếu không thể giải quyết được theo các giải pháp kể trên thì chủ tàu phải chỉ thị cho thuyền trưởng là không được phát hành vận đơn với xác nhận là "cước phí đã trả trước" như yêu cầu của người xếp hàng. Nếu người xếp hàng hay người thuê tàu cố tình không chấp nhận, làm cho tàu bị chậm trễ khởi hành thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra.

3. Một số lưu ý khi soạn thảo điều khoản trọng tài:

- Đơn giản và chính xác

Điều khoản trọng tài cần đơn giản trong soạn thảo và chính xác khi tập hợp các nội dung để đưa vào điều khoản. Cách diễn đạt sau đây có thể là thích hợp: “Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp đồng này ...”.

- Hình thức trọng tài

Thông thường, có hai hình thức trọng tài là Trọng tài vụ việc và Trọng tài quy chế. - Số lượng Trọng tài viên

Các bên cần thỏa thuận tranh chấp sẽ được giải quyết bởi 1 hay 3 Trọng tài viên. Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận thêm về một số tiêu chuẩn cụ thể của Trọng tài viên và quốc tịch Trọng tài viên để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp được trung lập, khách quan và hiệu quả.

- Địa điểm tiến hành trọng tài

Trong trường hợp không đạt được việc lựa chọn địa điểm trọng tài tại quốc gia mình và phải lựa chọn địa điểm trọng tài tại quốc gia khác, các bên cần cân nhắc kỹ xem pháp luật nơi tiến hành trọng tài có hoàn thiện không, phạm vi và vai trò của các Tòa án liên quan đến tố tụng trọng tài như thế nào, ủng hộ hay phản đối trọng tài.

Các bên cần kiểm tra xem quốc gia được chọn xét làm nơi diễn ra quá trình xét xử trọng tài đã phê chuẩn Công ước New York năm 1958 về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài hay chưa.

Khi thực hiện hợp đồng, các bên cần phải biết luật nào áp dụng cho hợp đồng bởi các điều khoản hợp đồng không phải lúc nào cũng quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên. Các bên cũng cần lưu ý rằng luật điều chỉnh nội dung hợp đồng có thể khác với luật điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài. Thông thường luật điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài là luật nơi tiến hành trọng tài.

Trong thương mại quốc tế, luật áp dụng hoàn toàn do các bên tự do lựa chọn, tùy theo khả năng đàm phán. Tuy nhiên dù lựa chọn thế nào cũng cần phải quy định 1 cách rõ ràng và phù hợp.

- Ngôn ngữ trọng tài

Khi chọn ngôn ngữ trọng tài, tốt hơn hết là nên theo thông lệ chung: ngôn ngữ dùng trong xét xử trọng là ngôn ngữ thường được các bên sử dụng trong liên lạc với nhau và là ngôn ngữ được dùng trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng.

Phụ lục 2: Quy đinh về ẩn tì và nội tì theo HAGUE

Trong Quy tắc Hague Visby có quy định như sau:

2. Ni le transporteur ni le navire ne seront responsables pour perte ou dommage résultant ou provenant :…

m) De la freinte en volume ou en poids ou de toute autre perte ou dommage résultant de vice caché, nature spéciale ou vice propre de la marchandise ;…

p) De vices cachés échappant à une diligence raisonnable ;…

( m) Hao hụt thể tích hay trọng lượng hoặc bất kỳ mất mát hay hư hỏng nào khác xảy ra do nội tỳ, phẩm chất hay khuyết tật vốn có của hàng hoá.

p) Những ẩn tỳ không thể phát hiện được dù đã có sự cần mẫn thích đáng.)

Phụ lục

3

:

Danh sách 7 TTTT ở Việt Nam

1. TTTT Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam - VIAC (tại Hà Nội & Chi Nhánh TP. HCM) www.viac.org.vn.

2. TTTT Thương mại TP. Hồ Chí Minh - TRACENT (tại TP.HCM) www.tracent.com.vn 3. TTTT Quốc tế Thái Bình Dương - PIAC (tại TPHCM) www.piac.com.vn

4. TTTT Thương mại Quốc tế Á Châu (tại Hà Nội) http://www.trungtamtrongtaithuongmaiachau.com/ 5. TTTT Thương mại Hà Nội (tại Hà Nội)

6. TTTT Thương mại Cần Thơ (tại TP. Cần Thơ) 7. TTTT Viễn Đông (tại Hà Nội)

Một phần của tài liệu TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN DOC (Trang 37 -42 )

×