Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (Trang 125 - 131)

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng, cơ chế huy động vốn. Cơ chế chính sách mới ban hành cần phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động tín dụng trong tiến trình hội nhập.

Ngân hàng Nhà nước địa phương phải thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các Ngân hàng thương mại nhằm giúp cho ngân hàng thương mại có chính sách phù hợp và kịp thời với tình hình mới.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng trên CIC (Trung tâm thông tin tín dụng). Trung tâm cần thường xuyên cập nhật chính xác, kịp thời, thường xuyên và toàn diện các thông tin của khách hàng vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng theo hướng bắt buộc tất cả các tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia cung cấp thông tin đẩy đủ về khách hàng và tổ chức tín dụng. Có biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương

mại, giúp các tổ chức tín dụng tránh được việc cho vay chồng chéo nhiều tổ chức tín dụng dẫn đến rủi ro cho quá trình thu hồi vốn.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm soát đối với các Ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng đặc biệt là Agribank và việc thanh tra đòi hỏi phải đúng quy định đã đề ra.

Ngân hàng nhà nước cần xây dựng và liên tục cập đầy đủ các chỉ tiêu trung bình ngành .Các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng để làm tiêu chuẩn cho kết quả phân tích đánh giá khách hàng được đúng đắn, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng. Do đó, kiến nghị NHNN và các cơ quan phối hợp xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành.

4.3.3. Kiến nghị với Chính Phủ

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường giám sát việc

thực thi pháp luật, đặc biệt là pháp luật kế toán. Tránh tình trạng các doanh nghiệp đưa ra các thông tin sai lệch, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Nhà nước cũng cần có quy định nhằm tăng cường thực hiện chế độ kiểm toán trong các doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức liên quan như văn phòng công chứng, cơ quan kiểm toán và các cơ quan định giá tài sản...trong việc định giá tài sản đảm bảo nợ vay, xử lý tài sản đảm bảo,...

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ chế để các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với NHNN triển khai xử lý đồng bộ những khó khăn và vướng mắc ở các khâu liên quan đến bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Ví dụ cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, công chứng hay xử lý tài sản đảm bảo,...

nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn như giao thông, điện nước, thủy lợi... Có chính sách đầu tư cụ thể phát triển kinh tế ở một số vùng trọng điểm, đồng thời phải có giải pháp thiết thực giúp các vùng khó khăn vươn lên. Đầu tư tập trung vào các lĩnh vực, những ngành có nhiều tiềm năng.

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, ngày càng phải tiến gần đến với các thông lệ quốc tế nếu như muốn tồn tại và phát triển bền vững.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiến Xương, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với sự nghiên cứu về công tác quản trị rủi

ro của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, các giải pháp đưa ra có thể chưa có tính ứng dụng cao. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Huyện Kiến Xương Tỉnh Thái Bình các năm 2011-2013

2. Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Agribank Huyện Kiến Xương Tỉnh Thái Bình các năm 2011-2013

3. Báo cáo nợ xử lý rủi ro của Agribank huyện Kiến Xương

4. Giáo Trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, NXB tài chính 2011

5. Giáo trình tài chính tiền tệ, NXB tài chính - 2011 6. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

7. Luật ngân hàng nhà nước 2010

8. Nghị định 41/2010/NĐ-CP/ ngày 12/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”.

“Giao dịch đảm bảo”

10. Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

11. Quyết định 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 01/02/2014 về ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.

12. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

13. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng xử lý và thu hồi nợ xử lý rủi ro.

PHỤ LỤC

NHNo&PTNT Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam PGD……… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phiếu xếp loại khách hàng vay vốn

(theo quy định 1406/NHNo-TD ngày 23/5/2007)

1- Tên khách hàng: Năm sinh: 2- Địa chỉ:

3- CMND số: Nơi cấp: Cấp ngày: 4- Tài khoản tiền gửi số (nếu có):

5- Đăng ký kinh doanh (nếu có):

+ Căn cứ Quy định số 1406/NHNo-TD ngày 23 tháng 05 năm 2007của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam về việc xếp loại khách hàng.

+ Căn cứ Văn bản số 4987/NHNo-TĐN ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam về việc chỉnh sửa cách tính một số chỉ tiêu xếp loại khách hàng quy định tại văn bản số 1406/NHNo-TD ngày 23 tháng 05 năm 2007của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam.

+ Căn cứ vào số liệu hiện có đến ngày 16/03/2012 và tình hình quan hệ tín dụng trong 2 năm gần nhất liền kề.

- Tôi là: cán bộ tín dụng phụ trách cho vay đề nghị xếp loại các hoạt động của như sau:

* Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp.

Năm 2011 Năm 2012 Xếp loại

+ Có nợ thuộc nhóm 1, 2: 300.000.000đ 300.000.000đ Xếp loại A

+ Có nợ thuộc nhóm 3, 4: 0 0 …….

* Chỉ tiêu 2: Tình hình chấp hành các qui định pháp luật hiện hành. + vi phạm pháp luật hiện hành. Xếp loại:

* Xếp loại chung: Loại A.

Tổng hợp các chỉ tiêu trên, đối chiếu với quy định số 1406 ngày 23 tháng 05 năm 2007 của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam về việc xếp loại khách hàng tôi đề nghị Giám đốc PGD phê duyệt xếp hộ gia đình đạt loại:

KIến Xương, ngày tháng năm 201 Cán bộ tín dụng

ý kiến của Trưởng phòng

Tổng hợp các chỉ tiêu trên đối chiếu với quy định trong văn bản số 1406 ngày 23 tháng 05 năm 2007 của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam.

Tôi đồng ý với ý kiến của cán bộ tín dụng xếp loại hộ đạt loại:

Đề nghị giám đốc phê duyệt

KIến Xương, ngày tháng năm 201 Trưởng phòng

Phê duyệt của giám đốc

Đồng ý xếp loại hộ đạt loại theo đề nghị

của Truởng phòng.

KIến Xương, ngày tháng năm 201 Giám đốc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (Trang 125 - 131)