ĐỘNG MẠCH CỦA CHID ƯỚ

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 3 pdf (Trang 67 - 70)

- Dạng ngón chân và làm xa trục bàn chân (trục bàn chân chạy qua ngón

3. ĐỘNG MẠCH CỦA CHID ƯỚ

Các động mạch cung cấp máu cho chi dưới thuộc 2 hệ thống:

- Từđộng mạch chậu ngoài (a. iliaca externa) đi từ đùi xuống tận ngón chân.

- Từ mạch chậu trong (a. iliaca interna) cung cấp máu: cho đùi trong (động mạch bịt); cho mông (động mạch mông), động mạch ngồi và thẹn trong.

3.1. Các nhánh ngoài chậu của động mạch chậu trong

Động mch bt (a. obturatoria): từ trong chậu hông, chui qua đường dưới mu, vào khu trong của đùi, cung cấp máu bởi 2 nhánh tận nối với nhau thành một vòng quanh lỗ bịt) cho các cơ ở khu đùi trong và một số cơ ở khu mông (các cơ khép đùi và các cơ bịt).

Động mch mông (a. glutealis superior): từ trong chậu hông, chui qua khuyết hông to, trên cơ tháp để chạy vào mông. Động mạch mông đi sát vào vành xương. Động mạch sau khi qua vành xương thì chia ngay ra 2 nhánh tận. Cung cấp máu cho các cơ ở mông. Ở phía sau động mạch, có cả 1 đám rối tĩnh mạch nên bộc lộ động mạch rất khó khăn. Động mạch này hay bị tổn thương khi xương chậu bị gẫy hay bị rạn, hoặc khi tiêm mông bị áp xe lan tới.

Mốc quan trọng để tìm động mạch là cơ hình lê. Cơ này được xác nhận trên mông bởi đường gai mấu (đường vạch từ gai chậu sau trên tới đỉnh mấu chuyển to), động mạch ở trên cơ này. Muốn tránh đám rối tĩnh mạch ở sau

động mạch, thường tìm động mạch ở phía trước bằng cách nạo, đi từ trên xuống dưới, chỗ bám của cơ mông nhỡ vào xương. Lúc máu chảy nhiều, thì móc sâu ngón tay vào vành cung của khuyết hông to và ấn động mạch vào

xương.

Động mch ngi hay động mch mông dưới (a. glutealis inferior): cũng từ trong chậu hông chui qua khuyết hông to vào mông, ở dưới cơ hình lê, phía trong động mạch thẹn trong. Động mạch ngồi cung cấp máu cho cơ mông to, cho dây thần kinh ngồi, và cũng là mạch của phần trên vùng đùi sau. Động mạch ngồi tiếp nối với các nhánh của động mạch đùi sâu và lập lại tuần hoàn nếu động mạch đùi bị thắt.

Động mch thn trong (a. pudenta inferior): là động mạch chính của

đáy chậu và các cơ quan sinh dục. Động mạch thẹn trong chỉ đi qua mông và cung cấp máu cho vài cơ sâu ở mông.

3.2. Hệđộng mạch chậu ngoài

Động mạch chậu ngoài khi đi qua mặt sau điểm giữa dây chằng bẹn xuống chi dưới thì mang tên theo các vùng chi dưới mà nó đi qua.

Động mch đùi (a. femoralis) đi theo đường vạch từ giữa cung đùi đến bờ sau trên lồi cầu trong xương đùi. Lúc đầu đi ở mặt trước đùi rồi đi chếch dần vào trong để qua lỗ vòng gân cơ khép ra sau, vào vùng khoeo và đổi tên là

động mạch khoeo (a. poplitea). Trên đường đi động mạch đùi tách ra 1 nhánh lớn cấp máu cho các cơ ở đùi (cả trước và sau đùi) là động mạch đùi sâu.

Động mạch đùi sâu tách ở dưới dây chằng bẹn từ 4-6cm nên có tác giả coi

động mạch đùi (động mạch đùi chung) chia làm 2 nhánh tận là động mạch đùi sâu và động mạch đùi nông.

Động mạch đùi lúc đầu chạy theo phân giác của rãnh tam giác đùi (tam giác Scarpa) mà sườn ngoài là cơ may và cơ thắt lưng chậu, sườn trong là cơ

khép dài và cơ lược, có cân sàng đậy nắp rãnh. Thọc qua cân sàng có tĩnh mạch hiển lớn, và nằm trên cân sàng có 4 đám hạch bạch huyết bẹn nông.

Ở đùi, động mạch chạy trong ống cơ khép (ống hunter), cùng với 1 tĩnh mạch và 2 dây thần kinh (thần kinh hiển và thần kinh cơ rộng trong). ống cơ

khép là do cơ tứ đầu đùi uốn vặn từ trước ra sau để tạo nên 1 rãnh cho động mạch đi.

Trên ết đồ cắt ngang ống cơ khép có mặt trước là cơ rộng trong, mặt sau là cơ khép lớn và nhất là thừng gân cơ khép và mặt trong là mạc rộng – khép (chẽ cân nối cơ rộng trong vào cơ khép lớn) hay cân hunter (lamina vasto

hiển chạy ra bì, do đó có thể dò theo động mạch hoặc nhánh thần kinh, để tìm và nhận rõ chế cân. 1. ĐM mông trên 2. ĐM mông dưới 3. ĐM mũđùi trong 4. ĐM đùi sâu 5. ĐM đùi 6. Vòng cơ khép lớn 7. Nhánh gối trên trong 8. Nhánh gối dưới trong 9. ĐM chày sau 10. Xương gót 11. Nhánh gót trong 12. ĐM gan chân trong

13. Các nhánh gan chân sâu của ĐM mu chân 14. Các ĐM gan ngón chân

15. Các nhánh gan ngón chân 16. Cung gan chân

17. ĐM gan chân ngoài 18. Nhánh gót ngoài 19. Nhánh nối ngang cổ chân 20. Nhánh xiên 21. ĐM mác 22. ĐM chày trước 23. Nhánh gối dưới ngoài 24. ĐM khoeo 25. Nhánh gối trên ngoài 26. Nhánh lên của ĐM xiên 3

Hình 3.48. Hệđộng mạch chi dưới (nhìn mặt sau)

Ta có thể thắt động mạch đùi ở nền tam giác (gần cung đùi), ở đỉnh tam giác,

ở ống Hunter. Ở tam giác, phải tìm thấy chính nơi giữa cung đùi, động mạch

đi theo phân giác của tam giác. Ở đây, động mạch liên quan ở ngoài với dây thần kinh đùi (cách bởi dải chậu lược và nằm trong bao cơ thắt lưng chậu) và ở

trong với tĩnh mạch đùi. Nên khi rạch nếu thấy bờ cơ có nhiều nhánh thần kinh, thì lạc quá ra ngoài và nếu thấy bờ chảy máu nhiều (có nhiều tĩnh mạch) thì lạc quá vào trong. Ởống Hunter mốc thứ nhất để tìm động mạch là cơ may

Hình 3.49. Mạch chi dưới (nhìn trước)

(cơ tuỳ hành của động mạch đùi) mà ta tìm thấy khi để chân duỗi và xoay ra ngoài. Khi tách xong cơ may, và thấy mạc rộng-khép thì mốc thứ hai là thừng cơ khép mà ta làm căng, khi để chân dạng, đầu gối gấp.

Động mạch đùi ở trên cấp máu cho bụng dưới (ở phía ngoài có nhánh mũ

chậu nông, ở giữa có nhánh thượng vị nông và ở phía trong, có các động mạch thẹn ngoài chạy vào bộ sinh dục ngoài). Ở phía dưới động mạch đùi mang máu xuống đầu gối và cẳng chân. Động mạch đùi sâu mới thật sự là động mạch của đùi trước (động mạch cơ tứđầu, 2 nhánh mũ đùi ngoài và trong) và của đùi sau (các mạch xiên chắp nối với nhau và chắp nối ở trên, ở dưới các

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 - Chương 3 pdf (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)