1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các tính chất của ý thức xã hội

17 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Tính đặc trưng của dư luận xã hội thể hiện ở chỗ nó không tồn tại như một dạng độc lập với các trạng thái ý thức xã hội như chính trị, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật,…mà nó xuyên suốt tr

Trang 1

I MỞ ĐẦU.

Dư luận xã hội được coi là những trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội Tính đặc trưng của dư luận xã hội thể hiện ở chỗ nó không tồn tại như một dạng độc lập với các trạng thái ý thức xã hội như chính trị, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật,…mà nó xuyên suốt trong các dạng ý thức xã hội đó

Dư luận xã hội không phải là bản thân chính trị, thế nhưng nó có mặt và hoạt động tích cực trong hành vi, ý thức chính trị của cá nhân Dư luận xã hội không phải là khoa học nhưng chúng ta có thể gặp nhiều tình huống dư luận xã hội lên tiếng về những vấn đề khoa học như việc nhân bản vô tínhcon người, vấn đề sinh học, hay sự nóng lên của trái đất…

Dư luận xã hội tồn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người, được xem

là có trước cả pháp luật, có tác dụng là phương tiện giáo dục, định hướng

và điều chỉnh hành vi Khi nói đến dư luận xã hội người ta thường nghĩ đến những đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định Những đánh giá này dù có chủ định hay không chủ định nhằm tới một ai, song ai cũng xem đó là một cách đánh giá mà mình cần phải xem xét mỗi khi hành động

Sự hình thành của dư luận xã hội diễn ra theo nhiều cách, bằng nhiều con đường đã khiến dư luận xã hội trở thành một thực thể trung gian mang thông tin có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn đối với các cá nhân và các nhóm trong xã hội Chính vì thế, những hiểu biết về dư luận xã hội là rất cần thiết và hữu ích Để hiểu rõ về dư luận xã hội và có cách nhìn đúng đắn về các sự vật, hiện tượng mà nó đề cập đến thì ta cần nắm được các tính chất cơ bản của nó Từ đó mới có thể rút ra được những thông tin, những quan điểm đúng đắn để đưa vào thực tế Điều này rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng lớn đến cách nhận thức của con

Trang 2

người ra sao và tác động của nó tới ý thức pháp luật của mỗi người như thế nào? Sau đây em xin phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội để làm rõ được các vấn đề đó

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Dư luận xã hội có các tính chất cơ bản như: tính khuynh hướng, tính lợi ích, tính lan truyền, tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi, tính tương đối trong khả năng thực tế xã hội của dư luận xã hội Những tính chất trên sẽ giúp cho dư luận xã hội phản ánh một cách toàn diện và chân thực về bản chất của sự việc hiện tượng xã hội xảy ra, giúp các nhà nghiên cứu phân tích có thể có được những thông tin xác thực để đưa ra các kết luận đúng đắn

về nó

1 Tính khuynh hướng.

Thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định, gồm phản đối, tán thành hay lưỡng lự (chưa rõ thái độ) Cũng có thể phân chia dư luận theo các khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực; tiến bộ hay lạc hậu….Ở mội khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối Chính bởi những thái độ đó, dư luận xã hội phải khiến cho mọi người suy nghĩ về hành động của mình, khiến các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền phải đứng ra và có những giải pháp thúc đẩy hoặc hạn chế đối với những hiện tượng đó

Tính khuynh hướng của dư luận xã hội được thể hiện rõ trong rất nhiều những vấn đề đang xảy ra trong xã hội hiện nay Điển hình như hiện tượng bạo hành trẻ em ở nước ta, đây là vấn đề khiến biết bao người phải

Trang 3

sửng sốt, phải đau lòng khi xem những clip trẻ em bị cô giáo đánh đập, hành

hạ dưới nhiều hình thức tại nhà giữ trẻ, cảnh những em bé bị bố mẹ nuôi đánh, bị đánh chửi và đối xử tàn nhẫn…Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ xây dựng và phát triển đất nước trong tương lại mà lại bị đối xử như vậy, chính điều đó đã làm dậy lên làn sóng dư luận trong xã hội hết sức bất bình và lên án gay gắt đối với những người không còn nhân tính, đánh đập những đứa trẻ còn chưa biết nhận thức gây ra sự tổn thương lớn về

cả thể xác và tinh thần Đây chính là thái độ phản đối gay gắt của dư luận xã hội về một hiện tượng bạo hành trẻ em xảy ra trong xã hội

Ngoài ra, tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã hội Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột; còn nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng chữ J thì biểu thị sự thống nhất Đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng chữ U khi trong xã hội có hai loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về cùng sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó đều có tỉ lệ số người ủng hộ cao Ví dụ như về vấn đề trường chuyên hiện nay ở cả nông thôn hay thành thị đều xuất hiện hai quan điểm Quan điểm thứ nhất là của phụ huynh học sinh có con em đến độ tuổi

đi học, họ đều rất muốn cho con em mình vào học tại các trường chuyên bởi

lẽ họ luôn nghĩ rằng học trường chuyên sẽ tốt hơn, có điều kiện phát triển hơn so với các trường bình thường Vì thế, họ đua nhau thậm chí tranh giành nhau để có được một suất trong trường chuyên Quan điểm thứ hai là của các nhà giáo am hiểu về giáo dục hoặc đang làm việc tại các trường bình thường thì không muốn có tình trạng học lệch hoặc tình trạng bất công giữa các trường, gây ra nghịch cảnh trường thì quá tải vì quá đông học sinh, trường thì lại quá ít Chính từ hai quan điểm này mà nền giáo dục nước ta gặp phải nhiều rắc rối và dẫn đến những tiêu cực không đáng có

Trang 4

Mặt khác, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng chữ J thì tức là trong xã hội có một loại quan điểm (tán thành hoặc phản đối) có tỉ lệ số người ủng hộ cao mà thôi, điều đó biểu thị sự thống nhất cao trong dư luận

xã hội Ví dụ như dư luận xã hội đối với vấn đề lạm phát, tham nhũng ở Việt Nam hiện nay Hẳn ai cũng biết rõ, nước ta đang có tỉ lệ lạm phát rất cao so với toàn thế giới, tình trạng tham nhũng diễn ra ở hầu hết các nơi trên cả nước Dư luận xã hội đang lên tiếng phản đối rất mạnh mẽ về vấn đề này

Dư luận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thể hiện tiếng nói của mình Việc hình thành hoặc thể hiện dư luận trên hệ thống thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ tạo sức ép lên những cơ quan, đơn vị, các nhân có hiện tượng tham nhũng, thậm chí đụng đến cả những người có chức có quyền Rất nhiều trường hợp khi tổ chức, các nhân

có tiêu cực, tham nhũng bị báo chí phanh phui do sợ dư luận xã hội và sợ pháp luật “rờ” đến mình nên họ tạo tìm cách để tác động đến các cơ quan quản lý cấp trên, cá nhân lãnh đạo cấp trên của cơ quan báo chí để tạo sức ép hoặc tác động theo hướng ngăn cấm báo chí chống tiêu cực, tham nhũng Thử hỏi, nếu không có sự phát hiện và “áp lực” từ công chúng thì những vụ việc tiêu cực nổi cộm như Epco Minh Phụng, Vũ Xuân Trường, Năm Cam, Thủy cung Thăng Long…có được đưa lên công luận và cũng từ sức mạnh của dư luận nó đã đi đến việc xử lý triệt để Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của dư luận xã hội đến mọi lĩnh vực đời sống

xã hội là rất lớn

Hơn nữa, chính nhờ có tính khuynh hướng mà người ta thấy được sự khác biệt và giống nhau của dư luận xã hội của các thời kì lịch sử, cũng như không gian xã hội khác nhau Chẳng hạn, cũng là bảo vệ các giá trị gia đình như sự chung thủy, dư luận luận xã hội khác nhau, hoặc trong những bối

Trang 5

cảnh xã hội khác nhau (nông thôn hay đô thị, các nhóm nghề, nhóm tuổi….) lại có những thái độ, đánh giá có thể khác nhau

2 Tính lợi ích

Nếu tính khuynh hướng là bày tỏ thái độ của dư luận xã hội thì tính lợi ích là chính là để bảo vệ lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội Xuất phát từ đời sống hiện thực, dư luận xã hội chính là sự phản ánh đời sống hiện thực ấy Khi xem xét dư luận xã hội, chúng ta phải luôn đặt nó ở trong một tọa độ xã hội nhất định Trong tọa độ xã hội ấy, chúng ta nhận thấy rằng, phản ánh nhu cầu lợi ích của các nhóm xã hội là một bản chất của

dư luận xã hội Lợi ích xã hội là những nhân tố chi phối sâu sắc nhất đến hình thành dư luận xã hội Lợi ích cá nhân thường nhạy bén nhất trong sự hình thành ý kiến cá nhân Ý kiến nhóm được coi là đơn vị đầu tiên hình thành nên chất của dư luận xã hội Do đó, con đường vận động từ ý kiến cá nhân qua ý kiến nhóm để hình thành dư luận xã hội là một quá trình biện chứng Sự phát triển các tầng ý kiến này sẽ quy định cường độ của dư luận

xã hội về một hiện tượng xã hội nào đó Tính lợi ích của dư luận xã hội được nhìn nhận trên hai phương diện là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần

Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân Một khi trong xã hội diễn ra những sự việc hiện tượng, mà sự có mặt của nó có ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế, sức khỏe,

…của người dân, vượt quá sức chịu đựng của họ thì lúc ấy dư luận xã hội sẽ lên tiếng, đấu tranh để lấy lại lợi ích của mình Thực tế đã cho thấy rõ điều này, thời gian gần đây Chính phủ đưa ra quyết định tăng giá gas, giá xăng dầu đã khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn Không những thế, các điểm bán xăng lẻ lại tự ý nâng giá hay đóng cửa chờ thời điểm tăng giá mới bán Nhưng việc này đã khiến cho dư luận xã hội có

Trang 6

nhiều bức xúc cho rằng việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu không công khai, minh bạch và yêu cầu Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có những hành động cụ thể để giải quyết vấn đề Hay một ví dụ khác cũng thể hiện rõ nét tính lợi ích của dư luận xã hội đó là vấn đề tham nhũng, thái độ đồng tình với các chủ trương của Chính phủ trong việc giải quyết dứt khoát, không tránh né dù đối tượng tham nhũng giữ cương vị, trọng trách cao đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu cầu công bằng xã hội được nhiều nhóm xã hội ủng hộ

Cùng với đó, lợi ích tinh thần cũng được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của cả dân tộc Người Việt Nam cũng như nhiều dân tộc, quốc gia trên thể giới đều có những nét đẹp riêng, những văn hóa riêng, những phong cách lối sống của riêng mình được coi là truyền thống và đều muốn giữ gìn

và phát huy nó ngày càng tốt đẹp hơn Vì thế, khi có những hiện tượng xã hội làm xâm hại, làm mai một dần những truyền thống ấy thì dư luận xã hội

sẽ có phản ứng trở lại đối với nó Ví dụ là tình trạng bạo hành gia đình đang diễn ra ở nhiều nơi Dư luận xã hội đã lên án nhiều hành vi như: chồng đánh

vợ, bố mẹ đánh đập con cái như với người dưng, con cái đối xử với cha mẹ một cách ghẻ lạnh,tàn nhẫn…những điều ấy đã làm mất đi giá trị đạo đức trong con người, những truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình người Việt Dư luận xã hội sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai

đã chót sai lầm thì hãy thay đổi và trở lại với những phẩm chất tốt đẹp vốn

có trong mỗi người

Tuy rất quan trọng nhưng lợi ích mới chỉ là điệu kiện cần để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội Điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện

Trang 7

hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra Có hai điểm sau cần lưu ý: Một là

bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình trao đổi và phát triển giữa tính

cá nhân và tính xã hội; giữa tính vật chất và tính tinh thần; giữa tính trước mắt và tính lâu dài Nhận thức được điều này thì dư luận xã hội mới có thể xác định được mục đích cần đạt được ở sự kiện hiện tượng xảy ra, nó có ảnh hưởng như thế nào đến các nhóm xã hội và hậu quả mà nó có thể gây ra

trong xã hội Hai là quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận

xã hội là quá trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích Trong công việc này, nhóm

xã hội nào có tổ chức tốt thành lực lượng thì nhóm xã hội đó sẽ thành công hơn trong công việc bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình và ngược lại Điều này chứng tỏ được sự khác biệt giữa tin đồn và dư luận xã hội bởi lẽ dư luận

xã hội là sự đánh giá, phán xét về những sự kiện hiện tượng thông qua sự nhìn nhận của các nhóm xã hội, một nhóm xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ thì sẽ có những nhận định chính xác và khách quan hơn từ đó mới có được thái độ đúng đắn đến các sự kiện hiện tượng xảy ra

3 Tính lan truyền.

Dư luận xã hội được coi như biểu hiện của hành vi tập thể, hiện tượng được các nhà xã hội học rất quan tâm Cơ sở của bất kì hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm xã hội khác Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm xã hội Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động đó có thể coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp, có tính thời sự Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ thông tin của với

Trang 8

người xung quanh Chính nhờ tính chất này mà dư luận xã hội có sức lan tỏa rất nhanh trên phạm vi rộng khắp Một sự việc diễn ra cách đây không lâu đó

là “hiện tượng thánh vật trên sông Tô Lịch” Sự việc bắt đầu trong quá trình nạo vét sông Tô Lịch của đội thi công số 12 thuộc Công ty xây dựng VIC đã phát hiện ra nhiều di vật cổ, những cây cọc gỗ được chôn đứng, những bộ hài cốt…và sau đó ít lâu cũng xảy ra rất nhiều sự kiện ngẫu nhiên, gây kinh hoàng cho toàn đội thi công số 12, bản thân và gia đình, những người thân của thợ thi công tham gia trực tiếp vớt hài cốt, nhổ cọc dưới lòng sông liên tục bị tai nạn thảm khốc…Từ đó, người ta cho rằng tất cả những điều đã xảy

ra là do bị “thánh vật” Rồi các clip, hình ảnh liên tục được đưa lên báo chí, thậm chí có cả trong chương trình thời sự chiếu trên ti vi Ngay lập tức, thông tin này đã được lan truyền đi khắp các tỉnh thành, ai ai cũng biết đến

và làm dậy lên một làn sóng dư luận xã hội về hiện tượng này Thái độ của

dư luận xã hội cũng rất lưỡng lự, không biết đâu là thật, đâu là giả, gây ra tình trạng lo lắng, sợ hãi đối với đông đảo người dân, đặc biệt là những người dân sống quanh sông Tô Lịch Có thể thấy sự tác động của các luồng thông tin là rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của dư luận xã hội đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống Đặc biệt, đối với các

sự kiện lớn của đất nước như tình trạng chiến tranh, các cuộc bầu cử, hay các sự kiện vượt ra ngoài hoạt động sống và làm việc bình thường của con người như các vụ tội phạm nguy hiểm, nạn hạn hán, lũ lụt…Chúng ta có thể theo dõi và ghi nhận được ảnh hưởng của các luồng thông tin đến các hành động quan tâm, thu hút được sự quan tâm của công chúng Chỉ khi có được

sự quan tâm ấy thì mới có được sự bày tỏ, trao đổi, bàn bạc và tìm kiếm những ý kiến, những đánh giá phán xét về sự việc hiện tượng xảy ra Khi đó,

sự hình thành mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng của dư luận xã hội được thể hiện rất rõ nét

Trang 9

4 Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi.

Dư luận xã hội là một trạng thái ý thức xã hội, nó thể hiện sự đánh giá, phán xét, trạng thái tâm lý của con người cho nên sự tồn tại của nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận của con người về các sự việc hiện tượng trong xã hội Nếu như suy nghĩ và cách nhìn nhận của con người không thay đổi thì

dư luận xã hội cũng không thay đổi và ngược lại Chính vì thế mà dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi song cũng có những dư luận xã hội trải qua hàng trăm năm vẫn giữ nguyên giá trị của nó Tính bền vững tương đối của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các quá trình quen thuộc thì dư luận xã hội thường rất bền vững Chẳng hạn, sự đánh giá rất cao của dư luận xã hội về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, về tầm quan trọng của sự nghiệp đổi mới, chính sách khoán trong nông nghiệp và còn nhiều những quá trình khác…Tuy nhiên, điển hình nhất vẫn là sự nhìn nhận, đánh giá về con người, cuộc đời, sự nghiệp của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh với một sự tôn trọng và ngưỡng mộ hết mực của người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung Bác Hồ là một tấm gương sáng về những phẩm chất cao đẹp, lối sống lành mạnh trong sáng, một con người hết lòng vì dân tộc, cả cuộc đời người hi sinh vì sự tự

do, hạnh phúc của đồng bào mình….Dư luận xã hội luôn luôn nhớ về Người với sự tự hào và tôn kính nhất, đó sẽ là sự tồn tại mãi mãi trong lòng người dân Việt Nam

Ngược lại với tính bền vững tương đối, dư luận xã hội cũng rất dễ bị biến đổi Cái mới lúc đầu chỉ được số ít thừa nhận và do đó dễ bị đa số phản đối Nhưng ý kiến của đa số sẽ nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện

Trang 10

Thứ nhất, biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: sự phán

xét, đánh giá của dư luận xã hội về bất kì sự kiện, hiện tượng hay quá trình

xã hội nào cũng phụ thuộc vào các hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng người Với cùng sự kiện, hiện tượng nhưng dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự đánh giá, phán xét khác nhau Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó là do phong tục tập quán ở mỗi nơi một khác Điều này thấy rất rõ giữa các dân tộc ở Việt Nam, chẳng hạn như phong tục tảo hôn của một số dân tộc miền núi, nó được thực hiện một cách bình thường nhưng đối với dân tộc Kinh thì

đó lại là một hiện tượng xấu, gây ra nhiều hậu quả không tốt cho xã hội và cần phải loại bỏ Hay một ví dụ khác như quan hệ tình dục ngoài hôn nhân

dễ dàng được chấp nhận ở các nước Châu Âu, Bắc Mĩ mà lại bị phản đối mạnh mẽ thậm chí bị trừng phạt theo luật lệ tôn giáo ở Trung Đông, Ấn Độ, coi đó là một hành vi đi ngược lại với đạo đức con người

Thứ hai, biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội,

nhiều giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị thay đổi ngay trong cùng nền văn hóa xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội Ví dụ, trong xã hội phong kiến, quan niệm trọng nam khinh nữ diễn ra rất phổ biến, thậm chí nó còn trở thành một

tư tưởng in hằn trong tiềm thức của người dân Việt Nam xưa Con trai rất được coi trọng còn con gái thì bị hạ thấp và thậm chí còn bị tước đi một số quyền vốn có của mình Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng thay đổi và tiến bộ hơn, nam nữ được bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong xã hội, người phụ nữ đã dần khẳng định được vị trí của mình không thua kém gì nam giới

Và quan niệm trọng nam khinh nữ cũng dần thay đổi, nó mờ nhạt và dường như chỉ còn xuất hiện tại vùng nông thôn, những nơi dân trí còn thấp

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w