Bộ nhân viên tại Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thù lao lao động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam trinh (Trang 28 - 35)

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ nợ xấu 0,89 0,77 0,6 0,54

(Nguồn: báo cáo tổng kế hàng năm)

Kết quả kinh doanh đạt được trong những năm qua như sau:

Bảng 8: Kết quả tài chính của Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010

Đơn vị: tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng thu:

thu lãi cho vay thu thừa vốn thu lãi dịch vụ thu khác 50 25 20 4 1 58 28 24 5 1 67 33 25 6 3 142 89 43 8 2 Tổng chi 44 47 52 120 Quỹ thu nhập 6 11 15 22 Lợi nhuận 4,5 8,25 11,25 16,5

Tỷ suất sinh lời

doanh thu (%) 9 14,23 16,79 11,62

(Nguồn: phòng kế toán ngân quỹ)

Tổng thu của NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh có mức tăng lên về giá trị qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của Ngân hàng ở mức cao, cao nhất là năm 2009 là 16,79%.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là tương đối ổn định và có mức tăng trưởng phát triển cao. Nó thể hiện xu hướng phát triển cũng như nắm bắt các điều kiện phục vụ cho sự phồn thịnh của chính doanh nghiệp.

1.3.4 Kết quả đóng góp cho ngân sách và thu nhập bình quân

Cùng với nhiệm vụ kinh doanh, NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh cũng không thể quên được nghĩa vụ của mình với Nhà nước và với người lao động, cụ thể:

Bảng 9: Kết quả đóng góp ngân sách Nhà nước và thu nhập bình quân của các cán bộ nhân viên tại Chi nhánh giai đoạn 2007 - 2010

Đơn vị: triệu VND Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Đóng góp ngân sách 1.500 2.750 3.750 5.500 Lương trung bình 4,5 5,2 5,8 6,5

(Nguồn: phòng kế toán ngân quỹ)

Hằng năm, nộp ngân sách nhà nước của Ngân hàng luôn thực hiện đầy đủ, các khoản đóng góp ngày càng tăng cao hơn, góp phần bội thu cho ngân sách nhà nước. Lương bình quân của Ngân hàng qua các năm đều có xu hướng tăng, và nó cũng ở mức chung so với các sản xuất khác và đây cũng là mức có thể đảm bảo được cuộc sống của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

Chương 2 Thực trạng công tác thù lao lao động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động của NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh

2.1.1.1 Thị trường lao động

Tình hình cung và cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến thù lao mà doanh nghiệp đưa ra để thu hút và giữ gìn người lao động. Sự thay đổi về cơ cấu đội ngũ lao động, các định chế tài về giáo dục và đào tạo cũng có ảnh hưởng tới tiền lương của doanh nghiệp.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính ngân hàng, đây là một trong những ngành có sự tăng trưởng rất lớn, nguồn lực trong ngành đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, các lao động thường tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng vì vậy nó có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định các chính sách thù lao lao động của doanh nghiệp.

Bản thân Chi nhánh được đặt tại Hà Nội, đây là một trong những trung tâm kinh tế văn hóa lớn nhất cả nước vì vậy mức độ tập trung số lượng lao động có tay nghề rất lớn, cùng với đó là sự cạnh tranh khủng khiếp từ các Ngân hàng đối thủ về lao động có trình độ luôn luôn là một trong những vấn đề quan trọng mà Chi nhánh cân nhắc mỗi khi hoạch định chính sách thù lao lao động để có thể thu hút cũng như giữ chân người lao động.

Với đặc thù công việc liên quan tới lĩnh vực tài chính, đây cũng là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế, vì vậy nó cần một lượng lao động đòi hỏi có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá cao, vì thế một chế độ đãi ngộ hợp lý sẽ thúc đẩy được người lao động cống hiến hết mình cho công việc và sẽ giữ chân người lao động với Chi nhánh.

Với sự gia nhập WTO, một trong những tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, nước ta đang bước vào giai đoạn biến đổi lớn về nhiều mặt, trong đó có sự hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới đòi hỏi có sự thay đổi về các chính sách giáo dục cũng như phát triển nguồn lực của cả nước vì vậy nó cũng có tác động tới công tác thù lao lao động của Chi nhánh trên chặng đường phát triển của mình.

2.1.1.2 Các yếu tố xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán

Các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán có ảnh hưởng tới công tác thù lao lao động ở doanh nghiệp thông qua các mong đợi về xã hội, văn hóa, phong tục và tập quán nơi doanh nghiệp đó đang kinh doanh sao cho phù hợp với mức phí sinh hoạt.

Đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đây là một thành phố phát triển nhất của cả nước, vì vậy đời sống cũng phát triển. Nó đòi hỏi chính sách thù lao lao động cũng cần phù hợp với chi phí sinh hoạt tại Hà Nội.

Hà Nội được coi là một thị trường có mức sinh hoạt phí cao nhất cả nước, không kể giá cả các mặt hàng đều cao, các dịch vụ tại nơi này cùng vào loại cao của cả nước vì vậy chính sách thù lao lao động cũng cần được quan tâm cũng như chú ý để có thể có một chính sách hợp lý.

Việc mỗi doanh cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố này để đưa ra chính sách thù lao lao động hợp lý có thể đảm bảo cuộc sống của người lao động, từ đó họ có thể an tâm làm việc và đóng góp cho sự phát triển của toàn Chi nhánh.

2.1.1.3 Tổ chức xã hội

Hiện nay, có rất nhiều các tổ chức xã hội đứng ra bảo vệ người lao động, họ có những chính sách lương tối thiểu mà từ đó các doanh nghiệp cần chú ý để hoạch định thù lao lao động cho doanh nghiệp minh.

Cũng như các doanh nghiệp khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, các CBCNV của toàn Chi nhánh tham gia tổ chức công đoàn, đây là một tổ chức khá mạnh của người lao động, nó là một trong những tổ chức tham gia bảo vệ các quyền lợi của người lao động trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Vì vậy việc căn cứ và xem xét nhân tố này sẽ đem lại thành công cho chính sách thù lao lao động của Chi nhánh.

2.1.1.4 Thực trạng nền kinh tế

Tình trạng của nền kinh tế đang suy thoái hay đang tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra cho doanh nghiệp có khuynh hướng hạ thấp hay tăng lương cho người lao động, bởi vì trong điều kiện suy thoái thì nguồn cung về lao động tăng lên, còn trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì việc làm được tạo ra và cầu về lao động tăng lên.

Nước ta là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong khu vực, tỷ lệ tăng tưởng kinh tế bình quân từ năm 2007 tới năm 2010 là 6,7% cụ thể: năm 2007 là 8,5%, năm 2008 là 6,3%, năm 2009 là 5,32% và năm 2010 là 6,78%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tuy tăng không đều nhưng nó ở mức cao. Việc xem xét kết hợp với mức tăng trưởng kinh tế của cả nước cũng sẽ góp phần đánh giá mức độ đời sống chung của người lao động để có thể có nhưng mức thù lao hợp lý.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì tỷ lệ lạm phát của nước ta cũng ở mức khá, năm 2007 là 12,6%, năm 2008 là 22,97%, năm 2009 là 7% và năm 2010 là 11,75%. Việc tỷ lệ lạm phát nước ta thường xuyên thay đổi và có xu hướng ở mức cao, điều này sẽ làm cho giá cả các mặt hàng trên thị trường cũng tăng nó ảnh hưởng tới cuộc sống của người lao động và nó cũng tác động tới việc ra các chính sách thù lao lao động của doanh nghiệp.

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa cũng như hội nhập với nền kinh tế thế giới, như vậy sự thay đổi về các chính sách thể chế cũng như các điều kiện bên ngoài cũng có nhưng tác động nhất định tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài lại trở thành một bài toán mà với mỗi doanh nghiệp nói chung và với Chi nhánh nói riêng rất cần chú ý để có thể đảm bảo tốt nguồn nhân lực cho chính mình và bài toán thù lao lao động luôn là một lời giải hợp lý cho vấn đề này.

2.1.1.5 Pháp luật

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng bới các chính sách về tiền lương tiền công và các chế độ thù lao khác do Nhà nước quy định. Từ năm 2007 – 2010, Nhà nước đã ban hành một số quy định về tiền lương tối thiểu và các khản theo lương:

Chính phủ ban hành ba Nghị định 166, 167 và 168/2007/NĐ-CP, ngày 16/11/2007 về mức lương tối thiểu chung cho người lao động. Từ 1-1-2008, người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng.

Ngày 6/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng.

Ngày 25.3; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị định số 28/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung. Ngày 1.5.2010 tăng từ 650.000 lên 730.000 đ/tháng. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cũng được tăng thêm 12,3%.

Theo Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010, từ ngày 1/5/2010, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 12,3% đối với 5 nhóm đối tượng: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người

lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

Như có thể thấy việc trả thù lao lao động được quy định một cách rất cụ thể và tỷ mỷ. Vì vậy nó cũng buộc các doanh nghiệp cũng như Chi nhánh cần phải thực hiện và nghiêm chỉnh chấp hành. Như vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thù lao của Chi nhánh, nó là cơ sở để Chi nhánh đưa ra quyết định cho các chính sách tiền lương.

2.1.2 Các nhân tố bên trong 2.1.2.1 Yếu tố thuộc về tổ chức

Chính sách thù lao lao động phụ thuộc khá nhiều vào từng doanh nghiệp riêng biệt, mỗi doanh nghiệp lại có những chính sách thù lao lao động khác nhau cho từng lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh và có những quan điểm rất riêng về vấn đề này.

Tùy vào từng loại hình sản xuất kinh doanh mà có nhưng các trả lương khác nhau. Với Chi nhánh là một tổ chức tài chính trực thuộc vào khối các doanh nghiệp Nhà nước vì vậy chế độ lương của Chi nhánh là chế độ lương theo hành chính sự nghiệp.

Tùy vào mức doanh thu lợi nhuận và khả năng chi trả thù lao lao động của tổ chức mình mà các doanh nghiệp sẽ xây dựng một mức lương cơ bản cao hay thấp cho người lao động. Việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hay không thì nó cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng chính sách thù lao lao động cho doanh nghiệp mình.

Có rất nhiều doanh nghiệp đặt mức lương của mình cao hay thấp theo các mức lương trên thị trường: một số thì trả lương theo mức lương cao nhất của các doanh nghiệp đứng đầu, một số khác lại áp dụng mức lương thịnh hành tức là mức lương trung bình mà hầu hết các tổ chức khác trả.

Cũng có doanh nghiệp thì lại trả mức lương thấp hơn mức trung bình chung do tình hình tài chính gặp khó khăn hay do làm ăn thua lỗ…

Như vậy thì các nhân tố thuộc tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách thù lao lao động của doanh nghiệp, bởi vậy việc xem xét kỹ từng yếu tố một sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thu hút nhân tài cũng như giữ chân người lao động và thúc đẩy họ làm việc một cách hiệu quả.

2.1.2.2 Yếu tố thuộc về công việc

Công việc là một yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến thù lao lao động, nức tiền lương của lao động trong tổ chức. Các doanh nghiệp rất trú trọng đến giá trị thực của từng công việc cụ thể. Bao gồm:

- Kỹ năng

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, vì vậy mức độ phức tạp của công việc và các yêu cầu về kỹ năng làm việc một cách sáng tạo và cẩn thận luôn luôn đòi hỏi phải có của mỗi người lao động. Về trình độ học vấn kiến thức, khả năng ra quyết định của từng công việc, sự khéo léo, cách ứng xử, tính linh hoạt trong công việc….. tất cả những yếu tố này đều có tác động tới chính sách thù lao lao động mà Chi nhánh cần xem xét để có thể phát huy tất cả những gì cần thiết mà kỹ năng công việc đòi hỏi.

- Trách nhiệm

Mỗi một công việc sẽ có mức độ trách nhiệm khác nhau và từ đó cũng sẽ có các chế độ thù lao khác nhau. Với đặc thù là doanh nghiệp tài chính, việc quản lý tài chính cần đòi hỏi các CBCNV cần có trách nhiệm vô cùng to lớn, việc quan hệ với khách hàng, việc ra quyết định công việc… đều rất quan trọng trong công việc hằng ngày.

- Cố gắng

Những nỗ lực cố gắng của người lao động trong công việc cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá thù lao lao động. Nó thể hiện thông qua trí lực, tài lực của người lao động, sự căng thẳng của bản thân công việc để từ đó có các chỉ tiêu đo lường sự cố gắng của người lao động để có một quyết định đúng đắn.

- Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc thể hiện môi trường mà người lao động làm việc. Nó có ảnh hưởng tới việc đưa ra thù lao lao động bởi nếu điều kiện về an toàn, tiếng ồn, mức thoải mái… có tốt hay không thì doanh nghiệp cũng cần bù đắp lại những vấn đề đó để có thể giữ chân được người lao động và phát triển được họ.

2.1.2.3 Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

Cá nhân người lao động là yếu tố có tác động rất lớn đến việc trả thù lao lao động cho người lao động của doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào:

- Sự hoàn thành công việc: người lao động giỏi, có thành tích cao thường được trả thù lao cao hơn.

- Thâm niên công tác: là yếu tố tính đến khi người lao động có thâm niên công tác lâu hơn sẽ được trả thù lao cao hơn.

- Kinh nghiệm: người có kinh nghiệm hơn cũng sẽ được trả thù lao cao hơn. - Thành viên trung thành: những người lao động gắn bó với doanh nghiệp trong những lúc khó khăn, cùng doanh nghiệp vượt qua những thăng trầm thì thường sẽ được xem xét trong việc trả thù lao lao động.

2.2 Thực trạng công tác thù lao lao động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh

2.2.1 Thực trạng công tác tiền lương 2.2.1.1 Các chế độ tiền lương

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thù lao lao động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam trinh (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w