Bảng 18: Kế hoạch kinh doanh năm 2011

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thù lao lao động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam trinh (Trang 63 - 80)

Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2011 +/- %

- Tổng nguồn vốn + Nguồn VND + Nguồn USD 1.350 1.250 100 14% 9,3% 137% - Tổng dư nợ + Dự nợ VND + Dư nợ USD 1.200 900 300 23% - Quỹ thu nhập 37,5 76,9% - Tỷ lệ thu ngoài tín dụng 20% 2% - Tỷ lệ nợ xấu 0,3% -0,24%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010)

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động của Chi nhánh.

Để hoàn thiện được công tác thù lao lao động đòi hỏi toàn doanh nghiệp cần phải đổi mới một cách toàn diện về mọi mặt: công tác kế hoạch, tổ chức đội ngũ CBCNV, thay đổi hình thức trả lương, các chính sách tiền lương, các chế độ thù lao lao động, xây dựng môi trường làm việc…. tất cả phải phù hợp, phải chính xác đồng thời nó phải gắn kết với tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Có như vậy mới thành công. Từ những ưu điểm, nhược điểm cũng như một số nguyên nhân trên, dưới đây là một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu trên:

3.2.1 Hoàn thiện công tác tiền lương

3.2.1.1 Đối với nguồn hình thành quỹ lương

Hiện nay, công tác quỹ lương còn khá nhiều điều bất cập, nguồn hình thành quỹ lương hiện nay mới chỉ căn cứ chủ yếu vào quy định của Cấp trên vì vậy tính

linh hoạt cũng như thực tế của nó còn chưa cao. Quỹ tiền lương được hình thành từ các nguồn sau:

- Quỹ lương theo đơn giá của Ngân hàng cấp trên giao xuống.

- Quỹ lương bổ sung: lương làm thêm giờ, lương bổ sung, lương năng suất. - Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.

- Quỹ lương từ các hoạt động kinh doanh khác ngoài đơn giá tiền lương được giao.

Như vậy quỹ lương đã xác thực hơn khi kết hợp cả quy định của Ngân hàng cấp trên cũng như căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh.

3.2.1.2 Hoàn thiện công thức xác định quỹ lương theo đơn giá

Xác định quỹ lương đơn giá có sự tham gia của yếu tố giá cả và lợi nhuận đạt được sẽ là một giải pháp giúp công tác xác định tiền lương được chính xác hơn. Tức là ta sẽ đưa chỉ tiêu lợi nhuận và giá cả vào công thức tính quỹ lương. Công thức tính đơn giá tiền lương như sau:

C KH TH P TH DG QTL DG I LN LN I QTL = × × +( − )× Trong đó:

QTLDG: Quỹ tiền lương theo đơn giá QTLTH : Quỹ tiền lương thực hiện

DG : Đơn giá tiền lương được giao do NHNo&PTNT Việt Nam xác định cho từng Chi nhánh

IP : Chỉ số giá cả theo từng kỳ LNTH : Lợi nhuận thực hiện

LNKH : Lợi nhuận kế hoạch

IC : Tỷ lệ phần trăm trích từ lợi nhuận cho quỹ lương

Nếu lợi nhuận thực hiện thấp hơn hoặc bằng lợi nhuận kế hoạch thì IC= 0 Nếu lợi nhuận thực hiện đạt từ 100 – 110% lợi nhuận kế hoạch thì IC= 5% Nếu lợi nhuận thực hiện đạt từ 110 – 120% lợi nhuận kế hoạch thì IC= 6% Nếu lợi nhuận thực hiện đạt từ 120 – 130% lợi nhuận kế hoạch thì IC= 7% Nếu lợi nhuận thực hiện đạt trên 130% lợi nhuận kế hoạch thì IC= 9%

Như vậy, việc đưa các chỉ số giá và chỉ số lợi nhuận vào trong công thức có ý nghĩa rất lớn. Việc đưa chỉ số giá vào công thức tính quỹ lương sẽ giúp cho Chi nhánh chủ động hơn trong việc điều chỉnh lương cho CBCNV theo kịp với biến động của giá cả thị trường, tạo sự yên tâm cho CBCNV.

Mọi người lao động đều rất quan tâm tới tiền lương thực tế mà họ nhận được khi giá cả tăng mạnh, nhưng trên thực tế tiền lương mà người lao động nhận được không tăng kịp so với chỉ số tăng của giá cả, vì thế gây ra tâm lý lo lắng cho người lao động khiến họ không yên tâm làm việc. Cũng như vậy, việc đưa chỉ tiêu lợi nhuận vào công thức tính lương, đây là cách thức để phân phối lợi nhuận đạt được cho người lao động nhằm đảm bảo công bằng và tăng tiền lương cho người lao động khi lợi nhuận của Chi nhánh tăng lên. Vì vậy khi lợi nhuận của Chi nhánh tăng lên, lợi nhuận càng cao thì quỹ lương càng cao, thu nhập của người lao động sẽ được cải thiện rất nhiều, từ đó người lao động sẽ tích cực làm việc đẩy mạnh tăng năng suất lao động nhằm thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Chi nhánh.

Cũng như vậy, việc áp dụng đơn giá tiền lương do NHNo&PTNT Việt Nam xác định. Việc này có ý nghĩa vì khi đưa ra đơn giá này thì Ngân hàng đã dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện kinh doanh, đặc điểm của từng vùng kinh tế, việc áp dụng đơn giá là nhằm đảm bảo công bằng, kích thích phát triển cho từng Chi nhánh cụ thể.

Khi quỹ lương thực hiện lớn hơn quỹ lương kế hoạch thì áp dụng công thức điều tiết: TH KH DT QTN QTN DG = Trong đó:

DGDT : Đơn giá điều tiết để tính quỹ lương vượt kế hoạch

DG : Đơn giá được giao

TH

QTN : Quỹ thu nhập thực hiện

KH

QTN : Quỹ thu nhập kế hoạch

Thực chất công thức này đảm bảo nguyên tắc: tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất bình quân. Điều này sẽ đảm bảo sự công bằng cho

người lao động tại Chi nhánh, đảm bảo hưởng mức lương đúng với năng suất lao động mình bỏ ra.

3.2.1.3 Thực hiện việc trích quỹ dự phòng cho năm sau

Việc trích quỹ dự phòng cho năm sau là một việc làm cần thiết để đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động trong Chi nhánh năm sau. Mặt khác do điều kiện kinh doanh ngày càng có nhiều khó khăn, biến động của thị trường, mà ngành Ngân hàng lại là một ngành chịu tác động lớn nhất từ nền kinh tế và có nhiều rủi ro nhất.

Quỹ dự phòng có thể được tính như sau:

) ( TH TH KH DP DP I QTL DT DT QTL = × + − Trong đó: DP

QTL : Quỹ tiền lương dự phòng

DP

I : Tỷ lệ dự phòng trong tổng quỹ lương

TH

QTL : Quỹ tiền lương thực hiện

TH

DT : Doanh thu thực hiện

KH

DT : Doanh thu kế hoạch

Việc xác định quỹ lương dự phòng sẽ tạo thuận lợi trong tính toán, tổng quỹ lương dự phòng năm sau được trích theo % của tổng quỹ lương năm nay. Tỷ lệ trích lập tùy thuộc vào độ rủi ro trong kinh doanh nên việc sử dụng quỹ này sẽ rất có ich.

Quỹ dự phòng giúp cho Chi nhánh dự phòng được rủi ro trong năm sau, đồng thời tao tâm lý yên tâm cho người lao động, không phải lo âu thấp thỏm, và khi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh lỗ thì vẫn đảm bảo được lương cho người lao động. Ngoài ra, quỹ này còn được sử dụng để quay vòng vốn giúp cho Chi nhánh tăng lượng vốn lưu động sẵn có khi cần thiết.

3.2.1.4 Trả lương hoàn toàn theo hình thức lương kinh doanh

Sử dụng công thức sau để tính tiền lương cho Chi nhánh:

DC PL KD MIN KD L ) H H H GT ( TL= + × × ×

Trong đó:

TL : Tiền lương trả cho người lao động

KD

GT : Giá trị bình quân của một hệ số lương kinh doanh Được xác định theo công thức:

∑∑ = HSKD LKD GTKD Trong đó: MIN

L : Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định

KD

H : Hệ số lương kinh doanh

LKD: Tổng tiền lương kinh doanh được chi

HSKD: Tổng hệ số lương kinh doanh toàn Chi nhánh

PL

H : Hệ số phân loại lao động

DC

H : Hệ số điều chỉnh

Áp dụng cách tính này sẽ có một số ưu điểm:

- Tránh được sự phức tạp trong tính lương khi gặp phải sự khác nhau giữa hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định và hệ thống thang bảng lương do Ngân hàng xây dựng.

- Tạo được sự thống nhất trong tiêu chuẩn nâng bậc, tao sự thống nhất và đơn giản trong các tính lương cho người lao động.

Ngoài ra, khi chuyển hoàn toàn sang lương kinh doanh thì có thể áp dụng công thức sau: PL PC KD KD (H H ) H GT TL= × + ×

Với cách tính như trên, hệ số phân loại lao động của Chi nhánh sẽ được áp dụng cho từng loại lao động, có thể áp dụng cách phân loại sau:

Lao động đạt loại xuất sắc: HPL= 1.1 Lao động đạt loại A: HPL= 1

Lao động đạt loại C: HPL= 0,9 Lao động đạt loại D: HPL= 0,85

Như vậy việc phân loại lao động thành các loại khác nhau như trên, nó đảm bảo được tính chính xác hơn khi phân loại. Các khoảng các giữa các hệ số là chấp nhận được và khoảng cách này cũng là động lực khuyến khích người lao động làm việc hăng say, luôn phấn đấu đạt kết quả cao nhất. Đồng thời hệ số này cũng giúp cho việc trả lương cụ thể và rõ ràng hơn, khuyến khích người lao động hoàn thành công việc được giao.

3.2.2 Hoàn thiện công tác tiền thưởng

Thưởng trong lương là một trong những chính sách mà Chi nhánh áp dụng để khuyến khích người lao động. Vì vậy công tác trích quỹ tiền thưởng là một trong những việc mà Chi nhánh phải làm trong năm để trả thưởng cho người lao động và vì vậy có được một cách xác định thật linh hoạt sẽ đóng vai trò rất lớn trong công tác này.

Quỹ tiền lương có thể được xác định theo công thức: ) ( TH KH N KD TT QTL I LN LN I QTT = × + − Trong đó:

QTT : Qũy tiền thưởng

TT

I : % quỹ tiền thưởng trong quỹ lương

KD

QTL : Qũy tiền lương kinh doanh

N

I : % trích từ lợi nhuận cho quỹ tiền thưởng, được xác định tùy thuộc vào % theo lợi nhuận vượt kế hoạch

TH

LN : Lợi nhuận thực hiện

KH

LN : Lợi nhuận kế hoạch

Như vậy ta có thể thấy tiền thưởng đã được tính dựa trên lợi nhuận của Chi nhánh. Việc này sẽ làm cho việc xác định mức tiền thưởng cho CBCNV một cách chính xác nhất.

Ngoài cách thức xác định tiền thưởng một cách xác thực với thực tiễn kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thì cùng với nó là công tác quản lý cũng như phân phối tiền thưởng một cách thật hợp lý, tránh sai sót. Để làm được điều này cần thiết xác lập một hệ thống đánh giá chính xác công việc của người lao động.

3.2.3 Hoàn thiện công tác phúc lợi

Điều quan trọng trong công tác phúc lợi là cần hiểu được nhu cầu của người lao động, những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc. Do đó để làm tốt công tác này thì Chi nhánh và Công đoàn cần đi sâu vào tìm hiểu để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyện vọng. Để Công đoàn hoạt động thực sự hiệu quả, làm cho người lao động yên tâm công tác, ổn định cuộc sống thì đòi hỏi Chi nhánh phải có hỗ trợ về mặt tài chính. Đồng thời người lao động cũng cần được bày tỏ nguyện vọng của mình để được làm việc tốt hơn. Ngoài ra Chi nhánh cũng có thể bổ sung thêm một vài các phúc lợi tự nguyện cho người lao động để làm tăng mức độ hấp dẫn của công việc như: tài trợ 100% chi phí đi nghỉ mát cùng với một khoản mua sắm cho các CBCNV. Đặc biệt có các chế độ thưởng quà, tặng quà, tặng tiền cho người lao động trong các ngày lễ đặc biệt: tế nguyên đán, tết dương lịch, tết trung thu, tết nguyên tiêu, tết thiếu nhi…. Đây là các dịp rất nhạy cảm đối với người lao động vì vậy Chi nhánh cần quan tâm.

Hiện nay, việc hỗ trợ các CBCNV trong Chi nhánh được mua các tài sản được thực hiện vẫn còn chưa triệt để vì số lượng được hỗ trợ không nhiều và mức hỗ trọ thì chưa cao, vì vậy Chi nhánh cùng với Công đoàn cần có những chính sách nhằm tăng cường khả năng của quỹ để có thể hỗ trợ được nhiều hơn. Ngoài ra cũng cần điều tra, phân loại thật kỹ từng trường hợp tránh việc người được hỗ trợ người thì không được hỗ trợ, tránh sự thiếu công bằng trong công tác này.

Việc khám sức khỏe định kỳ cho các CBCNV trong Chi nhánh cũng cần được quan tâm chú ý tới, công tác này lên thực hiện một quý một lần, như vậy mới có thể đảm bảo được sức khỏe của các CBCNV trong toàn Chi nhánh, và họ sẽ yên tâm làm việc, tập trung vào công việc một cách tốt nhất.

Để công tác phúc lợi được tiến hành không chỉ cần sự nỗ lực của Công đoàn trong công tác hoạt động của mình và sự phản ánh tích cực tiến bộ của của người lao động đối với người lao động thực tế tại Chi nhánh. Những ý kiến đóng góp phản ánh tích cực để giúp công ty đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu mong muốn của người lao động ngoài những yêu cầu tối thiểu.

Ngoài ra, hoạt động của Công đoàn sẽ không thể thực hiện được được nếu không thể thực hiện được nếu như không có sự đồng tình ủng hộ của ban lãnh đạo đối với những chính sách phúc lợi cho người lao động cũng như đầu tư các khoản chi lơn cho hoạt động phúc lợi trên cơ sở hoạt động này phải thực sự hiệu quả đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động, cho cộng đồng. Điều này sẽ tạo thái độ tích cực trong công việc và củng cố niềm tin, lòng trung thành của người lao động. Không những vậy nó còn tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong cộng đồng nói chung và trong con mắt của những người lao động nói riêng.

3.2.4 Cải thiện môi trường làm việc tại Chi nhánh

Môi trường làm việc là nơi trực tiếp làm việc của người lao động, là nơi diễn ra toàn bộ các hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh. Hiệu quả làm việc, kết quả kinh doanh có đạt kết quả cao hay không thì điều này phụ thuộc khá nhiều vào môi trường làm việc tại Chi nhánh.

3.2.4.1 Đổi mới và tăng cường giao tiếp nội bộ, xây dựng văn hóa kinh doanh trong Chi nhánh

Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người lao động làm việc và là một căn cứ xác định thông tin nhằm cải thiện công tác thù lao lao động. Mặc dù lương thưởng và các phúc lợi cũng quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất khiến các nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, những biểu hiện thể hiện sự quan tâm đến nhân viên trong Chi nhánh là một điều giúp Chi nhánh có thể duy trì cũng như phát triển nguồn nhân lực của mình.

Để làm được điều này, Chi nhánh phải thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa những người lao động với nhau, tổ chức các buổi liên hoan, hay các buổi ăn tập thể giữa các CBCNV trong Chi nhánh. Những điều này sẽ giúp cho những người lao động hiểu nhau hơn, họ sẽ thân thiết với nhau, quan tâm nhau và từ đó nắm rõ được tình hình của bản thân cũng như sẽ nắm rõ được tình của những người lao động, hiểu được tâm tư tình cảm, suy nghĩ của họ để từ đó có những chính sách kịp thời để động viên những người lao động.

Một điều quan trọng hơn đó là đổi mới nội bộ trong doanh nghiệp. Để làm được điều nay, Chi nhánh cũng cần tổ chức các buổi giao lưu giữa các nhà quản trị với nhân viên của mình, có những biện pháp và cách thức nhằm xây dựng một chương trình góp ý cho hoạt động của Chi nhánh cũng như cho bộ máy tổ chức của

Chi nhánh. Thực hiện được công tác này sẽ giúp cho nhân viên có thể thể hiện những tâm tư nguyện vọng của mình với Chi nhánh đồng thời các nhà quản trị cũng nắm được ý nguyện của người lao động và từ đó xây dựng được một chính sách thù

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thù lao lao động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam trinh (Trang 63 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w