Rối loạn tâm thần thực tổn cấp: được biểu hiện bằng các hội chứng.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn tâm thần học (Trang 30 - 38)

a) Các hội chứng rối loạn ý thức:

− Rối loạn ý thức: mê sảng, mê mộng, lú lẫn, hoàng hôn, hoặc u ám, bán hôn mê, hôn mê.

− BN rối loạn các năng lực định hướng, hoạt động tâm thần bị chậm lại, ý thức bị trống rỗng, tri giác sự vật và hiện tượng chung quanh không rõ ràng, khó đầy đủ.

− Nét mặt thờ ơ, lờ đờ, bàng quan.

− Nặng, BN mất khả năng phản ứng với môi trường chung quanh, giảm hoặc mất các phản xạ thần kinh, xuất hiện nhiều rối loạn thần kinh thực vật - nội tạng trầm trọng.

b) Kích động giống động kinh:

− Thường trong trạng thái mù mờ ý thức, BN có kích động giống động kinh.

+ Kích động mãnh liệt mang tính chất xung động, vùng bỏ chạy trốn người truy hại mình.

+ Kèm theo, BN sợ hãi, la hét, vẻ mặt hoảng hốt, lo ấu.

− Trạng thái này diễn ra trong một thời gian ngắn rồi đột nhiên chấm dứt. c) Rối loạn trí nhớ (hội chứng Korsakop nhất thời).

− Thường xuất hiện sau CTSN.

− Biểu hiện:

+ Rối loạn trí nhớ về những sự việc mới xảy ra (rối loạn trí nhớ gần) do ghi nhận kém →

mất định hướng do quên. Thay vào chỗ quên có thể có bịa chuyện.

+ Rối loạn trí nhớ chỉ xuất hiện nhất thời và có khả năng hồi phục được. d) Giảm sút trí tuệ:

− Khó tập trung chú ý, định hướng chung quanh không đầy đủ → khó lĩnh hội kiến thức mới.

− Tư duy và năng lực phán đoán suy luận giảm →↓ khả năng tính toán học tập.

− Một số trường hợp, BN có sự suy thoái về tính kiềm chế cảm xúc, cảm xúc không ổn định hoặc kích thích giận dữ hoặc bàng quan vô cảm.

Câu 23: Cách sử dụng các thuốc an thần kinh điển hình: tác dụng, chỉ định, chống chỉ định?

1. Tác dụng:

− 3 tác dụng:

+ Chống loạn thần (chống hoang tưởng, ảo giác, tư duy phân liệt).

+ Tác dụng an dịu (chống kích động)

+ Giải ức chế (chống tính ỳ: căng trương lực).

− Tác dụng thay đổi theo liều lượng và nhóm thuốc. 2. Chỉ định: Điều trị tất cả các trạng thái loạn thần.

3. Chống chỉ định:

− Các bệnh cơ thể nặng, nhiễm khuẩn nặng.

− Các bệnh thần kinh: xơ rải rác, nhược cơ, Parkinson.

− Bệnh glocoma.

− Hôn mê do ngộ độc.

− Reserpin không dùng kết hợp với IMAO và sốc điện.

4. Liều lượng & cách sử dụng: Tùy thuộc bệnh nhân và loại triệu chứng

a) Liều:

− Thường dùng liều trung bình:

Tác dụng Thuốc Liều trung bình

An dịu (nhiều hơn) Nozinan Reserpin Aminazine 50 – 300 mg 2 – 5 mg 100 – 500 mg Đa trị Haloperidol 6 - 25 mg Giải ức chế

(nhiều hơn) FrenolonMajeptil

Sulpirit

5 – 30 mg 10 – 70 mg

200 – 1800 mg

− Nói chung, tác dụng các thuốc đều chống loạn thần, một số nhiều tác dụng an dịu, một số khác nhiều tác dụng giải ức chế.

+ Haloperidol: tác dụng tốt trong các trường hợp hoang tưởng, ảo giác hoặc kích động lú lẫn.

+ Nozinan: trầm cảm, hành động tự sát.

+ Sulpirit: căng trương lực.

− Liều dùng được xác định dựa trên 2 tiêu chuẩn:

+ Sự thuyên giảm các triệu chứng.

+ Trạng thái ngấm thuốc.

 Khi bắt đầu có hội chứng ngấm thuốc (giống Parkinson) thì dừng liều rồi hạ dần xuống cho đến khi triệu chứng vẫn thuyên giảm mà không còn hội chứng giống Parkinson là đạt được liều thích hợp cho từng BN.

b) Cách sử dụng:

− Tiêm bắp trong trường hợp cấp và BN không chịu uống.

− Điều trị lâu dài  dùng đường uống

+ Với liều thấp: uống cả liều vào buổi tối

+ Với liều cao: 2/3 tối, 1/3 sáng.

Câu 24: Cách sử dụng các thuốc bình thần (giải lo âu): tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và biến chứng?

1. Tác dụng:

− Chống lo âu (giảm kích thích và các RL thần kinh thực vật kèm theo lo âu).

− Ngoài ra còn có tác dung: an dịu, giãn cơ, chống co giật, gây ngủ. 2. Chỉ định: rất rộng.

− Các bệnh có kèm lo âu: bệnh tâm căn, bệnh cơ thể tâm sinh và nhiều bệnh nội, ngoại khoa khác.

− Bệnh động kinh.

− Các bệnh có kèm theo co thắt cơ.

3. Chống chỉ định: Seduxen ít có tác dụng phụ và nếu có cũng không quan trọng:

− Làm giảm sự chú ý → không dùng khi đang lái xe, đang làm việc.

− Làm giãn cơ  không dùng trong trường hợp nhược cơ. 4. Liều lượng:

− Trung bình 5 – 10 mg/ngày.

− Trường hợp mất ngủ nhiều: 30 mg/ngày.

5. Cách dùng: uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp.

6. Biến chứng:

− Dùng lâu ngày có thể gây nghiện thuốc, hội chứng cai khi ngừng thuốc: buồn nôn, đau đầu, ra nhiều mồ hôi, run, mất ngủ, giật cơ.

− Cắt thuốc đột ngột có thể gây động kinh.

− Giảm sự tập trung chú ý. Lú lẫn, rối loạn định hướng (thường gặp ở người già)

− Gây giãn cơ, nhược cơ.

Câu 25: Sử dụng thuốc chống trầm cảm: tác dụng, chỉ định, CCĐ, liều dùng và biến chứng?

1. Tác dụng:

− Chống trầm cảm, hoạt hóa tâm thần, vận động, giảm đau, tăng hoạt động.

− Giảm lo âu và ám ảnh, chống hoảng sợ cấp.

2. Chỉ định: Điều trị các triệu chứng trầm cảm nội sinh, phản ứng và tâm căn.

3. Chống chỉ định: thuốc CTC 3V

− Không dùng kết hợp với IMAO

− BN rối loạn tim mạch nặng, SHH nặng.

− BN glocoma.

− Phụ nữ có thai, người già, xơ mạch máu não kèm theo. 4. Liều dùng:

Thuốc CTC 3V Thuốc CTC mới

Amitriptylin 50-100 mg/24h Melipramin 50-150 mg/24h Anafranil 50-150 mg/24h Fluoxetin 20-40 mg/24h Fluvoxamin 100-200 mg/24h Paroxetin 20-40 mg/24h Sectralin 50-100 mg/24h

Tianeptine viên 12,5 mg x 3 viên/24h chia 3 5. Biến chứng:

− Rối loạn thần kinh thực vật (tác dụng kháng Cholin): tụt HA khi đứng, nhịp tim nhanh, táo bón, khô miệng, vã mồ hôi.

− Tăng nhãn áp góc đóng, mờ mắt

− Rối loạn thần kinh: mất thăng bằng, run đầu chi, co giật.

Câu 26: Các biến chứng do thuốc an thần kinh điển hình gây ra và xử trí?

a) Thuốc ATK dùng cho BN loạn thần thường dùng kéo dài nên có thể gây ra biến chứng.

Một số biến chứng:

− Các rối loạn vận động do thuốc (ngoại tháp).

o Loạn trương lực cơ cấp: co kéo các cơ đầu mặt cổ gây xoắn vặn, chảy dãi, khó nuốt. o Trạng thái bồn chồn, bất an: đứng ngồi không yên, đi đi, lại lại.

o Triệu chứng giống Parkinson: cứng cơ, run, tăng trương lực cơ, nét mặt đờ đẫn... o Loạn động muộn.

o Hội chứng an thần kinh ác tính: sốt cao, lú lẫn, rối loạn thần kinh thực vật.

− Một số biến chứng khác:

+ Hạ HA tư thế.

+ Viêm da dị ứng.

+ Viêm gan nhiễm độc.

+ Giảm BC, mất BC đa nhân.

+ Ngấm độc cấp: u ám, hôn mê, sốt cao, run...

b) Cần theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện biến chứng, cắt thuốc và điều trị biến chứng:

− Phải khám xét LS và CLS cẩn thận để phát hiện những trường hợp chống chỉ định.

− Theo dõi HA, đề phòng hiện tượng hạ HA những ngày điều trị đầu tiên hoặc đứng dậy...

− Hội chứng giống Parkinson: cắt thuốc, điều trị Artane 6 – 10 mg/ngày.

− Theo dõi màu da, phát hiện da dị ứng (mẩn đỏ).

− XN huyết học định kỳ: giảm BC, mất BC đa nhân.

− Khi ý thức bắt đầu u ám, theo dõi chặt chẽ kịp thời phát hiện triệu chứng ngấm độc cấp có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Câu 27: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo ICD 10?

Các triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán bệnh TTPL:

1. Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt, bị đánh cắp, bị phát thanh.

2. Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt với vận động cơ thể, các chi hoặc có liên quan với hành vi, cảm giác đặc biệt.

3. Các ảo thanh bình phẩm thường xuyên về hành vi của bệnh nhân, hay thảo luận với nhau về BN, hoặc các ảo thanh khác xuất phát từ bộ phận nào đó của cơ thể.

4. Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa và hoàn toàn không thể có được (như tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị) hoặc mang tính chất kỳ quái như khả năng điều khiển thời tiết, tiếp xúc với người của thế giới khác.

5. Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua không có nội dung rõ ràng hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần, nhiều tháng.

6. Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan hay lời nói không thích hợp, ngôn ngữ bịa đặt.

7. Tác phong căng trương lực: kích động, bất động giữ nguyên dáng, phủ định không nói, sững sờ.

8. Các triệu chứng âm tính (như vô cảm, ngôn ngữ nghèo nàn, cảm xúc cùn mòn, cách ly xã hội, giảm sút hiệu suất lao động xã hội) không do trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra.

9. Biến đổi toàn diện tập tính cá nhân, như mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

− Các triệu chứng tâm thần đặc trưng: có ít nhất 1 triệu chứng rõ rệt thuộc nhóm triệu chứng 1 – 4 (nếu ít rõ rệt thì phải có ≥ 2 triệu chứng); hoặc có ít nhất 2 triệu chứng thuộc nhóm 5 - 9

− Các triệu chứng trên phải tồn tại rõ ràng ≥ 1 tháng. Nếu các triệu chứng tồn tại < 1 tháng, phải chẩn đoán rối loạn loạn thần cấp giống phân liệt (F23.2)

− Không có triệu chứng hưng cảm hay trầm cảm điển hình. Nếu có thì các triệu chứng cảm xúc này phải xuất hiện sau các triệu chứng phân liệt và không điển hình. Nếu các triệu chứng phân liệt lẫn cảm xúc phát triển và cân bằng nhau thì phải chẩn đoán là rối loạn phân liệt cảm xúc (F25).

− Loại trừ bệnh thực thể não, trạng thái nhiễm độc ma tuý.

Chẩn đoán phân biệt: Rối loạn phân liệt cảm xúc / Rối loạn loại phân liệt / Loạn thần thực

Câu 28: Tiên lượng bệnh tâm thần phân liệt dựa vào những yếu tố gì?

1. Các thể tiến triển:

a. Tiên lượng tương đối tốt với các thể sau: F20.X3: Từng giai đoạn có thuyên giảm F20.X4: Thuyên giảm hoàn toàn

F20.X2: Từng giai đoạn với thiếu sót ổn định b. Tiên lượng tương đối xấu với các thể sau:

F20.X0: Liên tục

F20.X1: Từng giai đoạn với thiếu sót tăng dần 2. Cơ địa người bệnh

a. Tương đối tốt nếu:

- Bệnh phát sinh muộn, càng lớn tuổi càng nhẹ

- Nhân cách trước bệnh lý: thích ứng, hòa hợp với môi trường xung quanh - Có những nhân tố bên ngoài thúc đẩy

- Yếu tố di truyền ít

- Còn tiếp xúc được, thâm nhập được b. Tương đối xấu nếu:

- Bệnh phát sinh ở tuổi trẻ, càng trẻ tuổi càng nặng - Nhân cách trước bệnh lý: kín đáo, cô độc

- Bệnh nội sinh, không có nhân tố bên ngoài thúc đẩy - Yếu tố di truyền nặng

- Cảm xúc khô lạnh, khó tiếp xúc được, thâm nhập 3. Các yếu tố khác

- Tính chất và đặc điểm bệnh lý tâm thần: khởi phát cấp diễn, triệu chứng dương tính chiếm ưu thế, đáp ứng điều trị tốt thì tiên lượng tôt. Khởi phát từ từ, triệu chứng âm tính là chủ yếu, đáp ứng điều trị khó khăn thì tiên lượng xấu.

- Yếu tố can thiệp: Phát hiện sớm, can thiệp sớm, điều trị và theo dõi tích cực, có sự phối hợp giữa thầy thuốc và gia đình thì tiên lượng tương đối tốt. Phát hiện muộn, điều trị không tích cực và thiếu sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng, có nhiều stress phối hợp thì tiên lượng tương đối xấu.

Câu 29: Đặc điểm chẩn đoán rối loạn tâm thần thực tổn?

Dựa vào 4 đặc điểm để xác định chẩn đoán rối loạn tâm thần thực tổn.

1. Bằng chứng có tổn thương não, bệnh lý não hoặc cơ thể liên quan đến quá trình phát sinh các triệu chứng, hội chứng loạn thần.

2. Tìm thấy mối liên quan về thời gian (vài tuần hoặc vài tháng) giữa sự phát triển của bệnh thực tổn nằm bên dưới với sự khởi phát và tiến triển của các triệu chứng rối loạn tâm thần.

3. Sự hồi phục của rối loạn tâm thần liên quan chặt chẽ với sự mất đi hoặc thuyên giảm của nguyên nhân thực tổn.

4. Không có một bằng chứng gợi ý về nguyên nhân xen kẽ của hội chứng tâm thần (như tiền sử gia đình nặng nề về bệnh tâm thần phân liệt, hoặc bệnh lý do stress thúc đẩy).

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn tâm thần học (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w