b) Đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng
4.2.2 Giải pháp đối với công tác tín dụng
4.2.2.1 Về đầu tư tín dụng
a) Đối với doanh số cho vay
- Kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương để mở rộng cho vay, tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, hướng dẫn khách hàng sư dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn nhằm đảm bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán rủi ro, có thể theo đối tượng vay, mục đích và lĩnh vực sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, loại tiền cho vay, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, mạnh mẽ đầu tư cho hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ sở hạ tầng, đời sống, mở rộng.
- Cán bộ tín dụng cần xem xét kỷ lưỡng trong khâu thẩm định cho vay để hạn chế nợ quá hạn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay, nâng cao kiến thức về thị trường, giá cả hàng hoá, am hiểu và nhạy bén với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường như hiện nay. Đồng thời, phải có phong cách tiến bộ, tế nhị, hòa nhã với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của ngân hàng, tạo điều kiện cho họ sản xuất tốt.
- Mở rộng mạng lưới cho vay, nhất là các vùng nông thôn sâu với điều kiện đi lại khó khăn. Kết hợp với chính quyền địa phương và trạm khuyến nông phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp để phát triển mô hình kinh tế tổng hợp góp phần giúp Ngân hàng tăng doanh số cho vay đối tượng này.
- Để mở rộng kinh doanh của mình thì bên cạnh việc tìm kiếm mở rộng, định hướng khách hàng tương lai, ngân hàng cần củng cố, phát triển tích cực tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống, và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng ở các lĩnh vực, cho vay dựa theo phương án sản xuất có hiệu quả.
- Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những nguyên nhân làm suy yếu khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần và chất lượng tín dụng.
b) Đối với doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ có phần giảm xuống trong năm 2010, do đó Ngân hàng cần phải có các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng này:
- Cần xem lại số lãi 6 tháng trở lên chưa thu được, xem nguyên nhân vì sao chưa thu được từ đó đề ra hướng khắc phục và xử lý thu hồi.
-Bên cạnh việc theo dõi khách hàng trong việc sử dụng món vay đúng mục đích, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra tài sản thế chấp của món vay, tình hình tài sản và giá trị của nó so với thị trường để có hướng giải quyết cụ thể.
b) Đối với tình hình dư nợ
Nhìn chung tổng dư nợ của Ngân hàng có tăng nhưng dư nợ trung hạn lại có hướng giảm trong năm 2010. Vì vậy, Ngân hàng cần đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư nhằm phân tán rủi ro. Ngân hàng cần tăng tỷ trọng đầu tư vào các nghiệp vụ tín dụng thuê mua, chiết khấu thương phiếu và cho vay trung hạn.
Từng cán bộ ngân hàng cần thiết nghiên cứu thật kỹ lại thị trường tại địa bàn mình đang quản lý để đưa ra giải pháp phù hợp cho từng đối tượng vay vốn, tiếp cận nhiều thành phần kinh tế để có cơ hội đầu tư.
Đối với nợ quá hạn
Qua phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng tuy có hướng giảm trong năm 2010 nhưng nhìn chung vẫn còn cao. Do đó, Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực để hạn chế nợ quá hạn.
- Từng cán bộ tín dụng cần nắm đầy đủ từng khoản nợ quá hạn do mình phụ trách, cán bộ tín dụng tiến hành làm việc với khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân, lưu đầy đủ các dữ liệu có liên quan đến khách hàng.
- Một số khoản nợ quá hạn do sự quản lý yếu kém, do chủ quan cá nhân gây ra phải chịu trách nhiệm thu hồi hoặc xử lý trước pháp luật. Đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thì cần phải phối hợp với các ngành liên quan thống kê, tập hợp để có phương án xử lý, Ngân hàng cần có thái độ nghiêm khắc và cương quyết xử lý các cán bộ thiếu trách nhiệm, tư lợi cá nhân trong cho vay dẫn đến nợ quá hạn.
+ Nếu do thiên tai căn cứ vào quy chế ban hành mà giải quyết Ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay tương ứng với kỳ hạn có thể thu nợ của người vay.
+ Nếu không do thiên tai, khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc mang tính lừa đảo thì phải kết hợp với chính quyền tiến hành phát mãi tài sản thế chấp. - Nếu xét thấy bên vay vẫn còn khả năng trả nợ, duy trì sản xuất kinh doanh và có ý trả nợ cho Ngân hàng (cho khách hàng trả dần) được tính toán dụa vào khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng, đồng thời buộc khách hàng cam kết trả nợ đúng hạn.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 PHẦN KẾT LUẬN:
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, ngân hàng đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc Công nghiệp hoá–Hiện đại hoá đất nước. Với những cố gắn của mình, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời đã thực sự góp phần vào công cuộc phát triển của tỉnh nhà.
Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Tín dụng trong nông thôn giúp cho nông dân có vốn sản xuất, giúp nông dân tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống; góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển, tăng thu nhập cho người dân.
Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho Ngân hàng, tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong toàn bộ hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Nhìn lại 3 năm phân tích, Ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan, Tổng doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao là doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác tín dụng luôn được chú trọng. Doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp không ổn định, có tăng mạnh trong năm 2009 nhưng sau đó lại giảm trong năm 2010. Còn đối với dư nợ cho vay thì có hướng tăng trưởng liên tục qua các năm. Và vấn đề quan trọng không kém đó là tình hình nợ quá hạn, nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng tăng cao trong năm 2009 do những nguyên nhân đã trình bày ở phần trên nhưng sang năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn đã được kiểm soát và giảm xuống đáng kể.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm phân tích đã dần phát triển thể hiện qua lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng và trong năm 2010 có bước tăng trưởng khả quan đạt 11.323 triệu đồng. Đây là kết quả đạt được từ sự nỗ lực của các nhân viên trong Ngân hàng, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
5.1 PHẦN KIẾN NGHỊ:
Trong thực tế vấn đề không đơn giản chút nào, nếu chỉ đầu tư vốn không thôi thì chưa đủ điều kiện quyết định sự thành công của hộ sản xuất nông nghiệp vì trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có nhiều đặc điểm khác với các lĩnh vực khác, sản xuất tiêu thụ không ổn định, hơn nữa trong sản xuất thường xuyên gặp nhiều rủi ro khách quan khó có thể dự đoán chính xác và lường trước hết hậu quả. Chính vì vậy, ngoài sự góp vốn từ phía Ngân hàng cần có sự hỗ trợ tích cực, đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của các cấp chính quyền địa phương, Ngân hàng cấp trên, để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất của hộ sản xuất nông nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của Ngân hàng thuận lợi và ngày càng hiệu quả hơn.
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Trần Văn Thời.
Hiện nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, vì thế Ngân hàng cần có chính sách đẩy mạnh việc mở rộng thêm các dịch vụ góp phần gia tăng lợi nhuận.
Ngân hàng nên thành lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo, tổ này độc lập với phòng tín dụng và thực hiện thẩm định khi có yêu cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay đồng thời giảm bớt phần nào công việc cho cán bộ tín dụng.
Thiết lập phòng hoặc bộ phận chuyên trách về hoạt động tiếp thị, có thể nói ngày nay hoạt động tiếp thị có ảnh hưởng rất lớn đến việc khuyếch trương hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chủ động tìm hiểu và thăm dò nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Ngân hàng cần phải nghiêm khắc đối với những cán bộ tín dụng lười thẩm định hoặc chỉ thẩm định lần đầu, vì nguyên nhân trên đã tạo cơ hội cho những người xấu lợi dụng sự sai sót đó mà chiếm dụng vốn của Ngân hàng.
Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành đoàn thể huyện, xã trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ.