1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập môn tâm thần học

38 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 84,07 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược

ĐỀ CƯƠNG TÂM THẦN Câu 1: Mô tả hội chứng trầm cảm (điển hình và không điển hình)? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào? 1. Hội chứng trầm cảm điển hình: a) Biểu hiện bằng tam chứng trầm cảm cổ điển: ∗ Cảm xúc ức chế: − Người bệnh khí sắc suy sụp, buồn rầu, phiền não không tương xứng với hoàn cảnh. − Giảm hoặc mất quan tâm, ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú. − Cảm giác âm u khó xác định về một điều bất hạnh, cảm giác nặng nề về thể chất, nhìn thế giới tẻ nhạt, xám ngắt, ảm đạm, không có tiền đồ. ∗ Tư duy ức chế: − BN ít nói, suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, giọng nói đơn điệu, lời nói chậm, ngắt quãng. − Ý tưởng tự ti, tự cho mình hèn kém. − Giảm tính tự trọng và lòng tự tin. − Ý tưởng bị tội, không xứng đáng, nặng có hoang tưởng tự buộc tội dẫn đến hành vi tự sát. ∗ Vận động ức chế: − BN chậm chạp vận động, ngồi nằm lâu một tư thế − Điệu bộ nghèo nàn, cứng nhắc, các cử chỉ chậm, hiếm. − Nặng có thể bất động. b) Gặp trong: − Rối loạn cảm xúc giai đoạn trầm cảm. − Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại trầm cảm. − Rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm. − Trầm cảm tái diễn. 2. Hội chứng trầm cảm không điển hình: Có thể có những trường hợp trầm cảm không điển hình trong đó đáng lẽ bất động, bệnh nhân lại kích động: lăn lộn, khóc lóc kể lể, than phiền với mọi người. (1) Trầm cảm cơ thể: Theo ICD 10, trầm cảm cơ thể (hay trầm cảm không điển hình) là một trạng thái trầm cảm thực thụ nhưng không đủ tiểu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm điển hình, biểu hiện sự pha trộn các triệu chứng trầm cảm nhẹ với các triệu chứng dạng cơ thể kéo dài không do nguyên nhân thực tổn. (2) Trầm cảm vật vã, trầm cảm kích động: một số trường hợp thay cho sự ức chế vận động là hưng phấn, rên rỉ, than vãn, bối rối, đi đi lại lại, vật vã kích thích. (3) Sững sờ trầm cảm: trong trạng thái trầm cảm nặng, sự ức chế vận động có thể đạt tới mức độ bất động hoàn toàn. BN không trả lời những câu hỏi, không phản ứng với các tác nhân kích thích bên ngoài. Bề ngoài giống căng trương lực nhưng khác căng trương lực là không rõ nét hiện tượng phủ định, uốn sáp tạo hình, đặc biệt quan trọng là có tính chất diễn đạt cảm xúc trên mặt đau khổ của họ. (4) Xung động trầm cảm: Khi trầm cảm có ức chế vận động nặng bất ngờ được thay bằng cơn kích động buồn rầu, mãnh liệt. BN trong cơn tuyệt vọng, không nén được, xông tới cửa sổ, đập đầu vào tường, tự cào cấu mặt mày mình. (5) Trầm cảm lo âu: trầm cảm kèm theo lo lắng, sợ hãi, nói lặp đi lặp lại liên tục một cách lo âu. (6) Trầm cảm tuần hoàn hay nỗi buồn sinh thể: buồn rầu kèm bứt rứt toàn thân (cảm giác khó chịu ở ngực, toàn thân uể oải, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc rõ). (7) Trầm cảm loạn cảm giác bản thể: trong cơn trầm cảm có loạn cảm giác bản thể nổi lên hàng đầu (cảm giác nặng nề, đau đớn ở những phần khác nhau của cơ thể, tăng dị cảm ). (8) Trầm cảm thực vật: cảm xúc buồn rầu kèm theo lo âu, nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm thất thường, rối loạn giấc ngủ, táo bón, xu hướng sụt cân, rối loạn kinh nguyệt. Câu 2: Mô tả hội chứng Paranoid? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào? a) Hội chứng Paranoid: gồm có 3 thành phần: − Hoang tưởng các loại không có hệ thống: bị truy hại, bị chi phối, ghen tuông − Ảo giác giả (có thể có ảo giác thật nữa) − Hội chứng tâm thần tự động: + Ý tưởng tự động: ý nghĩ của mình đã bị bộc lộ, bị đánh cắp, do người khác làm sẵn đặt vào + Cảm giác tự động: người khác gây cho BN các loại cảm giác (nóng, lạnh, đau, đói, khát ) + Vận động tự động: người khác dùng tay mình để mở cửa, dùng lưỡi của mình để nói. b) Thường gặp trong: - Thực tổn: viêm não, u não, tăng ALNS, nghiện chất: amphetamin, cocain - Nội sinh: loạn thần cấp, TTPL, trầm cảm nặng có loạn thần c) Trong hội chứng nếu nhân tố hoang tưởng nổi bật, còn nhân tố ảo giác giả và tâm thần tự động mờ đi thì gọi là hội chứng paranoid đơn thuần. Câu 3: Mô tả hội chứng hưng cảm? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào? 1. Hội chứng hưng cảm điển hình: a) Biểu hiện bằng tam chứng hưng cảm cổ điển. ∗ Cảm xúc hưng phấn: − Khí sắc tăng cao không tương xứng với hoàn cảnh. − BN vui vẻ, khoan khoái, dễ chịu, tràn đầy sinh lực, nhìn cuộc sống tưới sáng, lạc quan, tiền đồ xán lạn. Quá khứ và tương lai được đánh giá với một sắc thái hoan hỉ. ∗ Tư duy hưng phấn: − BN nói nhiều, tư duy nhịp nhanh phi tán, liên tưởng mau lẹ, ý tưởng nông cạn, dễ chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. − BN giàu ý tưởng tự đại, hùng mạnh, có thể đạt tới mức độ hoang tưởng tự cao. ∗ Vận động hưng phấn: − BN tăng năng lượng hoạt động, can thiệp vào mọi công việc của người khác. Họ làm việc không mệt mỏi, khi việc này khi việc khác nhưng không việc gì làm được đến nơi đến chốn. Thường là không kích động, chỉ kích động khi nào kiệt sức hay có bệnh nhiễm khuẩn và bệnh cơ thể kèm theo b) Gặp trong: − Rối loạn cảm xúc giai đoạn hưng cảm. − Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại hưng cảm. − Rối loạn phân liệt cảm xúc loại hưng cảm. 2. Các trạng thái hưng cảm không điển hình: Có nhiều trường hợp hưng cảm không điển hình như: hưng cảm vui đơn thuần (không liên tưởng nhanh, không hoạt động nhiều) hưng cảm kèm theo hoang tưởng, hưng cảm giận dữ v.v… (1) Hưng cảm nhẹ (hay hưng cảm vui vẻ): hưng cảm có tư duy nhanh, hoạt động tăng biểu hiện mức độ nhẹ. (2) Hưng cảm lú lẫn: Hưng cảm biểu hiện khá mạnh, nhịp tư duy nhanh đến nỗi như có tính chất nhảy vọt ý tưởng, không theo kịp “cơn lốc” của quá trình liên tưởng, đạt tới mức độ rời rạc và hoạt động tăng cường đạt tới mức độ hưng phấn lộn xộn. (3) Hưng cảm mộng thức: hưng cảm đạt tới mức độ cao nhất có thể xuất hiện trạng thái mù mờ ý thức kiểu mộng mị. (4) Hưng cảm giận dữ: hưng cảm kèm theo bẳn gắt, nổi nóng. (5) Hưng cảm kích động: Hưng cảm nặng kèm theo kích động mang tính chất công kích tấn công cuồng bạo hỗn độn. (6) Hưng cảm loạn thần: hưng cảm kèm theo các hoang tưởng, ảo giác.  Các trạng thái hưng cảm này gặp trong bệnh tâm thần phân liệt, loạn thần thực tổn, loạn thần do rượu, loạn thần phản ứng Câu 4: Mô tả hội chứng căng trương lực? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào? Hội chứng căng trương lực: gồm 2 trạng thái kích động và bất động. 2 trạng thái này thường xuất hiện kế tiếp nhau, thay đổi cho nhau: 1. Hội chứng kích động căng trương lực (thuộc hội chứng hưng phấn tâm lý vận động): − Xuất hiện đột ngột, từng đợt xem kẽ với trạng thái bất động. − Chủ yếu là những động tác dị thường, vô ý nghĩa, không mục đích, thường có tính chất định hình đơn điệu: + Rung đùi, lắc người nhịp nhàng + Động tác định hình, trợn mắt trừng trừng, đập tay vào vai, vỗ tay + Nhại lời, nhại cử chỉ, nhại nét mặt − Trạng thái kích động mang nhiều hình thái khác nhau, gồm những trạng thái kế tiếp sau: kích động có tính chất bàng hoàng, kịch tính  kích động si dại, lố bịch  kích động kiểu xung động  kích động im lặng. 2. Hội chứng bất động căng trương lực (thuộc hội chứng ức chế tâm lý vận động): − Bắt đầu bằng trạng thái bán bất động: ngày càng ít nói, luôn ngồi ở một tư thế, chán ăn. − Rồi đến hiện tượng giữ nguyên dáng: đặt tay chân, đầu ở tư thế nào thì giữ nguyên tư thế ấy trong một thời gian tương đối dài. − Có thể xuất hiện tiếp triệu chứng Pavlov: hỏi to không trả lời, hỏi thầm hay hỏi bằng giấy thì trả lời chút ít. Đưa thức ăn không cầm, lấy đi thì giật lại − Rồi đến trạng thái phủ định: không nói, không ăn. Phủ định thụ động (không làm theo lệnh thầy thuốc) hay phủ định chủ động (làm ngược lại lệnh thầy thuốc). − Rồi bất động hoàn toàn: báo hiệu = triệu chứng gối không khí (nâng đầu BN lên khỏi giường, BN giữ tư thế ấy như gối không khí). Tất cả các cơ đều căng thẳng, nằm im như khúc gỗ. + Trong trạng thái bất động có thể có động tác định hình: nhại lời, nhại cử chỉ, nhại nét mặt như trong kích động căng trương lực. + Có thể không rối loạn ý thức hay rối loạn kiểu mê mộng. + Trạng thái bất động có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm. Gặp trong các bệnh có tổn thương thực thể não như viêm não, tâm thần phân liệt thể căng trương lực, trầm cảm hoặc hưng cảm, ngấm thuốc an thần kinh… Câu 5: Mô tả hội chứng tâm thần tự động? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào? − Hội chứng tâm thần tự động: + Ý tưởng tự động: ý nghĩ của mình đã bị bộc lộ, bị đánh cắp, do người khác làm sẵn đặt vào + Cảm giác tự động: người khác gây cho BN các loại cảm giác (nóng, lạnh, đau, đói, khát ) + Vận động tự động: người khác dùng tay mình để mở cửa, dùng lưỡi của mình để nói. Gặp trong: - Thực tổn: viêm não, u não, tăng ALNS, nghiện chất: amphetamin, cocain - Nội sinh: loạn thần cấp, TTPL, trầm cảm nặng có loạn thần Câu 6: So sánh ảo giác thật và ảo giác giả? Cho ví dụ. a) Giống nhau: đều là ảo giác: − Cảm giác, tri giác như có thật về 1 sự vật, 1 hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan − Xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân. − Có thể kèm theo hay không kèm theo rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn tư duy (mất phê phán về tri giác sai lầm của mình) − Có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thực hay xuất hiện riêng lẻ. − Phân loại theo giác quan b) Phân loại theo nhận thức và thái độ của BN đối với ảo giác: Ảo giác thật Ảo giác giả Nhận thức − BN tiếp nhận ảo giác như những hiện tượng, sự vật có thật trong thực tại. − Không nghi ngờ về tính có thật của ảo giác. − Không phân biệt ảo giác với sự vật thật − BN xem ảo giác như những sự vật, hiện tượng lạ lùng không giống với thực tại. − Nghi ngờ về tính có thật của ảo giác. − Phân biệt ảo giác với sự vật thật. Nguồn gốc Thường từ bên ngoài, hiện thực khách quan nên: - Vị trí bên ngoài, xác định - Sự vật cụ thể rõ ràng. BN thấy ảo giác xuất hiện trong chủ quan bên trong tư duy, trí tưởng tượng của mình nhiều hơn là trong thực tại khách quan nên: - Vị trí: trong đầu hoặc bên ngoài nhưng không xác định rõ ràng - Hình ảnh hay biểu tượng không rõ ràng, mơ hồ. Tính chất chi phối Không nghĩ rằng có ai làm ra ảo giác, bắt mình phải tiếp thu. Luôn mang tính chất bị chi phối (do người khác làm ra): BN cho rằng có người nào đó gây ảo giác cho mình, ví dụ: làm cho ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng Phân loại − Ảo thanh. − Ảo thị − Ảo vị và ảo khứu − Ảo giác xúc giác. − Ảo giác nội tạng và ảo giác về sơ đồ cơ thể. − Các ảo giác đặc biệt: ảo thanh chức năng, ảo giác lúc giờ thức giấc ngủ. − Ảo thanh giả. − Ảo thị giả − Ảo giác giả vận động. Gặp trong − Tổn thương thực tổn, sử dụng các chất gây nghiện: rượu, các chất dạng amphetamin − TTPL, loạn thần cấp… Ví dụ Nghe thấy rõ ràng tiếng người nói với mình phát ra từ một vị trí xác định trong phòng nhưng không hề có trong thực tế. Tiếng người nói trong đầu không rõ đàn ông hay đàn bà, lạ quen Câu 7: So sánh ảo tưởng và ảo giác. Cho ví dụ? a) Giống nhau: − Đều là thuộc về rối loạn cảm giác – tri giác − Đều phân loại theo giác quan b) Khác nhau: Ảo tưởng Ảo giác Định nghĩa Là tri giác sai lệch về toàn bộ một sự vật hay một hiện tượng bên ngoài. Là cảm giác, tri giác như có thật về một sự vật, một hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan. Bản chất Tri giác có đối tượng Tri giác không có đối tượng Trạng thái bình thường Có thể xuất hiện ở người bình thường trong những điều kiện làm việc trở ngại quá trình tri giác như: không chú ý đầy đủ, ánh sáng lờ mờ, tiếng nói không rõ ràng, quá mệt nhọc, quá lo lắng, sợ hãi, chờ đợi lâu. Ở người bình thường, ảo tưởng nhanh chóng mất đi khi các điều kiện trở ngại không còn nữa Không bao giờ gặp ở người bình thường. Trạng thái bệnh lý Xuất hiện trong các tình trạng bệnh lý: ảo tưởng cảm xúc (lo âu, sợ hãi, hưng cảm, trầm cảm), ảo tưởng lời nói (trầm cảm), ảo ảnh kỳ lạ (mê sảng, mê mộng) − Là triệu chứng loạn thần gặp trong các bệnh loạn thần khác nhau, có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thực hay xuất hiện riêng lẻ. − Xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân. − Ảo giác có thể kèm theo hay không kèm theo rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn tư duy (mất phê phán về tri giác sai lầm của mình) Phân loại − Phân loại theo giác quan: ảo tượng thị giác, ảo tưởng thính giác, ảo tưởng vị giác, khứu giác − Phân loại theo trạng thái bệnh lý: + Ảo tưởng cảm xúc. + Ảo tưởng lời nói + Ảo ảnh kỳ lạ. − Theo giác quan: ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo giác xúc giác, ảo giác nội tạng. − Theo hình tượng kết cấu: ảo giác thô sơ, ảo giác phức tạp. − Theo nhận thức, thái độ của BN đối với ảo giác: ảo giác thật, ảo giác giả. Thí dụ − Nhìn dây thừng tưởng là con rắn. − Nghe thấy có người nói trong đầu Câu 8: So sánh hoang tưởng suy đoán và hoang tưởng cảm thụ? Cho ví dụ. (Câu 8) ∗ Hoang tưởng: − Là những ý tưởng phán đoán sai, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, BN cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích đả thông được, chi phối cảm xúc, hành vi của BN. − Chỉ mất đi khi bệnh khỏi hay thuyên giảm. ∗ Phân loại hoang tưởng theo phương thức kết cấu: Hoang tưởng suy đoán Hoang tưởng cảm thụ Nội dung Vô cùng phong phú, tất cả ước mơ, khuynh hướng, lo lắng, sợ hãi của con người đều có thể trở thành chủ đề hoang tưởng suy đoán Phong phú Nguồn gốc Nguyên phát: thường xuất hiện không liên quan với ảo giác, ảo tưởng hay các rối loạn tri giác khác − Thứ phát: xuất hiện sau các rối loạn của tri giác hay cảm xúc hay ý thức. Tính chất, đặc điểm xuất hiện. − Xây dựng thuần tuý theo logic lệch lạc của BN. Biểu hiện: + Sự rối loạn trong việc phản ánh mối liên quan nội tại giữa các sự vật và hiện tượng. + Khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tư duy chưa trưởng thành của BN. − Thường là những hoang tưởng chi ly dai dẳng, phát triển thành hệ thống. − Hình thành từ từ, bền vững − BN không có logic lệch lạc − Ý tưởng rời rạc, không kế tục. − Không bền vững RL cảm xúc đi kèm − Lo lắng, sợ hãi, giận dữ − Tự ti − Tự cao Cảm xúc căng thẳng, bàng hoàng, ngơ ngác. RL hành vi đi kèm Rối loạn nhiều Có rối loạn Nhân cách Làm biến đổi nhân cách một cách sâu sắc Nhân cách không bị biến đổi nhiều Phân loại − Nhóm hoang tưởng bị truy hại, bị chi phối. − Nhóm hoang tưởng tự tin, tự phủ định. − Nhóm hoang tưởng khuêch đại. − Hoang tưởng nhận nhầm. − Hoang tưởng gán ý. − Hong tưởng đóng kịch. − Hoang tưởng biến hình bản thân. − Hoang tưởng kỳ quái Gặp trong TTPL, giai đoạn trầm cảm, hưng cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực TTPL, có thể gặp trong loạn thần trước tuổi già, loạn thần do tai biến mạch máu não Tiên lượng Nặng Nhẹ hơn [...]... thể và tâm thần: Yoga làm cơ thể khỏe mạnh, hoạt động CXK tâm thần thư thái và ngược lại tâm thần thư tháicơ thể khỏe mạnh + Phản hồi giữa hô hấp và tâm thần: tập thở chậm, đều tâm thần điềm tĩnh và ngược lại tâm thần điềm tĩnhthở khí công sẽ tốt hơn 3 Chỉ định: − Người khỏe mạnh: VĐV, nhà du hành vũ trụ, nhân viên hàng không − Phòng chống stress và các rối loạn nhất thời do stress − Các bệnh tâm căn:... tiến: − Rút ngắn từ 6 bài tập xuống 3 bài và thời gian tập từ 6 tháng xuống 3 tuần − Sử dụng máy ghi âm hỗ trợ cho quá trình ám thị của người tập, giúp thành công nhanh chóng − Kết hợp với phương pháp khí công − Luyện tập các tư thế Yoga ∗ Luyện tập thư giãn: − 3 bài tập cơ bản: + Bài 1: bài tâm thần thư thái: ngồi hoặc nằm thoải mái, tay chân duỗi, cơ bắp để mềm, thở khí công Nhẩm tập trung “toàn thân... nội tâm bên trong, chủ yếu bằng tính khó thâm nhập, kỳ dị, khó hiểu Thế giới tự kỷ là thế giới riêng của người bệnh, trong đó các quy luật tự nhiên, xã hội đều bị đảo lộn, không áp dụng được cho mọi người khác 3 Thế năng tâm thần giảm sút: Thế năng tâm thần là năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động tâm thần, biểu hiện bằng tính nhiệt tình, tính năng động, tính linh hoạt và sáng tạo… Khi thế năng tâm thần. .. tâm căn ám ảnh − Bệnh tâm căn hệ thống chức năng (tức bệnh cơ thể tâm sinh) − Bệnh tâm căn đơn chứng ở trẻ em: đái dầm, nói lắp b) Khuynh hướng mở rộng: Theo quan điểm bệnh sinh khác nhau, chia thêm (phương Tây): − Bệnh tâm căn lo âu − Bệnh tâm căn trầm cảm − Bệnh tâm căn chấn thương − Bệnh tâm căn tim, dạ dày, thực vật Mơ hồ ranh giới bệnh tâm căn và bệnh tâm thần khác; không sát với thực tế lâm... nhất, hoặc là nguyên nhân chủ yếu − Nguyên nhân cơ thể không có hoặc không đáng kể − Bệnh tiến triển có liên quan chặt chẽ với trạng thái tâm thần − Điều trị bằng liệu pháp tâm lý có kết quả rõ rệt c) So sánh bệnh tâm căn, bệnh CTTS, bệnh cơ thể: Bệnh Nguyên nhân Vai trò nhân cách Biểu hiện lâm sàng Chẩn đoán Điều trị ∗ ∗ SCTT Tâm căn Cơ thể tâm sinh SCTT Thực thể Quan trọng Quan trọng Ít quan trọng... những sang chấn tâm thần có ý nghĩa thông tin riêng, tác động những nhân cách có cấu trúc đặc biệt, trong những điều kiện ảnh hưởng của cơ thể và môi trường 2 Nguyên nhân gây ra các bệnh tâm căn: các stress (sang chấn tâm thần) ∗ Stress (SCTT) là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người, tác động vào tâm thần, gây ra những... không tìm được lối thoát trong tương lai (8) Sang chấn càng bất ngờ càng có tính gây bệnh (9) Những SCTT gây phân vân, dao động, xung động là những sang chấn thường gây bệnh 3 Phân loại: có 2 khuynh hướng đối lập a) Khuynh hướng thu hẹp: ∗ Theo loại hình thần kinh của Paplop: − Bệnh tâm căn Hysteria − Bệnh tâm căn suy nhược tâm thần − Bệnh tâm căn suy nhược ∗ Các tác giả Liên Xô thêm vào: − Bệnh tâm. .. nhưng không xua đuổi được Hoang tưởng Là những ý tưởng phán đoán sai, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, BN cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích đả thông được, chỉ mất đi khi bệnh khỏi hay thuyên giảm, chi phối cảm xúc, hành vi của bệnh nhân Biết ý tưởng đó là sai, cố gắng xua đuổi ý Cho rằng những ý tưởng phán đoán là tưởng ấy nhưng không xua đuổi được đúng, không thể... − Liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo − Cá nhân bất mãn hoặc yêu sách khi không đạt được, nảy sinh ý tưởng doạ tự sát và tự sát thật sự − Ở người không bị bệnh tâm thần: do quá nhục nhã, quá thất vọng, phạm tột quá lớn, do đau khổ vì quá nhiều bệnh…mà ẩn chứa trong đó sự sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, chán nản cao độ không lối thoát b) Tự sát liên quan đến bệnh cơ thể và tâm thần: − Các bệnh cơ thể mạn tính:... Định nghĩa: Kích động trong tâm thần là một trạng thái cấp cứu thường gặp, biểu hiện sự hưng phấn tâm lý vận động mãnh liệt, quá mức, xuất hiện đột ngột, không có mục đích rõ ràng, không phù hợp với hoàn cảnh, mang tính chất phá hoại, nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người xung quanh 2 Nguyên nhân: a) Kích động do phản ứng căn nguyên tâm lý: − Do sang chấn tâm thần mạnh: cơn kích động cảm . thể và tâm thần: Yoga làm cơ thể khỏe mạnh, hoạt động CXK tâm thần thư thái và ngược lại tâm thần thư tháicơ thể khỏe mạnh. + Phản hồi giữa hô hấp và tâm thần: tập thở chậm, đều tâm thần điềm. năng tâm thần giảm sút: Thế năng tâm thần là năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động tâm thần, biểu hiện bằng tính nhiệt tình, tính năng động, tính linh hoạt và sáng tạo… Khi thế năng tâm thần. công. − Luyện tập các tư thế Yoga ∗ Luyện tập thư giãn: − 3 bài tập cơ bản: + Bài 1: bài tâm thần thư thái: ngồi hoặc nằm thoải mái, tay chân duỗi, cơ bắp để mềm, thở khí công. Nhẩm tập trung “toàn

Ngày đăng: 18/12/2014, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w