Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
879 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH *********** CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TAM TRINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Mã số sinh viên: Lớp chuyên ngành: PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM TRẦN THỊ NHUNG CQ501980 QTKD TỔNG HỢP 50A HÀ NỘI 12-2011 SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 1 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm MỤC LỤC SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 2 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ - NHNo&PTNT - CBCNV - BHXH - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cán bộ công nhân viên - Bảo hiểm xã hội DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Đội ngũ lao động của Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010 14 Bảng 2: Sự thay đổi về chất lượng lao động từ năm 2007 – 2010 15 Bảng 3: Trang thiết bị của Chi nhánh năm 2010 16 SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 3 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm Bảng 4: Nguồn vốn của Chi nhánh giai đoạn 2007 – 2010 18 Bảng 5: Kết quả cung cấp sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010 …………………………………………………………………………………… 23 Bảng 6: Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010 26 Bảng 7: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2007 – 2010 27 Bảng 8: Kết quả tài chính của Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010 27 Bảng 9: Kết quả đóng góp ngân sách Nhà nước và thu nhập bình quân của các cán bộ nhân viên tại Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010 28 Bảng 10: Bảng hệ số tiền lương chức danh của Chi nhánh 35 Bảng 11: Hệ số tiền lương chức danh quản lý của Chi nhánh 36 Bảng 12: Hệ số phụ cấp chức vụ 36 Bảng 13: Bảng lương cơ bản của phòng kế hoạch kinh doanh tháng 12 năm 2010… 40 Bảng 14: Giá trị bình quân lương kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010 41 Bảng 15: Bảng lương kinh doanh của phòng kế hoạch kinh doanh tháng 12/2010…… 43 Bảng 16: Bảng thống kê tiền lương bình quân của Chi nhánh giai đoạn 2007 – 2010 44 Bảng 17: Kết quả thực hiện quỹ lương của Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010 49 Bảng 18: Kế hoạch kinh doanh năm 2011 63 LỜI MỞ ĐẦU Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề thù lao lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Áp dụng hình thức trả thù lao lao động nào cho hợp lý là một câu hỏi lớn mà rất nhiều doanh nghiệp đã và đang đặt ra, một chính sách thù lao lao động SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 4 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm hợp lý sẽ kích thích người lao động hăng say làm việc, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và ngược lại chính sách thù lao lao động không hợp lý sẽ kìm hãm sức sáng tạo, năng suất lao động, không chỉ vậy nó cũng là nhân tố tạo ra bầu không khí nặng nề cho người lao động. Vì vậy đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, hình thức thù lao lao động được linh hoạt ở rất nhiều doanh nghiệp, ở mỗi một doanh nghiệp nó lại khác nhau, tùy thuộc vào từng công việc và loại hình kinh doanh. Tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh, công tác thù lao lao động cũng được quan tâm và đặc biệt chú ý bởi ngành Ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh về nguồn nhân lực cao nhất trong khối Tài chính – Ngân hàng. Vì thế, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh thì cần đòi hỏi sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo của Chi nhánh cũng như của toàn thể cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh. Là một Chi nhánh trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nên công tác thù lao lao động tuân theo quy định của Ngân hàng. Qua quá trình thực tập em thấy tại Chi nhánh đã triển khai được một số hoạt động thù lao lao động, nhìn chung công tác này đã được thực hiện khá tốt. Song vẫn còn một số bất cập và chưa hợp lý. Như vậy, cần thiết phải xem xét các hoạt động thù lao lao động của Chi nhánh có hợp lý hay không? Và làm cách nào để hoàn thiện công tác này? Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài với Chi nhánh nói riêng và với Ngân hàng Thương mại cổ phần nói chung trong việc hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng và cũng muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự hoàn thiện công tác thù lao lao động của Chi nhánh nên em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Để có thể hoàn thành được chuyên đề thực tập này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy Trần Việt Lâm đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua và em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các cô chú, anh chị làm việc tại SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 5 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chuyên đề gồm có ba chương: Chương 1 Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh Chương 2 Thực trạng công tác thù lao lao động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh. Chương 1 Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh 1.1.1 Lịch sử ra đời NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 6 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Từ khi mới thành lập Ngân hàng mang tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, năm 1996 Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tên tiếng Anh là: VIETNAMBANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT Tên viết tắt: AGRIBANK Lô gô: Trụ sở chính: 02 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội Webside: www.agribank.com.vn Hiện nay AGRIBANK có trên hơn 2.300 Chi nhánh trực thuộc cùng với hàng ngàn cán bộ nhân viên đang từng bước phát triển và mở rộng hoạt động của Ngân hàng trên toàn quốc, đưa AGRIBANK trở thành một doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế cũng và AGRIBANK đã đạt được rất rất nhiều thành công, trở thành 1 trong 10 thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh Tam Trinh được thành lập ngày 10/11/1999 theo quyết định số 880/QĐ/NHNo-02 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Năm 1999, Chi nhánh được tách ra từ Chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT Hà Nội và trở thành Chi nhánh cấp II. Trong suốt thời gian phát triển, Chi nhánh đã trở thành Chi nhánh cấp I của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2008. Chi nhánh có con dấu riêng, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ, quy chế hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 7 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tam Trinh Tên tiếng Anh: VIETNAMBANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT TAM TRINH BRANCH Tên viết tắt: AGRIBANK TAM TRINH Địa chỉ: số 409 Tam Trinh – Quận Hoàng Mai – Hà Nội Điện thoại: 04 3634 2673 Fax: 04 3634 2272 Email: agribanktamtrinh@gmail.com Swift: VBAAVNVX430 Người đại diện: Ông Trần Lê Lai 1.1.2 Các giai đoạn phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh thành lập ngày 10/11/1999, trải qua hơn một thập kỷ, Chi nhánh đã có 3 giai đoạn phát triển sau: - Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2002 Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2002, đây là giai đoạn có thể nói là xuất phát của Chi nhánh. Trong thời gian này, Chi nhánh là Chi nhánh cấp II hạng II, trực thuộc Chi nhánh cấp I là NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội. Với đội ngũ cán bộ còn non trẻ, Chi nhánh đã từng bước xây dựng và cơ cấu lại toàn bộ bộ máy quản trị cũng như hệ thống hoạt động kinh doanh của mình. Từ năm 1999 với cơ cấu bộ máy còn đơn giản với một phòng dịch vụ cùng với hệ thống các phòng chức năng thì tới cuối năm 2002, Chi nhánh đã được bổ nhiệm Ban Giám đốc đầy đủ năng lực trực tiếp lãnh đạo Chi nhánh. - Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2006 Đây là giai đoạn hoàn thiện cả về cở sở vật chất cũng như bộ máy hoạt động của toàn Chi nhánh. Trong giai đoạn này, với sự nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, Chi nhánh đã đạt được rất nhiều thành quả trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, năm 2005 Chi nhánh cũng được NHNo&PTNT Việt Nam đầu tư trang thiết bị và mở rộng thêm các phòng chức năng, bao gồm: phòng kinh doanh SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 8 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm ngoại hối, phòng kế toán ngân quỹ, phòng kế hoạch kinh doanh. Như vậy, có thể thấy sự phát triển nhanh chóng của Chi nhánh trong việc hoàn thiện về mặt tổ chức. Tháng 6 năm 2006, Chi nhánh đã mở thêm một phòng giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch Hàn Thuyên, địa chỉ: số 9 Hàn Thuyên – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Đây chính là một minh chứng cho sự lớn mạnh của Chi nhánh. Cùng với sự cải thiện về mặt tổ chức cũng như vật chất, đội ngũ lao động cũng được tăng lên cả về số lượng cũng như trình độ nghiệp vụ. Và năm 2006, Chi nhánh đã được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp II loại I. - Giai đoạn từ năm 2007 đến nay Từ năm 2007 cho tới nay, Chi nhánh không ngừng phát triển đi lên. Xuất phát điểm từ một Chi nhánh non trẻ, xong với sự nhiệt huyết của cán bộ nhân viên, cho tới nay, sau gần 10 năm thành lập với sự cố gắng và nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, ngày 29/02/2008 Chi nhánh được nâng cấp thành Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Cùng với những nỗ lực của toàn bộ Chi nhánh và được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, Chi nhánh đã nhanh chóng trở thành một trong những Chi nhánh phát triển, giữa vai trò chủ lực trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Vào tháng 7 năm 2009, Chi nhánh đã đánh dấu một bước phát triển mới khi ra mắt phòng giao dịch thứ 2: Phòng giao dịch Hoàng Văn Thụ, địa chỉ: Ô 62, Lô 7 – Đền Lừ II – Quận Hoàng Mai – Hà Nội. Như vậy đã nâng tổng số phòng giao dịch lên 2, đây là một thành công lớn của Chi nhánh trên chặng đường phát triển. Ngoài công cuộc nỗ lực trong công tác xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức, Chi nhánh cũng không ngừng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ một cách hoàn hảo để có thể phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Đến năm 2010, Ngân hàng đã hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ tới khách hàng với đầy đủ các loại hình dịch vụ hiện đại, tiện ích cho khách hàng, như: dịch vụ cho vay, bảo lãnh, tài khoản, mobile bankinh, internet banking… Việc nâng cao chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo tới khách hàng. Với sologan: “mang phồn thịnh đến với khách hàng”, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh nói riêng luôn hết mình phục vụ khách hàng và hiện nay thương hiệu AGRIBANK là một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất và AGRIBANK trở thành 1 trong số Ngân hàng được người tiêu dùng tin tưởng nhất toàn quốc. SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 9 Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm 1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh - Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong và ngoài nước bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định. Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài khi được cho phép. - Cho vay: Cho vay ngắn hạn với các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ, đời sống. Cho vay trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. - Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu, bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ và phát triển tiền mặt cho khách hàng. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định. - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Thu, phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả lương qua tài khoản, nhận ủy thác, ủy quyền - Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp 10 [...]... trong doanh nghiệp Chương 2 Thực trạng công tác thù lao lao động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động của NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh 2.1.1 Các nhân tố bên ngoài SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng Hợp Chuyên đề thực tập 30 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm 2.1.1.1 Thị trường lao động Tình hình cung và cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu... người lao động làm việc Nó có ảnh hưởng tới việc đưa ra thù lao lao động bởi nếu điều kiện về an toàn, tiếng ồn, mức thoải mái… có tốt hay không thì doanh nghiệp cũng cần bù đắp lại những vấn đề đó để có thể giữ chân được người lao động và phát triển được họ 2.1.2.3 Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động Cá nhân người lao động là yếu tố có tác động rất lớn đến việc trả thù lao lao động cho người lao động. .. viên trung thành: những người lao động gắn bó với doanh nghiệp trong những lúc khó khăn, cùng doanh nghiệp vượt qua những thăng trầm thì thường sẽ được xem xét trong việc trả thù lao lao động 2.2 Thực trạng công tác thù lao lao động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh 2.2.1 Thực trạng công tác tiền lương 2.2.1.1 Các chế độ tiền lương - Chế độ tiền lương chức danh Là một doanh nghiệp nhà nước, do vậy việc... của Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh nói riêng là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp Việt Nam vì vậy khách hàng lớn của Ngân hàng chính là các hộ nông dân, các tổ chức nông nghiệp, hợp tác xã… nhằm chung tay xây dựng vùng nông thôn mới tại các địa phương, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương đó 1.2.5.2 Đặc điểm và thị trường SVTH: Trần Thị Nhung QTKD Tổng... lương của Chi nhánh là chế độ lương theo hành chính sự nghiệp Tùy vào mức doanh thu lợi nhuận và khả năng chi trả thù lao lao động của tổ chức mình mà các doanh nghiệp sẽ xây dựng một mức lương cơ bản cao hay thấp cho người lao động Việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hay không thì nó cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng chính sách thù lao lao động cho doanh nghiệp mình Có rất nhiều doanh nghiệp đặt... quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng Như có thể thấy việc trả thù lao lao động được quy định một cách rất cụ thể và tỷ mỷ Vì vậy nó cũng buộc các doanh nghiệp cũng như Chi nhánh cần phải thực hiện và nghiêm chỉnh chấp hành Như vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thù lao của Chi nhánh, nó là cơ sở để Chi nhánh đưa ra quyết định cho các chính sách... kể tới các Ngân hàng chính sách, phát triển như: - Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với vốn điều lệ là 15.000 tỷ đồng - Ngân hàng Phát triển Việt Nam với vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với vốn điều lệ là 14.600 tỷ đồng - Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long với vốn điều lệ là 3.056 tỷ đồng Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh còn các Ngân hàng thương mại... lực của cả nước vì vậy nó cũng có tác động tới công tác thù lao lao động của Chi nhánh trên chặng đường phát triển của mình 2.1.1.2 Các yếu tố xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán Các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán có ảnh hưởng tới công tác thù lao lao động ở doanh nghiệp thông qua các mong đợi về xã hội, văn hóa, phong tục và tập quán nơi doanh nghiệp đó đang kinh doanh sao cho phù hợp với mức... sách thù lao lao động hợp lý có thể đảm bảo cuộc sống của người lao động, từ đó họ có thể an tâm làm việc và đóng góp cho sự phát triển của toàn Chi nhánh 2.1.1.3 Tổ chức xã hội Hiện nay, có rất nhiều các tổ chức xã hội đứng ra bảo vệ người lao động, họ có những chính sách lương tối thiểu mà từ đó các doanh nghiệp cần chú ý để hoạch định thù lao lao động cho doanh nghiệp minh Cũng như các doanh nghiệp. .. Đặc điểm về đội ngũ lao động 1.2.2.1 Sự thay đổi về số lượng lao động Năm 1999 là năm đầu tiên Chi nhánh đi vào hoạt động, cùng với thời gian và sự phát triển không ngừng của mình, đội ngũ lao động của Chi nhánh được tăng lên rõ rệt Đặc biệt trong 4 năm gần đây thì số lượng lao động tăng lên đáng kể, cụ thể: Bảng 1: Đội ngũ lao động của Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010 Đơn vị: người Năm 2007 2008 2009 . DOANH *********** CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TAM TRINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Mã. thống Ngân hàng và cũng muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự hoàn thiện công tác thù lao lao động của Chi nhánh nên em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao. NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh 1.1.1 Lịch sử ra đời NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt