1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

doanh thu, chi phí của nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại phường xương huân, thành phố nha trang

94 876 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 904,05 KB

Nội dung

1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. ngừ đại dương là loại hải sản có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn, tập trung ở vùng biển xa bờ nước ta. Đây là đối tượng có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của thế giới. Nhu cầu thị trường đối với ngừ đại dương rộng lớn và ngày càng phát triển. Nghề câu ngừ du nhập và phát triển ở nước ta khoảng hơn 10 năm nay, tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Hiện nay, nghề này được xem là nghề mang lại triển vọng cho phát triển nghề xa bờ. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh và ồ ạt nên hiệu quả khai thác ngừ đại dương ngày càng có xu hướng giảm: trữ lượng nguồn lợi giảm, sự đầu tư các đội tàu chưa hợp lý, chất lượng sau đánh bắt giảm…dẫn đến lợi nhuận ròng giảm, nhiều tàu thua lỗ, không thể duy trì được, một số chuyển sang nghề khác ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân và nguồn nguyên liệu cho chế biến cũng như thị trường xuất khẩu. Điều này phản ánh cách quản lý thủy sản từ trước đến nay không còn phù hợp, tất yếu là phải có một biện pháp quản lý mới nhằm duy trì, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đồng thời đảm bảo sinh kế cho ngư dân, duy trì hiệu quả quản lý trong một thời gian dài. Đây là vấn đề cấp thiết mà các cơ quan ngành cần giải quyết để phát triển nghề câu vàng ngừ đại dương nói riêng và các nghề đánh bắt xa bờ nói chung có hiệu quả theo hướng ổn định và bền vững. Do đó, cần phải có sự phân tích, đánh giá về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, nguồn lợi…qua các năm để thấy được thực trạng, xu hướng biến đổi của chúng; từ đó, đề ra các biện pháp, cách quản lý thích hợp nghề cá. Với mong muốn cung cấp một phần thông tin về nghề câu vàng ngừ đại dương tại phường Xương Huân _ nơi tập trung chủ yếu của nghề này tại Nha Trang, Khánh Hòa, em đã chọn đề tài “Doanh thu, chi phí của nghề câu vàng ngừ đại dương tại phường Xương Huân, thành phố Nha Trang” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá doanh thu, chi phí của nghề câu vàng ngừ đại dương tại phường Xương Huân, thành phố Nha Trang năm 2006. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nghề câu vàng ngừ đại dương 3.2 Phạm vi nghiên cứu Căn cứ vào số lượng tàu câu vàng ngừ đại dương phân bố theo từng phường trên địa bàn Nha Trang, em nhận thấy địa bàn hộ ngư dân có tàu khai thác ngừ đại dương chủ yếu tập trung ở các phường Xương Huân, Vĩnh Phước và Phước Đồng. Trong đó, phường Xương Huân là nhiều nhất. Do điều kiện thời gian, năng lực bản thân có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài em xin được giới hạn trên địa bàn phường Xương Huân. 3.3 Thời gian nghiên cứu: Thu thập số liệu năm 2006 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Thu thập và tham khảo các thông tin, kết quả điều tra, đề tài nghiên cứu hiện có liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản nói chung và nghề câu vàng ngừ đại dương nói riêng từ Sở Thủy sản, UBND phường Xương Huân, thư viện trường ĐH Nha Trang, các trang Web - Sở Thuỷ sản, Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản: Thu thập các số liệu tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của nghề cá, các chính sách, chỉ tiêu và việc thực hiện chỉ tiêu đó của toàn tỉnh hàng năm. Tìm hiểu về số lượng tàu thuyền, tổng công suất, sự phân bố tàu thuyền ở mỗi địa phương trong thành phố và năng lực tàu thuyền của từng nghề nói chung và của nghề câu nói riêng. - UBND phường Xương Huân: Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của phường. 4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Căn cứ vào số lượng tàu câu vàng ngừ đại dương phân bố theo từng phường trên địa bàn Nha Trang, em nhận thấy địa bàn hộ ngư dân có tàu khai thác ngừ đại dương chủ yếu tập trung ở các phường Xương Huân, Vĩnh Phước và Phước Đồng. Trong đó, phường Xương Huân là nhiều nhất. Và vì thời gian thực tập 3 ngắn nên em chỉ tiến hành điều tra trên địa bàn phường Xương Huân với 31 phiếu điều tra về kinh tế đội tàu khai thác và 31 phiếu điều tra về kinh tế xã hội của hộ ngư dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu. Nội dung bảng câu hỏi điều tra kinh tế đội tàu khai thác thủy sản:  Thông tin chung: gồm thời gian phỏng vấn, tên người phỏng vấn và địa chỉ người phỏng vấn.  Thông tin về tàu: gồm số đăng ký tàu thuyền, họ tên chủ tàu, chiều dài, công suất máy, năm đóng mới tàu.  Thông tin về nhân công: gồm thông tin về thuyền trưởng và thuyền viên.  Thông tin về sản lượng, vụ mùa đánh bắt, ngư trường và thời tiết.  Thông tin về danh mục đầu tư tài sản cố định: gồm thông tin về vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ, thiết bị bảo quản và thiết bị khác.  Thông tin về chi phí sửa chữa lớn hàng năm.  Thông tin về chi phí trung tu và đại tu.  Thông tin về bảo hiểm tàu và thuyền viên.  Thông tin về nguồn vốn vay và lãi vay: vay ngân hàng, vay tư nhân.  Thông tin về chi phí biến đổi trung bình cho một chuyến biến: chi phí về nhiên liệu, bảo quản, mồi, lương thực – thực phẩm và các chi phí khác.  Thông tin về doanh thu trung bình cho mỗi chuyến biến.  Phần trăm trả lương cho thủy thủ sau khi đã trừ đi chi phí biến đổi cho mỗi chuyên biến.  Đơn giá bình quân. Nội dung bảng câu hỏi điều tra kinh tế xã hội của hộ ngư dân:  Thông tin chung về hộ gia đình: tên người trả lời, số thành viên của hộ, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của các thành viên. 4  Thông tin về tài chính hộ gia đình: gồm thu nhập từ khai thác thủy sản, thu nhập từ hoạt động kinh tế khác và từ nguồn khác; chi tiêu của hộ / tháng; tài sản sinh hoạt của hộ.  Những quan điểm về quản lý nghề và nguồn lợi thủy sản.  Những quan điểm về cuộc sống.  Thông tin tiêu dùng nhân trong hộ gia đình. 4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý trên Execel và phần mềm SPSS 11.5 5. Nội dung nghiên cứu của đề tài. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: Tổng quan nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 4: Kết luận và khuyến nghị. Nha Trang, tháng 11 năm 2007 Sinh viên Lê Thị Bích Ngọc 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH THU, CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN 1.1. Kết quả kinh tế của hoạt động khai thác hải sản. Mục đích của sản xuất là thoả mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người và cho xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội, sản xuất đạt mục tiêu về kết quả kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng hữu ích ngày càng lớn. Kết quả kinh tế là một chỉ tiêu để đánh giá xem kết quả hữu ích được tạo ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào. Như vậy kết quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó tạo ra các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Bản chất của kết quả kinh tế là xác định các chi phí bỏ ra để tạo ra các kết quả đạt được trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn nhằm đạt được lợi nhuận cao trong quá trình sản xuất. Điều đó chính là kết quả của lao động sản xuất, được xác định thông qua các đại lượng được đo lường bằng hiện vật hay giá trị. Trong lĩnh vực khai thác hải sản, xác định kết quả kinh tế là việc xác định những yếu tố đầu vào nào cần cho quá trình khai thác và những kết quả đạt được trong quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào đó. Vận dụng những tương quan so sánh giữa các kết quả đạt được và những yếu tố đầu vào để phân tích toàn bộ quá trình hoạt động khai thác. Các yếu tố đầu vào cụ thể của hoạt động khai thác hải sản gồm: - Máy móc, thiết bị: tàu (bao gồm vỏ tàu và máy tàu), ngư cụ, các trang thiết bị trên tàu. - Nguyên vật liệu: nhiên liệu, các chất bảo quản sản phẩm sau khai thác (đá cây, muối), lương thực thực phẩm phục vụ ăn uống và sinh hoạt của thủy thủ. - Sức lao động của thủy thủ. 6 - Các khoản khác ( chi phí để sửa chữa tàu, đóng bảo hiểm, trả lãi vay và các chi phí khác). Việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho hoạt động khai thác được đo lường bằng chỉ tiêu chi phí. Các chi phí phát sinh của hoạt động khai thác bao gồm: chi phí khấu hao của giá trị đầu tư (đầu tư cho tàu, ngư cụ và trang thiết bị), chi phí nhiên liệu, chi phí tiền lương thủy thủ, chi phí bảo quản, chi phí lương thực thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí lãi vay. Kết quả đạt được của hoạt động khai thác chủ yếu là các sản phẩm đánh bắt như: cá, tôm, cua, mực… Các sản phẩm này được tiêu thụ để tạo ra doanh thu cho hoạt động khai thác. Lợi nhuận được xác định trên cơ sở so sánh giữa doanh thu và chi phí là tiêu chí thể hiện kết quả rõ ràng nhất, song nó cần đặt trên mối tương quan với số vốn chủ sở hữu đã bỏ ra để đánh giá kết quả thực sự của hoạt động khai thác. Do đặc điểm riêng của nghề khai thác hải sản, khi đánh giá kết quả kinh tế cần chú ý một số vấn đề: - Quá trình khai thác hải sản phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như tiền vốn, máy móc, trang thiết bị, lao động, dầu, dụng cụ đánh bắt. Do vậy, đánh giá kết quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản trước tiên được xác định bằng kết quả thu được trên một tàu. Đồng thời, để đảm bảo tính toàn diện khi đánh giá kết quả kinh tế cần xét đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau để tạo ra kết quả đó. - Kết quả kinh tế hoạt động khai thác hải sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan bên ngoài như thời tiết, khí hậu, sự biến động của trữ lượng … do vậy để đánh giá đúng và đủ cần phải tiến hành trong một thời gian đủ dài. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khai thác hải sản. Do điều kiện thời gian và do cách ghi chép của người dân khá sơ sài, đề tài không thể điều tra một cách chi tiết và chính xác cho từng chuyến biển, mà áp dụng 7 cách tính chi phí trung bình và doanh thu trung bình của chuyến biển. Sau đó, ngoại suy tổng doanh thu và tổng chi phí cho một năm để làm cơ sở tính lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác cho nghề 1.2.1. Chỉ tiêu doanh thu khai thác Doanh thu từ khai thác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các thủy thủ tham gia hoạt động đánh bắt trên tàu thu được từ việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản. Trong một năm, doanh thu bao gồm tổng doanh thu khai thác trong mùa chính và trong mùa phụ. Doanh thu khai thác các nghề nói chung và nghề câu vàng ngừ đại dương nói riêng không bao gồm phần thu nhập do nhân thủy thủ làm thêm trong quá trình tham gia đánh bắt và cũng như không bao gồm phần sản phẩm khai thác được chia cho các thủy thủ để làm thức ăn cho gia đình. Doanh thu khai thác cũng được hiểu là doanh thu thuần và nó cũng đã được trừ đi phần phí trả cho các nậu vựa giúp chủ tàu bán sản phẩm khai thác, trừ phí bến cảng khi tàu cập cảng tiêu thụ sản phẩm và các khoản giảm trừ doanh thu khác (W.P.Davidse, September 1997). 1.2.2. Chi phí khai thác. Chi phí khai thác là tổng các khoản tiền chi ra phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản của tàu và các khoản khấu trừ tài sản thông qua khấu hao. Trong lĩnh vực khai thác hải sản, chi phí có thể được phân loại gồm: chi phí cố định, chi phí biến đổi (chi phí cho chuyến biển và chi phí tiền lương) (W.P.Davidse, September 1997). - Chi phí cố định: Là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc biến đổi rất ít khi mức độ hoạt động thay đổi. Các khoản chi phí này thường do chủ tàu gánh chịu và được bù đắp bằng phần thu nhập sau khi đã trừ chi phí biến đổi. Chi phí cố định trong lĩnh vực khai thác hải sản bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa lớn, chi phí lãi vay, bảo hiểm, thuế phải nộp nhà nước. + Chi phí khấu hao: là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản cố định do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật … Chi phí khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố định qua thời gian sử dụng. Đối với nghề khai thác hải sản chi phí khấu hao bao gồm các khoản khấu hao: vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ, thiết bị bảo quản, thiết bị khác. 8 Do thông tin về bộ dữ liệu bị hạn chế nên trong đề tài này, em tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng: Nguyên giá được ghi nhận theo giá của tài sản khi chủ tàu mua và thời gian sử dụng được ước tính là thời gian sử dụng của tài sản tính từ lúc mua. Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 12 tháng 12 năm 2003, thời gian khấu hao của vỏ tàu, máy chính, máy phụ, thiết bị cơ khí, điện tử và các TSCĐ khác trên tàu như sau: Vỏ tàu: từ 7 đến 15 năm Máy chính: từ 8 đến 10 năm Thiết bị cơ khí: từ 6 đến 8 năm Thiết bị điện tử: từ 5 đến 8 năm. Tuy nhiên, Bộ không có quy định cụ thể cho tàu cũng như các trang thiết bị khai thác đã qua sử dụng. Bên cạnh đó, tàu câu vàng ngừ đại dương là tàu đánh bắt xa bờ, chi phí sửa chữa hàng năm là tương đối lớn; và qua khảo sát thực tế, nhiều ngư dân đã trả lời rằng một con tàu có thể sử dụng đến 20 năm thậm chí là trên 30 năm. Tâm lý người dân bao giờ cũng muốn con tàu của mình luôn tồn tại bởi nó là cơ nghiệp của cả gia đình, vì vậy họ thường né tránh những câu hỏi đại loại như “Con tàu của chú có thể sử dụng tối đa được bao nhiêu năm?” hoặc “Con tàu của chú so với khi mua còn được bao nhiêu %?” thì rất nhiều người trả lời rằng “Tôi sử dụng đến khi nào hỏng thì thôi” hoặc “còn mới 60% đến 70%”. Trong khi đó có tàu đóng từ năm 1990 hoặc trước đó. Do vậy, nếu áp dụng cứng nhắc theo khung quy định hiện hành của Bộ tài chính thì sẽ không hợp lý. Trên cơ sở tìm hiểu qua cán bộ ở Sở Thủy sản, Chi cục bảo vệ nguồn lợi và một số ngư dân đáng tin cậy trong quá trình đi điều tra, em mạnh dạn đề xuất thời gian tính khấu hao cho các TSCĐ trên tàu câu vàng ngừ đại dương như sau: nếu các TSCĐ được mua mới thì thời gian tính khấu hao là: Vỏ tàu : 20 năm. Máy chính: 18 năm. 9 Máy phụ: 8 năm. Hệ thống tời: 8 năm Hệ thống chiếu sáng trên tàu, la bàn, máy thông tin tầm gần ( thiết bị điện tử có giá trị thấp ) : 5 năm. Máy định vị, máy thông tin tầm xa, dàn điện dành cho câu mực ( thiết bị điện tử có giá trị cao ): 8 năm. Thiết bị khác: 5 năm. Ngư cụ: 15 năm. Còn đối với những TSCĐ mà mua cũ thì tùy vào hiện trạng của tài sản mà ước tính thời gian tính khấu hao. + Chi phí sửa chữa lớn: là những khoản chi phí sửa chữa phục hồi, thay thế những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng tài sản cố định hàng năm Những khoản chi phí này chủ yếu phát sinh trong khi tàu ngưng hoạt động và bao gồm: chi phí sửa chữa vỏ tàu, sửa chữa ngư cụ, sửa chữa lớn máy tàu và trang thiết bị trên tàu. + Chi phí lãi vay: là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay dài hạn. Ngư dân thường vay vốn đầu tư cho tài sản cố định, nên các khoản vốn vay này thường là vay dài hạn, do vậy các khoản chi phí lãi vay được xem là chi phí cố định. + Thuế phải nộp nhà nước: là những khoản đóng góp ngân sách nhà nước, bao gồm: thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản thuế trên đối với hoạt động khai thác hải sản chủ yếu là thuế khoán, ngư dân thường đóng một khoản nhất định cho dù hoạt động khai thác có thay đổi. Tuy nhiên, năm 2006 là năm đang trong thời gian Nhà nước miễn thuế cho các ngư dân, do vậy khoản thuế trong năm 2006 bằng 0. - Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Khoản chi phí này phát sinh trong quá trình hoạt động và bằng 0 khi tàu không tham gia khai thác. Trong khai thác hải sản, chi phí biến đổi bao gồm chi phí chuyến biển và chi phí tiền lương. 10 + Chi phí chuyến biển: Trong khai thác hải sản chi phí chuyến biển thường được tính bằng khoản chi phí bỏ ra để mua nhiên liệu, mồi, bảo quản, lương thực, các chi phí sửa chữa nhỏ tàu…chi phí này được bù đắp bằng doanh thu trước khi chia lương cho thủy thủ. Chi phí chuyến biển bao gồm: Chi phí nhiên liệu: bao gồm chi phí dầu diesel, nhớt phục vụ cho hoạt động của máy tàu. Chi phí bảo quản: chủ yếu chi phí mua đá, muối dùng để bảo quản sản phẩm khai thác. Chi phí mua mồi câu: ngoài đánh bắt mồi bằng lưới chuồn, đôi khi các tàu còn phải mua thêm mồi để phục vụ đánh bắt. Mồi u ngừ thường là nục, mực xà… Chi phí lương thực, thực phẩm: bao gồm những chi phí phục vụ ăn uống trong quá trình khai thác. Các loại phí phải trả và chi phí khác: bao gồm phí neo đậu tàu thuyền, phí cập cảng thực hiện một số dịch vụ hậu cần trước khi ra khơi và một số khoản phí khác. Chi phí sửa chữa nhỏ: là những khoản chi phí sửa chữa tàu, ngư cụ, trang thiết bị trên tàu phát sinh trong khi tàu đang hoạt động khai thác hải sản. + Chi phí tiền lương: Là số tiền mà chủ tàu trả công làm việc cho thuỷ thủ tham gia khai thác. Trong hoạt động khai thác hải sản tại Việt Nam, chi phí tiền lương được chi trả bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng đối với nghề câu ngừ đại dương thì chi phí này chủ yếu được chi trả bằng tỷ lệ phần trăm của doanh thu trừ chi phí biến đổi chưa có lương (chi phí chuyến biển) hoặc doanh thu trừ tổng chi phí hoạt động (chi phí biến đổi chưa có lương và chi phí sửa chữa lớn tàu). Do chủ tàu thuê lao động thường không có hợp đồng lao động, không đăng ký lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã phường, đồn biên phòng), nên không đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngư dân, do vậy, chi phí tiền lương không bao gồm các khoản trích trên. Đối với nghề câu vàng ngừ đại dương ở Khánh Hòa, tỉ lệ ăn chia giữa chủ tàu và bạn là 50/50 của phần doanh thu đã trừ đi chi phí chuyến biển. [...]... chi c tham gia khai thác nghề câu ngừ đại dương Đa số 36 các tàu khai thác nghề câu ngừ đại dương đều kiêm nghề khác Một số tàu trong mùa phụ ( từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch ) chuyển sang các nghề khác như: câu mực, câu nhám, lưới rê… Nghề câu ngừ đại dương của tỉnh Khánh Hòa chủ yếu tập trung ở một số xã, phương tại thành phố Nha Trang như Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Xương Huân, Hòn Rớ - Phước... khoảng cách giữa hai phao 25 Hình 2.2: Kết cấu vàng câu của tàu câu vàng ngừ đại dương tỉnh Phú Yên Hình 2.3: Kết cấu vàng câu của tàu câu vàng ngừ đại dương tỉnh Bình Định và Khánh Hòa 26 2.3.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ( Nguồn: Đề tài “ Điều tra kết quả kinh tế nghề câu vàng ngừ đại dương tại thành phố Nha Trang –... bằng doanh thu trừ tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định Trong lĩnh vực khai thác tại một số quốc gia Châu Âu, chỉ tiêu này thường được tính bằng doanh thu trừ biến phí và các chi phí cố định (gồm chi phí sửa chữa, thuế và bảo hiểm, chi phí khấu hao, chi phí lãi vay) Doanh thu - Biến phí (Chi phí nhiên liệu, Chi phí bảo quản, Chi phí lương thực-thực phẩm, Chi phí sửa chữa nhỏ, Các chi phí khác... Trong các nghề đánh bắt khơi, nghề câunghề quan trọng của tỉnh Khánh Hòa Trước đây, nghề câu ở Khánh Hòa gồm câu lộng chủ yếu là câu rạn, nghề câu khơi chủ yếu là câu mập lấy vi cá, câu mực, câu chân rạn Đến năm 1995, Khánh Hòa bắt đầu triển khai việc câu ngừ đại dương Đi đầu trong lĩnh vực này là Công ty TNHH Trúc An, đơn vị có nhiều công trong việc đầu tư và tiêu thụ sản phẩm ngừ đại. .. Trường Sa, các tháng giữa mùa ( tháng 4 – 6 ) ở vùng biển Trường Sa, miền Trung và những tháng còn lại ở vùng biển Nam Trường Sa, Nam Biển Đông Như vậy, ngừ di cư theo mùa ( từ đầu năm đến cuối năm ) từ Bắc xuống Nam 2.2.2 Hiện trạng nghề câu vàng ngừ đại dương Hiện nay, nghề câu vàng ngừ đại dương có thể chia thành 2 loại: - Nghề câu cơ giới - Nghề câu trên tàu của ngư dân 24 Nghề câu cơ giới... đại dương TT Loài Trữ lượng ( Tấn ) Khả năng khai thác bền vững ( tấn ) 1 ngừ vằn 618.000 216.000 2 ngừ vây vàng, ngừ mắt to 44.853 – 52.591 17.000 Tổng cộng 662.853 - 670.591 233.000 ( Nguồn: Đào Mạnh Sơn, 2005 ) 23 c) Chi u dài trung bình ( CDTB ) của một số loài ngừ đại dương Bảng 2.4: Chi u dài trung bình ( cm ) của một số loài ngừ đại dương Nghề lưới rê Nghề câu vàng Thời điểm nghiên... nghiệm lẫn nhau và học tập thêm kinh nghiệm của ngư dân Phú Yên để nâng cấp tàu thuyền và mua sắm ngư cụ tham gia nghề câu ngừ đại dương Lúc này, công ty và một số chủ nậu khác tổ chức bán trả chậm lưỡi câu, dây cước cho cho chủ thuyền có nhu c câu ngừ đại dương và mua lại sản phẩm ầu nghề câu ngừ đại dương bắt đầu phát triển đến thời điểm tháng 8/2006 tại tỉnh Khánh Hòa có trên 300 chi c tham... thuyền và trang thiết bị khai thác ngừ bằng nghề câu vàng trên thế giới Trên thế giới tàu câu vàng ngừ đại dương được trang bị công suất từ 200 CV trở lên, có chi u dài thân tàu trên 35m, trên tàu có đầy đủ các trang thiết bị như máy thả câu, máy móc mồi tự động, máy thu dây câu chính, máy thu dây câu nhánh, tang chứa dây câu chính, hệ thống hầm lạnh để bảo quản sản phẩm, phao vô c tuyến, các máy... các nước đánh bắt chung ngư trường, kỹ thuật và công nghệ câu, bảo quản ngừ của ngư dân nâng cao rõ rệt ngừ đại dương ở nước ta chúng chỉ xuất hiện ở vùng biển Miền Trung và Đông Nam Bộ, khai thác chủ yếu bằng nghề câu vàng Vàng câu của ngừ đại dương có dây câu chính khá dài, thông thường từ 30 – 60 km Ở 20 nước ta nghề này tập trung ở các tỉnh: B Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình ình Thuận và... 2006) Đề tài “Điều tra kết quả kinh tế nghề câu vàng ngừ đại dương tại thành phố Nha Trang – Khánh Hòa” của cô Đặng Thị Tâm Ngọc cho th năm 2005 ấy doanh thu của nghề cao hơn so với năm 2004 nhưng chi phí lại tăng cao hơn so với sự gia tăng của doanh thu làm lợi nhuận giảm tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2005 vẫn đạt 24,8%, chứng tỏ đây là nghề đánh bắt xa bờ có hiệu quả cao, . ngừ đại dương tại phường Xương Huân _ nơi tập trung chủ yếu của nghề này tại Nha Trang, Khánh Hòa, em đã chọn đề tài Doanh thu, chi phí của nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại phường Xương Huân,. Huân, thành phố Nha Trang làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá doanh thu, chi phí của nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại phường Xương Huân, thành phố Nha Trang. a. Cá ngừ vây vàng b. Cá ngừ mắt to Hình 2.1: Hai loại cá chính của nghề câu vàngcá ngừ đại dương ở Việt Nam. + Cá ngừ vây vàng ( Thunnus albacares ): Là loài cá nổi lớn, chúng

Ngày đăng: 28/06/2014, 12:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w