Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh ngân hàng
Trang 1Chương 1 Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh ngân hàng.
1.1 Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh:
1.1.1 Các quan niệm về cạnh tranh:
Cạnh tranh được hiểu bằng nhiều cách khác nhau Từ “cạnh tranh” được giải thích
là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức
hoạt động nhằm những lợi ích như nhau (1) Trong tác phẩm “Quốc phú luận” của AdamSmith, tác giả cho rằng cạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợicho xã hội Vì sự cạnh tranh trong quá trình của cải quốc dân tăng lên chủ yếu diễn rathông qua thị trường và giá cả, do đó, cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thịtrường Theo Smith, “Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranhbuộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”, “Cạnhtranh và thi đua thường tạo ra sự cố gắng lớn nhất Ngược lại, chỉ có mục đích lớn laonhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo rađược bất kỳ sự cố gắng lớn nào”
Trong tác phẩm “Về nguồn gốc của các loài”, Charles Robert Darwin đã đề ra tưtưởng “vật cánh thiên trạch, thích giả sinh tồn”, đó là sự mô tả hay nhất về sự cạnhtranh trong giới sinh vật Quả vậy, không có cạnh tranh thì không có sự tiến bộ củasinh vật, toàn bộ giới sinh vật, trong đó gồm cả loài người sẽ vì thiếu sức sống mà suyvong
Trong lý luận cạnh tranh của mình, trọng điểm nghiên cứu của Các Mác là cạnhtranh giữa những người sản xuất và liên quan tới sự cạnh tranh này là cạnh tranh giữangười sản xuất và người tiêu dùng Những cuộc cạnh tranh này diễn ra dưới ba góc độ:cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tư bản nhằmthu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị
sử dụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá để thực hiện được giá trị hàng hoá;cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bản nhằm chianhau giá trị thặng dư
(1) Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 1998.
Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh sự quyết định giá trị, sự thựchiện giá trị và sự phân phối giá trị thặng dư, chúng tạo nên nội dung cơ bản trong lýluận cạnh tranh của Các Mác
Trang 2Đến nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển mới xâydựng lý luận cạnh tranh trên cơ sở tổng kết sự phát triển lý luận kinh tế ở nửa đầu thế
kỷ ấy nhằm vạch ra nguyên lý cơ bản về sự vận động của chế độ tư bản chủ nghĩa đểchỉ đạo cạnh tranh, kết quả là họ đã cho đời tư tưởng về thể chế kinh tế cạnh tranh hoànhảo, lấy thị trường tự do hoặc chế độ trao đổi làm cốt lõi Cạnh tranh hoàn hảo là mộttrong những giả thiết cơ bản của lý luận kinh tế này
Ngược với tư tưởng xem cạnh tranh là một quá trình tĩnh của các nhà kinh tế họcthuộc trường phái cổ điển của thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học của trường phái Áo chorằng: “Một chỉ tiêu quan trọng về sự ra đời của lý luận cạnh tranh hiện đại là vứt bỏviệc lấy cạnh tranh hoàn hảo làm giáo điều của lý luận cạnh tranh hiện thực và lýtưởng, cạnh tranh được xem xét ở góc độ là một quá trình động, phát triển chứ khôngphải là quá trình tĩnh”
Như vậy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất yếu cho sự pháttriển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia
Cạnh tranh giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực thiên nhiên và tạo ra cácphương tiện mới để thoả mãn nhu cầu cá nhân ở mức giá thấp hơn và chất lượng caohơn Từ đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người Nhờ cạnh tranh đãthúc đẩy đổi mới công nghệ và gia tăng năng suất, tạo ra những thành tựu mới trênnhiều lĩnh vực
Do sự phát triển của thương mại và chủ nghĩa tư bản công nghiệp cùng với ảnhhưởng của tư tưởng kinh tế, cạnh tranh ngày càng được xem như là cuộc đấu tranh giữacác đối thủ Trong thực tế đời sống kinh tế, cạnh tranh ngày càng được xem là mộtcuộc đấu tranh giữa các đối thủ với mục đích đánh bại đối thủ Đặc biệt, trước xu thếhội nhập như hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt và phức tạp hơn, trởthành một vấn đề sống còn của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào không thể cạnh tranhđược với đối thủ sẽ nhanh chóng bị đào thải ra thương trường
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh.
Theo Fafchamps, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó
có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thịtrường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra những sản phẩm có chấtlượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng có chi phí thấp hơn thìđược coi là có năng lực cạnh tranh
Một quan niệm khác cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đượchiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi
Trang 3nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với
đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định” (2)
Theo PGS, TS Nguyễn Thị Quy, “năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp làkhả năng doanh nghiệp đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và
mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liêntục tăng đồng thời đảm bảo sẹ hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ
và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.”
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện quachiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanhnghiệp kinh doanh
1.1.3 Các quan niệm về các cấp độ năng lực cạnh tranh
1.1.3.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia.
Là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút đượcđầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân
1.1.3.2 Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanhnghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước Một doanh nghiệp có thể kinhdoanh một hay nhiều sản phẩm dịch vụ, vì vậy, người ta còn phân biệt năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ
(2) Nguyễn Bách Khoa, (2004) Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp , Tạp chí Khoa học thương mại số 4 + 5 , Hà Nội
1.1.3.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩmhay dịch vụ trên thị trường (3)
Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạođiều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau Mỗi nền kinh tế có năng lực cạnhtranh quốc gia phải có nhiều doanh nghiệp có cạnh tranh, ngược lại, để tạo điều kiệncho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh cho nền kinh tế phảithuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể sự bao được, nền kinh tếphải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyênnghiệp
Trang 4Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện quachiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Là tế bào của nền kinh tế, năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnhtranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Doanh nghiệp có thểkinh doanh một hoặc một số sản phẩm dịch vụ có năng lực cạnh tranh
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng:
1.1.4.1 Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế:
Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro Mỗi một bíên động bất lợicủa kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của một ngân hàng Nếunền kinh tế có các chỉ số về lãi suất, lạm phát, tỷ giá biến động thì các chính sách,chiến lược kinh doanh cũng sẽ thay đổi để hạn chế sự suy giảm của lợi nhuận Đặc biệt,nếu ban lãnh đạo của ngân hàng không đề ra được các chíên lược phù hợp với sự biếnđộng đó sẽ ngân hàng của mình dần bị thua lỗ
Môi trường chính trị- pháp luật
Một đất nước có môi trường chính trị ổn định, luật pháp được quy định rõ ràng,minh bạch, sự thay đổi luật diễn ra không thường xuyên, phù hợp với thông
(3) Phát triển, cải cách kinh tế và năng lực cạnh tranh ở Việt Nam Triển vọng và thách thức, Lê Đăng Doanh www.fetp.edu.vn/events/theFilename/E041208V.ppt
lệ quốc tế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng an tâm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, có khả năng phát huy hết tối đalợi thế cạnh tranh của mình Ngược lại, nếu môi trường chính trị, xã hội luôn biến độngthì dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng do sự không an toàn và sựthay đổi liên tục, sự kém minh bạch của hệ thống luật pháp
Môi trường văn hoá- xã hội
Có thể nói, ngân hàng là một ngành kinh doanh lòng tin Ngân hàng là người giữtúi tiền cho người dân cũng như các doanh nghiệp, là người nắm hầu bao của nền kinh
tế quốc dân, vì thế, nếu ngân hàng không hiểu được các tập quán văn hoá, xã hội củangười dân như thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí, mức thu nhập của người dân thì
sẽ không thể lấy được lòng tin của khách hàng và từ đó sẽ bị đào thải khỏi thị trường
Môi trường công nghệ
Trang 5Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới, công nghệquyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng nóiriêng, nếu ngân hàng có công nghệ lạc hậu hơn đối thủ cạnh tranh thì sớm muộn cũng
sẽ bị đối thủ cạnh tranh đánh bật ra khỏi thị trường
Một ngân hàng chú trọng đến công nghệ của mình sẽ làm cho khách hàng tintưởng và từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng mới hay lôi kéo khách hàng của đốithủ cạnh tranh
Môi trường quốc tế
Quá trình hội nhập của nền kinh tế đòi hỏi một đất nước cũng phải tuân thủ cácluật chơi của quốc tế Sự biến động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các chỉ số nhưlãi suất, tỷ giá, giá dầu, vàng, đô la cũng tác động rất lớn tới nền kinh tế trong nước và
từ đó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng Đặc biệt, sự hội nhập kinh tế thếgiới làm cho các ngân hàng không chỉ cạnh tranh nội địa với nhau mà còn cạnh tranhvới các ngân hàng nước ngoài đổ bộ ngày càng nhiều vào Việt Nam với quy mô vốnlớn và công nghệ hiện đại
1.1.4.2 Môi trường vi mô:
Theo mô hình “năm lực lượng cạnh tranh” của Michael Porter thì môi trường vi
mô của một ngân hàng gồm năm yếu tố sau:
Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại đang chia nhau chiếc bánh thị trường Do vậy,một hành động của một đối thủ này để khai thác nhiều hơn phần thị trường đó thì sẽnhận được sự đáp trả của đối thủ khác để giành lại phần thị trường bị mất Nếu cạnhtranh giữa các đối thủ trong ngành mãnh liệt thì nguy cơ chiến tranh giá xảy ra, thịtrường bị thu hẹp, lợi nhuận bị giảm sút Trong tương lai, cạnh tranh là giành cơ hộichứ không phải là giành thị phần Các nhân tố tác động đến mức độ ganh đua giữa cácđối thủ trong ngành bao gồm cấu trúc cạnh tranh ngành, các điều kiện nhu cầu và ràocản rời ngành
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là mối nguy lớn đe dọa đếnthị phần của các ngân hàng bằng cách đem vào ngành những năng lực sản xuất mới
Do vậy nhận diện được các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là hết sức quan trọng để thiếtlập những rào cản ngăn chặn trước khi nó có thể xâm nhập Những rào cản có thể baogồm: xây dựng lòng trung thành nhãn hiệu, khai thác lợi thế về chi phí thấp, tận dụngtính kinh tế về quy mô, những quy định của chính phủ Các đối thủ cạnh tranh tiềmtàng của ngân hàng như: các cá nhân, tổ chức có ý định thành lập ngân hàng của mình
Trang 6Khả năng của những sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn những nhu cầu tương tựcủa khách hàng Khả năng của sản phẩm thay thế có nguy cơ làm hạn chế khả năng đặtgiá cao và do đó có thể hạn chế khả năng sinh lợi của ngân hàng Vì vậy, chiến lượccủa ngân hàng sẽ được thiết kế để giành lợi thế cạnh tranh từ thực tế này Ví dụ các sảnphẩm thay thế cho các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp như vàng, bất động sản,chứng khoán
Khả năng thương lượng của khách hàng (người vay)
Những người mua được xem như là một đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị thế yêucầu giá thấp hoặc yêu cầu cung cấp những dịch vụ tốt hơn Ngược lại khi người mua ở
vị thế yếu hơn trong đàm phán thì ngân hàng có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn.Người vay sẽ có quyền lực nhất khi:
- Ngành cung cấp được tạo bởi nhiều công ty nhỏ và người mua là một số ít vàlớn
- Khi người mua mua sắm với khối lượng lớn
- Khi ngành cung cấp phụ thuộc vào người mua vì phần lớn doanh số phụ thuộcvào các đơn hàng của khách hàng
- Khi chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp là thấp
- Khi đặc tính kinh tế của người mua là mua sắm từ vài công ty cùng lúc
Ngân hàng là đối tác trung gian giữa người vay và khách hàng gửi tiền, sử dụngtiền của người có nguồn vốn nhàn rỗi để cho người có nhu cầu về vốn vay trong mộtkhoảng thời gian nhất định Chính vì vậy, người vay có tác động rất lớn đến hoạt độngcủa ngân hàng Nếu ngân hàng huy động nhiều mà giải ngân ít do ít nhu cầu vay thìvốn sẽ bị ứ đọng, không sinh lãi, khả năng trả lại tiền cho khách hàng gửi tiền sẽ bi hạnchế, từ đó có nguy cơ dẫn đến phá sản
Khả năng thương lượng của nhà cung cấp ( khách hàng gửi tiền)
Những người bán được xem là một đe dọa khi họ yêu cầu tăng giá hoặc giảmchất lượng đầu vào, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của công ty và ngược lại nếu nếunhà cung cấp yếu thì công ty có thể mua được với mức giá thấp hơn hoặc yêu cầu chấtlượng cao hơn Các nhà cung cấp có quyền lực nhất khi:
- Sản phẩm của nhà cung cấp ít có khả năng thay thế và quan trọng đối với côngty
- Công ty không phải là một khách hàng quan trọng của nhà cung cấp
- Chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp tương đối cao
- Đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía ngành ,cạnh tranh trực tiếp với công ty
Trang 7- Các công ty không thể đe dọa hội nhập ngược về phía nhà cung cấp để tự đápứng nhu cầu đầu vào cho công ty
Nếu ngân hàng không huy động được nhiều vốn để cho vay thì lợi nhuận củangân hàng sẽ giảm và từ đó cũng dễ dẫn tới việc phá sản Chính vì vậy, cũng giốngkhách hàng vay, khách hàng gửi tiền cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngânhàng
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
1.1.5.1 Chỉ tiêu về năng lực tài chính.
Năng lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểmnhất định, thể hiện qua các chỉ tiêu:
Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn:
Tiềm lực về vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng vàkhả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó Cách thức mà một ngân hàng có khả năng
cơ cấu lại vốn, huy động thêm vốn cũng là một khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn củamột ngân hàng
Chất lượng tài sản có:
Phản ánh sức khoẻ của một ngân hàng Chất lượng tài sản có được thể hiệnthông qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, mức độ lập dự phòng vàkhả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hoá danh mục tíndụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn
Mức sinh lợi:
Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời cũng phảnánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng Chỉ tiêu mức sinh lợi có thể đượcphân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể như: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế,tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA), các chỉ tiêu về mức sinh lợitrong mối tương quan với chi phí
Khả năng thanh khoản:
Được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán tức thì, khả năngthanh toán nhanh, đánh giá định tính về năng lực thanh khoản của các ngân hàngthương mại, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thươngmại
1.1.5.2 Năng lực công nghệ.
Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò như là mộttrong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng
Trang 8Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như
hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự độngATM, mà còn bao gồm hệ thống thông tin quản lý MIS, hệ thống báo cáo rủiro trong nội bộ ngân hàng Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ của các ngânhàng thương mại cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của một ngân hàng Vìthế, năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại
mà còn bao gồm cả khả năng mở (khả năng đổi mới) của các công nghệ hiện tại về mặt
kỹ thuật cũng như kinh tế
1.1.5.3 Nguồn nhân lực, quản trị và điều hành.
Năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực của một doanh nghiệp nói chung thểhiện ở những yếu tố như: trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấnđấu, mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp Nếu một ngân hàng có tốc độ lưuchuyển nhân viên cao hay yếu kém trong nghiệp vụ thì ngân hàng đó sẽ không có khảnăng cạnh tranh
Ngân hàng có một Ban giám đốc hay Hội đồng quản trị yếu kém, không có khảnăng đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý, thích ứng với những thay đổi của thịtrường sẽ làm lãng phí các nguồn lực và làm yếu đi năng lực cạnh tranh của ngânhàng đó
1.1.5.4 Danh tiếng, uy tín, hệ thống phân phối và mức độ đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp.
Uy tín là tài sản vô hình mà không phải bất cứ ngân hàng nào cũng có được Uytín ngân hàng phải được xây dựng và củng cố trên cơ sở mạng lại nhiều lợi ích cho xãhội và cho khách hàng Uy tín ngân hàng là yếu tố quan trọng, là cơ sở để doanhnghiệp có thể dễ dàng vươn lên trong cạnh tranh với các ngân hàng khác Uy tín ngânhàng được hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và là tài sản vôhình mà doanh nghiệp cần phát huy và sử dụng như một thứ vũ khí chủ lực trong điềukiện cạnh tranh hiện nay
Hệ thống kênh phân phối được thể hiện ở số lượng các chi nhánh và phòng giaodịch và sự phân bố các chi nhánh theo địa lý lãnh thổ Một ngân hàng có mạng lưới chinhánh hay phòng giao dịch rộng lớn dễ dàng tiếp cận được với nhiều khách hàng ởnhiều vùng địa lý khác nhau, điều đó cũng làm cho nhiều người biết đến ngân hànghơn số lượng khách hàng giao dịch càng tăng đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng tăng
Trang 9Mức độ đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp cũng là một chỉ tiêu phản ánh nănglực cạnh tranh của một ngân hàng Một ngân hàng có nhiều loại hình dịch vụ cung cấpphù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của ngân hàng sẽ là một ngân hàng
có lợi thế cạnh tranh Sự đa dạng hoá các dịch vụ một mặt tạo cho ngân hàng phát triển
ổn định hơn, mặt khác cho phép ngân hàng phát huy lợi thế nhờ quy mô Như sự đadạng hóa các dịch vụ cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lựchiện có của ngân hàng Nế không, việc triển khai quá nhiều dịch vụ có thể khiến ngânhàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải quá mức các nguồn lực
1.2 Khái niệm về chiến lược cạnh tranh.
1.2.1 Khái niệm về chiến lược:
Năm 1962, chiến lược được Chandler định nghĩa như là: “việc xác định các mụctiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hànhđộng cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”
Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi trường có rấtnhiều những thay đổi nhanh chóng: “chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổchức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạngcác nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoảmãn mong đợi của các bên hữu quan”
1.2.2 Khái niệm về chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúpngân hàng giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của nó vàothị trường sản phẩm cụ thế Ba yếu tố cơ bản tạo nên chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:nhu cầu khách hàng hay điều gì được thỏa mãn, nhóm khách hàng và cách thức mà cácnhóm khách hàng được thỏa mãn
Có bốn loại chiến lược kinh doanh chính:
- Dẫn đạo chi phí: cung cấp những sản phẩm có đặc tính được khách hàngchấp nhận với mức chi phí thấp nhất trong so sánh với các đối thủ cạnh tranh
- Tạo sự khác biệt: tạo ra và cung cấp những sản phẩm được khách hàng cảmnhận là độc đáo về một vài đặc tính quan trọng
- Chiến lược kết hợp: kết hợp giữa dẫn đạo chi phí và tạo sự khác biệt
- Tập trung vào các khe hở của thị trường: hướng trực tiếp vào phục vụ chonhu cầu của nhóm hay phân đoạn thị trường hạn chế, sử dụng cách tiếp cận khác biệthóa hoặc chi phí thấp
Trang 101.2.3 Khái niệm về chiến lược cấp công ty.
Chiến lược cấp công ty xác định các hành động mà công ty thực hiện nhằmgiành lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, quản trị một nhóm các hoạt động kinhdoanh khác nhau cạnh tranh trong một số ngành và thị trường sản phẩm
Có ba loại chiến lược cấp công ty chính:
- Hội nhập dọc: doanh nghiệp tìm cách đầu tư vào các giai đoạn của quá trình
sản xuất kinh doanh hay tìm cách đầu tư để kiểm soát đối thủ và thị trường
- Đa dạng hoá: doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản phẩm, thị trường hay đầu tư
phát triển những ngành hàng mới Có ba loại đa dạng hoá: hàng ngang, đa dạng hoáđồng tầm và đa dạng hoá kết khối
- Phát triển tập trung: (chiến lược phát triển nhanh) doanh nghiệp chỉ tập trung
vào một lĩnh vực, một ngành hàng, một dãy sản phẩm nhất định (thậm chí chỉ là mộtsản phẩm duy nhất) nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Năng lực cạnh tranh (lợi thế cạnh tranh) của một doanh nghiệp sẽ xác địnhnguyên nhân tại sao các công ty trong cùng một ngành nhưng lại có một số công ty thìthành công còn một số khác lại thất bại
Như là một quy luật đào thải tự nhiên, những doanh nghiệp nào không thích nghi đượcvới cơ chế kinh doanh, không đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì sẽcầm chắc sự thất bại
Ngược lại, sự cạnh tranh lại giúp thúc đẩy sự phát triển của những doanh nghiệp
có khả năng nắm bắt thời cơ, phát huy những thế mạnh của mình và hạn chế những bất
lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đã làm cho môi trường toàn cầu trở nên năngđộng hơn, bản chất của sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành và các doanhnghiệp cũng có sự thay đổi nhanh chóng:
- Các doanh nghiệp giờ đây không còn cạnh tranh trong phạm vi một nước màthậm chí khi hoạt động tại một quốc gia thì công ty cũng phải đối mặt với sự cạnhtranh toàn cầu với nhiều các đối thủ mạnh hơn
- Cạnh tranh dựa vào quy mô đã không còn có hiệu quả như trước đây, ngược lạinhững doanh nghiệp với quy mô nhỏ có sự linh hoạt và năng động hơn trước sự thayđổi của môi trường kinh doanh sẽ hoạt động mang lại hiệu quả hơn
- Nếu như trước đây các doanh nghiệp có thể cạnh tranh dựa vào các yếu tố côngnghệ hiện đại, dựa vào khả năng tiếp cận với các nguồn vốn lớn hay nguồn nguyên vật
Trang 11liệu thì giờ đây toàn cầu hoá đã làm cho những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh truyềnthống của doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo
- Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình trên
cơ sở nguồn nhân lực chiến lược, mang tính độc đáo, khó có khả năng bị sao chép nhưcác yếu tố cạnh tranh khác
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ giúp cho bản thân cácdoanh nghiệp trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn trong việc thực hiện các chức năng, vaitrò của mình: phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, kích thích sản xuất phát triển,v.v…
Doanh nghiệp nào luôn hài lòng với vị thế đang có trên thương trường sẽ rơi vàotình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải với tốc độ nhanh không thể ngờ trong một thị trườngtoàn cầu luôn có sự biến động, thay đổi Ngược lại, những doanh nghiệp thường xuyênnâng cấp các lợi thế cạnh tranh theo thời gian thì những doanh nghiệp đó sẽ đạt đượcnhững lợi thế cạnh tranh lâu dài với những chiến lược kinh doanh của mình
Dù tất cả các công ty có làm bất cứ điều gì để tạo ra lợi thế đi nữa thì rồi nó cũng
sẽ không còn là lợi thế Và vì vậy thường xuyên đánh giá và nâng cấp các lợi thế cạnhtranh, tạo ra những lợi thế mới phù hợp với điều kiện cạnh tranh hiện tại sẽ mang lạihiệu quả cao
1.3 Khái niệm về năng lực cốt lõi
1.3.1 Khái niệm năng lực cốt lõi:
Năng lực cốt lõi là các nguồn lực và khả năng của ngân hàng được sử dụng nhưnguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh Năng lực cốt lõi làm cho một ngân hàng có tínhcạnh tranh và phẩm chất riêng có của nó
Năng lực cốt lõi phát sinh theo thời gian qua quá trình học tập, tích luỹ một cách
có tổ chức về cách thức khai thác các nguồn lực và khả năng khác nhau Các năng lựccốt lõi là “đồ phục sức sạng trọng của một công ty”, các hoạt động mà công ty thựchiện tốt so với đối thủ cạnh tranh và thông qua đó, nó làm tăng giá trị cho các hàng hoá
và dịch vụ trong suốt thời gian dài
Không phải tất cả các nguồn lực và khả năng của ngân hàng đều là các tài sản cótính chiến lược Các tài sản có tính chiến lược phải có giá trị cạnh tranh và có tiềmnăng sử dụng như một nguồn lợi thế cạnh tranh
Trang 121.3.2 Các tiêu chuẩn xác định năng lực cốt lõi:
- Đáng giá: cho phép ngân hàng khai thác các cơ hội và hoá giải các đe doạ từmôi trương bên ngoài Bằng việc khai thác một cách hữu hiệu các cơ hội, ngân hàng cóthể tạo giá trị cho khách hàng
- Hiếm: khả năng này không có hoặc rất ít đối thủ cạnh tranh có được khả năngđó
- Khó bắt chước: là những khả năng mà các đối thủ không dễ dàng phát triểnđược nó
- Không thể thay thế: có nghĩa là không có chiến lược tương đương
………
Trang 13Chương 2 : Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng Á Châu Việt Nam.
2.1 Ngành ngân hàng Việt Nam trước thách thức cạnh tranh.
2.1.1 Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại trong cạnh tranh, hội nhập quốc tế.
2.1.1.1 Thuận lợi:
Am hiểu sâu sắc thị trường nội địa, nhu cầu của khách hàng trong nước
Các ngân hàng thương mại Việt Nam ra đời và phát triển với một khoảng thờigian tương đối dài, mặt khác từ ban lãnh đạo đến nhân viên đều là người Việt Nam nên
có thể hiểu được sâu sắc văn hoá của người Việt, nhu cầu của người Việt hơn so vớicác ngân hàng nước ngoài Chính vì vậy khả năng cạnh tranh so với các ngân hàngnước ngoài dựa trên lợi thế am hiểu thị trường nội địa là rất lớn
Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó là những cán bộ trẻ, năngđộng
Cùng với hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng chú trọnghơn đến đội ngũ nhân viên của mình, họ xác định rằng, nhân viên là nhân tố quan trọngnhất quyết định đến khả năng cạnh tranh của mình, chính vì thế, cán bộ, nhân viênngân hàng đều là những con người năng động, trẻ, và những con người có kinhnghiệm
Có mạng lưới rộng khắp (đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh) Các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng NNo&PTNT có mặt ở 64 tỉnhthành trên cả nước Bên cạnh đó, cùng với việc hạn chế số lượng chi nhánh ngân hàngnước ngoài của ngân hàng Nhà nước, đồng thời, mới xâm nhập vào thị trường ViệtNam thì ngân hàng nước ngoài có mạng lưới chi nhánh rất ít, thậm chí chỉ vài chinhánh
Do sự phát triển của công nghệ ngân hàng hiện đại, việc mở rộng mạng lưới khôngnhất thiết phải thành lập thêm chi nhánh mới Tuy nhiên để cạnh tranh có hiệu quả thìvẫn phải mở rộng thêm mạng lưới chi nhánh Với những tốn kém chi phí cho việc mở
và vận hành một chi nhánh mới tại các tỉnh, thành phố khác ở xa trụ sở chính tại HàNội hay Tp Hồ Chí Minh, với những đối tượng, điều kiện khắt khe trên các chi nhánhNgân hàng nước ngoài không dễ làm được Trong khi đó đây là một lợi thế của cácNHTM Việt Nam Nhất là Agribank hiện nay có tới 2.200 chi nhánh các loại trong toànquốc, đến tận các thị tứ, liên xã Nhưng hiện nay gần 50 % số chi nhánh Ngân hàngnước ngoài chỉ có Chi nhánh hoặc ở Hà Nội, hoặc ở TP.Hồ Chí Minh Khoảng 4-5ngân hàng có chi nhánh tại hai nơi Một số ngân hàng Liên doanh tình tình có khá hơn,
Trang 14nhưng cũng chỉ có mạng lưới ở một vài chi nhánh chính Mà một trong các lợi thế cạnhtranh là phải gần khách hàng, hiểu khách hàng
Không những thế, với gần 800 máy ATM của các NHTM Việt Nam có đến thờiđiểm hiện nay đều đã và đang chiếm các vị trí thuận lợi cho giao dịch, như: khách sạnlớn, trung tâm thương mại, siêu thị, sân bay,… Sau này các Ngân hàng có vốn đầu tưnước ngoài có lắp đặt máy ATM sẽ rất khó tìm được vị trí lắp đặt thuận lợi cho giaodịch đối với khách hàng như hiện tại
Số lượng chi nhánh và phòng GD của một số NHTM năm
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của các ngân hàng Việt Nam)
Thị phần ổn định
Do tâm lý của người dân Việt Nam vẫn chưa tin tưởng lắm vào các ngân hàngnước ngoài, đồng thời mạng lưới chi nhánh rộng khắp nên thị phần cho vay cũng nhưnhận tìên gửi của các ngân hàng Việt Nam rất cao và tương đối ổn định
Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Liên doanh mặc dù có ngườiViệt Nam làm việc, nhưng cũng không thể hiểu phong tục tập quán, có phong cáchgiao dịch thân thiện, ngôn ngữ giao dịch bản xứ như người Việt Nam trong các NHTMViệt Nam Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng như cá nhân người Việt Nam giao dịchvới các NHTM Việt Nam khi xảy ra vấn đề gì dễ linh hoạt gặp nhau giải quyết hơn,không cứng nhắc như các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
2.1.1.2 Thách thức :
Môi trường kinh tế khó khăn:
Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới Trongnhững năm gần đây
- Tác động của lạm phát:
Trang 15Trong nhiều năm trở lại đây, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đạt được tốc
độ tăng trưởng cao trung bình khoảng 5,1% mỗi năm, nhưng nhiều biến động thấtthường đã tác động không nhỏ tới sự ổn định tiền tệ, thể hiện ở một số diễn biến như:giá dầu mỏ tăng cao, gây lạm phát cao ở hầu hết các nước; giá vàng tăng, lãi suất tăng,giá hầu hết các nguyên liệu cơ bản đứng ở mức cao hoặc có xu hướng tăng, đã tác độnglàm tăng chi phí nhập khẩu, tăng mặt bằng giá cả và trong nước
Sự biến động thường xuyên của lạm phát ở mức lớn đã khiến việc đánh giá rủi
ro tín dụng và rủi ro thị trường của các nhà quản trị ngân hàng thiếu chính xác Yếu tốlạm phát làm tăng rủi ro đầu tư và làm suy yếu thông tin để lập kế hoạch, đầu tư, thẩmđịnh tín dụng Lạm phát cao ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàngthương mại
- Tác động của lãi suất và tỷ giá:
Lãi suất và tỷ giá càng biến động thì rủi ro lãi suất và tỷ giá càng lớn Khả năngtổn thương của hệ thống ngân hàng sẽ càng cao nếu nợ nước ngoài ở mức cao và tỷ lệđầu tư nước ngoài so với tổng đầu tư ở mức cao Biến động tỷ giá có thể gây khó khăncho các ngân hàng do mất cân đối về loại tiền giữa tài sản có và tài sản nợ Thực tiễncho thấy lãi suất quốc tế tăng lên làm cho hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế mớinổi dễ bị tổn thương do luồng vốn chảy ra, ngược lại lãi suất quốc tế giảm xuống sẽkhiến luồng vốn chảy vào và có thể gây ra rủi ro bùng nổ tín dụng
- Sự biến động của các ngành kinh tế khác :
Trước thách thức hội nhập nhiều doanh nghiệp ra đời, đồng thời cũng sẽ cónhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản Vì vậy nhu cầu vay, khả năng thu hồi nợ vaycũng sẽ có nhiều biến động, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đến khả năng sinh lợicủa ngân hàng Nếu nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp làm ăn có lời thì khả năngthu hồi vốn vay cao, nhưng ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệplàm ăn thua lỗ thì rủi ro tín dụng là rất cao
Môi trường pháp lý đầy biến động
Trong lĩnh vực kinh tế nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng, môi trườngpháp lý luôn luôn biến động, là do:
Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chồng chéo,mâu thuẫn nhau đòi hỏi phải luôn được rà soát, thay đổi
Chẳng hạn như: các quy định về đảo nợ, lãi suất nợ quá hạn, cho vay hợp vốn,các quy định về bảo đảm tiền vay, về đăng kí giao dịch bảo đảm với các quy định củaLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD và Bộ luật Dân sự 2005; hay các
Trang 16quy định về thương phiếu cũng không đồng nhất với các quy định của Luật Thươngmại 2005… Không những thế, các quy định trong Luật các TCTD cũng đã bộc lộ nhiềunhược điểm về phát triển thương mại dịch vụ ngân hàng.
Tính thống nhất trong hệ thống pháp luật ngân hàng còn cần phải đượcđặt trong mối tương quan với hệ thống pháp luật kinh tế đã và đang được hoàn thiện
Một số văn bản vừa mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi,
bổ sung hoặc bị thay thế do không phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Nguyên nhân do quá trình soạn thảo chưa lường hết được biến động của thựctiễn, trình độ, năng lực của cán bộ tham gia soạn thảo văn bản còn hạn chế Việc ký,ban hành văn bản hành chính của một số đơn vị trực thuộc có trường hợp chưa phùhợp
Những thiết chế thị trường tiền tệ còn khá sơ khai, nhiều chỉ tiêu hoạtđộng theo thông lệ quốc tế chưa được áp dụng - Đặc biệt là những chỉ tiêu về an toànvốn, về chất lượng tín dụng, về kế toán, kiểm toán và thanh tra
Hệ thống chính sách, pháp luật ngân hàng hiện nay còn góp phần tạo ra
sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa các nhóm ngân hàng vàgiữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra sự cạnh tranh thiếu lànhmạnh Điều đó đặt ra thách thức phải sửa đổi tạo môi trường kinh doanh bình đẳngthông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO
Với những biến động trong môi trường pháp lý như một sự tất yếu thì đòihỏi các nhà quản trị ngân hàng phải thường xuyên cập nhật những sự thay đổi trong hệthống luật, từ đó đưa ra các chiến lược cụ thể cho hoạt động của ngân hàng để vừa đápứng được sự thay đổi đó, đồng thời vừa tận dụng nó để đem lại lợi ích cho ngân hàng
và nâng cao năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Theo lộ trình gia nhập WTO từ 1/4/2007, các tổ chức tín dụng (TCTD) nướcngoài được phép thành lập và hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài tại ViệtNam Sau lộ trình 5 năm gia nhập WTO các TCTD nước ngoài sẽ được hưởng các ưuđãi như ngân hàng nội địa, đặc biệt, các TCTD nước ngoài cũng được phép thành lậpcông ty chứng khoán 100% vốn của mình
Tính đến hết năm 2007, ước tính tổng số vốn điều lệ và vốn góp mua cổ phần của các tập đoàn ngân hàng, tài chính nước ngoài đã thực sự đưa vào Việt Nam hiện nay lên tới gần 1,5 tỷ USD Đó là chưa kể số vốn các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài huy động ở nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam Nếu tính doanh số cho vay trong
Trang 17hơn 15 năm qua thì các ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài thực hiện số vốn đầu tư lên tới trên 11 tỷ USD vào nền kinh tế nước ta
Đồng thời cũng tính đến hết năm 2007 có 11 ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn mua từ 10% đến 30% vốn cổ phần trong 8 NHTM cổ phần của Việt Nam Đó là ACB, Sacombank, VP Bank, Techcombank, NHTM CP Phương Nam, NHTM CP Phương Đông, NHTMCP nhà Hà Nội, Eximbank…
Các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều đượcxếp hạng nằm trong số 100 ngân hàng, hay 500 lớn nhất thế giới, như: Citi Bank,Chase Mahattant Bank, America Express của Mỹ; Sumitomo Mitsui BankingCorporation, Tokyo and Misubishi Bank của Nhật; Deutshe Bank, Berlin Bank củaĐức; ABN – Amro Bank của Hà Lan; Hongkong and Shanghai Banking Coporation,Standard Chartered Bank, của Anh;
Với lợi thế về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản trị và công nghệ, các ngânhàng nước ngoài sẽ là một áp lực lớn đối với các ngân hàng trong nước Khi thâm nhậpvào Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ triển khai cung cấp các sản phẩm hiện đạinhư: Giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế; thực hiện cácgiao dịch hoán đổi (lãi suất, hoán đổi các đồng tiền) và các công cụ phái sinh khác đểgiúp khách hàng giảm rủi ro trong hoạt động tài chính; tín dụng hàng hoá Với nhữngdanh mục sản phẩm, dịch vụ tuy không nhiều nhưng rõ ràng là vượt trội so với khảnăng của các ngân hàng nội địa Như vậy, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đangcạnh tranh bằng phương châm không cung cấp nhiều dịch vụ mà cung cấp các dịch vụ
tốt hơn
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
Ngày nay, công nghệ cao đang được áp dụng ngày càng nhiều trong kinh doanh,đặc biệt trong các tổ chức dịch vụ có liên quan đến việc giao dịch trực tiếp đối vớikhách hàng như ngân hàng, môi giới chứng khoán, khách sạn, nhà hàng v.v Có thểnói, việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng đã tạođiều kiện thức đẩy hoạt động kinh doanh của các NHTM tăng trưởng và phát triển,nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng giao dịch
và giảm các chi phí liên quan
Nhờ công nghệ các dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng và phong phú, cho đếnnay các tổ chức tín dụng đã triển khai và phát triển nhiều sản phẩm mới, đặc biệt làdịch vụ ngân hàng điện tử: internet-banking, mobil-banking, phonebanking, dịch vụthẻ, thanh toán điện tử
Trang 18Như vậy, sự phát triển của công nghệ hiện đại cho phép các NHTM nâng cao nănglực cạnh tranh, phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập, khi mà các ngân hàngnước ngoài đã đi trước và có bước phát triển nhanh mạnh về công nghệ và dịch vụngân hàng
Các nhà quản trị ngân hàng phải đặt yếu tố công nghệ là ưu tiên hàng đầutrong chiến lược phát triển, mở rộng ngân hàng, thường xuyên học hỏi, tìm hiểu cáccông nghệ ngân hàng hiện đại, chú trọng đầu tư vào hệ thống công nghệ để ứng dụngtrong ngân hàng Có như thế mới nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cạnh tranhđược với các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài
Những xu hướng thay đổi gần đây trong hệ thống phân phối dịch vụ ngân hàng + Trước đây tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng.Nhưng hiện nay với sự phát triển của các kênh thu hút vốn khác như thị trường chứngkhoán, bảo hiểm, bất động sản Nếu ngân hàng chỉ đơn thuần thực hiện dịch vụ huyđộng vốn để cho vay thì chắc chắn lợi nhuận sẽ bị giảm sút, thị phần bị thu hẹp, và đếnmột lúc nào đó sẽ bị phá sản Cho nên việc các ngân hàng lấn sân kinh doanh các dịch
vụ khác là điều không tránh khỏi như bảo hiểm, cho vay trả góp, kinh doanh hàng hoá
và bất động sản
+ Vì nhu cầu khác hàng ngày càng đa dạng và khắt khe hơn nên các ngânhàng cũng phải không ngừng cải tiến, phát tiển sản phẩm, dịch vụ của mình cũng nhưkhông ngừng tăng cường khả năng cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp nhữngdịch vụ tốt nhất, vì vậy ngân hàng sẽ chú trọng đến việc thiết kế các sản phẩm dịch vụngân hàng bán lẻ trọn gói với những tính năng, đặc điểm phù hợp với thị hiếu của từngnhóm khách hàng riêng lẻ
+ Ngoài ra, một số dịch vụ có nhiều tiện ích hơn cho khách hàng sẽ được ngânhàng chú trọng như: thu hộ thuế, dịch vụ bảo quản và ký gửi, dịch vụ uỷ thác, dịch vụmôi giới, đại lý phát hành và quản lý, môi giới chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, chothuê tài chính, dịch vụ mua bán nợ, ngoại tệ
+ Các ngân hàng thường có nhiều kênh phân phối sản phẩm để phục vụ kháchhàng như các chi nhánh, các điểm giao dịch, nơi đặt máy ATM, Website, ngân hàng tựđộng Các ngân hàng luôn tìm cách đầu tư vào việc củng cố các cơ sở phân phối sảnphẩm, dịch vụ này để cố gắng tìm ra những giải pháp có tính liên kết chặt chẽ hơn,phục vụ khách hàng tốt hơn và giúp cho việc khắc phục sự cố dễ dàng hơn, đảm bảo độtin cậy cao hơn Đặc biệt là xu hướng gộp nhiều sản phẩm từ quản lý ngân quỹ, ngoại
Trang 19hối đến kinh doanh chứng khoán và lưu ký thành những gói hàng đa dụng và tiện lợicũng ngày một tăng.
Thách thức đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là phải xây dựng được chiếnlược phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho ngân hàng của mình, và cụ thể hoá chotừng nhóm sản phẩm hoặc những sản phẩm chủ lực, phù hợp với đặc điểm của mỗingân hàng trong thời kỳ mới sao cho tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời tránh việc đểmất thị phần
Những thay đổi liên tục trên thị trường vốn và tiền tệ
2.1.2 Chiến lược của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực về ngân hàng.
Xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, có khả năng cạnh tranh, hoạt động
có hiệu quả, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mởrộng đầu tư đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước trongquá trình hội nhập quốc tế Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằmtạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạtđộng dịch vụ ngân hàng tài chính trên lãnh thổ Việt Nam
Xây dựng các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như
quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tíndụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giámức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc
tế và thực tiễn Việt Nam
Tiếp tục mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xoá bỏ dần các giới hạn về số
lượng, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của nước ngoài, đảm bảoquyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết
đa phương và song phương
Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy của các Ngân hàng thương mại, trước hết là
Ngân hàng thương mại quốc doanh Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ,chức năng của hệ thống NHNN nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô củaNHNN, nhất là việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản
lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính Trước hết, thực hiện tái cơ cấu lại
hệ thống ngân hàng theo các đề án đã được Chính phủ phê duyệt và phù hợp với cáccam kết với các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn,hoạt động an toàn, hiệu quả và có đủ sức cạnh tranh Đây được coi là nhiệm vụ trọngtâm và cấp bách của công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng – tài chính VN trong giai
Trang 20đoạn hiện nay, bởi vì NHTM quốc doanh đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệthống NHTM
Tăng quy mô về vốn cho các ngân hàng thông qua tích tụ và tập trung vốn theo
hướng:
(1) Tiến hành cổ phần hoá các NHTM nhà nước nhằm tận dụng các nguồn lực tàichính trong dân chúng trong nước và nước ngoài Trên cơ sở đó thay đổi mô hình quản
lý từ đó tạo sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh
(2) Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong hệ thống ngân hàng để tận dụng vốn và kỹthuật cũng như trình độ quản lý từ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý
cho toàn hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểmsoát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và côngtác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát
từ xa, vv nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn
hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạtđộng ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kếtoán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa,vv nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng
Đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng Các
ngân hàng cần có trung tâm đào tạo được trang bị hiện đại Chương trình đào tạo ở cácNHTM phải thiết thực, cụ thể nhằm trau dồi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của ngânhàng hiện đại Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đào tạo và đào tạo lại cán bộthực hiện tốt nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công táchội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, kýkết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tácpháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới
Một số chỉ tiêu phát triển chính của ngành ngân hàng đến năm 2010 như sau:
- Tốc độ tăng huy động vốn: 18-20%/năm
- Tốc độ tăng tín dụng: 18-20%/năm
- Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn: 33-35% (trong tổng nguồn vốn huy động)
- Tăng trưởng bình quân tổng phương tiện thanh toán (M2): 18-20%/năm
- Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2010: 100-115%
- Tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng/M2 đến năm 2010:
Trang 21không quá 18%
- Tỷ lệ nợ xấu: 5-7% (so tổng dư nợ)
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 8%
- Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010: BASEL I
2.2 Vai trò của ngành ngân hàng Việt Nam và hệ thống ngân hàng Á Châu Việt Nam đối với nền kinh tế:
2.2.1 Vai trò của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đối với nền kinh tế:
- Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát,
từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ
mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh
- Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh
và hoạt động xuất nhập khẩu Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng vàchủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh;
- Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng
trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục Với dư nợ cho vay nền kinh tếchiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổngmức tăng trưởng kinh tế của cả nước;
Tổng huy động vốn và cho vay của hệ thống NHVN qua
310
450
710 580
250 200
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam)
- Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động,
góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững Thông qua nguồn vốn tín dụng
Trang 22cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngânhàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn
- Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo
Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạtđộng
Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng cho thời hạn hoạt động 50 năm
+ Hội sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3 – TP Hồ Chí Minh
+ Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
+ Tên nước ngoài: Asia-Commercial-Bank (gọi tắt là ACB)
+ Logo:
2.2.2.2 Ngành nghề kinh doanh:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳhạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chứctrong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu vàgiấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động cácloại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nướcngoài khi được NHNN cho phép;
- Hoạt động bao thanh toán
Trang 232.2.2.3 Các công ty có liên quan:
Công ty trực thuộc:
- Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)
- Công ty quản lý và khi thác tài sản ngân hàng Á Châu (ACBA)
- Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL)
Công ty liên kết:
- Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD)
- Công ty cổ phần địa ốc aCB (ACBR)
Công ty liên doanh:
- Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB-SJC (góp vốn thành lập với SJC)
2.2.2.4 Thành tích và sự ghi nhận.
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ vànguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiệnngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngàycàng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có nhữngbước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả
ACB với hơn 600 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong cácngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền côngnghệ thông tin hiện đại ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệuquả Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vịthế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu
Nhìn nhận và đánh giá của xã hội
- Năm 2002 ACB được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệtQuốc gia xét cấp
- Năm 2002 nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích nâng caochất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, và nâng cao chất lượng sảnphẩm dịch vụ
- Năm 2006 ACB là NHTMCP duy nhất nhận Bằng khen của Thủ tướng Chínhphủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, góp phầnvào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
- Cũng trong năm 2006 này, ACB vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN ViệtNam trao tặng Huân chương lao động hạng III
Nhìn nhận và đánh giá của khách hàng.
Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng
Trang 24khách hàng suốt hơn 13 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tincậy của khách hàng dành cho ACB Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển củaACB trong tương lai
Nhìn nhận và đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Kể từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần(năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tínhvững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục tám năm qua ACB luôn luôn xếp hạng A.Hơn nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%được quy định trong Thỏa ước Basel I của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS - Bankfor International Settlements) mà NHNN áp dụng Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn trongnhững năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB
Trang 252.2.3 Cơ cấu tổ chức.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA ACB
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của ACB năm 2007)
2.2.4 Vai trò của ACB đối với nền kinh tế.
Được công nhận là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam, kể từ khi
ra đời đến nay vừa tròn 15 năm ACB đã vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, khôngngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong những NHTM Cổ phầnhàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thànhtựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh đối nội và đối ngoại, công nghệ ngânhàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế, là niềm tự hào của hệthống ngân hàng Việt Nam, đã góp phần không nhỏ khẳng định với quốc tế rằng, hệ
Trang 26thống ngân hàng Việt Nam có thể cạnh tranh, đạt được nhiều thành công hơn so vớicác ngân hàng ở nước ngoài, mặc dầu quy mô của ngân hàng nước ngoài lớn hơn.
ACB cùng với các NHTM Cổ phần khác đóng vai trò là cánh tay đắc lực củanhà nước, giúp nhà nước điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và có hiệuquả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP ngày một nhanh và bền vững
Nhờ hoạt động huy động và cho vay của ngân hàng, với doanh số huy động vàcho vay ngày một tăng, đồng thời với các công cụ phòng ngừa rủi ro đạt tiêu chuẩnquốc tế giúp nguồn vốn trong xã hội không bị lãng phí và đựơc sử dụng một cách hiệuquả Và từ đó, mức sống của người dân ngày một nâng cao, hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp trở nên an toàn, đạt nhiều thành công lớn
ACB không ngừng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cung cấp ra thị trường,nhờ đó, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng các dịch vụ ngânhàng để kíêm lợi nhuận hay phòng ngừa rủi ro Đặc biệt, các công ty kinh doanh địa ốchay công ty chứng khoán trực thuộc ACB đã giúp cho hoạt động kinh doanh bất độngsản hay đầu tư chứng khoán diễn ra thuận lợi hơn
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong hai năm qua.
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 của ACB)
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng đều qua các năm, đặc biệt, trong năm 2007,vốn huy tăng 51% so với năm 2006.( tốc độ tăng từ 2001 đến 2006 lần lượt là: 14%,30%, 36%, 33%) Qua kết quả trên cho ta thấy, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
Á Châu là rất cao, khách hàng ngày càng tin tưởng và biết đến thương hiệu ACB, đócũng là thành quả của nỗ lực không ngừng trong việc đề ra những chiến lược việc làm
Trang 27hiệu quả trong công tác huy động vốn của ban quản trị ngân hàng cũng như sự nỗ lựclàm việc hết mình của toàn thể nhân viên ACB.
2.3.2 Tình hình cho vay.
Tương tự với huy động vốn, dư nợ tín dụng của ACB cũng tăng đều qua các năm.Qua cột trên, ta thấy, từ năm 2006, tốc độ tăng dư nợ tín dụng trở nên nhanh hơn so vớicác năm trước Năm 2007 cho vay tăng 32% so với năm 2006
tỷ VND
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 của ACB)
Qua kết quả trên ta cũng thấy, hiệu quả dư nợ của ngân hàng Á Châu là rất cao
ĐVT: triệu USD
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm
2006 30/9/2007
Doanh số kinh doanh ngoại tệ 2.939 3.756 7.712 8.994
Hoạt động thanh toán
- Doanh số chuyển tiền nhanh western union 58,3 83,5 106,6 98,3
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005,2006 và đến hết ngày 30/9/2007)
Cũng giống như các hoạt động cho vay hay huy động vốn, hoạt động kinhdoanh ngoại hối cũng tăng trưởng nhanh và bền vững, chứng tỏ hoạt động này cũng làmột hoạt động kinh doanh có hiệu quả của ACB
2.3.3.1 Kinh doanh ngoại tệ.
Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhậpkhẩu, ngoài khối lượng giao dịch chủ yếu bằng USD và các loại ngoại tệ mạnh khácnhư EUR, JPY, GBP, AUD, v.v., Phòng Kinh doanh ngoại hối của ACB còn cung cấp
Trang 28cho khách hàng một số ngoại tệ khác ít giao dịch trên thị trường thế giới như đồng BahtThái Lan (THB), Krone Đan Mạch (DKK), Krone Thụy Điển (SEK), v.v Doanh sốmua bán ngoại tệ đạt 8.999 triệu USD (quy tương đương) trong 9 tháng đầu năm 2007.
Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 30/9/2007
Doanh số kinh doanh (triệu USD) 2.939 3.756 7.712 8.999
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005,2006 và đến hết ngày 30/9/2007)
2.3.3.2 Hoạt động thanh toán quốc tế:
Là một dịch vụ truyền thống của ngân hàng, đóng góp tỷ trọng đáng kể trongtổng thu dịch vụ của ACB Trong những năm gần đây, ACB đã áp dụng một số chínhsách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức kýquỹ thư tín dụng (L/C nhập khẩu), chính sách bán ngoại tệ, Lượng ngoại tệ bán phục
vụ nhu cầu nhập khẩu khá ổn định Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế qua các nămnhư sau:
Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 30/9/2007
Doanh số Thanh toán quốc tế (triệu USD) 539 985 1.706 1.904
Phí dịch vụ thanh toán quốc tế (triệu đồng) 21,7 30,9 47,1 50,4
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005,2006 và đến hết ngày 30/9/2007)
Như vậy ta thấy hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực của ngân hàng tăng đềuhoặc tăng mạnh hơn so với những năm trước
Điều đó chứng tỏ, ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả, khách hàngngày càng tin tưởng vào chất lượng phục vụ vũng như uy tín của ACB
2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.
tỷ VND
Tiêu chí Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (2007 so với 2006) % tăng trưởng
Ta thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 68% so với năm 2005 nhưng đếnnăm 2007 thì lợi nhuận sau thuế đã tăng 242,4%, một con số tăng rất lớn Lợi nhuậntrước thuế năm 2007 tăng gần 2 lần so với năm 2006 Điều này chứng tỏ ACB hoạtđộng ngày càng có hiệu quả Hệ thống mạng lưới cũng không ngừng được đầu tư mở
Trang 29rộng ACB phấn đấu trong năm 2008 sẽ mở thêm 53 Chi nhánh, phòng giao dịch nữatrên địa ban toàn quốc.
2.4 Đánh giá năng lực bên trong của ngân hàng.
2.4.1 Chỉ tiêu về năng lực tài chính.
2.4.1.1 Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn
Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu qua các năm
2630
948 1100
6111
1273 1630 0
1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000
2005 2006 năm 2007
tỷ VND
vốn điều lệ vốn chủ sở hữu
Nguồn: báo cáo tài chính của ACB qua các năm 2005,2006, 2007)
Nhìn vào sơ đồ, ta có thể thấy vốn điều lệ qua các năm tăng, đặc biệt trong năm
2007, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tăng mạnh (vốn điều lệ năm 2007 tăng 139,1% sovới năm 2006, và vốn chủ sở hữu năm tăng 274,9% so với năm 2006) Điều đó cho tathấy tiềm lực về vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, phản ánh sức mạnh tài chính và khảnăng chống đỡ rủi ro của ACB cũng ngày một tăng
Trang 30Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng qua các
năm
1076 2877
256 258
470 505
1890 2056
695 463
1280 1681
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
AC B
Sa co
m ba nk
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng)
Nhìn vào biểu đồ trên, ta cũng thấy rằng, ACB có lợi nhuận sau thuế qua các nămđứng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần (chỉ đứng sau các ngân hàng thươngmại Nhà nước)
2.4.1.2 Khả năng thanh khoản
(*) Khả năng thanh toán ngay = Tài sản Có có thể thanh toán ngay (01 ngày)tài sản nợ đến hạn thanh toán ngay (01 ngày)
Số liệu qua các thời kỳ cho thấy ACB luôn duy trì khả năng thanh toán ở mức
an toàn cao Cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả qua các năm đều trên mức 1; nguồn vốnngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn của các năm thấp hơn nhiều so với mứccho phép của ngân hàng Nhà nước là 40% Điều này chứng minh rằng ACB khôngnhững quan tâm đến hiệu quả kinh doanh mà cò luôn thận trọng trong việc sử dụngnguồn vốn của cổ đông và của khách hàng
2.4.1.3 Mức sinh lợi: