0
Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2011 – 2013

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH (Trang 62 -72 )

Với phương châm hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam là “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, NHNo & PTNT huyện Kiến Xương đã và đang từng bước đổi mới, phát triển, mang các sản phẩm dịch vụ tiện ích của Ngân hàng đến với khách hàng, ngoài những sản phẩm dịch vụ mang tính truyền thống chi nhánh còn mở rộng nhiều sản phẩm dịch vụ chuyển tiền điện tử, nhận ủy thác đầu tư, chuyển tiền WU, internet banking, mobilebanking…. NHNo & PTNT chi nhánh huyện Kiến Xương là đơn vị hạch toán phụ thuộc và nhận khoán tài chính với NHNo & PTNT tỉnh Thái Bình. Vốn điều lệ và các quỹ tập trung tại NHNo & PTNT Việt Nam quản lý. Trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn và thách thức, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Song hoạt động theo định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT Tỉnh Thái Bình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, với tinh thần đoàn kết quyết tâm phấn đấu của cán bộ công nhân viên hoạt động kinh doanh NHNo huyện đạt được kết quả nhất định và toàn diện. Với chức năng kinh doanh và phục vụ phát triển kinh tế, trên địa bàn chi nhánh đã khai thác mọi nguồn vốn và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường quy mô tài sản sinh lời đồng thời thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

3.1.4.1 Công tác huy động vốn.

Là ngân hàng thương mại “đi vay để cho vay”, do vậy công tác tạo vốn ở ngân hàng là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng, là điều kiện quyết định sự tồn tại vốn ở ngân hàng. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc huy động vốn, NHNo&PTNT Kiến Xương đã tích cực mở rộng các hình thức huy động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Trong các năm qua NHNo&PTNT Kiến Xương đã đẩy mạnh áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng, tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động, vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, không ngừng đổi mới phong cách giao tiếp và phục vụ khách hàng, kết hợp các biện pháp khuyến mại, tuyên truyền, phát hành các loại GTCG và các hình thức thu hút tiền gửi mới như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có quay số dự thưởng… Kết hợp với hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các tiện ích công nghệ ngân hàng tiên tiến như: chuyển tiền điện tử, dịch vụ chuyển tiền nhanh… đã làm cho nguồn vốn huy động tại chỗ không ngừng tăng trưởng. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm sau:

Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

( Đơn vị tính: Tỷ đồng) 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh Năm 2012-năm 2011 So sánh Năm 2013-Năm 2012

Giá trị trọngTỷ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng nguồn vốn huy

động 378,0 100% 539,8 100% 684,8 100% 161,8 42,8% 145,0 26,9%

Theo loại tiền

Nội tệ 353 93,3% 519,8 96,3% 655,5 95,7% 166,8 47,3% 135,7 26,1%

Ngoại tệ (quy đổi ra VND) 25 6,7% 20,0 3,7% 29,3 4,3% -5 -20% 9,3 46,5%

Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 19,7 5,2% 34,3 6,4% 25,1 3,7% 14,6 74,1% -9,2 -26,8%

Có kỳ hạn 358,3 94,8% 505,5 93,6% 659,7 96,3% 147,2 41,1% 154,2 30,5%

Theo đối tượng

TG dân cư 353,7 93,6% 467,5 86,6% 641,3 93,6% 113,8 32,2% 173,8 37,2%

TG TCKT 13,9 3,7% 40,4 7,5% 43,5 6,4% 26,5 190,1% 3,1 7,7%

TG KBNN 10,4 2,7% 31,9 5,9% 32,0 4,7% 21,5 207,5% 0,1 0,3%

Trong 3 năm qua nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Kiến Xương vẫn có sự tăng trưởng ổn định vững chắc, mặc dù tốc độ có phần giảm dần bởi trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn có nhiều tác động bất lợi đến hoạt động ngân hàng, ngoài ra còn do sự cạnh tranh huy động vốn gay gắt của các NHTM mới thâm nhập thị trường Đông Á, Viettin Bank, các tổ chức tín dụng như các quỹ tín dụng địa phượng, thể hiện: Tại thời điểm 31/12/2011 là 378 tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2012 là 539,8 tỷ đồng tăng lên so với thời điểm cuối năm trước là 161,8 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 42,8%. Đến thời điểm 31/12/2013 là 648,8 tỷ đồng tăng lên so với thời điểm đầu năm là 145 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 26,9 %. Như vậy rõ ràng dưới sự điều hành của Ban giám đốc ngân hàng và sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong đơn vị nên việc huy động nguồn vốn của NHNo&PTNT Kiến Xương đã có kết quả tốt.

Trong cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi thì việc huy động vốn nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu, năm 2011 tiền gửi nội tệ là 353 tỷ đồng chiếm 93,3% tổng nguồn vốn; năm 2012 là 519,8 tỷ đồng chiếm 96,3% tổng nguồn vốn và năm 2013 là 655,5 tỷ đồng, chiếm 95,7% so với tổng nguồn vốn. Như vậy tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều ( chỉ bằng 5%) so với tiền gửi nội tệ, cụ thể:

+ Nội tệ: Năm 2012 tiền gửi nội tệ là 519,8 tỷ, tăng 166,8 tỷ, tương ứng tăng 47,3 % so với năm 2011, năm 2013 tiền gửi nội tệ là 655,5 tăng 135,7 tỷ, tương ứng bằng 26,1 % so vơi năm 2012.

+ Ngoại tệ: Năm 2011 tiền gửi ngoại tệ là 25 tỷ đồng, tới năm 2012 giảm chỉ còn 20 tỷ giảm 20% so với năm 2011 do chính sách giảm lãi suất huy động ngoại tệ của nhà nước, sang năm 2013 là 29,3 tỉ tăng lên 9,3 tỉ tăng 46,5 % so với năm 2012.

Trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Theo bảng 3.1 tiền gửi có

kỳ hạn năm 2011 đạt 358,3 tỷ đồng ( chiếm 94,8 % tổng tiền gửi); năm 2012 đạt 505,5 tỷ đồng ( chiếm 93,6 % tổng tiền gửi); năm 2013 đạt 659,7 tỷ đồng ( chiếm 96,3 % tổng tiền gửi). Điều này cho thấy tính chất khá ổn định trong nguồn vốn tiền gửi tạo tiền gửi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tạo ra nguồn vốn ổn định cho việc luân chuyển vốn, thuận lợi cho ngân hàng có những kế hoạch sử dụng vốn phù hợp để tăng lợi nhuận.

+ Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2013 là 25,1 tỷ đồng, giảm 9,2 tỷ đồng, tức giảm 26,5% so với năm 2012. Như vậy do năm 2013 ngoại trừ sự khó khăn của nền kinh tế còn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng cho nên tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh so với 2012

+ Tiền gửi có kỳ hạn: năm 2013 là 659,7 tỷ đồng, tăng 154,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 30,2% so với năm 2012, năm 2012 là 505,5 tỷ đồng, tăng 147,2tỷ đồng, tương ứng tăng 41,1 % so với năm 2011. Như vậy tiền gửi có kỳ hạn tăng nhưng tốc đọ có xu thế giảm dần.

Xét về đối tượng thì cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi dân cư - nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng do đặc tính của huyện là thuần nông về cây lúa, với số lượng dân cư khá đông đúc, nhưng đây cũng là một thách thức trong việc đưa ra các kế hoạch sử dụng vốn cho hiệu quả, vì đây là nguồn vốn có bình quân lãi suất đầu vào cao.

+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: chiếm tỷ trọng khá nhỏ chỉ chiếm 4 -7 % tổng số vốn. Tuy nhiên do ngân hàng thực hiện tốt công tác thanh toán nên nhiều tổ chức kinh tế mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán chi trả tiền hàng và để hưởng các tiện ích từ tài khoản này, do đó số dư trên tài khoản luôn tăng lên mặc dù đây là giai đoạn mà nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Năm 2012 số dư trên tài khoản của tổ chức kinh tế là 40,4 tỷ đồng, tăng 26,5 tỷ đồng ( tăng 190,1 %) so với năm 2011. Đến năm 2013 số dư trên tài khoản của các tổ chức kinh tế là 43,5 tỷ đồng, tăng 3,1 tỷ đồng ( tăng 7,7%) so với năm 2012.

+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Vốn huy động từ hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm đa số trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ( chiếm khoảng 90%). Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là 353,7 tỷ đồng, năm 2012 là 467,5 tỷ đồng, tăng 113,8 tỷ đồng (tăng 32,2%) so với năm 2011. Đến năm 2013 tiền gửi tiết kiệm của dân cư là 641,3 tỷ đồng, tăng 173,8 tỷ đồng ( tăng 37,2%) so với năm 2012.

Tóm lại tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng lên điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng có uy tín trong khu vực, tạo được niềm tin đối với khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng. Ngoài ra việc tổng nguồn vốn tăng còn quyết định đến quy mô, quyết định đến mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Nguồn vốn càng dồi dào thì càng tạo điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán, từ đó tạo ra uy tín cho ngân hàng trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

3.1.4.2 Công tác sử dụng vốn.

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một quá trình hoạt động của một ngân hàng thương mại. Ngân hàng hoạt động có hiệu qủa phải giải quyết tốt được hai mặt này một cách nhịp nhàng cân đối, hợp lý.

Hoạt động cho vay có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Hiện nay, nghiệp vụ cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, mang lại thu nhập cho ngân hàng và quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Trên cở sở chỉ tiêu giao khoán từ NHNo tỉnh và nguồn vốn huy động được, NHNo&PTNT Kiến Xương đặc biệt chú trọng chính sách khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ vay vốn với chính sách lãi suất linh hoạt. Đến nay tín dụng của ngân hàng đã vươn tới tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các thành phần kinh tế: từ sản xuất hàng hoá, kinh doanh thương mại, dịch vụ đến kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu và xây dựng cơ bản chứ không bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như trước kia.

Bảng 3.2: Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh 2012 - 2011 2012 - 2011So sánh Giá trị ( tỷ ) tỷ trọn g Giá trị ( tỷ ) tỷ trọn g Giá trị ( tỷ

) trọng tỷ đối(tỷ)tuyệt tương đối đối(tỷ)tuyệt tương đối

Tổng dư nợ cho vay 475,78 517,26 618,46 41,48 0,0872 101,2 0,1956

Dư nợ thông thường 438,98 0,92 494,6 0,96 578,76 0,94 55,62 0,1267 84,159 0,1702 Dư nợ cho vay UTĐT 36,8 0,08 22,66 0,04 39,7 0,06 -14,14 -0,384 17,04 0,752

Dư nợ phân theo thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn 374,69 0,79 419,5 0,81 528,57 0,85 44,81 0,1196 109,07 0,26 Cho vay trung và dài hạn 101,09 0,21 97,76 0,19 89,89 0,15 -3,33 -0,033 -7,87 -0,081

Dư nợ theo thành phần kinh tế

Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 60,23 0,13 57,8 0,11 61,16 0,1 -2,43 -0,04 3,36 0,0581

Dư nợ cho vay cá nhân, hộ sản xuất

kinh doanh 415,55 0,87 459,46 0,89 557,3 0,9 43,91 0,1057 97,839 0,2129

Nhìn vào bảng 3.2 ta nhận thấy quy mô tín dụng không ngừng được mở rộng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Tại thời điểm 31/12/2011 là 475,78 tỷ đồng đến thời điểm cuối năm 2012 là 517,26 tỷ đồng và cuối năm 2013 tăng lên là 618,46 tỷ đồng. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương ngày càng được mở rộng, chiếm lĩnh thị trường, tạo được niềm tin đối với khách hàng đến vay vốn.

Dư nợ cho vay theo thời hạn bao gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn, trong đó cho vay ngắn hạn luôn đạt một tỷ lệ cao hơn cho vay trung và dài hạn ( khoảng 80%), sở dĩ như vậy là do đối tượng cho vay của chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình, những doanh nghiệp vừa và nhỏ cho vay lưu cân đối vốn lưu động. Dư nợ vay ngắn hạn năm 2011 là 374,69 tỷ, năm 2012 đạt 419,5 tỷ tăng 12% so với 2011, năm 2013 đạt 528,57 tỷ tăng 26% so với 2012. Điều đó cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn đang ngày càng tăng mạnh, ngược lại vốn trunng và dài hạn thì giảm dần qua các năm điều đó giúp cho rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm xuống. Chi nhánh đã thực hiện đúng vai trò của một ngân hàng phục vụ mục đích nông nghiệp nông thôn, giúp người dân có vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Theo thành phần kinh tế thì dư nợ cho vay các nhân và hộ sản xuất kinh doanh chiếm đa số và cũng ngày một tăng mạnh, năm 2011 đạt 415,55 tỷ chiếm 87%, năm 2012 đạt 459,46 tỷ chiếm 89% và năm 2013 chiếm 90% đạt 557,3 tỷ. Do đặc tính là huyện thuần nông về cây lúa, phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên chủ yếu dư nợ tập trung ở cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh.

Nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ (dưới 1%) vẫn nằm trong mức an toàn. Nợ xấu năm 2012 tăng lên gần 0,6% so với năm 2011,

nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn là 0,15%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của NHNo & PTNT huyện Kiến Xương tăng lên, nợ xấu giảm, dư nợ tăng.

3.1.4.3 Công tác kế toán ngân quỹ.

Hoạt động thu chi bằng tiền mặt diễn ra hiệu quả, đúng quy định của NHNN. Hoạt động này có xu hướng tăng qua các năm, điều đó cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao.

Hoạt động thu chi tiền mặt tăng về số món, số tiền, lượng khách hàng giao dịch tăng, ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch được nhanh chóng, đảm bảo an toàn chất lượng tiền trên đường vận chuyển và trong quy trình nghiệp vụ, đảm bảo được chất lượng tiền sạch, đẹp đưa ra lưu thông.

Công tác an toàn kho được chú trọng, những nơi có kho tiền đều được bố trí trực bảo vệ 24/24 giờ, đã trang bị đầy đủ hệ thống báo trộm, báo cháy và phương tiền làm việc như máy kiểm đếm, máy soi… tăng năng suất lao động và tránh rủi ro cho cán bộ tác nghiệp.

Bên cạnh đó chi nhánh còn tăng cường tuyên truyền trên đài địa phương, và các phương tiện thông tin đại chúng khác, vận động khách hàng về chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh WU, các thanh toán chuyền tiền… đều tăng lên về cả khối lượng giao dịch, số món và số tiền đã góp phần làm tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng.

Bảng 3.3: Công tác ngân quỹ giai đoạn 2011- 2013 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị Giá trị Giá trị Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổngthu TM bằng VNĐ (tỷ đồng) 2.162 3.039 3.813 877 40,6% 774 25,5% Tổng chi TM bằng VNĐ (tỷ đồng) 2.158 3.040 3.811 882 40,9% 771 25,4% Tổngthu TM bằng USD (ngàn USD) 2.923 4.306 4.860 1.383 47,3% 554 12,9% Tổng chi TM bằng USD (ngàn USD) 2.925 4.293 4.793 1.368 46,8% 500 11,6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2011-2013) 3.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.

Trước những khó khăn, thách thức đặt ra của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Kiến Xương đã bám sát định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Thái Bình, chủ trương phát triển kinh tế của địa phương, với tinh thần đoàn kết quyết tâm phấn đấu của mỗi cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, hoạt động kinh doanh của NHNo huyện đạt được những kết quả khá cao và toàn diện, từng bước lấy hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH (Trang 62 -72 )

×