Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (Trang 53 - 55)

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Địa chỉ: Khu Quang Trung – Thị Trấn Thanh Nê – Kiến Xương – Thái Bình.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

Số 304608 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình cấp ngày 06/05/1988 Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt

Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

NHNo&PTNT huyện Kiến Xương được thành lập lại theo quyết định 34/QĐ- NHNo- 02 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo & PTNT chi nhánh huyện Kiến Xương là đơn vị hạch toán phụ thuộc và nhận khoán tài chính với NHNo & PTNT tỉnh Thái Bình. Vốn điều lệ và các quỹ tập trung tại NHNo & PTNT Việt Nam quản lý.

Chi nhánh NHNN&PTNT Kiến Xương là đại diện theo ủy quyền của NHNN&PTNT Việt Nam trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Lĩnh vực kinh doanh chính của chi nhánh là huy động vốn, cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác như chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi, mở thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng…

Ngay từ khi mới thành lập NHNN&PTNT Kiến Xương đã phải đối mặt trước vô vàn khó khăn thử thách như: bộ máy tổ chức cán bộ còn cồng kềnh không phù hợp với cơ chế mới, trình độ đại học chỉ có 2 người, số còn lại đều có trình độ trung cấp và phần lớn chưa qua đào tạo, tư duy nhận thức phần

đông còn mang nặng đặc tính thời bao cấp. Kinh doanh tiền tệ trong điều kiện của một huyện nghèo thuần nông của tỉnh Thái Bình, với tư tưởng bao cấp “xin –cho” đã ăn sâu vào tiềm thức. Mạng lưới hoạt động ít, cơ sở vật chất vừa thiếu vừa lạc hậu. Ngoài ra hoạt động kinh doanh kém hiệu quả do lựa chọn lĩnh vực đầu tư không hợp lý, chủ yếu đầu tư vào kinh tế tập thể để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà ở đó nguồn thu nhập để trả nợ chưa rõ ràng. Vì thế kết quả kinh doanh gặp nhiều khó khăn làm cho thu nhập của cán bộ, nhân viên trong cơ quan rất thấp.

Đứng trước thực trạng đó NHNo&PTNT Kiến Xương đã kiên trì theo con đường đổi mới mà đảng và nhà nước đã lựa chọn. Được sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên, của Huyện uỷ - HĐND- UBND huyện, sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ viên chức toàn chi nhánh NHNo&PTNT đã từng bước khắc phục được khó khăn, phát triển kinh doanh theo hướng đa năng, đổi mới lề lối làm việc, phương pháp điều hành, sắp xếp lại mô hình sản xuất, đào tạo và đào tạo lại cán bộ theo hướng vừa có đạo đức nghề nghiệp vừa có kỹ năng nghiệp vụ. Thực hiện phương châm đi vay để cho vay, thực hiện khoán tài chính đến nhóm và người lao động. Đồng thời kiên quyết xử lý kịp thời các cán bộ có hành vi sai trái làm ảnh hưởng tới uy tín và khả năng tài chính của đơn vị. Với tất cả những việc làm trên đã giúp cho NHNo&PTNT Kiến Xương trong hơn 25 năm qua trưởng thành và lớn mạnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w