Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 37 - 41)

b) Đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng

3.3.3.1Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

a) Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Bảng 15: Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 233.400 238.046 248.975

Vốn huy động Triệu đồng 75.856 97.834 89.934

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 32,50 41,10 36,12

(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Năm 2008 chỉ số này đạt 32,50%. Đến năm 2009, vốn huy động chiếm 41,10% tổng nguồn vốn cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Đến năm 2010, vốn huy động lại giảm xuống còn 36,12% trong tổng nguồn vốn. Huyện Trần Văn Thời nằm tiếp giáp TP Cà Mau, nhưng là địa bàn nông thôn cho nên việc thực hiện nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Tỉnh, chi nhánh chỉ thu ngoại tệ không có nghiệp vụ bán hoặc đổi ngoại tệ từ VND sang USD cho nên đôi khi khách hàng cần chuyển đổi tiền gửi mà không thực hiện được.

b) Dư nợ trên vốn huy động

Bảng 16: Dư nợ trên vốn huy động

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Tồng dư nợ Triệu đồng 168.995 171.486 175.382 Vốn huy động Triệu đồng 75.856 97.834 89.934

Dư nợ/Vốn huy động Lần 2,23 1,75 1,95

(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)

Dư nợ trên vốn huy động: nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng không ổn định. Nguồn vốn huy động tăng trong năm 2009 sau đó lại giảm xuống trong năm 2010 từ đó đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động. Năm 2008 bình quân 2,23 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động

tham gia vào dư nợ, đa số người dân của huyện Trần Văn Thời là nông dân nên huy động vốn của Ngân hàng gặp không ít khó khăn vì họ có tư tưởng thích giữ tiền trong tay hơn, cũng như thích dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc vàng hơn là gửi vào Ngân hàng. Mặt khác, một số người lại thích cho người khác vay với lãi suất cao hơn lãi suất của Ngân hàng. Năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,75 lần, tức là trong 1,75 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2010 tỷ lệ tăng lên là 1,95 lần, nguồn vốn huy động có hướng giảm.

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn a) Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay

Bảng 17: Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Doanh số thu nợ Triệu đồng 210.662 280.448 279.697 Doanh số cho vay Triệu đồng 221.804 282.939 283.593

DSTN/DSCV % 94,98 99,12 98,63

(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)

Mặc dù doanh số cho vay qua ba năm của Ngân hàng liên tục tăng nhưng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể tuy có giảm trong năm 2010 nhưng nhìn chung cũng ảnh hưởng không lớn, từ đó chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số cho vay của Ngân hàng đạt từ 80% trở lên. Cụ thể là trong năm 2008, tỷ số này là 94,98% sang đến năm 2009 tăng lên là 99,12% sang năm 2010 chỉ số này có hướng giảm xuống còn 98,63%. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng khá tốt và chỉ số gần bằng 1, có nghĩa là bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng Ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản cho vay gần như đều được thu hồi trong năm. Một phần là do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, vận động, đôn đốc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng do thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn.

b) Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Bảng 18: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Nợ quá hạn Triệu đồng 1.356 2.532 1.299 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tồng dư nợ Triệu đồng 168.995 171.486 175.382

Nợ quá hạn/Dư nợ % 0,80 1,48 0,74

(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Trần Văn Thời, tinh Cà Mau)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ quá hạn của Ngân hàng. Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chấp nhận ở mức 2% tổng dư nợ. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời khá tốt. Trong năm 2008 chỉ tiêu này chỉ ở mức 0,80%, nó phản ánh một cách sát thực hiệu quả điều tra tín dụng và thẩm định nhu cầu vay vốn hộ sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng. Đến năm 2009, tỷ lệ này tăng lên 1,48%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ quá hạn ngắn hạn tăng cao như phân tích ở trên. Sang đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm đáng kể chỉ còn 0,74% tổng dư nợ.

c) Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 19: Vòng quay vốn tín dụng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Doanh số thu nợ Triệu đồng 210.662 280.448 279.697 Dư nợ bình quân Triệu đồng 147.261 170.241 173.434

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,43 1,65 1,61

(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Trong ba năm qua, vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của NHNo & PTNT huyện Trần văn Thời tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2008 vòng quay tín dụng là 1,43 vòng. Sang năm 2009 tăng lên 1,65 vòng và lại giảm nhẹ xuống còn 1,61 vòng ở năm 2010.

d) Lợi nhuận trên doanh thu

Bảng 20: Lợi nhuận trên doanh thu

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Lợi nhuận Triệu đồng 8.114 8.579 11.323

Doanh thu Triệu đồng 27.817 31.667 36.334

Lợi nhuận/doanh thu % 29,17 27,09 31,16

(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)

Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ này có hướng giảm trong năm 2008 nhưng sau đó lại tăng trở lại vào năm 2010 là 31,16%. Điều này chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là khá tốt. Cụ thể, năm 2008 là 29,17% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 29,17 đồng lợi nhuận, năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 27,09% và năm 2010 nó tăng trở lại đạt 31,16%.

Tóm lại, từ quá trình phân tích ta thấy mặc dù phải đối mặt với nhiều khó

khăn, thử thách từ sự biến động của nền kinh tế cũng như tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhưng tập thể NHNo & PTNT Trần Văn Thời đã cùng nhau cố gắng và đạt được kết quả khả quan góp phần nâng cao uy tín và vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế của Huyện. Cụ thể là doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Trong đó mô hình Kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao nhất (> 80%). Điều đó giúp Ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí vì giảm được thủ tục vay nhiều lần của hộ sản xuất trong cùng một hộ. Còn đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với doanh số thu nợ, thu nợ ngắn hạn tăng dần qua 3 năm với tốc độ tăng trưởng là 1,49 lần trong năm 2009 và 1,05 lần trong năm 2010 và chiếm trên 77% tổng thu nợ. Dư nợ Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, năm 2009 tăng 1,01 lần và sang năm 2010 đã tăng 1,02 lần so với năm trước. Qua số dư nợ cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh.

Nợ quá hạn tăng 1,87 lần trong năm 2009, đến năm 2010 nợ quá hạn đã dần ổn định và giảm xuống. Trong tổng nợ quá hạn thì chiếm tỷ trọng cao là nợ ngắn hạn, chiếm khoảng 70% tổng nợ quá hạn.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN – TRẦN VĂN THỜI

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 37 - 41)