- Đây là nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp , đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân tương đối phát triển.Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở một số thôn trong phường còn tồn tại m
Trang 1I- LƯỢC SỬ CỘNG ĐỒNG
1 Khái quát chung về phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh.
- Bắc Ninh là một trong những thành phố phát triển va la cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên có dòng sông Đuống chảy qua hiền hòa thơ mộng, đã đi vào thơ ca lịch sử của dân tộc
- Phường Hạp Lĩnh, Nằm dọc Quốc lộ 38, thành phố Bắc Ninh, phường có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế cũng như đô thị hoá Theo định hướng phát triển mở rộng của thành phố Bắc Ninh, năm 2010, Hạp Lĩnh trở thành đơn vị hành chính cấp phường Để đáp ứng các tiêu chí đô thị, địa phương đã triển khai nhiều dự án trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Đây là nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp , đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân tương đối phát triển.Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở một số thôn trong phường còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được khắc phục
- Diện tích của phường là 910 ha, trong đó có 340 ha là đất canh tác, còn lại
là đất chuyên dùng và đất khác
- Toàn phường có 1.600 hộ, với 6.250 nhân khẩu
- Phường được chia thành 4 thôn, vơí 4 hợp tác xã nông nghiệp
- Trong xã có 3 di tích lịch sử, 3 nhà thờ và một số đền chùa khác
- Người dân trong xã sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn một số làng nghề chuyên sản xuất bún, bánh cuốn, phở, trong đó đặc sản bánh phu thê rất nổi tiếng trong cả nước thường xuất hiện trong các đám cưới lễ hội
- Trong Phường có 232 đảng viên, sinh hoạt ở 11 chi bộ Năm 2002 Phường đạt danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Trang 2- Phường Hạp Lĩnh có: 112 liệt sĩ, 10 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 74 thương
binh, 30 bệnh binh và 26 người được hưởng trợ cấp chất độc hoá học
Hàng năm, phường có tổ chức thăm hỏi lễ tết, ngày 27/7, thăm hỏi các gia
đình chính sách, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Năm 2002, toàn xã thực hiện chủ trương xoá nhà dột nát
- Phường Hạp Lĩnh là một phường mến khách, người dân sống chan hoà
với nhau, văn hoá- xã hội- an ninh quốc phòng được duy trì tốt
2 Lược sử cộng đồng thôn Trần- Phường Hạp Lĩnh – Thành Phố Bắc Ninh
- Thôn Trần Phường Hạp Lĩnh là thôn có truyền thống lâu đời về văn hóa
xã hội như hội hè và các câu lạc bộ luôn hoạt động sôi nổi
- Thực hiện cải cách hành chính tăng cường củng cố chính quyền, nhằm hoàn thiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong thời kì công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Trên cơ sở đó xóm 4 được chuyển thành khu Trần kể từ ngày 19-3 -2009 Theo Nghị quyết số 06/ NQ- CP ngày 5- 2- 2010 của Chính phủ quyết định
- Thôn Trần là một trong những thôn lớn của phường Hạp Lĩnh, nằm ở
trung tâm của phường với chiều dài khoảng 1 km Diện tích đất nông
nghiệp là 35 mẫu( bao gồm đất trồng lúa và hoa màu) Toàn thôn có 400
hộ với 1563 nhân khẩu trong 11 dòng họ
+ Phía Tây tiếp giáp thôn Mồ
+ Phía Đông tiếp giáp chợ
+ Phía Nam tiếp giáp thôn Đội Viên
+ Phía Bắc tiếp giáp thôn Đông
Các điểm tiếp giáp cùng một phường thuận tiện cho việc phát triển sản xuất,
giao lưu và phát triển kinh tế- văn hoá- xã hôi- an ninh quốc phòng giữa các
thôn với nhau
- Nghề chính của người dân trong thôn là nông nghiệp, ngoài ra nhờ có nhiều
làng nghề truyền thống và các nhà máy , xí nghiệp góp phần làm tăng thu
nhâp cho người dân
Trang 3- Trước Cách mạng tháng 8 thôn Trần dưới ách thống trị của bọn đế quốc phong kiến đời song nhân dân vô cùng cực khổ, cơm không đủ ăn, áo không
đủ mặc, văn hoá xã hội trì trệ, nạn thất học, mù chữ chiếm gần 100% Nạn đói năm 1945 đã cướp đi hang trăm người, trong đó có 25 gia đình chết không còn một ai Song nhân dân thôn Trần luôn đoàn két đấu tranh chống
áp bức bóc lột, chống sưu thuế, bắt lính đi phu, bảo vệ xóm làng yên ổn làm ăn
- Điểm lại theo suốt chiều dài lịch sử, từ trong cuộc đấu tranh cách mạng, bao gian lao vất vả, bao đói khổ hi sinh mất mát đã hun đúc tôi luyện con người thôn Trần có một truyền thống đoàn kết thuỷ chung, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Những nét đẹp truyền thống ấy đã hoà quyện tạo thành khát vọng trong cuộc sống về tình yêu quê hương đất nước và con người
- Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, cán bộ và nhân dân trong thôn một lòng theo Đảng làm cách mạng Người
ra tiền tuyến, người ở hậu phương xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tính đến nay đã
có 150 người đi bộ đội, công an Trong đó có gần 95 người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, 37 người là dân quân du kích Toàn thôn có 11 gia đình liệt sỹ, 3 gia đình có người bị nhiễm chất độc màu da cam, 6 gia đình thương binh, nhiều gia đình là cơ sở cách mạng, và hàng trăm người được Nhà nước tặng thưởng huân huy chương các loại, nhiều đồng chí là cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ
- Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nhân dân thôn Trần càng tin vào Đảng và Bác Hồ kính yêu phấn đấu ra sức thi đua học tập, công tác và sản xuất để tạo ra nhiều của cỉa cho gia đình và xã hội Phát huy truyền thống quê hương người thôn Trần đã có mặt trên mọi miền Tổ quốc với nhiều cương vị khác nhau Từ người dân mù chữ, làm thuê đến nay đã có 100% số người trong độ tuổi phổ cập hết cấp II, hang trăm người học hết cấp III, có trên 30 cử nhân và đại học, nhiều người có trình độ trung học chuyên nghiệp Nhiều người có thu nhập về cho gia
Trang 4đình và xã hội hàng trăm triệu đồng, nhiều người là cán bộ cao cấp trong các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Trong công cuộc đổi mới, cán bộ đảng viên và nhân dân luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn Thực hiện thắng lợi Nghị quyết của đảng bộ các cấp và đã giành được kết quả rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội,
an ninh quốc phòng Năng suất lúa đạt 9,8 tấn/ha/năm, cao nhất HTX Tổng giá trị kinh tế tăng 98% so với năm 2003, đời sống nhân dân tiến bộ về mọi mặt, hệ thống chính trị vững mạnh, khu dân cư nhiều năm được cấp trên công nhận khu dân cư tiên tiến, xóm thôn xếp vào loại khá của phường
- Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền xã, cán bộ lãnh đạo và toàn thể nhân dân trong thôn luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân trong thôn thay đổi nhanh chóng về mọi mặt
- Thôn có 5 đoàn, hội bao gồm:
+ Hội Người cao tuổi
+ Hội Cựu chiến binh
+ Hội Nông dân
+ Hội Phụ nữ
+ Đoàn thanh niên
Ngoài ra còn có 1 câu lạc bộ quân nhân
- Chi bộ thôn có 41 đảng viên Từ năm 2005 chi bộ thôn luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh trong xã
- Đoàn thanh niên 2 năm liền dẫn đầu toàn xã, toàn huyện
- Toàn thôn có 70 thanh niên đi làm ăn xa quê
- Tình hình an ninh trật tự của thôn ổn định, vệ sinh môi trường tốt
- Đây là thôn duy nhất không có con em bỏ học giữa chừng Các em trong dộ tuổi đi học đều được đến trường
- Cùng với phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, nhân dân thôn Trần luôn coi trọng công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, nhiều năm liền được xếp vào lại khá của phường về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em
Trang 5Cán bộ và nhân dân thôn Trần chấp hành tốt chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước, những quy định của địa phương Không có nợ tồn đọng sản phẩm, nhân dân vui vẻ đoàn két trong cộng đồng dân cư, tình làng nghĩa xóm ngày một gắn bó Toàn thôn không có tệ nạn xã hội, không cờ bạc, nghiện hút Đây là thôn luôn dẫn đầu phường về mọi mặt.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của thôn làng xưa, tiếp tục xây dựng thôn Trần ngày nay thành thôn dân cư tiên tiến, thôn văn hoá trong những năm tiếp theo
3 Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội.
*) Kinh tế : Cơ cấu kinh tế khá đa dạng
+ Nông nghiệp: chiếm khoảng 70% cơ cấu kinh tế của thôn, người dân chủ yếu
là trồng lúa, hoa màu( lạc, ngô, khoai…).Bên cạnh đó ngành chăn nuôi ở đây cũng tương đối phát triển, ví dụ: Nuôi lợn, vịt, ngan, cá…
+ Công nghiệp: Ở đây tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp như: …chuyên sản xuất như đồ sành sứ , dệt may, vật liệu xây dựng góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân của thôn Trần
+ Dịch vụ: Có một số cửa hàng, bách hóa, khu chợ nhỏ nằm rải rác trong thôn phục vụ cho đời sống của người dân Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nơi đây
Ngoài ra người dân còn làm một số nghề phụ khác như làm bánh cuốn, bún, bánh đúc…
+ Một nét đặc trưng của thôn trần nói riêng và Bắc Ninh nói chung là các lễ hội đình chùa, tổ chức thường niên hằng năm đặc biệt sôi nổi và thu hút khách du
Trang 6lịch vào tháng giêng Trong thôn lễ hội chính được diễn ra vào ngày 9 và 15/1, đây là dịp quan trọng để giao lưu văn hóa giữa các thôn tạo nên không khí đông vui nhộn nhịp Đây được xem là một nét đẹp mang tính nhân văn cần được giữ gìn và phát huy.
*) Xã hội:
- Lĩnh vưc thể thao
+ Giữa các thôn trong phường thường xuyên diễn ra các hoạt động thể thao như: cầu lông, bóng bàn, bóng đá ở khắp các lứa tuổi từ trẻ em, thanh niên tới các cụ gìa và được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả người dân trong thôn
Đặc biệt trong năm 2010 đội cầu lông của hội hưu trí đã đạt giải nhất của toàn phường
+ Hội người cao tuổi cũng có rất nhiều hoạt động như dưỡng sinh, múa hát ( múa quạt) để nâng cao sức khỏe, tinh thần đồng thời tham gia thi đấu cùng các thôn khác
+ Hội phụ nữ thường sinh hoạt vào các buổi tối thứ 3, 5, 7 trong tuần, phong trào văn nghệ của hội tương đối sôi nổi, trong các buổi sinh hoạt hội thường tập múa hát đặc biệt là hát quan họ - một nét đẹp văn hóa và đặc trưng của Bắc Ninh
+ Đời sống tinh thần của người dân trong thôn rất phong phú như Hội phụ nữ, Hội hưu trí, Hội cựu chiến binh tổ chức các cuộc đi du lịch, tham quan… nhằm nâng cao tầm hiểu biết, tạo sự phấn chấn trong tinh thần của người
II- TÌM HIỂU VỀ CỘNG ĐỒNG VÀ TIẾN HÀNH HỌP THÔN.
1.Thâm nhập cộng đồng.
- Theo kế hoạch thực tế, nhóm sinh viên chúng tôi bao gồm 9 thành viên được phân công về thôn Trần – phường Hạp Lĩnh – thành phố Bắc Ninh
-Nhóm đã trò chuyện ,gặp gỡ với với ban lãnh đạo trong đó có bác chủ tịch xã
và bác trưởng thôn để tạo lập mối quan hệ xin những thông tin cần thiết về thôn và nhờ bác giúp đỡ
Trang 7- Thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra, nhóm sinh viên đã tiến hành khảo sát tìm hiểu mọi mặt đời sống của người dân trong thôn
- Qua quá trình thâm nhập, tìm hiểu cộng đồng nhóm sinh viên đã tìm ra một số vấn đề còn tồn tại trong cộng đồng như sau:
+ Vệ sinh đường làng ngõ xóm
+ Vấn đề rác thải nông nghiệp
+ Vấn đề sinh con thứ ba
+ Vấn đề sơn tường bao quanh nhà trẻ và lắp cánh cổng cho nhà trẻ
+ Ống nước nhà trẻ đã bị gẫy mất một đoạn
+ Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
+ Vấn đề nước sạch trong sinh hoạt chưa được đảm bảo
- Nhóm dùng phương pháp điều tra chọn mẫu để lựa chon ra 60 hộ ưu tiên trong thôn
Sau đây là mẫu phiếu điều tra người dân của thôn (xem phụ lục 2)
- Kết quả thu được:
+ Vệ sinh đường làng ngõ xóm (8/60)
+ Vấn đề rác thải nông nghiệp (7/60)
+ Vấn đề sinh con thứ 3 (6/60)
+ Chăn sóc sức khỏe người cao tuổi (3/60)
+ Vấn đề sơn tường bao quanh và lắp cánh cổng cho nhà trẻ (20/60)+ Vấn đề ống nước nhà trẻ bị gẫy mất một đoạn (8/60)
+ Vấn đề nước sạch trong sinh hoạt chưa được đảm bảo (8/60)
Sau khi tổng kết thì lựa chọn được 4 vấn đề ưu tiên:
+ Vấn đề vệ sinh đường làng ngõ xóm
+ Vấn đề sơn tường bao quanh và lắp lại cánh cổng nhà trẻ
+ Vấn đề ống nước nhà trẻ bị gãy mất một đoạn
+ Vấn đề nước sạch trong sinh hoạt chưa được đảm bảo
Trang 82 Buổi họp dân ra mắt thôn của nhóm sinh viên.
2.1 Ra mắt thôn
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của bác trưởng thôn, ban mặt trận thôn, nhóm sinh viên đã tổ chức buổi ra mắt ban lãnh đạo và người dân vào ngày 1/9/2010 tại nhà văn hoá thôn Trần
- Để buổi ra mắt diễn ra hiệu quả, nhóm sinh viên đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
về thời gian, địa điểm và nội dung cuộc họp Trong nhóm sinh viên có sự phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Dẫn chương trình: Nguyễn Thị Thúy
+ Thư ký 1:ghi tổng hợp: Nguyễn Thị Hạnh Lê
+ Thư ký 2: ghi nhanh ý kiến: Phạm Thị Hà
+ Phụ trách hướng dẫn chỗ ngồi, hậu cần: Trịnh Thị Oanh , Lê Thị Quyên
+Phụ trách phát, thu và tỏng hợp phiếu:Lê Trung Kiên
+ Phụ trách văn nghệ: Nguyễn Văn Phương , Giang Thúy Ngân
+ Đọc báo cáo trước dân: Nguyễn Thị Thúy
- Buổi họp dân được tiến hành vào hồi 14h20’ ngày 1/9/2010 tại Nhà văn hoá thôn Trần, Phường Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh Trong buổi ra mắt nhóm sinh viên đã sử dụng những kỹ năng đã được học trong trường, kỹ năng lắng nghe quan sát, kỹ năng thuyết trình trong phát triển cộng đồng để cùng người dân đưa ra, phân tích, đánh giá các vấn đề còn tồn tại trong cộng đồng
2.2 Sơ đồ xã hội ( xem phụ lục 2)
2.3 Sơ đồ mặt cắt
- Mục đích của sơ đồ mặt cắt lát: dùng để đánh giá chi tiết về tiềm năng, mức
độ sử dụng tài nguyên để từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch các hoạt động phát triển cộng đồng
- Nội dung được thể hiện qua bảng sau
Trang 9số khá đông Một mặt giáp TL39B, một mặt giáp Thọ Sơn, thuận lợi giao thông buôn bán đi lại
99 hộMật độ dân
số khá đông Số
hộ giáp đông kéo dài do vậy thuận lợi cho việc đi lại buôn bán
100 hộDân cư tập trung đông gần chợ nên thuận lợi giao lưu buôn bán
va đi lại
103 hộ
Là khu có diện tích lớn nhất kéo dài trên trục đường chính của thôn, thuận lợi đi lại và các hoạt động
Tổng 400 hộ
1675 nhân khẩu dân
cư tập trung tại các điểm thuận lợi cho sản xuất, giao thông và buôn bán
2 Nguồn
thu nhập
Nghề chính là trồng lúa nhưng đất canh tác ít Nghề phụ là chăn nuôi gia súc( lợn, bò ), gia cầm (ngan, vịt, gà), làm bún, làm bánh cuốn, làm mộc Ngoài ra còn có nguồn thu nhập từ hoa màu, cây
ăn quả, buôn bán và đóng góp của thanh niên làm ở các khu công nghiệp, nhà máy và làm ăn xa quê
Trang 10môi trường ngõ xóm rất sạch sẽ Rác thải, rác sinh hoạt được thu gom vào buổi
cư đời sống người dân khá cao
Đoàn thanh niên hoạt động chưa mạnh, một số bạn chưa tích cực tham gia hoạt động đoàn
- Kết hợp sơ đồ mặt lát cắt với chiếu hình ảnh về thôn: quang cảnh toàn thôn và cảnh sinh hoạt của người dân giúp cho người dân dễ hiểu hơn
2.4 Xác định vấn đề ưu tiên
Trang 11- Sau khi phát phiếu điều tra về 7 vấn đề mà thôn gặp phải (bằng phương pháp chọn mẫu qua 60 hộ dân được lựa chọn ưu tiên) và tổng hợp về kết quả thu
được thì nhóm sinh viên đã xác định được 4 vấn đề như sau:
+ Vấn đề vệ sinh đường làng ngõ xóm
+ Vấn đề sơn tường bao quanh và lắp lại cánh cổng nhà trẻ
+ Vấn đề ống nước nhà trẻ bị gãy mất một đoạn
+ Vấn đề nước sạch trong sinh hoạt chưa được đảm bảo
a Vệ sinh đường làng ngõ xóm.
- Vệ sinh môi trường là vấn đề hết sức cần thiết ở mỗi cộng đồng dân cư, đặc biệt
là vệ sinh đường làng ngõ xóm sẽ giúp cho không gian thoáng mát, xanh sạch đẹp
- Thôn Trần là thôn có diện tích rộng việc thu gom rác được công ty vệ sinh môi trường tiến hành thường xuyên vào mỗi buổi chiều Tuy nhiên do ý thức của một số hộ dân chưa cao như xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định làm mất mỹ quan đường làng ngõ xóm, gây khó chịu cho người dân và ô nhiễm môi trường
- Đoạn đường dẫn ra đồng còn nhiều rác bẩn, cỏ mọc um tùm hai bên đường nên là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây bệnh
b Lắp ống nước.
- Ống thoát nước từ tầng 3 nhà trẻ xuống sân bị gãy một đoạn nên mỗi khi trời mưa nước chảy xuống ngấm vào tường, chảy ngược vào hành lang nhà trẻ
- Ống thoát nước bị gãy gây mất mỹ quan nhà trẻ
c Lắp cánh cổng nhà trẻ và sơn tường bao quanh.
- Cổng nhà trẻ bị hỏng một cánh cổng do lâu ngày không được tu sửa, gây nguy hiểm cho cacac em nhỏ trong giờ ra chơi khi các em tự do chạy ra ngoài đường có thể gây ra tai nạn cho các em và khó quản lý cho các cô giáo
- Nhà trẻ được xây dựng vào năm 1997 nên cơ sở vật chất đã xuống cấp, tường bao quanh nhà trẻ bị ẩm mốc, rêu đen và nhiều chỗ mảng tường bị vỡ ra , nhìn vào rất
Trang 12là mất mỹ quan.Hơn nửa các em đang ở độ tuổi vui chơi, nên sẽ không tạo được không khí thoải mái để các em vui chơi, học tập.
- Nhà trẻ mẫu giáo còn là nơi sinh hoạt chung của thôn, của các hội, đoàn thể, câu lạc bộ( người cao tuổi, cầu lông, bóng bàn…), hơn nữa , trong các cuộc họp còn có
sự tham dự của các cán bộ phường, thành phố,cán bộ khoa học kỹ thuật nông
nghiệp nên việc tu sửa làm mới lại không gian nhà trẻ là rất cần thiết
d Vấn đề nước sạch trong thôn.
- Hiện nay đa số hộ dân trong thôn sử dụng nước giếng và nước máy trong sinh hoạt Tuy nhiên chất lượng nước giếng chưa được đảm bảo, nước có màu vàng
* Ý kiến của cô Oanh, giáo viên nhà trẻ: “Trước hết, tôi xin thay mặt các cô giáo cảm ơn các bạn sinh viên đã quan tâm đến lợi ích của các cháu Cá nhân tôi cũng rất mong lãnh đạo thôn đồng ý và cấp kinh phí để lắp lại cánh cổng và quét lại tường bao quanh nhà trẻ, chào mừng năm học mới sắp tới cho các cháu.”
* Ý kiến của bác Phin, xóm 3: “ Vệ sinh chung của thôn đã tốt rồi nhưng vẫn còn một vài đoạn đường là nơi tập trung rác, nhièu khu cỏ mọc um tùm, hay khu ở gần ao còn nhiều rác thải Nếu chúng ta dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm thì rất tốt.”
Trang 13* Ý kiến của chị Toan, mẹ cháu Nam lớp mẫu giáo 3 tuổi: “Tôi thấy việc sửa lại ống nước cũng rất quan trọng, bởi vì mỗi khi trời mưa, các cháu ra hành lang chơi dễ bị ngã.”
* Ý kiến của anh Vượng, xóm 1: Tôi thì thấy vấn đề nước sạch cũng rất quan trọng, như cháu bé nhà tôi do tắm nước giếng không hợp nên người cháu đã bị mẩn ngứa
*………
*………
=> Sau khi tổng hợp các ý kiến và cùng người dân thảo luận, nhóm sinh viên đã chốt lại 4 vấn đề ưu tiên như ban đầu đã nêu ra, để xếp loại được các vấn đề ưu tiên, nhóm sinh viên thực hiện lấy ý kiến của người dân bằng phương pháp biểu quyết trong tổng số 56 người có mặt tại cuộc họp Cụ thể thu được kết quả như sau:
3 Lắp lại cánh cổng và sơn lại tường bao quanh nhà trẻ 29/56
Kết quả tổng hợp được thể hiện qua bảng xếp hạng các vấn đề ưu tiên: