1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau

47 345 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 894 KB

Nội dung

Chuyên đề tín dụng năm 3 Mục Lục Mục Lục 1 Chương 1 3 GIỚI THIỆU 3 1.1. Sự cần thiết của đề tài: 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 4 1.2.1. Mục tiêu chung 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 4 1.4.1. Phạm vi không gian 4 1.4.2. Phạm vi thời gian 4 1. 4.3. Phạm vi về nội dung 4 Chương 2 5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1. Phương pháp luận 5 2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp 5 2.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất 5 2.1.1.2. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp: 5 2.1.1.3 Vai trò của Tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp 6 2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng 7 2.1.2.1. Điều kiện và đối tượng vay vốn 7 a) Điều kiện vay vốn 7 b) Đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng 7 2.1.2.2. Mục đích tín dụng 7 2.1.2.3. Các nguyên tắc tín dụng 8 2.1.2.4. Mức cho vay 8 2.1.2.5. Quy trình cho vay tại ngân hàng 9 1.5.3. Các chỉ tiêu phân tích 9 1.5.3.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn 9 1.5.3.2. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay 9 1.5.2.3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 10 1.5.2.4. Vòng quay vốn tín dụng 10 1.5.2.5. Lợi nhuận trên doanh thu 10 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 10 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 10 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 11 Chương 3 12 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI 12 HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – TRẦN VĂN THỜI 12 3.1. Giới thiệu về huyện Trần Văn Thời và tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện 12 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Trần Văn Thời 12 3.1.2. Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Trần Văn Thời 13 3.1.2.1. Ngành trồng trọt 13 Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa huyện Trần Văn Thời 13 3.1.2.2 Ngành chăn nuôi 14 1 Chuyên đề tín dụng năm 3 3.1.2.3 Ngành thuỷ sản 15 3.2. Khái quát Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau 15 3.2.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau 15 3.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận: 16 3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức: 16 3.2.2.2. Chức năng của các bộ phận: 16 3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 17 3.2.3.1. Doanh thu 18 Chỉ tiêu 18 3.2.3.2. Chi phí 19 Chỉ tiêu 19 3.2.3.3. Lợi nhuận 20 3.3 Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng 22 3.3.1 Phân tích tình hình huy động vốn 22 3.3.2. Phân tích hoạt động tín dụng 25 3.3.2.1. Doanh số cho vay 25 Bảng 9: Tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất 30 3.3.2.3. Phân tích tình hình dư nợ 32 3.3.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn 34 3.3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 37 3.3.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 37 Chương 4 41 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 41 TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN 41 NÔNG THÔN – TRẦN VĂN THỜI 41 4.1. Những tồn tại 41 4.1.1 Trong công tác huy động vốn: 41 4.1.2 Trong công tác tín dụng: 41 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 42 4.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn 42 4.2.2 Giải pháp đối với công tác tín dụng 43 4.2.2.1 Về đầu tư tín dụng 43 Chương 5 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 5.1 PHẦN KẾT LUẬN: 46 2 Chuyên đề tín dụng năm 3 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết của đề tài: Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống ở nông thôn, khoảng 25% GDP được đóng góp từ khu vực nông nghiệp. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ, hình thành các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưu đãi thuế nông nghiệp, các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp. Cà Mau nằm ở cuối miền của Tổ quốc, sông ngòi chằng chịt, các ngành kinh tế chủ yếu là nông lâm ngư nghiệp. Huyện Trần Văn Thời là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau. Huyện mang tên nhà cách mạng Việt Nam Trần Văn Thời. Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Thu nhập chính của huyện này là thủy sản và nông lâm nghiệp. Thủy sản gồm từ nuôi trồng và đánh bắt trên biển. Nông lâm nghiệp chủ yếu là trồng lúa ba vụ, rau màu và rừng tràm. Được sự ưu đãi về thiên nhiên người dân Trần Văn Thời đã không ngừng tăng cường các hoạt động sản xuất, tham gia các buổi toạ đàm với cán bộ kỹ thuật khuyến nông, thực hiện chương trình 3 giảm – 3 tăng trong sản xuất lúa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin khuyến nông, công tác thuỷ lợi được thực hiện tốt, từ đó đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi nêu trên, khó khăn của nông dân huyện vẫn là vấn đề vốn sản xuất. Nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa mỗi khi vào vụ là rất cần đối với nông dân. Chính vì vậy, NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời giữ vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế cho người dân của huyện nhà. Để hiểu rõ hơn 3 Chuyên đề tín dụng năm 3 về hoạt động của NHNN&PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau trong 3 năm 2008 - 2010, đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau” đã được chúng em chọn làm chuyên đề. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau qua 3 năm 2008 - 2010 để thấy rõ thực trạng tín dụng ngắn hạn và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Phạm vi không gian - Đề tài được thực hiện chủ yếu tại NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau. 1.4.2. Phạm vi thời gian - Số liệu sử dụng cho đề tài từ năm 2008 – 2010. - Đề tài được nghiên cứu trong thời gian: Từ 15/06/2010 đến 22/07/2010. 1. 4.3. Phạm vi về nội dung Vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú tại Ngân hàng chưa nhiều nên chuyên đề này chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề nhằm: - Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời. 4 Chuyên đề tín dụng năm 3 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh. 2.1.1.2. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp:  Khái niệm: Hộ sản xuất nông nghiệp là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp) có tính chất tự sản xuất, tự tiêu, do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp  Đặc trưng cơ bản trong cho vay nông nghiệp: * Tính thời vụ Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp. Tính thời vụ được biểu hiện ở những mặt sau: + Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ. Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ tiến hành thu nợ. + Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay. Chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào loại giống cây hoặc con và qui trình sản xuất. Ngày nay, công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiều giống mới có năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian trưởng thành ngắn hơn. 5 Chuyên đề tín dụng năm 3 * Chi phí tổ chức cho vay cao: Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng/món vay, chi phí phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là: + Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ sản xuất thường chi phí nghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng vốn vay nhỏ. + Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ ( mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã,…); hiện nay mạng lưới của NHNo & PTNT Việt Nam là lớn nhất cũng chỉ đáp ứng 25% nhu cầu vay của nông nghiệp. + Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai, dịch bệnh…) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. * Ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng Đối với khách hàng sản xuất – kinh doanh nông nghiệp nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu có liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết định trong xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như đất, nước, nhiệt độ, thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản (thời tiết thuận lợi cho mùa bội thu, nhưng giá nông sản hạ,…), làm ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng đi vay. 2.1.1.3 Vai trò của Tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp - Góp phần chuyển dich cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. - Góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. - Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đảm bảo cho người dân có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh tiến bộ. - Đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia. - Góp phần tích luỹ cho ngành kinh tế. - Gia tăng lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng. 6 Chuyên đề tín dụng năm 3 - Góp phần xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp nông thôn - Tạo công ăn việc làm cho người dân 2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng 2.1.2.1. Điều kiện và đối tượng vay vốn a) Điều kiện vay vốn - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi; - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước. - Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc cư trú thường xuyên (đối với đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở. b) Đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dìa hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. 2.1.2.2. Mục đích tín dụng Để góp phần giảm hiện tượng cho vay nặng lãi đang chèn ép các nhà sản xuất, cá thể, góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp, đa dạng hoá 7 Chuyên đề tín dụng năm 3 các thành phần kinh tế, cùng bình đẵng và phát triển trong một trật tự ổn định. Chính vì vậy, Ngân hàng đã xác định mục đích tín dụng là đáp ứng nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Cấp phát tín dụng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Ngoài mục tiêu trên, mục tiêu quan trọng của ngân hàng là lợi nhuận, hoạt động này nhằm mang lại lợi ích cho Ngân hàng nếu khoản tín dụng được cấp cho dự án đang hoạt động hiệu quả hay có tính khả thi cao. Về phía khách hàng, khoản tín dụng có ý nghĩa giúp cho quá trình sản xuất được liên tục ổn định, quy mô hoạt động và lợi nhuận ngày càng cao. 2.1.2.3. Các nguyên tắc tín dụng Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:  Tiền vay phải được sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.  Tiền vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.2.4. Mức cho vay - Mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Đối với tài sản là kim khí, đá quý: Mức cho vay không quá 80% giá trị tài sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Đối với tài sản đảm bảo là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác: Mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để thanh toán toàn bộ Số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác. - Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Mức cho vay tối đa bằng 70% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án vay vốn. 8 Chuyên đề tín dụng năm 3 2.1.2.5. Quy trình cho vay tại ngân hàng Quy trình nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng chỉ mang tính định hướng tổng quát và cơ bản, tùy thuộc vào từng món vay cụ thể mà cán bộ tín dụng có hướng xử lý riêng. Tuy nhiên, quy trình cho vay tổng quát của chi nhánh gồm: a) Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn. b) Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. c) Phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn. d) Quyết định cho vay. e) Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản đảm bảo. f) Phát tiền vay. g) Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro. h) Thu hồi nợ, gia hạn nợ. i) Xử lý rủi ro. j) Thanh lý hợp đồng vay vốn. 1.5.3. Các chỉ tiêu phân tích 1.5.3.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Chỉ số này giúp ta biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng; trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chiếm tỷ lệ bao nhiêu. 1.5.3.2. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định. Giúp đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng. 9 Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Doanh số cho vay = Vốn huy động/tổng nguồn vốn Vốn huy động Tổng nguồn vốn = Chuyên đề tín dụng năm 3 1.5.2.3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. 1.5.2.4. Vòng quay vốn tín dụng Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Vòng quay tín dụng của Ngân hàng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn quay càng nhanh, Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại. 1.5.2.5. Lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nghĩa là cứ một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Trần Văn Thời năm 2008 – 2010. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời năm 2008 – 2010. Sách giáo khoa, Báo, tạp chí, các tài liệu về kinh tế nông nghiệp. Các tài liệu có liên quan đến vấn đề tín dụng. 10 Nợ quá hạn/tổng dư nợ = Nợ quá hạn Tổng dư nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Doanh số thu nợ Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ bình quân 2 Lợi nhuận/doanh thu Doanh thu Lợi nhuận = [...]... phục 11 Chuyên đề tín dụng năm 3 Chương 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – TRẦN VĂN THỜI 3.1 Giới thiệu về huyện Trần Văn Thời và tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Trần Văn Thời Huyện Trần Văn Thời là một trong 9 huyện – thành phố của Tỉnh Cà Mau, có diện tích đất tự nhiên... nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau 3.2.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau Theo Quyết định 400/CP của Thủ tướng Chính phủ Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam được thành lập với 100% vốn ngân sách cấp là ngân hàng quốc gia đa năng, nay là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có trụ sở chính đặt tại. .. tín dụng năm 3 3.3 Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng nào, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời hoạt động theo phương châm “đi vay để cho vay” Vì vậy để tìm hiểu về hoạt động tín dụng cho vay hộ sản xuất. .. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời 3.2.2.2 Chức năng của các bộ phận: • Ban giám đốc: Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Long Hồ do Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại ngân hàng mọi hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban giám... mỗi tỉnh đều có chi nhánh trực thuộc khu vực, ban lãnh đạo và điều hành trong các chi nhánh do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bổ nhiệm chỉ đạo quản lý Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Trần Văn Thời ra đời vào năm 2007 trong điều kiện đất nước hoàn toàn được giải phóng, thống nhất và đang gặp nhiều khó khăn Qua quá trình hoạt động, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển. .. 3.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng 3.3.2.1 Doanh số cho vay Do phần lớn người dân trong Huyện sống bằng nghề nông nên Chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, mà thời hạn cho vay chỉ là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn (chưa cho vay dài hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp) Tùy theo đối tượng mà Ngân hàng có thể cho vay từ 70%-90% tổng chi phí thực hiện phương án sản xuất. .. cân đối tài khoản chi tiết 2008, 2009, 2010 - Phòng Kế toán Chỉ tiêu NHN0 & PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) Ghi chú: KTTH (Kinh tế tổng hợp) Từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp Huyện Trần Văn Thời cho thấy, tín dụng ngắn hạn thật sự đã đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn bị thiếu hụt của bà con nông dân tại địa bàn huyện Cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả cao và không ngừng phát. .. Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trần Văn Thời đã dần khẳng định vị trí và vai trò của mình trong xây dựng và phát triển kinh tế cho huyện nhà, giúp cho đời sống vật chất của người dân được nâng cao và không ngừng phát triển Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Trần Văn Thời luôn lấy chữ tín làm phương châm hoạt động, làm mục tiêu phấn đấu, phong cách làm việc của cán bộ ngân hàng luôn được... khách hàng những gì tiện ích nhất, tốt đẹp nhất Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao về vốn để sản xuất, tái sản xuất của nền kinh tế, số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn ngày càng tăng và để tạo điều kiện thuận 15 Chuyên đề tín dụng năm 3 lợi cho khách hàng khi giao dịch cùng ngân hàng cũng như để tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nội dung hoạt động của ngân hàng: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển. .. Thời có khí hậu ấm áp và lượng mưa dồi dào Toàn huyện có 33.593 hộ với 154 ngàn người và hơn 82 ngàn lao động trong đó lao động nông nghiệp chiếm 50 ngàn người, chiếm 32,46% Số hộ có cơ sở sản xuất kinh doanh là 6.279 hộ, trong đó hộ cơ sở thương nghiệp, dịch vụ 5.161 hộ và hộ cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 833 hộ Lực lượng lao động trong nông thôn dồi dào với tinh thần cần cù, . 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – TRẦN VĂN THỜI 3.1. Giới thiệu về huyện Trần Văn Thời và tình hình sản. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 11 Chương 3 12 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI 12 HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – TRẦN VĂN THỜI 12 3.1 đề tín dụng năm 3 về hoạt động của NHNN&PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau trong 3 năm 2008 - 2010, đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân

Ngày đăng: 01/11/2014, 10:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa huyện Trần Văn Thời - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 1 Tình hình sản xuất lúa huyện Trần Văn Thời (Trang 13)
Bảng 2: Số lượng đàn chăn nuôi toàn huyện 2009, 2010. - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 2 Số lượng đàn chăn nuôi toàn huyện 2009, 2010 (Trang 14)
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời. - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời (Trang 16)
Bảng 3: Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 3 Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm (Trang 17)
Bảng 4: Biến động doanh thu - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 4 Biến động doanh thu (Trang 18)
Bảng 5: Biến động doanh thu - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 5 Biến động doanh thu (Trang 19)
Bảng 6: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 6 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm (Trang 22)
Bảng 7: Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 7 Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp (Trang 25)
Bảng 8: Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 8 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp (Trang 27)
Bảng 9: Tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 9 Tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất (Trang 30)
Bảng 10: Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 10 Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp (Trang 32)
Bảng 11: Dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 11 Dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm (Trang 33)
Bảng 12: Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 12 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp (Trang 34)
Bảng 13: Tổng nợ quá hạn qua các năm 2008, 2009, 2010 - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 13 Tổng nợ quá hạn qua các năm 2008, 2009, 2010 (Trang 35)
Bảng 14: Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 14 Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp (Trang 36)
Bảng 20: Lợi nhuận trên doanh thu - phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau
Bảng 20 Lợi nhuận trên doanh thu (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w